Hoàn thiện công tác cân đối ngân quỹ tại Công ty Điện lực 1

MỤC LỤC

Xác định mức ngân quỹ tối ưu

Như vậy mô hình Baumol giả định việc chi trả các hóa đơn là đều đặn, chủ động mà không tính đến sự bất thường của các dòng tiền đi ra doanh nghiệp, hơn thế nữa không tính đến các khoản thu bằng tiền của doanh nghiệp cũng làm thay đổi mức dự trữ tiền mặt mà giả định khi thu về, tiền được dùng để chuyển hóa luôn thành tín phiếu. Khoảng dao động của mức cân đối tiền mặt trong mô hình phụ thuộc các yếu tố: nếu như mức dao động của thu chi ngân quỹ hàng ngày rất lớn hoặc là chi phí cố định của việc đầu tư ngắn hạn cao thì doanh nghiệp nên quy định khoảng doa động tiền mặt lớn.

Cân đối ngân quỹ

Khi tồn quỹ tiền mặt của doanh nghiệp vượt mức tối ưu có nghĩa là khả năng thanh toán của doanh nghiệp đã được đảm bảo, số tiền dư (khoản chênh lệch giữa giới hạn trên với mức tồn quỹ tối ưu) sẽ phải được sử dụng hợp lý để đạt được mục đích tối đa hóa giá trị vốn chủ sở hữu. Hiện nay, chứng chỉ tiền gửi đã có thể được mua đi bán lại trên thị trường và có tính lỏng rất cao, thời hạn thường không quá 6 tháng kể từ ngày phát hành và được chấp nhận thanh toán giống như séc, tiền mặt nhưng lãi suất của nó cao hơn lãi suất tiền gửi không kỳ hạn.

Lập kế hoạch quản lý ngân qũy

Tỷ lệ khả năng thanh toán hiện hành thể hiện khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp, nó cho biết mức độ các khoản nợ của các chủ nợ ngắn hạn được trang trải bằng các tài sản có thể chuyển thành tiền trong một giai đoạn tương đương với thời hạn của các khoản nợ. Còn với một giá trị đủ nhỏ thì nguồn lực tài chính được sử dụng dường như có hiệu quả nhưng khả năng thanh toán sẽ yếu đi, đặc biệt khi các thành phần khác của tài sản lưu động có khả năng luân chuyển kém (nhất là đối với các doanh nghiệp mà hoạt động có đặc trưng mùa vụ). + Khi nhu cầu VLĐR > 0, tức là tồn kho và các khoản phải thu > Nợ ngắn hạn, nghĩa là các sử dụng ngắn hạn của doanh nghiệp lớn hơn các nguồn vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp có được từ bên ngoài, doanh nghiệp phải dùng nguồn vốn dài hạn để tài trợ vào phần chênh lệch.

Nếu số ngày này lớn hơn thời gian bán chịu quy định cho khách hàng thì việc thu hồi các khoản phải thu là chậm và ngược lại, số ngày quy định bán chịu cho khách hàng lớn hơn thời gian này thì có dấu hiệu chứng tỏ việc thu hồi nợ đạt trước kế hoạch về thời gian.

Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp

Đối với các doanh nghiệp này, việc tổ chức đảm bảo nguồn vốn cũng như đảm bảo sự cân đối giữa thu và chi bằng tiền của doanh nghiệp khó khăn hơn nên đòi hỏi công tác quản lý ngân quỹ càng phải được chú trọng hơn, phải có phương pháp quản lý phù hợp. Để tăng lợi nhuận cần phải tăng thu, giảm chi phí (trong đó có giảm chi phí vốn), một trong rất nhiều biện pháp là phải quan hệ tốt với bạn hàng, cả nhà cung cấp lẫn người mua…mà để làm điều đó có vai trò quan trọng của công tác quản lý ngân quỹ. Đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, chiến lược kinh doanh là phương hướng hoạt động của doanh nghiệp trong một thời gian dài, nó quy định loại sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp đảm nhận, quy mô kinh doanh, các nguồn lực của sản xuất, khả năng sinh lời cũng như triển vọng phát triển của doanh nghiệp.

Kinh nghiệm thành công của nhiều doanh nghiệp cho thấy việc nắm các thông tin cần thiết, biết xử lý và sử dụng các thông tin đó kịp thời là điều kiện rất quan trọng để ra các quyết định kinh doanh có hiệu quả cao, đem lại thắng lợi trong cạnh tranh.

Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 1. Trạng thái của nền kinh tế

Để kiểm soát yếu tố này, doanh nghiệp cần phải xác định vị thế của mình trong lĩnh vực kinh doanh, khả năng và chiến lược cạnh tranh, từ đó xây dựng chiến lược huy động vốn đáp ứng kịp thời nhu cầu tiền tệ phát sinh hoặc có chính sách cắt giảm kịp thời đảm bảo hiệu quả của doanh nghiệp. Trong trường hợp Chính phủ cắt giảm các khoản chi tiêu ngân sách hoặc giảm thuế sẽ làm cho lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp tăng lên, hoạt động đầu tư của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao hơn, và kết quả là doanh nghiệp có điều kiện để xây dựng các kế hoạch đầu tư mới dẫn đến nhu cầu tiền tệ phát sinh. Mặt khác, khi Chính phủ thực hiện các chính sách tiền tệ, biểu hiện bằng sự tăng hoặc giảm mức cung tiền tệ hoặc sự phá giá đồng tiền, thậm chí sử dụng chính sách thả nổi tỷ giá thì nó ảnh hưởng nhanh chóng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Ví dụ, khi Chính phủ tăng mức cung tiền trong toàn bộ nền kinh tế sẽ dẫn đến lãi suất tiền gửi hạ xuống và từ đó khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả là làm tăng thêm nhu cầu tiền tệ của doanh nghiệp.

