Hoạt động nhập khẩu phôi thép tại Văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam trong điều kiện hội nhập
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Với chính sách mở cửa nền kinh tế của Đảng và Nhà nước đã tạo tiền đề chokinh tế đối ngoại phát triển, giúp Việt Nam hoà mình vào xu thế phát triển chungcủa khu vực và thế giới Ngoại thương ngày càng trở nên quan trọng đối với sựphát triển kinh tế của Việt Nam đặc biệt là trong quá trình thực hiện công nghiệphoá hiện đại hoá như hiện nay Thông qua ngoại thương, đặc biệt là hoạt động nhậpkhẩu, ngành công nghiệp còn non trẻ của chúng ta có điều kiện bổ sung nhữngnguồn lực cho sản xuất nhằm phục vụ cho nhu cầu trong nước
Là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm của Việt Nam, ngành thépcũng đang đứng trước những thách thức của quá trình hội nhập Mặc dù được quantâm phát triển ngay từ khi mới ra đời nhưng với sự lệch lạc trong quá trình pháttriển đã khiến cho đến nay ngành thép Việt Nam phụ thuộc quá lớn vào nguồnnguyên liệu nhập khẩu Các doanh nghiệp thép Việt Nam trong một thời gian dàichỉ quan tâm đến đầu tư vào các nhà máy cán thép mà bỏ qua đầu tư sản xuất phôithép để đến nay khả năng sản xuất phôi của Việt Nam chỉ chiếm 40% nhu cầutrong nước Với việc phụ thuộc lớn vào lượng phôi nhập khẩu trong điều kiện cónhiều biến động phức tạp của thị trường thép thế giới, hoạt động nhập khẩu phôithép tại Việt Nam có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của ngành thép nội địa.Với vị trí hỗ trợ nhà nước trong việc điều tiết thị trường thép Việt Nam, Tổng công
ty Thép đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của ngành thép Mặc dù đã có sự quantâm sớm đến hoạt động sản xuất phôi thép nhưng hiện nay nhập khẩu vẫn được coi làhoạt động thường nhật của Tổng công ty thép Với mong muốn tìm hiểu về hoạt độngnhập khẩu phôi thép cũng như những tác động của quá trình hội nhập đến ngành thép
thông qua hoạt động này, em đã chọn đề tài “Hoạt động nhập khẩu phôi thép tại Văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam trong điều kiện hội nhập” làm luận văn tốt
nghiệp của mình
1
Trang 22 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên những cơ sở lý luận về thương mại quốc tếcùng với sự hỗ trợ của các phương pháp phân tích kinh tế, thu thập số liệu và nắmbắt thông tin qua quá trình khảo sát thực tế hoạt động nhập khẩu phôi thép tại Vănphòng Tổng công ty Thép Việt Nam
3 Phạm vi nghiên cứu
Số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong ngành thép ngày càng nhiều.Trong đó, Tổng công ty Thép Việt Nam là doanh nghiệp lớn nhất và nắm vị trí chủđạo của ngành thép nước ta Sau khi chuyển sang mô hình công ty mẹ - con, công
ty mẹ Tổng công ty Thép Việt Nam bao gồm 12 đơn vị trực thuộc, 7 công ty con
và 22 công ty liên doanh Trong đó có 25 công ty trực tiếp sản xuất, 6 công tythương mại và 10 đơn vị là các viện, trường, dịch vụ, phụ trợ Trên cơ sở nghiêncứu về Tổng công ty Thép dưới giác độ từ cơ quan Văn phòng của Tổng công tyrút ra những tồn tại của doanh nghiệp thép nói riêng và cả ngành thép nói chungdưới tác động của quá trình hội nhập
4 Kết cấu chuyên đề
Nội dung chính của luận văn gồm 3 chương :
Chương I: Một số lý luận chung về hoạt động nhập khẩu và vai trò của hoạt độngnhập khẩu phôi thép đối với ngành thép Việt Nam trong điều kiện hội nhập
Chương II: Thực trạng hoạt động nhập khẩu phôi thép tại Tổng công ty ThépViệt Nam dưới tác động của quá trình hội nhập
Chương III: Phương hướng và một số giải pháp cho hoạt động nhập khẩu phôithép trong điều kiện hội nhập
2
Trang 3CHƯƠNG I MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU
VÀ VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU PHÔI THÉP ĐỐI VỚI NGÀNH THÉP VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP
1.1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP 1.1.1 Nhập khẩu và vai trò của nhập khẩu trong điều kiện hội nhập
1.1.1.1 Sự cần thiết của nhập khẩu trong điều kiện hội nhập
Ngày nay, cùng với sự phát triển và mở rộng không ngừng của quá trình quốc
tế hoá và toàn cầu hoá, các quốc gia trên thế giới không còn là các quốc gia đơn lẻnữa mà trở thành một trong những mắc xích quan trọng trong mạng lưới kinh tế,chính trị toàn cầu
Khoa học công nghệ và kỹ thuật không ngừng tiến bộ và phát triển nhưng nólại không tập trung hoàn toàn ở bất cứ quốc gia nào Mỗi một quốc gia nhiều hay ítđều nắm giữ riêng cho mình một công nghệ, một bí quyết sản xuất riêng hay mộtthế mạnh đặc thù Do đó, để có thể cùng nhau chia sẻ sự tiến bộ của khoa học côngnghệ, các quốc gia phải tham gia vào thương mại quốc tế mà hình thức cụ thể làthông qua hoạt động xuất nhập khẩu
Bên cạnh đó, dựa vào vị trí địa lý cũng như tài nguyên thiên nhiên của mình,mỗi quốc gia xác định được thế mạnh riêng Những nước có giàu tài nguyên thì đẩymạnh khai thác nó (các nước dầu mỏ OPEC), những nước kém tài nguyên thì lại lựachọn cho mình con đường sử dụng nguồn nhân lực của mình để phát triển (NhậtBản) Chính từ sự khác nhau đó, các nước hình thành nên những lợi thế so sánhriêng, dựa vào đó mà các nước tiến hành trao đổi, buôn bán với nhau Và sự trao đổinày diễn ra thông qua hoạt động xuất nhập khẩu
Như vậy có thể nói, cùng với sự hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, hoạt độngbuôn bán ngoại thương ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển củamỗi quốc gia
3
Trang 4Là một bộ phận không thể thiếu của thương mại quốc tế, nhập khẩu được hiểu
là sự mua bán hàng hoá, dịch vụ từ nước ngoài về phục vụ cho nhu cầu tiêu dùngtrong nước hoặc tạm nhập tái xuất nhằm thu lợi nhuận Nó thể hiện sự phụ thuộc lẫnnhau giữa nền kinh tế của một quốc gia với phần còn lại của thể giới Thông quahoạt động nhập khẩu, các quốc gia bổ sung cho mình những hàng hóa trong nướckhông sản xuất được hoặc sản xuất không đủ cung cấp cho nhu cầu nội địa với chiphí thấp hơn hay cung cấp nguyên liệu cho sản xuất trong nước Như vậy trong xuthế toàn cầu hoá và hội nhập, hoạt động nhập khẩu nói riêng và thương mại quốc tếnói chung chính là cầu nối nền kinh tế trong nước với thế giới, biến nền kinh tế thếgiới thành nơi cung cấp các “yếu tố đầu vào” và tiêu thụ các “sản phẩm đầu ra”trong hệ thống kinh tế toàn cầu
1.1.1.2 Vai trò của hoạt động nhập khẩu đối với nền kinh tế Việt Nam
Việt Nam đang trên con đường công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước và từngbước hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu Trong điều kiệnnền kinh tế Việt Nam hiện nay, vai trò của nhập khẩu được thể hiện ở những khíacạnh sau:
