Điện năng là sản phẩm tất yếu cho các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp nặng và dịch vụ. Ở nước ta kinh doanh điện năng vẫn là ngành kinh doanh độc quyền dưới sự quản lý của Tổng công ty Điện lực Việt Nam. Vì vậy, giá thành điện năng vẫn còn cao do chưa có sự cạnh tranh ở ba khâu: truyền tải, phân phối và phát. Và do việc quản lý chi phí sản xuất chưa hiệu quả. Sửa chữa lớn tài sản của ngành Điện được tính vào giá thành. Sau một thời gian thực tập tại Phòng Kế hoạch Đầu tư và sản xuất xây dựng của Công ty Điện lực1, với sự hướng dẫn của giáo viên Phạm Thu Hà, em đã tìm hiểu được cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2003 và kế hoạch sử chữa lớn của công ty. Đó là những kiến thức rất bổ ích trong thực tế giúp em hiểu thêm những điều đã biết trên sách vở.
LỜI MỞ ĐẦU Điện năng là sản phẩm tất yếu cho các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp nặng và dịch vụ. Ở nước ta kinh doanh điện năng vẫn là ngành kinh doanh độc quyền dưới sự quản lý của Tổng công ty Điện lực Việt Nam. Vì vậy, giá thành điện năng vẫn còn cao do chưa có sự cạnh tranh ở ba khâu: truyền tải, phân phối và phát. Và do việc quản lý chi phí sản xuất chưa hiệu quả. Sửa chữa lớn tài sản của ngành Điện được tính vào giá thành. Sau một thời gian thực tập tại Phòng Kế hoạch Đầu tư và sản xuất xây dựng của Công ty Điện lực1, với sự hướng dẫn của giáo viên Phạm Thu Hà, em đã tìm hiểu được cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2003 và kế hoạch sử chữa lớn của công ty. Đó là những kiến thức rất bổ ích trong thực tế giúp em hiểu thêm những điều đã biết trên sách vở. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và các cô chú, anh chị ở công ty Điện lực 1 đã giúp đỡ em hoàn thành tốt đợt thực tập tốt nghiệp và bản báo cáo này. 1 PHẦN A GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY ĐIỆN LỰC 1 I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY ĐIỆN LỰC 1 Vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20,thực dân Pháp cho xây dựng một số nhà máy , xí nghiệp ở nước ta.Trong đó có một hệ thống điện và cũng là cơ sở đầu tiên của ngành điện Việt nam .Với đề nghị của toàn quuyền Đông Dương lúc bấy giờ , nhà máy điện đầu tiên đã được xây dựng từ năm 1892 và tới năm 1895 thì hoàn thành .Sau đó ,hai người Pháp là hermaner và Plante đã đầu tư xây dựng thêm nhà máy ,tăng công suất lên 1000kW và thành lập công ty điện khí Đông Dương -tiền thân của ngành điện Việt Nam .Sau năm 1954 quân và dân ta chính thức tiếp quản toàn bộ hệ thống điện của thực dân Pháp ,lấy tên cơ quan là Cục điện lưc ,thuộc Bộ công nghiệp. Ngành điện Việt nam chính thức thành lập ngày 15 tháng 4 năm 1954.Thời gian đầu, khi đất nước còn chia cắt hai miền, sản lượng điện còn rất thấp ,chiến tranh chưa thật sự chấm dứt ,Đảng ta đã sớm xác định ngành điện là ngành quan trọngvà đã ưu tiên đàu tư vốn để phát triển.Tỷ trọng vốn cho ngành điện chiếm 7,4% tổng vốn đầu tư xây dựng nền kinh tế Quốc dân , nhờ vậy công suất ngành điện tăng gấp 3,7 lần. Năm 1971, Cục điện lực đổi tên thành công ty Điện