Thương mại Quốc tế có một vai trò vô cùng quan trọng đối với mọi nền kinh tế quốc dân. Đối với tất cả quốc gia trên thế giới, trong tiến trình mở cửa thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, thì ưu tiên lớn nhất đó là vấn đề đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá – dịch vụ nhằm mở rộng, chiếm lĩnh thị trường khu vực và quốc tế. Trong đó, nhập khẩu cho phép bổ sung những sản phẩm hàng hoá mà trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất không hiệu quả và đem lại lợi ích cho các bên tham gia. Xuất khẩu lại được khuyến khích nhằm đẩy mạnh sản xuất trong nước và tăng thu ngoại tệ.
Chuyên đề thực tập cuối khoá GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thuý Hồng LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thương mại Quốc tế có một vai trò vô cùng quan trọng đối với mọi nền kinh tế quốc dân. Đối với tất cả quốc gia trên thế giới, trong tiến trình mở cửa thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, thì ưu tiên lớn nhất đó là vấn đề đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá – dịch vụ nhằm mở rộng, chiếm lĩnh thị trường khu vực và quốc tế. Trong đó, nhập khẩu cho phép bổ sung những sản phẩm hàng hoá mà trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất không hiệu quả và đem lại lợi ích cho các bên tham gia. Xuất khẩu lại được khuyến khích nhằm đẩy mạnh sản xuất trong nước và tăng thu ngoại tệ. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, đang tiến lên trên con đường công nghiệp hoá - hiện đại hoá thì hoạt động xuất nhập khẩu là hoạt động kinh tế đối ngoại đặc biệt quan trọng. Gần hai mươi lăm năm qua, cùng với nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các mối quan hệ đối ngoại ngày càng được mở rộng và phát triển, kim ngạch xuất nhập khẩu không ngừng gia tăng tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu giữa các ngành kinh tế của ta với các nước trong khu vực và thế giới. Là một Doanh nghiệp Nhà nước, Công ty Điện lực 1 đã khẳng định vai trò của mình trong công cuộc xây dựng đất nước. Cùng với Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã đang và sẽ đảm bảo được một nguồn năng lượng vô cùng quý giá cho đất nước đó là điện năng. Có thể nhận thấy rõ Điện năng có một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội của đất nước. Nó có ảnh hưởng đến toàn bộ sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, nhất là đối với các nước đang tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá như Việt Nam. Bởi vì hiện đại hoá chỉ có thể tiến hành được trên cơ sở công nghiệp hoá, mà điện năng lại là một loại “nhiên liệu” đặc biệt không thể thiếu được cho sự phát triển của mọi ngành công nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá. Để hoàn thiện được hệ thống mạng lưới điện quốc gia, đảm bảo lượng điện năng phù hợp với nhu cầu đời sống của nhân dân và phục vụ cho sản xuất, thì việc đánh giá hoạt động nhập khẩu trong lĩnh vực điện năng và đề ra giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động này có tầm quan trọng đặc biệt. Dư Thị Thuỷ Lớp: Kinh tế quốc tế 48B 1 Chuyên đề thực tập cuối khoá GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thuý Hồng Do đó trong quá trình thực tập và tìm hiểu nghiệp vụ kinh doanh Công ty Điện lực 1 em đã chọn đề tài nghiên cứu là: “Hoạt động nhập khẩu tại Công ty Điện lực 1” để làm đề tài cho chuyên đề thực tập cuối khóa của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu tình hình hoạt động nhập khẩu tại Công ty Điện lực 1. * Nhiệm vụ nghiên cứu: - Tìm hiểu và phân tích tình hình nhập khẩu thực tế của Công ty Điện lực 1 để từ đó tìm ra được điểm mạnh, điểm yếu cũng như những kinh nghiệm, khó khăn trong hoạt động nhập khẩu. - Trên cơ sở phương hướng phát triển của Công ty, chuyên đề đưa ra những giải pháp để hoàn thiện hơn hoạt động nhập khẩu của Công ty Điện lực 1. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng: Hoạt động nhập khẩu của Công ty Điện lực 1. * Phạm vi: - Về không gian: Nghiên cứu thực trạng nhập khẩu điện năng và vật tư thiết bị điện của Công ty Điện lực 1. - Về thời gian: Nghiên cứu trong giai đoạn 2005 – nay. 4. Phương pháp nghiên cứu Việc nghiên cứu đề tài đã kết hợp và sử dụng nhiều phương pháp: phương pháp quan sát, thống kê mô tả, cân đối, phân tích và tổng hợp số liệu, diễn dịch và quy nạp, xây dựng biểu đồ, hình họa… 5. Kết cấu đề tài Ngoài lời mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo còn có: Chương 1: Khái quát về Công ty Điện lực 1 Chương 2: Thực trạng hoạt động nhập khẩu của Công ty Điện lực 1 Dư Thị Thuỷ Lớp: Kinh tế quốc tế 48B 2 Chuyên đề thực tập cuối khoá GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thuý Hồng Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu tại Công ty Điện lực 1 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY ĐIỆN LỰC 1 1.1. Giới thiệu chung về Công ty Điện lực 1 Công ty Điện lực 1 được thành lập lại theo QĐ số 146/TT ngày 7/4/1993 của Thủ tướng Chính phủ là một trong những Công ty phân phối điện, hạch toán độc lập trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam có nhiệm vụ quản lý lưới điện có cấp điện áp từ 110kV trở xuống và kinh doanh phân phối điện năng trên địa bàn của 25 tỉnh miền Bắc và Bắc Trung bộ với diện tích 145.244km2, dân số 32.416.800 người chiếm 43% diện tích và 39% dân số Việt Nam. Tên tiếng Anh: Power Company No1 Tên viết tắt: PC1 Địa chỉ: Số 20 Trần Nguyên Hãn – Hoàn Kiếm – Hà Nội Điện thoại: (084) (4) 2100705 Fax: (084) (4) 8244033 Email: webmaster@pc1.com.vn Website: http://www.pc1.com.vn Ngành: Điện lực Loại hình: Doanh nghiệp Quốc doanh Trung ương Công ty Điện lực 1 là Công ty phân phối điện lớn nhất trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam có bề dày kinh nghiệm trong việc quản lý kinh doanh điện năng với lực lượng CBCNV lên tới trên 20.000 người, phạm vi hoạt động SXKD trên địa bàn 25 tỉnh đồng bằng và miền núi phía Bắc. Phát huy những lợi thế sẵn có, trong những năm gần đây, Công ty Điện lực 1 đã liên tục mở rộng nhiều ngành nghề và đa dạng hoá sản phẩm với các mô hình đa sở hữu, bước đầu đem lại hiệu quả nhiều mặt cả về kinh tế và xã hội. Dư Thị Thuỷ Lớp: Kinh tế quốc tế 48B 3 Chuyên đề thực tập cuối khoá GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thuý Hồng Đi đôi với việc đảm bảo cung ứng điện thương phẩm cho các ngành kinh tế, an ninh, quốc phòng và xã hội với tốc độ tăng trưởng từ 14 – 15%/năm, trong 2 năm qua, Công ty Điện lực 1 dẫn đầu các Công ty Điện lực trong cả nước về kinh doanh dịch vụ Viễn thông điện lực EVN-Telecom. Hiện nay, Công ty Điện lực 1 là tổng đại lý cấp 1 của EVN-Telecom, thực hiện kinh doanh viễn thông công cộng trên địa bàn các tỉnh Công ty đang quản lý kinh doanh bán