1.1.1.2.1 Nhập khẩu tạo điều kiện thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá đất nước.
Công nghiệp hoá là quá trình chuyển đổi nền kinh tế một cách cơ bản từ laođộng thủ công sang lao động bằng cơ khí ngày càng hiện đại hơn
Với xuất phát điểm là một nước nông nghiệp lạc hậu, để tiến hành công nghiệphoá hiện đại hoá đất nước, Việt Nam phải thay đổi căn bản nền sản xuất trong nướctheo hướng hiện đại hoá Muốn làm vậy, chúng ta phải tiến hành đổi mới máy móc,công nghệ, thiết bị của các ngành kinh tế mũi nhọn như công nghiệp điện và điện tử,công nghiệp đóng tàu, công nghiệp gang thép, công nghiệp chế biến Như vậy, nhậpkhẩu chính là một kênh cung cấp công nghệ cho quá trình công nghiệp hoá đất nước.Những năm qua, cùng với sự thay đổi trong cơ cấu nhập khẩu thì cơ cấu GDPcũng thay đổi theo Cụ thể cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam có sự biến động giữa hainhóm hàng tư liệu sản xuất và vật liệu tiêu dùng Nhập khẩu hàng tiêu dùng có xu
4
Trang 5hướng giảm trong 10 năm trở lại đây do sản xuất trong nước đã phần nào đáp ứngđầy đủ nhu cầu tiêu dùng nội địa Nhập khẩu máy móc, công nghệ, thiết bị, nguyênvật liệu luôn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu hàng nhập khẩu Điều này góp phần thúcđẩy nền công nghiệp trong nước phát triển, làm tăng tỷ lệ đóng góp của ngành trong
cơ cấu GDP cả nước
Bảng 1: GDP phân theo khu vực kinh tế
(Nguồn: Tổng cục thống kê và http://www.vietpartners.com/CtryBrief.htm)
Như vậy, nhập khẩu cũng đã có tác động thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệphoá đất nước
1.1.1.2.2 Nhập khẩu giúp bổ sung kịp thời những mặt cân đối của nền kinh
tế đảm bảo phát triển kinh tế cân đối và ổn định
Một nền kinh tế muốn phát triển tốt cần đảm bảo sự cân đối theo những tỷ lệnhất định như cân đối giữa tiết kiệm và tiêu dùng, giữa hàng hoá và lượng tiền tronglưu thông, giữa xuất khẩu và nhập khẩu trong cán cân thanh toán quốc tế
Nhập khẩu có tác động rất tích cựu thông qua việc cung cấp các điều kiện đầuvào làm cho sản xuất phát triển, mặt khác tạo điều kiện để các quốc gia chủ độnghội nhập kinh tế quốc tế, tận
1.1.1.2.3 Nhập khẩu góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân
5
Trang 6Nhập khẩu có vai trò làm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng trực tiếp của nhân dân
về hàng tiêu dùng mà trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất không đáp ứng
đủ nhu cầu Thông qua nhập khẩu, nhân dân có nhiều sự lựa chọn sản phẩm hơn chocuộc sống, góp phần giảm bớt khoảng cách về mức sống so với các nước khác.Nhập khẩu đồng thời tạo ra tính cạnh tranh cho sản xuất trong nước Trên cơ
sở đó buộc các doanh nghiệp trong nước không ngừng nâng cao chất lượng, kiểudáng, mẫu mã, chủng loại cho sản phẩm của mình Rõ ràng, trên phương diện này,nhập khẩu đã đem lại một tác động kép tích cực cho nền kinh tế
1.1.1.2.4 Nhập khẩu có vai trò thúc đẩy xuất khẩu
Sự tác động này thể hiện ở chỗ nhập khẩu tạo đầu vào cho sản xuất hàng xuấtkhẩu, điều này đặc biệt quan trọng đối với các nước đang và kém phát triển như ViệtNam, vì khả năng sản xuất của các quốc gia này còn hạn chế Điều này thể hiện rõquan niệm hiện nay “lấy nhập khẩu để nuôi xuất khẩu” và sự phát triển gia công xuấtkhẩu ở Trung Quốc hay ở Việt Nam đã chứng minh cho điều này
1.1.2 Các hình thức nhập khẩu
Do tính chất phong phú và đa dạng của các đối tượng buôn bán quốc tế, cácđơn vị kinh tế tham gia vào hoạt động nhập khẩu, cũng như các quy định của nhànước, nhập khẩu được biểu hiện dưới các hình thức sau:
1.1.2.1 Nhập khẩu tự doanh
Nhập khẩu tự doanh là hình thức nhập khẩu trong đó bên nhập khẩu trực tiếpnhập khẩu với danh nghĩa và chi phí của mình, rồi sau đó tiến hành kinh doanh, bánhàng nhập khẩu cho khách hàng trong nước có nhu cầu
Đặc điểm của nhập khẩu tự doanh:
- Hoạt động theo hình thức này thì độ rủi ro và độ mạo hiểm của doanh nghiệp
là rất cao do họ tự bỏ mọi chi phí cũng như tự tiến hành tiêu thụ hàng nhập khẩu
- Khối lượng công việc rất lớn Theo hình thức này, doanh nghiệp phải tiếnhành nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, tính toán đầy đủ các chi phí, thiếtlập phương án kinh doanh, đảm bảo kinh doanh có lãi, đúng phương hướng, chínhsách luật pháp quốc gia và quốc tế
6
Trang 7- Đây là hình thức đem lại lợi nhuận cao nhất do không mất chi phí trung gianThông thường, doanh nghiệp chỉ cần lập một hợp đồng ngoại thương với đốitác nước ngoài khi tiến hành nhập khẩu, còn hợp đồng bán trong nước sau khi hàng
về sẽ được lập hoặc không cần lập một hợp đồng nào khác khi bán với hình thứcnhư: bán lẻ hoặc trao tay
1.1.2.2 Nhập khẩu uỷ thác
Nhập khẩu uỷ thác là hoạt động nhập khẩu hình thành giữa một doanh nghiệptrong nước có vốn, có nhu cầu nhập khẩu nhưng lại không có quyền tham gia vàocác quan hệ xuất nhập khẩu trực tiếp hay xét thấy nhập khẩu trực tiếp không có lợi(bên uỷ thác), đã uỷ thác cho doanh nghiệp khác có chức năng trực tiếp giao dịchngoại thương (bên nhận uỷ thác) tiến hành nhập khẩu theo yêu cầu của mình Bênnhận uỷ thác có nghĩa vụ đàm đán ký kết hợp đồng với đối tác nước ngoài, làm thủtục nhập khẩu theo yêu cầu của bên uỷ thác và được nhận một khoản phí gọi là phí
uỷ thác Quan hệ giữa bên uỷ thác và bên nhận uỷ thác được quy định đầy đủ tronghợp đồng uỷ thác
Đặc điểm của nhập khẩu uỷ thác:
- Theo hình thức này, doanh nghiệp nhập khẩu (bên nhận uỷ thác) hoạt độngtheo danh nghĩa của mình nhưng chi phí của người khác (bên uỷ thác)
- Khối lượng công việc được giảm bớt cho các bên Bên nhận uỷ thác khôngphải nghiên cứu thị trường tiêu thụ vì không phải tiêu thụ hàng nhập khẩu mà chỉđứng ra đại diện cho bên uỷ thác để giao dịch, đàm phán với đối tác nước ngoài, kýhợp đồng và làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa cũng như thay mặt cho bên uỷ thác khi