lực miền Bắc và sau đó lấy tên là công ty Điện lực 1 vào năm 1981, trực thuộc Bộ Điện lực sau là Bộ năng lượng . Cùng với yêu cầu đổi mới cơ chế tổ chưc quản lý sản xuất của nhà nước ,năm 1995, song song với việc hình thành Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN),Sơ Điện lực Hà Nội, các nhà máy phát và truyền tải tách ra khỏi Công ty Điện 1.Công ty Điện lực 1 trở thành đơn vị thành viên của Tổng công ty Điện lực Việt Nam, trực thuộc Bộ công nghiệp , nhiệm vụ chính chỉ còn kinh doanh điện năng , quản lý hệ thống phân phối vận hành an toàn theo phân cấp quản lý. 2 Gần 50 năm xây dựng và trưởng thành với sự tập trung đầu tư và cho phép mở rộng hợp tác quốc tế, công ty Điện lực 1 đã khẳng định tầm quan trọng của mình ,phục vụ có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị kinh tế xã hội . Công ty Điện lực 1 là Doanh nghiệp nhà nước, thành viên hạch toán độc lập của EVN, nhiệm vụ chính là kinh doanh điện năng trên địa bàn 140.237km vuông , dân số 30.297.047 người khu vực phía bắc ( từ Hà Tĩnh trở ra, không bao gồm thành phố Hà Nội và Hải Phòng).Các đơn vị trực thuộc gồm:25 Điện lực tỉnh, thành phố;11đơn vị phụ trợ sản xuất kinh doanh khác với tổng số cán bộ công nhân viên là 17.800 người. Công ty Điện lực 1 có trụ sở chính đặt tại 20 phố Trần Nguyên Hãn, quận Hoàn Kiếm thành phố Hà Nội. II. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY 1. Bộ máy quản lý : -Ban giám đốc:1 giám đốc, 3 phó giám đốc.Giúp việc cho ban giám đốc là 19 phòng ban chức năng , các văn phòng đại diện. -Hội đồng doanh nghiệp . -Các cơ quan tư vấn: +Hội đồng thi đua khen thưởng. +Hội đồng lương. +Hội đồng khoa học kỹ thuật và sáng kiến cải tiến. +Hội đồng thẩm tra thẩm định dư án đầu tư và nghiệm thu công trình xây dựng. +Hội đồng kiểm kê 0 giờ ngày 1-1 hàng năm. +Hội đồng thanh xử lý vật tư tài sản và thẩm định giá hàng tồn kho và công nợ khó đòi. 2. Các đơn vị trực thuộc Công ty Điện lực 1 có 36 đơn vị trực thuộc: 3 +Khối điện lực:25 đơn vị thành viên tương ứng với các tỉnh, thành phố. +Khối đơn vị phụ trợ:5 đơn vị. +Khối khách sạn:2 đơn vị. +Khối sản xuất vật liệu điện:2 đơn vị. +Khối các ban quản lý dư án:2 đơn vị. 3. Chức năng nhiệm vụ của công ty Trước năm 1995, Công ty là doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh điện năng . Sau năm 1995,Công ty là doanh nghiệp kinh doanh điện năng dựa trên cơ sở chủ yếu là mua bán điện.Công ty tiến hành mua điện của tổng công ty, bổ sung thêm bằng các nguồn phát nhỏ và mua điện các đơn vị khác nếu cần ,sau đó thực hiện việc tiêu thụ điện năng. 4. Ngành nghề kinh doanh của công ty +Kinh doanh điện năng. +Thiết kế, xây dựng quản lý,khai thác và quy hoạch hệ thống lưới điện phân phối. +Sản xuất, chế tạo các thiết bị, vật tư ngành điện. +Thí nghiệm điện, đo lường các thiết bị, trạm điện có điện áp đến 500kV. +Nhập khẩu thiết bị,vật tư,vật liệu phục vụ ngành điện. +Vận chuyển các loại thiết bị. +Đào tạo mới,nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên chuyên ngành điện. +Tư vấn xây dựng chuyên ngành điện. +Kinh doanh khách sạn. 