điện. Việc kinh doanh Viễn thông công cộng được thực hiện theo phương thức: Công ty đầu tư tập trung cơ sở vật chất kỹ thuật, sau đó giao cho các đơn vị trực thuộc kinh doanh viễn thông theo các chỉ tiêu kế hoạch của Công ty và khoán chi phí kinh doanh cho từng đơn vị thực hiện. Đến nay, Công ty đã hoàn thành và đưa vào sử dụng trên 393 trạm BTS trong phạm vi địa bàn do Công ty đảm trách, đồng thời đang khẩn trương đầu tư thêm 254 trạm BTS dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm nay với dung lượng mạng có khả năng đáp ứng được việc cung cấp dịch vụ cho hơn 1,5 triệu thuê bao. Chiến lược kinh doanh EVN- Telecom của Công ty Điện lực 1 là đảm bảo cung cấp một cách linh hoạt, tiện lợi, an toàn, hiệu quả cho tất cả các khách hàng từ thành thị đến nông thôn trên cùng một hệ thống mạng CDMA. 1.2. Quá trình hình thành và phát triển Vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, mặc dù tình hình Đông Dương chưa thật ổn định, song thực dân Pháp vẫn bắt tay vào xây dựng một số nhà máy, xí nghiệp, trong đó có một hệ thống các nhà máy nhiệt điện và đây chính là cơ sở đầu tiên của ngành điện Việt Nam. Do sự đề nghị của viên toàn quyền Đông Dương, nhà máy điện đầu tiên đã được xây dựng từ năm 1892 đến năm 1895 thì hoàn thành. Sau đó, hai người Pháp là Hermanyer và Plante đã đầu tư xây dựng thêm nhà máy, đưa công suất lên 1000KW và thành lập Công ty điện khí Đông dương – tiền thân của ngành điện Việt Nam, gọi tắt là SIE. Sau năm 1954, quân ta tiếp quản toàn bộ hệ thống điện của thực dân Pháp trong đó Nhà máy đèn Bờ Hồ, tiền thân của Công ty ngày nay. Lúc này, cơ quan có tên là Cục điện lực, trực thuộc Bộ Công nghiệp nặng. Ngày 21-12-1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến thăm và nói chuyện với cán bộ công nhân viên chức Nhà máy điện Hà Nội, đại diện tiêu biểu cho ngành điện Việt Nam xã hội chủ nghĩa non trẻ lúc bấy giờ. Những lời dạy bảo ân cần của Bác đã cổ vũ, động viên cán bộ công nhân viên chức ngành điện không ngừng vươn lên hoàn Dư Thị Thuỷ Lớp: Kinh tế quốc tế 48B 4 Chuyên đề thực tập cuối khoá GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thuý Hồng thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà. Ngày 6-10-1969, Công ty điện lực miền Bắc (nay là Công ty điện lực I) ra đời, đánh dấu một sự đổi mới về thể chế quản lý của ngành công nghiệp điện lực Việt Nam chuyển từ một cục quản lý nhà nước sang công ty sản xuất – kinh doanh điện năng, hạch toán tập trung trên quy mô rộng, đồng thời làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về ngành điện trên miền Bắc. Năm 1981, Công ty điện lực miền Bắc đổi tên thành Công ty Điện lực 1, trực thuộc Bộ điện lực, về sau là Bộ Năng lượng. Từ đó đến nay, Công ty điện lực I đã trải qua nhiều giai đoạn đầy gian nan thử thách, vượt qua hết chặng đường này đến chặng đường khác, và trên mỗi chặng đường, Công ty đã góp phần tích cực của mình đối với sự nghiệp chung của đất nước. Trong cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, các cơ sở của Công ty điện lực I là những mục tiêu đánh phá của máy bay địch. Có cơ sở bị đánh đi, đánh lại nhiều lần cho đến khi bị phá hủy hoàn toàn. Trong khói lửa của đạn bom, cán bộ công nhân viên chức Công ty điện lực I đã phát huy cao độ trí thông minh, tinh thần quả cảm, kiên cường bám lò, bám máy, bám trận địa, sẵn sàng xả thân vì dòng điện