có tranh chấp xảy ra với đối tác nước ngoài
- Doanh nghiệp nhập khẩu phải làm hai hợp đồng: một hợp đồng nhập khẩuvới đối tác nước ngoài, một hợp đồng uỷ thác với bên uỷ thác
- Lợi nhuận của hoạt đồng nhập khẩu này sẽ bị chia sẻ cho các bên, bên uỷthác sẽ trả cho bên nhận uỷ thác thông thường là từ 0.5% - 1.5% giá trị hợp đồng
7
Trang 81.1.2.3 Nhập khẩu tái xuất
Nhập khẩu tái xuất là hoạt động nhập khẩu vào một nước nhưng không phải đểtiêu thụ trong nước mà để xuất sang nước khác nhằm thu lợi nhuận, nhưng hàngnhập khẩu phải được đảm bảo là không được chế biến tại nước tái xuất
Đặc điểm của nhập khẩu tái xuất:
- Doanh nghiệp nước tái xuất phải tính toán toàn bộ chi phí tổ chức, gặp gỡ, bànbạc với đối tác nhập khẩu và đối tác xuất khẩu, nhằm đảm bảo thu được lợi nhuận
- Doanh nghiệp tái xuất phải tiến hành hai hợp đồng: một hợp đồng xuất khẩu,một hợp đồng nhập khẩu nhưng không phải chịu thuế xuất nhập khẩu với mặt hàngkinh doanh
- Để đảm bảo thanh toán, hợp đồng tái xuất thường sử dụng thư tín dụng giáplưng, hàng hoá không nhất thiết phải chuyển về nước tái xuất mà chuyển thẳng sangnước thứ ba nhưng tiền thanh toán phải do doanh nghiệp tái xuất thu từ đối tác nhậpkhẩu để trả cho đối tác xuất khẩu
1.1.2.4 Nhập khẩu liên doanh
Nhập khẩu liên doanh là hoạt động nhập khẩu trên cơ sở hợp tác một cách tựnguyện giữa các doanh nghiệp (trong đó ít nhất có một doanh nghiệp nhập khẩutrực tiếp) nhằm phối hợp thế mạnh của các doanh nghiệp để cùng giao dịch nhậpkhẩu và thúc đẩy hoạt động này phát triển theo hướng có lợi nhất cho các bên.Trong đó các bên cùng chia sẻ lợi nhuận
Đặc điểm của nhập khẩu liên doanh:
- Các doanh nghiệp nhập khẩu liên doanh chịu rủi ro thấp hơn so với nhậpkhẩu tự doanh vì các doanh nghiệp trong trường hợp này cùng nhau chia sẻ rủi ro vàlợi nhuận
- Các doanh nghiệp dựa vào tỷ lệ vốn góp cũng như nghĩa vụ và quyền hạncủa mình để phân chia lãi lỗ
- Doanh nghiệp nhập khẩu trực tiếp tham gia vào liên doanh phỉa lập hai hợpđồng: một hợp đồng mua hàng với nước ngoài, một hợp đồng liên doanh với cácdoanh nghiệp khác
8
Trang 91.1.2.5 Nhập khẩu đổi hàng
Nhập khẩu đổi hàng là hình thức nhập khẩu gắn liền với xuất khẩu theophương thức buôn bán đối lưu Trong đó người bán đồng thời là người mua, lấyhàng đổi hàng, giá trị hàng hoá mang trao đổi là tương đương
Đặc điểm của nhập khẩu đổi hàng:
- Theo hình thức này, tiến hành đồng thời cả hoạt động xuất khẩu và nhậpkhẩu, do đó có thể thu được lợi nhuận từ hai hoạt động này
- Hoạt động xuất và nhập phải tương đương về mặt giá trị và đối tác xuất khẩuđồng thời cũng là đối tác nhập khẩu
1.1.2.6 Nhập khẩu đấu thầu
Nhập khẩu đấu thầu là hình thức giao dịch đặc biệt, trong đó doanh nghiệpnhập khẩu đưa ra trước các điều kiện mua bán để các nhà xuất khẩu báo giá cả vàcác điều kiện kèm theo của mình Trên cơ sở đó, doanh nghiệp nhập khẩu có thể lựachọn được nhà cung cấp phù hợp nhất
Đặc điểm:
- Chỉ có một người mua nhưng nhiều người bán do đó thông qua đấu thầu pháthuy được tính cạnh tranh giữa các nhà cung cấp và ngươờ mua sẽ có lợi hơn trongviệc lựa chọn nhà cung cấp phù hợp nhất cho mình
- Tuy nhiên theo hình thức này, doanh nghiệp nhập khẩu tốn thêm công đoạn
tổ chức đấu thầu và lựa chọn nhà cung cấp
1.2 CÁC BƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU
1.2.1 Nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường là việc đầu tiên mà mỗi doanh nghiệp phải làm khi thamgia vào thị trường Mục đích của hoạt động này là nhằm xác định nhu cầu của thịtrường và khả năng thanh toán trên địa bàn nhất định mà doanh nghiệp dự định kinhdoanh
Kết quả của hoạt động nghiên cứu thị trường sẽ đem lại cho doanh nghiệpnhững thông tin sát thực nhất về lượng cung và lượng cầu hiện tại cũng như tươnglai của thị trường
9
Trang 10Cũng từ kết quả nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp sẽ có đầy đủ thông tin vềloại sản phẩm cần cung ứng, dung lượng thị trường, lượng cung hiện tại, nhu cầuthiếu hụt cần được bổ sung, các đối thủ cạnh tranh…Những thông tin này càngchính xác thì việc lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp sẽ càng sát thực tế vàđem lại hiệu quả kinh tế cao
Ngoài việc nghiên cứu thị trường trong nước, nghiên cứu thị trường quốc tếcũng giữ vai trò quan trọng không kém Hoạt động này cung cấp cho doanh nghiệpthông tin về nguồn hàng nhập khẩu, giá cả của hàng hoá của mỗi nhà cung cấp, chấtlượng hàng hoá, chi phí vận chuyển Nắm bắt tốt thông tin này sẽ giúp doanhnghiệp tiết kiệm chi phí ở mức tối đa dựa trên sự so sánh chi phí giữa các nhà cungcấp, từ đó tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường nộiđịa
Công việc nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp bao gồm:
1.2.2 Lập phương án kinh doanh
Phương án kinh doanh trong ngoại thương là một bản giải trình về một thương
vụ kinh doanh, các biện pháp thực hiện, các cách đánh giá trên cơ sở một số chỉtiêu, định lượng cụ thể
Quy trình lập phương án kinh doanh gồm năm bước:
- Đánh giá thị trường và mặt hàng
- Lựa chọn mặt hàng, thời cơ và điều kiện kinh doanh
- Đặt ra mục tiêu kinh doanh
- Đề ra các biện pháp thực hiện
10
Trang 11- Phân tích các chỉ tiêu cơ bản
Dựa vào kết quả của hoạt động nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp tiến hànhlập phương án kinh doanh hàng nhập khẩu một cách chi tiết Phương án kinh doanh
sẽ phải đưa ra được chi tiết về:
- Kế hoạch kinh doanh mặt hàng: Trong bước này cần xác định được mặt hàngkinh doanh là mặt hàng gì, nhãn hiệu bao bì đóng gói như thế nào, quy cách phẩmchất của hàng hoá, khối lượng dự định sẽ kinh doanh Khối lượng hàng kinh doanhcủa doanh nghiệp cần xác định dựa vào nhu cầu có khả năng thanh toán của thịtrường chứ không phải dựa vào nhu cầu thị trường
- Kế hoạch nhập khẩu hàng hóa: Trên cơ sở đã xác định được loại hàng hoákinh doanh, chất lượng, nhãn hiệu hàng hoá, và khối lượng hàng hoá kinh doanh.Doanh nghiệp cần phải lựa chọn nguồn hàng sao cho doanh nghiệp có thể đạt đượcnhiều lợi nhuận nhất, chi phí thấp nhất mà vẫn đáp ứng được những yêu cầu đã đặt
ra cho hàng hoá Cần phải lập kế hoạch cụ thể về hình thức nhập khẩu, phương thứcchuyển chở, phương thức thanh toán, thời gian ký kết hợp đồng, các điều kiện giaohàng sao cho đảm bảo nguồn hàng được ổn định
- Kế hoạch bán hàng: Trong bước này, doanh nghiệp cần tính toán thật kỹlưỡng về chi phí kinh doanh bỏ ra cho từng loại mặt hàng, lợi nhuận dự kiến trêntừng đơn vị hàng hoá, từ đó sẽ đưa ra một mức giá bán dự kiến cho từng loại hàng,
kế đó là tính tổng doanh thu và tổng lợi nhuận có thể đạt được với từng mức giá vàmức lợi nhuận dự kiến cho mỗi đơn vị hàng hoá Tuy nhiên, việc tính toán chi phíkinh doanh và lợi nhuận dự kiến vào giá bán phải dựa vào giá bán hiện tại của hànghoá trên thị trường để đảm bảo sao cho khi hàng hoá được bán ra thị trường có đượcmức giá cạnh tranh nhất, hợp lý nhất
- Kế hoạch dự trữ đầu kỳ và cuối kỳ: Đây là khâu rất quan trọng trong việc lập
kế hoạch kinh doanh, vì nó là một trong những điều kiện quan trọng đảm bảo chohoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được ổn định, liên tục và đạt hiệu quả cao,thêm đó nó còn giúp doanh nghiệp tăng khả năng chống đỡ với những biến động bấtthường của hàng hoá tại cả thị trường cung ứng và thị trường tiêu thụ
11
Trang 121.2.3 Giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng
Đàm phán trong ngoại thương
Sau khi lập xong phương án kinh doanh, để tiến tới ký kết hợp đồng, bên bán vàbên mua phải tiến hành một quá trình giao dịch, thương thảo về các điều khoản.Đàm phán trong ngoại thương là một quá trình mà các bên tiến hành thươnglượng, thảo luận, nhằm thống nhất các mối quan tâm chung và những điểm còn bấtđồng nhằm đem lại lợi ích cho các bên trong kinh doanh ngoại thương
Đàm phán bao gồm các hình thức như:
- Đàm phán qua gặp gỡ trực tiếp: hình thức này có ưu điểm là đàm phán đượcnhiều nội dung và giúp giải quyết nhanh chóng mọi quan hệ trong giao dịch và đôikhi là lối thoát duy nhất cho các hình thức đàm phán khác đã kéo dài quá lâu màkhông đem lại kết quả Tuy nhiên, đàm phán trực tiếp lại tốn chi phí lớn
- Đàm phán qua thư tín: là phương thức mà các bên gửi cho nhau những vănbản, để thảo thuận những điều kiện mua bán Đàm phán theo hình thức này hiện nayđược áp dụng nhiều do đỡ tốn kém và không mất nhiều công sức Tuy nhiên hìnhthức này nên áp dụng cho những hợp đồng với giá trị thấp và cho những đối tác cóquan hệ lâu dài
- Đàm phán qua các phương tiện truyền thông: Hình thức này khắc phục đượcnhược điểm về chi phí so với những hình thức trên, thêm nữa đàm phán qua phươngtiện truyền thông được thực hiện một cách dễ dàng và nhanh chóng đảm bảo được tínhthời điểm
12
Trang 13Các hình thức ký kết hợp đồng ngoại thương bao gồm:
- Ký kết trực tiếp: hai bên cùng tổ chức tại một địa điểm và trong một khungcảnh để ký xác nhận
- Ký kết gián tiếp: thông thường một bên ký trước gửi lại cho bên kia ký sau,thậm chí ký qua fax, qua mail
Sau khi ký xong, hợp đồng chính thức có hiệu lực và ràng buộc trách nhiệmpháp lý của các bên tham gia vào giao dịch của hợp đồng Đây cũng là cơ sở pháp
lý để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng, do đó,hợp đồng ngoài thương phải được các bên xem xét kỹ lưỡng về từng điều khoản vàđiều kiện
1.2.4 Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu
Hợp đồng thương mại quốc tế là kết quả của một quá trình nghiên cứu thịtrường, xác nhận nhu cầu, lựa chọn đối tác, lập phương án kinh doanh, tiến hànhgiao dịch đàm phán và ký kết hợp đồng Thực hiện hợp đồng thể hiện trách nhiệmcủa mỗi bên đối với những thoả thuận và cam kết của mình trong giao dịch Đây làmột mắc xích quan trọng trong cả quá trình giao dịch
Trên cơ sở hợp đồng ngoại thương, các bên sẽ tiến hành thực hiện hợp đồng đã
ký Bên xuất khẩu chịu trách nhiệm giao hàng cho bên nhập khẩu theo trình tự củamột hoạt động xuất khẩu Còn đối với bên nhập khẩu, thực hiện theo hợp đồng nhậpkhẩu gồm có các công đoạn:
- Xin giấy phép nhập khẩu
- Làm thủ tục thanh toán (nếu có)
- Làm thủ tục thông quan
13
Trang 14- Giao nhận hàng
- Kiểm tra và nhập hàng
- Khiếu nại và giải quyết khiếu nại (nếu có)
1.2.5 Tổ chức triển khai bán hàng nhập khẩu
Sau khi đã nhập hàng về kho, doanh nghiệp cần nhanh chóng tiến hành tổ chức bánhàng hoặc giao hàng cho các đơn vị đặt hàng Việc làm này tiến hành càng nhanh thìviệc thu hồi vốn và tốc độ quay vòng vốn của doanh nghiệp càng nhanh, như vậy cũng
có nghĩa sẽ giảm được chi phí về kho bãi, chi phí cơ hội, chi phí bán hàng và sẽ làm tănglợi nhuận cho doanh nghiệp Để thực hiện tốt công tác bán hàng nhập khẩu, các doanhnghiệp thường áp dụng marketing mix Các tham số của Marketing Mix (marketing hỗnhợp) bao gồm: sản phẩm, giá cả, phân phối và xúc tiến
Sản phẩm là tham số quan trọng trong bốn tham số của marketing hỗn hợp Việc
đề ra các chiến lược về sản phẩm một cách hợp lý, xác định đúng sản phẩm có ảnhhưởng lớn đến khả năng tiêu thụ (bán hàng) và khai thác cơ hội kinh doanh của doanhnghiệp Nhưng việc mô tả sản phẩm một cách chính xác và đầy đủ vẫn thường bị xemnhẹ hoặc do thói quen hoặc chưa hiểu rõ tầm quan trọng của nó trong hoạt động tiêuthụ của doanh nghiệp