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN QUỸ TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC 1

    Công ty hoạch toán các khoản công nợ này vào khoản mục phải trả cho người bán nhưng lại không chịu áp lực phải trả nợ do đó khi tính các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán ta không nên đưa khoản mục phải trả người bán vào vì khoản mục này bao gồm chủ yếu là các công trình xây dựng cơ bản nói trên. Do vậy, thời điểm lập các báo tài chính khác với thời điểm công ty nhận được các quyết định trả tiền và nên loại trừ các khoản phải trả, phải thu nội bộ trong báo cáo tài chính hợp nhất của công ty điện lực 1 khi tính các chỉ số đánh giá hiệu quả quản lý ngân quỹ. Trong năm này, nợ ngắn hạn của công ty tăng 314.093 triệu đồng so với năm 2003 nhưng chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí khác đều tăng, đặc biệt là chi phí tài chính tăng mạnh do lỗ chênh lệch tỷ giá là72.917 triệu đồng.

    Trong năm 2005, mặc dù chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng nhưng chênh lệch doanh thu được hưởng và giá vốn hàng bán là 754.667 triệu đồng, chênh lệch thu chi từ hoạt động khác tăng và đặc biệt là sự giảm mạnh của chi phí tài chính nên lợi nhuận trước thuế của công ty vẫn tăng, đạt 273.146 triệu đồng, cao nhất trong 3 năm. Do đặc điểm của sản phẩm ngành điện là không thể cất giữ được nên dự trữ chủ yếu là dùng cho các hoạt động kinh doanh khác của công ty như thiết kế, lắp đặt…Điều này đòi hỏi công ty phải tiến hành công tác quản lý dự trữ tốt, giảm thiểu chi phí cho việc dự trữ. Chưa đánh giá được hiệu quả quản lý ngân quỹ một cách đầy đủ Hiện nay, công ty điện lực 1 chưa có một hệ thống cụ thể các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả quản lý ngân quỹ mà chỉ có các chỉ tiêu tổng hợp chung về khả năng thanh toán và khả năng hoạt động của công ty.

    Bảng 2.1: Dự trữ, phải thu, phải trả năm 2004 – 2005
    Bảng 2.1: Dự trữ, phải thu, phải trả năm 2004 – 2005

    GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN QUỸ TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC 1

      Bước 1: Dự báo kết quả kinh doanh của công ty qua các quý năm 2006 Để có thể dự báo được thu nhập và chi phí trong thời gian tới, công ty cần xác định được nhu cầu của thị trường về điện năng trong tháng sau, quý sau là bao nhiêu, kế hoạch sản xuất kinh doanh từ đó có thể dự đoán lượng tiêu thụ trong từng tháng và từng quý. Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả= Tổng phải thu Tổng phải trả Chỉ tiêu này cho ta biết sự biến động của các khoản phải thu và các khoản phải trả ảnh hưởng như thế nào đến tình hình tài chính doanh nghiệp, doanh nghiệp là người bị chiếm dụng vốn hay là đi chiếm dụng vốn. Để đánh gía được hiệu quả của công tác quản lý ngân quỹ, bên cạnh việc so sánh giữa các chỉ tiêu bằng tỷ lệ của kỳ này với kỳ trước để thấy được xu hướng thay đổi các tỷ lệ tài chính này, qua đó đánh giá tình hình quản lý ngân quỹ của công ty được cải thiện hoặc trở nên xấu đi như thế nào nhằm đưa ra biện pháp xử lý kịp thời, nhà quản lý tài chính còn phải so sánh các tỷ lệ của kỳ này với mức trung bình ngành để xác định vị thể của đơn vị mình so với các đơn vị khác cùng ngành.

      Trong thời gian tới, Tổng công ty điện lực Việt Nam nên xây dựng và tính toán các mức trung bình ngành của các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý ngân quỹ như mức trung bình ngành về khả năng thanh toán hiện hành, mức trung bình ngành về khả năng thanh toán nhanh, mức trung bình ngành về khả năng thanh toán tức thời và mức trung bình ngành của các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý ngân quỹ để các đơn vị tham chiếu, từ đó đưa ra cac quyết định đúng trong quá trình hoàn thiện công tác quản lý ngân quỹ của mình.

      Bảng 3.1. Bảng theo dừi tỡnh hỡnh thu chi ngõn quỹ quý…
      Bảng 3.1. Bảng theo dừi tỡnh hỡnh thu chi ngõn quỹ quý…