thân yêu của Tổ quốc. Nhiều tập thể và cá nhân đã nêu cao khí phách anh hùng cách mạng, dũng cảm lao vào lửa đạn cứu lò, cứu máy, cứu người bị nạn; vận chuyển hàng ngàn tấn vật tư, thiết bị quý, hiếm đi sơ tán để nếu một cơ sở nào bị đánh phá là sẵn sàng có thiết bị thay thế kịp thời. Công ty còn lắp đặt các cỗ máy điêzen làm nguồn dự phòng, vừa phục vụ tại chỗ, vừa ứng cứu mỗi khi rã lưới, đặc biệt là ở các vùng công nghiệp quan trọng và đông dân cư, như Hà Nội, Hải Phòng, Vinh, Quảng Ninh . Nhiều trạm biến thế, nhiều đoạn đường dây bị đánh hỏng, lập tức có ngay những người thợ đến sửa chữa, phục hồi. Chẳng những thế, cán bộ công nhân viên Công ty còn nghiên cứu tạo nên những mạch vòng để duy trì dòng điện trong mọi tình huống. Ngoài chiến công trong sản xuất - chiến đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty, chiến công của các đội tự vệ trực chiến cũng rất đáng tự hào: đại đội pháo 14,5 mm của Nhà máy điện Yên Phụ đã bắn rơi một máy bay F.4 trên vùng trời Hà Nội ngày l0-5-1972; tự vệ Nhà máy thuỷ điện Thác Bà phối hợp với các Dư Thị Thuỷ Lớp: Kinh tế quốc tế 48B 5 Chuyên đề thực tập cuối khoá GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thuý Hồng lực lượng phòng không quốc gia bắn rơi 2 máy bay F.105 .; nhiều đơn vị khác cũng đã lập công chói lọi. Trong sự nghiệp cách mạng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, trên 300 đồng chí đã được cử đi các cơ sở điện lực trong cả nước làm nhiệm vụ mới; nhiều đồng chí được cử đi phục vụ các cơ sở điện lực ở vùng mới giải phóng ngay khi cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam đang còn rất khốc liệt. Sau khi đất nước thống nhất, cùng nhân dân cả nước thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, Công ty Điện lực I lại bước vào trận chiến đấu mới không kém phần khó khăn so với bất kỳ thời gian nào trước đó. Nhưng với truyền thống đoàn kết, sáng tạo, vượt khó, Công ty đã mạnh dạn đổi mới cơ chế quản lý, tăng quyền chủ động cho cơ sở, kết hợp hài hoà ba lợi ích, khuyến khích người lao động quan tâm đến năng suất, chất lượng, hiệu quả, tìm mọi biện pháp đưa các hoạt động sản xuất - kinh doanh vượt qua những mất cân đối, bước vào thời kỳ đổi mới với tốc độ tăng trưởng ngày càng cao, người lao động có việc làm, đời sống, tiền lương ổn định, các hoạt động về đời sống tinh thần được cải thiện rõ rệt. Từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, Công ty điện lực I đã không ngừng phấn đấu góp phần tích cực đưa sự nghiệp xây dựng và phát triển điện lực tiến lên những bước vững chắc. Những thành tựu nổi bật từ năm 1986 đến nay là: - Đã hoàn thành xây đựng và đưa vào hoạt động 8 tổ máy (1.920 MW) của Nhà máy thủy điện Hoà Bình. Trong giai đoạn đầu (1988-1990) khi hệ thống điện (phía Bắc) mới đón nhận vài ba tổ máy của Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình vào lưới đã góp phần tăng công suất, sản lượng và chất lượng cho hệ thống; bước đầu đã có điện phục vụ miền Trung; từng bước chấm dứt nạn thiếu điện trầm trọng phải cắt nhiều phụ tải Công trình thuỷ điện Hoà Bình ra đời đã thực hiện tốt việc điều tiết chống lũ hàng năm, giảm mức nước tại Hà Nội 0,8 m khi đỉnh lũ xuất hiện; tình trạng đê vỡ phá hoại mùa màng đã được ngăn chặn. Mùa khô năm 1993 - 1994, nắng hạn kéo dài đã xả hỗ trợ 128,5 triệu m3 nước xuống hạ lưu phục vụ chống hạn cho 0,5 triệu héc ta