Trong kinh doanh, giá cả là một trong các công cụ có thể kiểm soát mà doanhnghiệp có thể và cần sử dụng một cách khoa học để thực hiện các mục tiêu chiếnlược, kế hoạch kinh doanh Các quyết định về giá cả có ảnh hưởng lớn đến toàn bộquá trình kinh doanh của doanh nghiệp, từ việc đặt kế hoạch kinh doanh đến muasắm, chào hàng, bán hàng, chi phí và lợi nhuận Trong khi hoạch định chiến lược,chính sách và kiểm soát giá cả cần phải chú trọng đến các vấn đề như:
14
Trang 15marketing của doanh nghiệp cần phải giải quyết tốt trong chiến lược marketing củamình Các chuyên gia dày dạn kinh nghiệm và có nhiều thành công trong lĩnh vực bánhàng đã đưa ra lời khuyên: “Muốn thành công, hãy chú ý đến địa điểm, luôn chú ý đếnđịa điểm và địa điểm” Thực ra, địa điểm rất quan trọng vì nó liên quan đến các quyếtđịnh về phân phối hàng hoá và khả năng bán hàng của doanh nghiệp Khi xây dựngchiến lược về địa điểm và phân phối hàng hoá cần phải nghiên cứu và giải quyết tốt cácnội dung:
- Lựa chọn địa điểm;
- Lựa chọn và tổ chức kênh phân phối;
- Tổ chức và điều khiển quá trình phân phối hiện vật
Xúc tiến là một trong bốn tham số quan trọng có thể kiểm soát được trongmarketing hỗn hợp Hoạt động xúc tiến giúp cho các doanh nghiệp có cơ hội pháttriển các mối quan hệ thương mại với các bạn hàng trong nước cũng như các bạnhàng nước ngoài, là công cụ hữu hiệu trong việc chiếm lĩnh thị trường và tăng tínhcạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ của các doanh nghiệp trên thị trường Các hoạtđộng xúc tiến sẽ tạo hình ảnh đẹp về doanh nghiệp trước con mắt khách hàng, lợithế cạnh tranh của doanh nghiệp không ngừng tăng lên Nó là công cụ hữu hiệugiúp cho cung cầu gặp nhau, kích thích người tiêu dùng mua sản phẩm mà doanhnghiệp kinh doanh Nội dung của hoạt động xúc tiến bao gồm:
- Quảng cáo;
- Khuyến mại;
- Hội chợ triển lãm;
- Bán hàng trực tiếp;
- Quan hệ công chúng và các hoạt động khuếch trương khác
1.2.6 Đánh giá kết quả nhập khẩu
Đánh giá kết quả kinh doanh là một hoạt động mà bất cứ một doanh nghiệpnào cũng phải thực hiện nhằm xem xét hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp trong một thời kỳ nhất định Từ những phân tích về các chỉ tiêu doanh thu,lợi nhuận, chi phí, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu doanh nghiệp có thể rút ra được
15
Trang 16những điểm mạnh của mình đồng thời nhận ra được những tồn tại và tiến tới khắcphục nó Thông thường khi đánh giá hoạt động kinh doanh nhập khẩu, thường sửdụng các chỉ tiêu:
1.2.6.1 Chỉ tiêu tỷ suất ngoại tệ hàng nhập khẩu (R NK )
Tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu là đại lượng so sánh giữa khoản thu (tính bằngđồng nội tệ) do việc nhập khẩu đem lại (DTNK) với chi phí đầu vào (tính bằng ngoạitệ) đã phải bỏ ra để mua bán hàng nhập khẩu (CPNK)
Có công thức: R NK =
Trong đó:
DTNK: Doanh thu nội tệ do nhập khẩu
CPNK : Chi phí ngoại tệ chi ra và cho vay
1.2.6.2 Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận
Lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh tổng hợp kết quả của từng hợp đồng xuất khẩu,
là chỉ tiêu phản ánh kết quả cuối cùng và quan trọng nhất Lợi nhuận được thể hiệndưới hai dạng số tuyệt đối và số tương đối
Ở dạng tuyệt đối, lợi nhuận là hiệu số giữa khoản doanh thu và chi phí
bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh
Công thức tính lợi nhuận nhập khẩu như sau:
P = TR - TC
Trong đó: P : Lợi nhuận
TR : Tổng doanh thu nhập khẩu
TC : Tổng chi phí nhập khẩuDoanh nghiệp phải thống kê đầy đủ chi phí phát sinh trong quá trình thực hiệnhợp đồng nhập khẩu đồng thời phải tính đến giá trị của tiền theo thời gian và mứclạm phát của đồng tiền
Ở dạng tương đối được thể hiện bằng tỷ suất lợi nhuận Tỷ suất lợinhuận có thể tính theo: giá thành, vốn sản xuất hoặc doanh thu
- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận tính theo giá thành phản ánh mức lợi nhuận thu được
từ một đơn vị chi phí cho hoạt động nhập khẩu (hiệu quả của một đồng chi phí)
16
Trang 17PV: Tỷ suất lợi nhuận tính theo vốn
Vcd: Giá trị còn lại bình quân của tài sản cố định trong kỳ
Vld: Số dư vốn lưu động bình quân trong kỳ
- Tỷ suất lợi nhuận tính theo doanh thu phản ánh mức lợi nhuận thu được từmột đơn vị doanh thu tiêu thụ sản phẩm nhập khẩu
P dt =
Trong đó:
Pdt: Tỷ suất lợi nhuận tính theo doanh thuD: Doanh thu từ tiêu thụ sản phẩm
1.2.6.3 Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn
Thời gian hoàn vốn hoặc thời gian bù vốn là một chỉ số hiệu quả kinh tế đơngiản và được sử dụng tương đối phổ biến trong đánh giá hoạt động kinh doanh.Thời gian hoàn vốn là khoảng thời gian mà vốn đầu tư bỏ ra kinh doanh có thểthu hồi được, nhờ lợi nhuận và khấu hao cơ bản thu được hàng năm
T V =
Trong đó:
KC : Mức khấu hao hàng năm
I : Khoản tiền trả tiền lợi tức
Vdt : Tổng số tiền (kể cả tự có và đi vay) bỏ ra để kinh doanh
P : Lợi nhuận thu được trong năm
17
Trang 18TV : Thời gian hoàn vốn (năm)
Để đơn giản trong quá trình tính toán, người ta không tính đến tỷ lệ lãi, nghĩa
là lãi suất được coi bằng 0 và khi đó I = 0 Theo đó, trong mọi trường hợp, hoạtđộng nhập khẩu được coi là có hiệu quả cao khi thời gian hoàn vốn là ngắn
1.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU
Sự thành công trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nếu không tínhđến vận may, nó chỉ xuất hiện khi kết hợp hài hoà các yếu tố bên trong với hoàncảnh bên ngoài
Hoạt động trong môi trường kinh doanh quốc tế nói chung và trong hoạt độngkinh doanh nhập khẩu nói riêng chịu ảnh hưởng của yếu tố bên trong, bên ngoàidoanh nghiệp Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng này giúp doanh nghiệp nhận biếtđược các nhân tố đó, nhận biết được xu hướng vận động của nó và tác động của nóđến hoạt động nhập khẩu Qua đó giúp doanh nghiệp có những biện pháp khai thácnhững nhân tố có ảnh hưởng tích cực, hạn chế các nhân tố có ảnh hưởng tiêu cực