5. Chức năng nhiệm vụ của các phòng trong công ty 5.1.Văn phòng công ty(P1) 4 +Thư ký tổng hợp. +Văn thư lưu trữ, in ấn. +Hành chính, pháp chế, tuyên truyền. +Phục vụ, quản trị, đời sống. 5.2.Phòng kế hoạch sản xuất và đầu tư xây dựng(P2) +Tham mưu, lập kế hoạch. +Điều độ sản xuất,kế hoạch. +Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh. 5.3.Phòng tổ chức cán bộ(P3) +Tổ chức quản lý +Quản trị nhân sự +Thực hiện các chế độ chính sách. +Đào tạo bồi dưỡng. +Công tác đời sống xã hội. +Công tác thi đua khen thưởng. 5.4.Phòng kỹ thuật(P4) +Quản lý kỹ thuật, vận hành sửa chữa,đo đếm rơ le bảo vệ. +Phát triển máy tính tin học. +Nghiên cứu cải tiến kỹ thuật. +Quản lý quy trình,định mức ,tiêu chuẩn kỹ thuật. 5.5.Phòng tài chính kế toán (P5) +Công tác tài chính giá cả. +Công tác hạch toán kế toán. +Thẩm tra các công trình thuộc nguồn vốn. +Thực hiện tài chính dự án đầu tư. 5.6.Phòng vật tư và xuất nhập khẩu(P6) 5 +Xuất nhập khẩu. +VTTB trong nước. +Thanh lý, xử lý VTTB,thống kê,quyết toán. 5.7.Phòng quản lý xây dựng(P7) +Thẩm định báo cáo khả thi, báo cáo kinh tế kỹ thuật,các công trình XDCB +Thẩm định thiết kế thi công công trình. +Quản lý quy hoạch điện. 5.8.Phòng lao động tiền lương(P8) +Công tác lao động. +Công tác tiền lương. 5.9.Phòng kinh doanh điện năng(P9) +Lập kế hoạch điện thương phẩm. +Kiểm tra xử lý, hướng dẫn khách hàng sử dụng điện. +Theo dõi tổn thất. +Theo dõi giá. +Thu nộp. +Hỗ trợ quản lý và phát triển điện nông thôn. 5.10.Phòng điện nông thôn(P10) +Tổng điều tra lưới điện nông thôn. +Dự toán các công trình về tiếp nhận lưới điện nông thôn. +Đôn đốc các điện lực thành viên. +Thống kê,tổng kết. 5.11.Phòng thanh tra an toàn(P11) +Kế hoạch an toàn lao động. +Quy trình , quy phạm. +Thanh tra thiết bị. 6 +Tập huấn,kiểm tra quy trình, điều tra tai nạn. 5.12.Phòng thanh tra bảo vệ(P12) +Công tác thanh tra kiểm tra. +Giải quyết khiếu nại tố cáo. +Công tác bảo vệ. 5.13.Phòng kinh tế đối ngoại(P13) +Nghiên cứu các văn bản pháp quy của nhà nước và pháp lý quốc tế +Lập, theo dõi các công trình và hồ sơ các đối tác. +Phát triển đối tác. +Tổ chức biên dịch. 5.14.Phòng thuỷ điện(P14) +Điều hành xây dựng thuỷ điện. +Thực hiện nghĩa vụ môi trường. 5.15.Phòng điều phối lưới điện(P15) +Điều độ sản xuất và kế hoạch. +Quản lý sở điện lực. +Báo cáo tổng công ty,nghiên cứu,kiến nghị các biện pháp cải tiến. 5.16.Phòng kiểm toán và kiểm tra nội bộ(P16) +Kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh +Kiểm tra tuân thủ pháp luật và chế độ. +Kiểm tra chính xác báo cáo tài chính. 5.17.Phòng quản lý đấu thầu(P17) 5.18.Phòng thi đua tuyên truyền(p18) +Công tác thi đua +Công tác khen thưởng và đề xuất cấp trên. 5.19.Phòng quyết toán(P19) 7 +Thực hiện quyết toán các công trình dự án. 8 PHẦN B TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC SX – KD NĂM 2003 I. KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2003 1. Đặc điểm tình hình chung: Năm 2003 Công ty Điện lực 1 thực hiện nhiệm vụ sản xuất– kinh doanh trong những điều kiện kinh tế xã hội có những biến động và đặc điểm tình hình