đất canh tác, đưa lại mùa màng bội thu. Sản lượng điện tăng từ l.306.519.200 kwh (16% toàn Dư Thị Thuỷ Lớp: Kinh tế quốc tế 48B 6 Chuyên đề thực tập cuối khoá GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thuý Hồng ngành) năm 1989 lên 5.662.232.100 kwh (45% toàn ngành) năm 1994, trong đó có 1001 tỷ kwh được chuyển tải vào miền Trung và miền Nam. - Củng cố và hoàn thiện 4 nhà máy điện (Phả Lại, Uông Bí, Ninh Bình, Thác Bà), tạo được sự ổn định, phát công suất an toàn. Thanh lý một số nhà máy đã quá cũ, kém an toàn, hiệu quả kinh tế không cao. - Tham gia xây dựng công trình tải điện 500 kV Bắc – Nam, góp phần tích cực xây dựng và đưa trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia vào hoạt động. Tiếp đó, đóng điện, vận hành đường dây tải điện 500 kV, đưa điện từ Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình vào thành phố Hồ Chí Minh tuyệt đối an toàn. - Xây dựng và phát triển mạng lưới điện của 26 tỉnh, thành phố, tiếp nhận lưới điện các tỉnh mới được thành lập, trong đó có các tỉnh miền núi phía Bắc. - Đưa điện phục vụ nông thôn, miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa. - Hợp tác giao lưu kinh tế - kỹ thuật với thế giới và khu vực. - Hạ tỷ lệ tổn thất điện năng, liên tục tăng doanh thu, có tích luỹ, nộp đủ thuế Nhà nước và cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên trong Công ty. - Phục vụ đắc lực tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Với những thành tích trong sản xuất, chiến đấu, nhiều đơn vị trong Công ty đã được phong tặng danh hiệu Đơn vị Anh hùng và 6 cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động. Trưởng thành từ Công ty điện lực I hàng trăm đồng chí được đề bạt giữ những trọng trách của Đảng và Nhà nước; nhiều đồng chí đã và đang giữ những cương vị lãnh đạo chủ chốt ở các đơn vị cơ sở, công ty, tập đoàn. Với những nỗ lực trong quản lý và kinh doanh điện năng, năm 2002, Công ty Điện lực 1 đã được Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới. 1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty * Chức năng Chức năng hoạt động chủ yếu của Công ty là chuyên ngành sản xuất kinh doanh điện năng phục vụ nhu cầu phát triển Kinh tế - Xã hội đất nước, bao gồm: • Sản xuất, phân phối, kinh doanh mua và bán điện năng; Dư Thị Thuỷ Lớp: Kinh tế quốc tế 48B 7 Chuyên đề thực tập cuối khoá GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thuý Hồng • Xuất nhập khẩu điện năng; • Tổ chức các hoạt động tư vấn; • Khảo sát, thiết kế, thi công xây lắp: công trình lưới điện đến cấp điện áp 500 kV; công trình công nghiệp và dân dụng; công trình thủy điện vừa và nhỏ; công trình viễn thông công cộng; mạng truyền hình cáp; • Lập dự án đầu tư; quản lý các dự án; giám sát, kiểm tra và quản lý chất lượng các dự án đầu tư xây dựng; • Công nghiệp cơ khí điện lực; • Sửa chữa, thí nghiệm và hiệu chỉnh trang thiết bị điện; • Kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tấn; • Xuất nhập khẩu và kinh doanh: vật tư thiết bị điện, sản phẩm cơ khí điện, viễn thông công cộng và công nghệ thông tin; truyền thông, quảng cáo, dịch vụ Internet, mạng truyền hình cáp; nguyên liệu, nhiên liệu… • Sản xuất và kinh doanh vật liệu dẫn điện, vật liệu cách điện, cách nhiệt… • Sản xuất cấu kiện thép cho xây dựng và các sản phẩm từ thép; • Sản xuất dây cáp điện và dây điện; • Sản xuất phần mềm, thiết kế trang