1.3.1 Các nhân tố bên trong
Cơ hội và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp luôn phụ thuộc chặt chẽvào các yếu tố phản ánh tiềm lực của doanh nghiệp Một cơ hội có thể rất “hấp dẫn”đối với doanh nghiệp này nhưng lại có thể là “hiểm hoạ” đối với doanh nghiệp khác
vì những yếu tố thuộc tiềm lực bên trong của mỗi doanh nghiệp Tiềm lực củadoanh nghiệp không phải là bất biến, có thể phát triển mạnh lên hay yếu đi, có thểthay đổi toàn bộ (tổng quát) hay bộ phận (một vài yếu tố) Để đánh giá, phân tíchtiềm lực của doanh nghiệp có thể dựa vào các yếu tố cơ bản sau:
1.3.1.1 Năng lực tài chính của doanh nghiệp
Là một yếu tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khốilượng (nguồn) vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năngphân phối (đầu tư) có hiệu quả các nguồn vốn, khả năng quản lý có hiệu quả cácnguồn vốn trong kinh doanh thể hiện qua các chỉ tiêu: vốn chủ sở hữu (vốn tự có),vốn huy động, tỷ lệ tái đầu tư về lợi nhuận, giá cổ phiếu của doanh nghiệp trên thịtrường, khả năng trả nợ ngắn hạn và dài hạn, các tỷ lệ về khả năng sinh lợi…
18
Trang 19Vốn kinh doanh của doanh nghiệp lớn hay nhỏ là một trong những điều kiệnquan trọng nhất để xếp doanh nghiệp vào loại quy mô lớn, trung bình, nhỏ hay siêunhỏ và cũng là một trong những điều kiện để sử dụng các nguồn tiềm năng hiện có
và tương lai về sức lao động, nguồn hàng, mở rộng và phát triển thị trường, mở rộnglưu thông hàng hoá, là điều kiện để phát triển kinh doanh quốc tế
Vốn là một nhân tố quan trọng trong sản xuất và nó quyết định đến tốc độ tăngsản lượng của doanh nghiệp Nó cũng là một nguồn lực quan trọng để phát huy tàinăng của ban lãnh đạo doanh nghiệp; nó là điều kiện để thực hiện các chiến lược,sách lược kinh doanh; nó cũng là chất keo để nối chắp, kết dính các quá trình, cácquan hệ kinh tế và nó cũng là dầu nhớt bôi trơn cho cỗ máy kinh tế hoạt động
1.3.1.2 Trình độ của đội ngũ cán bộ công nhân viên
Đây là những người hoạt động theo nghiệp vụ chuyên môn Đối với công nhân
là những người trực tiếp tạo ra sản phẩm, nếu tay nghề tốt thì sản phẩm làm ra đạtkết quả chất lượng cao Đối với cán bộ thì phải có nghiệp vụ chuyên môn giỏi để cóthể giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng Doanh nghiệp có thể đào tạo đội ngũ cán
bộ công nhân viên đạt trình độ cao để phục vụ cho hoạt động nhập khẩu
1.3.1.3 Trình độ tổ chức, quản lý
Trình độ tổ chức quản lý là sự hoàn hảo của cấu trúc tổ chức, tính hiệu quả của hệthống quản lý và công nghệ quản lý Mỗi doanh nghiệp là một hệ thống với những mốiliên kết chặt chẽ với nhau hướng tới mục tiêu Một hệ thống là tập hợp các phần tử (bộphận, chức năng, nhiệm vụ) Một doanh nghiệp muốn đạt được mục tiêu của mình thìđồng thời phải đạt đến một trình độ tổ chức, quản lý tương ứng Khả năng tổ chức, quản
lý doanh nghiệp dựa trên quan điểm tổng hợp, bao quát tập trung vào những mối quan hệtương tác của tất cả các bộ phận tạo thành tổng thể, tạo nên sức mạnh thực sự cho doanhnghiệp
Trình độ tổ chức, quản lý ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động sản xuất củadoanh nghiệp nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng
Người lãnh đạo cần phải xây dựng được chiến lược kinh doanh và đề ra cácchính sách kinh doanh giúp cho doanh nghiệp có thể dễ dàng lựa chọn phương thức
19
Trang 20hành động Cần phải biết nhìn xa, trông rộng để xây dựng được các chiến lược kinhdoanh hợp lý, tổ chức nhân sự cho phù hợp với quy mô, tính chất của hoạt động sảnxuất kinh doanh, phù hợp với trình độ quản lý, kỹ năng quản trị doanh nghiệp.
1.3.1.4 Khả năng nghiên cứu, phát triển và việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất
Khả năng nghiên cứu, phát triển và việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất
có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chi phí, giá thành và chất lượng hàng hoá đượcđưa ra đáp ứng khách hàng Liên quan đến mức độ (chất lượng) thoả mãn nhu cầu, khảnăng cạnh tranh, lựa chọn cơ hội và các tác nghiệp khác của doanh nghiệp trên thịtrường
Cơ sở vật chất kỹ thuật phản ánh nguồn tài sản cố định của doanh nghiệp cóthể huy động vào kinh doanh như thiết bị, nhà xưởng, văn phòng… phản ánh tiềmlực vật chất và liên quan đến quy mô, khả năng, lợi thế kinh doanh của doanhnghiệp
1.3.1.5 Tiềm lực vô hình
Tiềm lực vô hình của doanh nghiệp chính là uy tín, vị thế của doanh nghiệptrên thương trường, thương hiệu, các mối quan hệ của doanh nghiệp…Lợi thế vôhình này của doanh nghiệp không phải có ngay khi mới thành lập mà được hìnhthành trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh lâu dài của doanh nghiệp Tiềmlực này không thể nhìn thấy hay định giá nhưng nó lại đóng vai trò quyết định đếnkhả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế
1.3.2 Các nhân tố bên ngoài
1.3.2.1 Các nhân tố trong nước
Đây là nhóm các nhân tó ảnh hưởng không chịu sự kiểm soát của doanhnghiệp do vậy mà doanh nghiệp phải tìm cách thích nghi với nó Các nhân tố đó là:
Chính trị và luật pháp
Để thành công trong kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải phân tích dự đoán
về chính trị và luật pháp cùng xu hướng vận động của nó bao gồm:
- Sự ổn định về chính trị;
20
Trang 21- Đường lối ngoại giao;
- Sự cân bằng các chính sách của Nhà nước;
- Vai trò và chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và Chính phủ;
- Sự điều tiết và khuynh hướng can thiệp của Chính phủ vào đời sống kinh tế;
- Sự phát triển các quyết định bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