sau: Nền kinh tế nước ta đang khôi phục tăng trưởng trở lại sau khủng hoảng khu vực, tuy nhiên lại bị ảnh hưởng bởi dịch SARS nên một phần nào đã không đạt được mức mong đợi. Qua sự phát triển phụ tải tại một số khu vực, nhất là các khu vực có các khu công nghiệp, chúng ta có thể thấy: Lưới điện truyền tải 220 – 500kV chưa phát triển kịp và phân bổ chưa đồng đều. Điều đó làm cho một số nơi điện áp thấp ảnh hưởng đến việc cấp điện cho khách hàng cả về số lượng và chất lượng. Phần cơ sở vật chất lưới điện do Công ty quản lý tuy đã được cải tạo nâng cấp rất nhiều trong những năm gần đây, nhưng do nhiều năm trước ít được đầu tư nên một số nơi lưới điện vẫn còn bị quá tải, không đảm bảo cung cấp điện ổn định liên tục cho nhu cầu phát triển phụ tải ngày càng tăng. Lưới điện trung áp từ nông thôn sau khi tiếp nhận từ các địa phương qua một thời gian vận hành cho thấy chất lượng rất cũ nát, nhiều năm không được đầu tư cải tạo nâng cấp, tình tgrạng quá tải rất phổ biến…ảnh hưởng xấu đến quá trình kinh doanh bán điện. Vì vậy yêu cầu đầu tư chống quá tải và cải tạo nâng cấp là rất cấp bách, với lượng kinh phí lớn. Năm 2003 là năm có nhiều thiên tai lũ lụt triên địa bàn nhiều tỉnh như Hà Giang, Cao Bằng, Nghệ An, Thanh Hoá,…gây nhiều hư hỏng cho thiết bị lưới điện, dẫn đế gián đoanh cấp điện làm giảm điện năng thương phẩm, đồng thời chi phí sửa chữa khắc phục lại rất lớn 9 Năm 2003 là năm đầu tiên Công ty Điện lực 1 bắt đầu thực hiện dự án liên doanh với nước ngoài và các dự án sản xuất khác như: LD chế tạo tủ bảng điện với ĐL Hà Nam – Trung Quốc, hợp tác kinh doanh lắp ráp và tiêu thụ công tơ điện tử với OMNI – Hàn Quốc, chuẩn bị đầu tư các nhà máy thuỷ điện nhỏ, các khách sạn, khu du lịch sinh thái…nên ít nhiều cũng còn bỡ ngỡ, khó khăn. Năm 2003 Công ty có thay đổi tổ chức: Điện lực Ninh Bình tách ra thành Công ty TNHH MTV, Xí nghiệp giao nhận vận chuyển cũng có Quyết định chuyển đổi thành Công ty Cổ phần. Thấy rõ những khó khăn đó, lãnh đạo Công ty Điện lực 1 đã có biện pháp tháo gỡ kịp thời, đã tìm được hướng đi dúng trong sản xuất - kinh doanh và trong lĩnh vực đầu tư xây dựng để hoàn thiện và tăng cường hiệu quả công tác quản lý, tăng cường hiệu quả đồng vốn. Tất cả những khó khăn, thuận lợi đều đã được đem ra xem xét phân tích rất cặn kẽ trong kỳ họp của Hội đồng Giám đốc, từ đó đã đi đến thống nhất sự lựa chọn có các quyết sách quan trọng, thông qua Nghị quyết các kỳ họp Hội đồng. Với sự quan tâm và sự chỉ đạo sâu sát kịp thời của lãnh đạo Công ty, với sự nỗ lực phấn đầu của từng CBCNV toàn Công ty, chúng ta đã hoàn thành các chỉ tiêu KH năm 2003 với những thành tích đáng khích lệ. 2. Các số liệu về kết quả hoạt động của Công ty: 1.1.Về kinh doanh điện năng: KH 03 ƯTH 03 Đạt So với 2002 -Điện đầu nguồn (tr. kWh) 9.718.85 9.824,17 101,38% 114,5% -Điện thương phẩm 8.815 9.052,07 2,69% 116,64% -Tỷ lệ tổn thất (%) 9,3 7,86 -1,44 - 0,35 -Giá bàn bình quân (đ/kWh) 636,13 650,02 +13,89 +66,46 -Doanh thu(chưa VAT tỷ đ) 5.607,48 5.883,99 104,93% 129,91% -Tổng số khách hàng phát triển 263.332 214,81% 10