web, dịch vụ cung cấp tin trên Internet; • Hợp tác liên doanh, liên kết với các tổ chức, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài về các lĩnh vực: hoạt động điện lực, viễn thông, đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; • Kinh doanh, khai thác cảng và dịch vụ giao nhận, kho bãi, nhà xưởng, nhà văn phòng, nhà ở… • Kinh doanh khách sạn, du lịch; • Đầu tư tài chính; • Xuất khẩu lao động; • Mua bán, cho thuê văn phòng và kinh doanh bất động sản; • Kinh doanh các ngành, nghề khác theo quy định của pháp luật. Dư Thị Thuỷ Lớp: Kinh tế quốc tế 48B 8 Chuyên đề thực tập cuối khoá GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thuý Hồng * Nhiệm vụ Là đơn vị thành viên của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Công ty chuyên kinh doanh bán điện cho các đơn vị sản xuất, các hộ tiêu dùng, đồng thời có hoạt động truyền tải phân phối điện năng, có nhiệm vụ cụ thể sau đây: • Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn và dài hạn trên cơ sở nguồn lực của Công ty và hướng dẫn của Tập đoàn, đồng thời chỉ đạo các đơn vị trực thuộc xây dựng, thực hiện kế hoạch quý, năm nhằm thực hiện có hiệu quả và đồng bộ kế hoạch sản xuất kinh doanh của toàn Công ty; • Tổ chức thực hiện các dự án đầu tư phát triển theo kế hoạch của Tập đoàn đồng thời đề xuất, tham gia quy hoạch các dự án đầu tư phát triển thuộc quản lý; • Bảo toàn và sử dụng có hiệu quả vốn được giao, hoàn thành các nghĩa vụ tài chính đối với ngân sách Nhà nước; • Thực hiện bán điện theo biểu giá do Nhà nước quy định; • Tổ chức tốt công tác cán bộ, lao động, tiền lương và đào tạo; • Tổ chức tốt công tác quản lý lưới điện, đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục, chất lượng, phấn đấu giảm chi phí trong sản xuất, hạ giá thành sản phẩm; • Tổ chức tốt công tác phát triển điện nông thôn, miền núi. 1.4. Cơ cấu tổ chức cơ quan Công ty 1.4.1. Ban Giám đốc * Giám đốc Công ty: là đại diện pháp nhân trong mọi hoạt động của Công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Tập đoàn. * Các phó Giám đốc: được Giám đốc phân công và ủy nhiệm quản lý, điều hành một hoặc một số lĩnh vực của Công ty. • Phó Giám đốc phụ trách Kỹ thuật • Phó Giám đốc phụ trách Xây dựng cơ bản Dư Thị Thuỷ Lớp: Kinh tế quốc tế 48B 9 Chuyên đề thực tập cuối khoá GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thuý Hồng • Phó Giám đốc phụ trách Kinh doanh • Phó Giám đốc phụ trách Kinh doanh viễn thông Dư Thị Thuỷ Lớp: Kinh tế quốc tế 48B 10 [...]... sản xuất kinh doanh điện năng của Công ty Điện lực 1 trong giai đoạn 2004 – 2009 200 Năm GWH Điện thương phẩm (trkwh) Tỷ lệ tổn thất (%) Giá bán bình quân (đ/kwh) 4 9.24 6 Số khách hàng (người) 4 % 3 1. 59 4. 618 2008 13 .5 28 % 28 8 ,11 % 6.909 6.88 4,37 9. 71 4,88 1. 830 453 1. 98 9.5 61 2 .12 1 319 15 6,65 715 , 85 9 642 % 670, 82 200 14 .6 8,46 664,7 0 2007 11 .8 8,63 6 61, 6 .12 6 80 % 61 200 10 .36 7,78 Doanh thu... giá trị nhập khẩu (USD) 1. 036.30 0 1. 462.50 0 1. 552 000 1. 694 000 1. 548 000 (Nguồn: Báo cáo của Phòng Kinh tế đối ngoại – Công ty Điện lực 1) Biểu 2.4: Biểu đồ thể hiện giá trị điện nhập khẩu tại cửa khẩu Lào Cai Sau khi ký kết hợp đồng để mua điện ở cấp 10 0kv với Trung Quốc năm 2004, thì đến năm 2005, tổng sản lượng nhập khẩu đã đạt 2 41. 