- Hệ thống luật pháp, sự hoàn thiện và hiệu lực thi hành chúng
Chính sách kinh tế của Nhà nước
Chế độ chính sách trong nước giữ vai trò quan trọng vì nó quyết định đến sựthuận lợi hay khó khăn cho doanh nghiệp khi tiến hành kinh doanh nhập khẩu Trongđiều kiện hiện nay, các chính sách kinh tế của nhà nước thường hướng đến mục tiêuthúc đẩy xuất khẩu và bảo hộ sản xuất trong nước với những ngành được coi là trọngđiểm
Các chính sách của nhà nước ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu của doanhnghiệp là:
- Chính sách nhập khẩu của nhà nước bao gồm chính sách thuế nhập khẩu,hạn ngạch nhập khẩu, quy định về nhóm mặt hàng được khuyến khích nhập khẩu,nhóm mặt hàng hạn chế nhập khẩu và cấm nhập khẩu
- Chính sách tỷ giá hối đoái: đây là một yếu tố vô cùng quan trọng và ảnhhưởng trực tiếp đến hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp Tác động của tỷ giá hốiđoái lên hoạt động nhập khẩu như sau: nếu đồng ngoại tệ giảm giá tức là với mộtlượng nội tệ như cũ, doanh nghiệp mua được nhiều ngoại tệ hơn do đó có nhiềunguồn vốn hơn để kinh doanh hàng nhập khẩu, đây là một trong những biện phápkhuyến khích nhập khẩu Và ngược lại khi đồng ngoại tệ tăng giá, nó khuyến khíchxuất khẩu
- Các thủ tục hành chính như thủ tục xin giấy phép, thủ tục hải quan…
Yếu tố kỹ thuật và công nghệ
Yếu tố kỹ thuật và công nghệ làm cơ sở cho yếu tố kinh tế là sức mạnh dẫnđến sự ra đời sản phẩm mới sẽ tác động vào mô thức tiêu thụ và hệ thống bán hàng.Ngược lại, yếu tố kỹ thuật bị ảnh hưởng của cách thức quản lý vĩ mô
21
Trang 22 Yếu tố tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu của doanhnghiệp Nó có thể làm thay đổi kết quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của doanhnghiệp Một sự thay đổi tỷ giá có thể đẩy mạnh hoặc kìm hãm hoạt động nhập khẩu
Tỷ giá thay đổi trong thời gian thực hiện hợp đồng xuất khẩu có thể làm cho doanhnghiệp thu được lợi nhuận cao hoặc lỗ trong hợp đồng
Khi ký kết hợp đồng, doanh nghiệp cần chú ý đến tỷ giá Nếu tỷ giá lớn hơn tỷsuất ngoại tệ thì doanh nghiệp có thể thực hiện hợp đồng và ngược lại Mặt khác doanhnghiệp cần chú ý đến tỷ giá hối đoái, có các dự báo về tỷ giá để tránh sự biến động của
tỷ giá
Mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước
Sự cạnh tranh một mặt có tác dụng thúc đẩy sự vươn lên của các doanh nghiệp,mặt khác nó chèn ép, đè bẹp những doanh nghiệp yếu kém Mức độ cạnh tranh đượcthể hiện ở số lượng doanh nghiệp tham gia vào hoạt động nhập khẩu cùng ngành hoặcmặt hàng và khối lượng hàng hoá mà doanh nghiệp đó bán trên thị trường trong nước.Ngoài ra, các doanh nghiệp nhập khẩu còn phải chịu sự cạnh tranh từ chính nhữngdoanh nghiệp sản xuất trong nước Do đó, khả năng cạnh tranh là yếu tố sống còn củadoanh nghiệp
Trình độ phát triển thông tin liên lạc
Đây là các nhân tố rất quan trọng, nó phục vụ hữu hiệu cho hoạt động xuất nhậpkhẩu Đó là những thông tin về trình độ phát triển của hệ thống thông tin liên lạc, hệthống ngân hàng, hệ thống vận tải, bảo hiểm, bến cảng, kho bãi Các yếu tố quan hệchặt chẽ với hoạt động xuất nhập khẩu Nếu các yếu tố trên phát triển ở trình độ cao thì
sẽ thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu và ngược lại
1.3.2.2 Nhóm các nhân tố ngoài nước
Các nhân tố này không những nằm ngoài khả năng kiểm soát của doanhnghiệp mà nó còn nằm ngoài khả năng kiểm soát của một quốc gia Nó có thể ảnhhưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp
22
Trang 23Tình hình chính trị, pháp luật, chính sách của quốc gia xuất khẩu: nhân tốnày tác động đến hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp như ký kết được hợpđồng hoặc không ký kết được hợp đồng, khó thực hiện hoặc thuận lợi khi thựchiện hợp đồng.
Chính sách thương mại của nước xuất khẩu sẽ có thể khuyến khích hoặc hạnchế hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp Nếu chính sách đó cấm hoặc hạn chếxuất khẩu hàng hoá mà doanh nghiệp kinh doanh thì gây khó khăn rất lớn chodoanh nghiệp kinh doanh và ngược lại
Sự biến động của thế giới về mặt hàng mà doanh nghiệp nhập khẩu: Toàncầu hoá và hội nhập khiến cho giữa cho sự phụ thuộc và tác động của các nước vớinhau ngày càng cao Những biến động của thị trường sản phẩm nhập khẩu haynhững biến động của hàng hoá liên quan đều có tính chất lan truyền và ảnh hưởngđến nền kinh tế thế giới Do đó, hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp cũng chịu
sự tác động của những biến động thế giới
Trên đây là những nhân tố chính ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu củadoanh nghiệp Các nhân tố có ảnh hưởng khác nhau có tác động khác nhau tạo nên
sự phức tạp và khó khăn trong hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp Vì vậy cácdoanh nghiệp phải thường xuyên nắm bắt những thay đổi để phản ứng kịp thời tránhnhững rủi ro đáng tiếc xảy ra khi tham gia hoạt động nhập khẩu
1.4 VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU PHÔI THÉP ĐỐI VỚI NGÀNH THÉP VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP
1.4.1 Sơ lược ngành thép Việt Nam
Ngành thép Việt Nam được xây dựng từ đầu những năm 60 của thế kỷ 20 bắtđầu bằng việc hình thành khu liên hợp gang thép Thái Nguyên với sự giúp đỡ củaTrung Quốc năm 1959 Đến năm 1963 khu liên hợp gang thép Thái Nguyên cho rađời mẻ thép cán đầu tiên Khu liên hiệp gang thép Thái Nguyên được xây dựng trên
cơ sở công nghệ truyền thống (lò cao) với nguồn nguyên liệu quặng sắt trong nước
Do chiến tranh, việc xây dựng dở dang kéo dài không đồng bộ cho tới những năm
23
Trang 24cuối của thập kỷ 80, công suất sản xuất thép của Khu liên hợp gang thép Tháinguyên chỉ có công suất luyện cán thép 100.000 tấn/năm.