000.000 KWh, đây là cửa khẩu có kim ngạch nhập khẩu điện lớn... trị nhập khẩu (USD) 31 GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thuý Hồng 66.000 000 250.00 0.000 11 0.00 0.000 210 .00 0.000 18 0.00 0.000 238.80 0 1. 125 000 500.00 0 903.00 0 774.00 0 (Nguồn: Báo cáo của Phòng Kinh tế đối ngoại – Công ty Điện lực 1) Biểu 2.5: Biểu đồ thể hiện giá trị điện nhập khẩu tại cửa khẩu Móng Cái Do chỉ nhập khẩu điện để cấp cho một số huyện của tỉnh Quảng Ninh nên giá trị nhập khẩu qua cửa khẩu. .. công tác đấu thầu trong Công ty - Kiểm tra, giám sát công tác đấu thầu tại các Đơn vị trực thuộc Công ty Kiến nghị hoặc giải quyết những vướng mắc, khiếu nại có liên quan đến quá trình đấu thầu - Thực hiện thống kê, báo cáo các lĩnh vực phòng phụ trách theo chế độ quy định CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC 1 2 .1 Giới thiệu chung về hoạt động kinh doanh của Công ty Điện lực. .. Lào Cai nên cùng với trạm 11 0 Kv tại Lào Cai, trạm 11 0 Kv tại cửa khẩu Thanh Thủy cũng phải nhập khẩu một khối lượng điện tương đối lớn * Tình hình nhập khẩu điện tháng 3 năm 2 010 - Sản lượng điện mua của Trung Quốc tại Lào Cai: Trạm 11 0kV Hà Khẩu – Trung Quốc và trạm 11 0kV Lào Cai – Việt Nam + Sản lượng điện Trung Quốc giao cho Việt Nam: 16 . 219 .854,75 KWh + Tổng tiền điện phía Việt Nam phải thanh toán... Tình hình hoạt động nhập khẩu của Công ty Điện lực 1 2.2 .1 Tình hình chung về công tác hợp tác đối ngoại và quản lý các dự án Khác với những năm đầu của thời kỳ đổi mới, Công ty chủ yếu chỉ có quan hệ với Liên Xô (cũ) và một số nước Đông Âu, từ cuối thế kỷ 20, sang đầu thế kỷ 21, trong bối cảnh nguồn vốn của Công ty hạn hẹp mà nhu cầu đầu tư cho các dự án là rất lớn, Công ty đã tích cực, chủ động tìm... vốn điều lệ là 1 triệu USD Đồng thời, Công ty đã tiến hành hợp tác với Viện nghiên cứu Thủy tinh của CHLB Nga về dự án sứ thủy tinh cách điện Năm 2005 Công ty đã mở rộng hợp tác với Công ty lưới điện Vân Nam (Trung Quốc) thành lập Công ty TNHH Đầu tư Điện lực Việt Trung để hợp tác đầu tư các công trình thủy điện vừa và nhỏ tại Việt Nam Đây là một trong những công ty liên doanh đầu tiên tại Việt Nam trong... sẽ được nâng cấp lên Cửa khẩu quốc tế Bảng 2.5: Giá trị điện nhập khẩu qua cửa khẩu Hà Giang giai đoạn 2005 – 2009 Năm 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng sản lượng (KWh) 83.353 000 318 .00 0.000 420.00 0.000 446.00 0.000 430.00 0.000 Tổng giá trị nhập khẩu (USD) 358. 41 7,9 1. 4 31 000 1. 885 000 1. 962 400 1. 892 000 Chỉ tiêu (Nguồn: Báo cáo của Phòng Kinh tế đối ngoại – Công ty Điện lực 1) Dư Thị Thuỷ Lớp: Kinh... thiếu điện vào năm 2006 nếu việc xây cất 10 nhà máy điện không hoàn tất như trông đợi Đúng như dự kiến, năm 2006 là một năm vô cùng khó khăn đối với ngành điện, lượng điện nhập khẩu từ Trung Quốc đều phải đồng loạt tăng cao trong năm này Tại cửa khẩu Hà Giang, sản lượng điện nhập khẩu đã đạt 318 .000.000 KWh, tăng 3 81% so với năm 2005, giá trị nhập khẩu lên tới 1. 4 31. 000 USD Sang tới năm 2007, lượng điện. .. điện từ bên ngoài để bù đắp cho sự thiếu hụt điện năng, đảm bảo nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, Công ty đã hoàn thành việc ký kết hợp đồng mua bán điện ở cấp 11 0kV với Trung Quốc qua Công ty lưới điện Vân Nam tại các cửa khẩu Hà Khẩu (Lào Cai), cửa khẩu Thanh Thủy (Hà Giang) cung cấp điện cho các tỉnh biên giới là Hà Giang, Lào Cai, Tuyên Quang, Yên Bái và Công ty lưới điện Quảng Tây qua cửu khẩu