Năm 1976, Công ty luyện kim đen miền Nam được thành lập trên cơ sở tiếpquản các nhà máy luyện, cán thép mini của chế độ cũ để lại ở thành phố Hồ Chí Minh
và Biên Hòa, sử dụng công nghệ lò điện với tổng công suất khoảng 80.000 tấn thépcán/năm
Giai đoạn từ 1976 đến 1989: Ngành thép gặp rất nhiều khó khăn do kinh tế đấtnước lâm vào khủng hoảng, ngành thép không phát triển được và chỉ duy trì mứcsản lượng từ 40 ngàn đến 85 ngàn tấn thép/năm
Giai đoạn từ 1989 đến 1995: Thực hiện chủ trương đổi mới, mở cửa của Đảng
và Nhà nước, ngành thép bắt đầu có tăng trưởng, sản lượng thép trong nước đã vượtmức trên 100 ngàn tấn/năm Tuy nhiên, sản phẩm thép cung cấp trong nước vẫn cònkhá đơn điệu, thép xây dựng là sản phẩm chủ yếu và truyền thống
Từ 1996 trở lại đây: Ngành thép vẫn giữ được mức độ tăng trưởng khá cao,tiếp tục được đầu tư đổi mới và đầu tư chiều sâu
Với việc mở rộng phạm vị cho phép tham gia vào hoạt động sản xuất kinhdoanh các sản phẩm thép, thị trường thép Việt Nam đã trở nên sôi động hơn rấtnhiều Ngoài Tổng công ty Thép Việt Nam và các cơ sở quốc doanh thuộc địaphương và các ngành, còn có sự tham gia của các liên doanh, các công ty cổ phần,công ty 100% vốn nước ngoài và các công ty tư nhân Sau 10 năm đổi mới và tăngtrưởng, ngành thép Việt Nam đã đạt một số chỉ tiêu như sau: luyện thép lò điện đạt
500 ngàn tấn/năm, công suất cán thép đạt 2,6 triệu tấn/năm (kể cả các đơn vị ngoàiTổng công ty Thép Việt Nam) Từ 2000 trở lại đây, FDI chảy vào ngành thép rất lớn,nhiều nhà máy sản xuất thép và phôi ra đời, tăng tốc độ lượng thép sản xuất được.Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, ngành thép của ta vẫn còn quánhỏ bé và phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nước ngoài, thêm vào đó cơ cấusản phẩm chưa phong phú, công nghệ đa số là lạc hậu từ thập niên 70,80 của thế kỷ
XX Đây là những vấn đề cốt lõi căn bản của ngành thép Việt Nam cần được giảiquyết trong những năm sắp tới nhằm đưa ngành thép hội nhập và phát triển
24
Trang 25Việt Nam đặt ra mục tiêu phấn đấu trở thành một nước công nghiệp theo hướnghiện đại vào năm 2020, công nghiệp thép được xác định một số tiêu chí như sau:
- GDP bình quân đầu người: 1.500 USD
- Nhu cầu tiêu thụ thép: 21 triệu tấn (dài/dẹt=50/50)
- Tiêu thụ thép bình quân đầu người: 200 kg
- Sản xuất thép thô: 10 triệu tấn
- Sản xuất thép cán trong nước đáp ứng 50% nhu cầu thép dẹt và 80% nhu cầuthép dài
- Cơ cấu sản xuất sản phẩm dài/dẹt là: 62/38
- Công nghệ: xây dựng nhà máy thép liên hợp BF-BOF 4,5 triệu tấn/năm vàmột vài trung tâm sản xuất thép lò điện Mini-mill (tỷ lệ thép sản xuất lò BOF/EAF
là 60/40)
1.4.2 Công nghệ sản xuất thép
Hiện nay, Việt Nam đang áp dụng đồng thời hai quy trình công nghệ sản xuấtthép Đó là công nghệ lò cao truyền thống và công nghệ lò điện, cả hai công nghệnày đều cho bán thành phẩm là phôi thép
Sản xuất theo công nghệ lò điện: nguyên liệu đầu vào là thép phế và được
thực hiện theo quy trình sau: Thép phế - > lò điện hồ quang - > lò thùng - > đúc liên tục - > Phôi thép - > nung phôi - > cán thép - > Thép thành phẩm
Như vậy, muốn tạo ra thép thành phẩm thì phải sản xuất được phôi thép Tuynhiên, hiện nay lượng thép phế trong nước không cung cấp đủ Ở nước ta, nguồnthép phế trong nước đã bị khai thác để xuất khẩu và sử dụng trong thời kỳ chiếntranh và đang dần cạn kiệt Còn thép phế thải từ sản xuất và tiêu dùng trong xã hộirất hạn chế do nền kinh tế còn kém phát triển, hàng năm chúng ta chỉ thu gom được300.000 Tấm/năm Theo ước tính, hàng năm chúng ta cần 2,2 – 2,4 triệu tấn thépphế để phục vụ cho sản xuất phôi thép từ đó tạo ra thép thành phẩm, tuy nhiên trongnước mới chỉ đáp ứng được 800.000 Tấn/năm, số còn lại thì phải nhập khẩu
25
Trang 26Sử dụng công nghệ lò cao truyền thống: nguyên liệu đầu vào là quặng sắt.Tại Việt Nam, chỉ có nhà máy gang thép Thái Nguyên và một số ít nhà máy có côngsuất nhỏ là có dây chuyền sản xuất theo công nghệ lò cao truyền thống
Tuy nhiên công nghệ này sử dụng quặng sắt nguyên khối và than cốc nên cầntới 3 công đoạn để sản xuất thép nấu chảy trong đó có kết tụ quặng và luyện thancốc Hiện Việt Nam mỗi năm xuất cho Trung Quốc tới trên 2 triệu tấnquặng Lượng quặng lớn này có thể thu mua dễ dàng trong nền kinh tế thị trường.Nhưng kinh nghiệm vận hành lò cao ở Việt Nam và các nước cho thấy, lò caokhông thể sử dụng quặng tuỳ tiện Chất lượng quặng cho vào lò cao để lò chạy ổnđịnh, không bị sự cố, thì quặng phải được trung hòa đồng đều thành phần, chấtlượng phải tốt, nếu không sẽ không còn tính cạnh tranh vì giá gang sẽ rất cao Chính
vì lẽ đó, chất lượng quặng thu mua trôi nổi không đáp ứng được yêu cầu nói trên.Hiện nay, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu quặng phục vụ cho sản xuất phôi và thépthành phẩm
Cả hai công nghệ sản xuất thép mà Việt Nam đang áp dụng đều cho ra phôithép và từ phôi thép cán thành các loại thép thành phẩm Như vậy, phôi thép là vậtliệu không thể thiếu trong quá trình sản xuất thép thành phẩm
1.4.3 Sự cần thiết phải nhập khẩu phôi thép đối với ngành thép Việt Nam
Phát triển kinh tế trong thời kỳ đổi mới là nhiệm vụ trọng điểm trong đó pháttriển công nghiệp là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để đưa Việt Nam trở thành mộtnước công nghiệp đến năm 2020
Vai trò và tầm quan trọng của ngành công nghiệp thép đối với sự phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước đã được Đảng và Nhà nước đã nhận thức từ rất sớm Ngày12/4/1995, Bộ Chính trị đã có Thông báo số 112-TB/TW về Chiến lược phát triển sảnxuất thép đến năm 2010, trong đó đã nhận định: “Thép là vật liệu chủ yếu của nhiềungành công nghiệp, có vai trò quyết định tới sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước Phát triển nhanh ngành thép là một yêu cầu khách quan, cấp bách và có ýnghĩa chiến lược.”
26
Trang 27Sản lượng tiêu thụ của các doanh nghiệp thép phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởngcủa nền kinh tế nói chung và tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp và xây dựng nóiriêng Hiện Việt Nam đang trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vớinhiều dự án đầu tư xây dựng cơ bản đang được triển khai Với việc là thành viên củaWTO, Việt Nam đang đón nhận một làn sóng đầu tư mới Do đó, nhu cầu thép trongtương lai là rất lớn Đơn cử: khối lượng tiêu thụ thép xây dựng ở Việt Nam trong nhữngnăm qua tăng nhanh nhất là gần với thời điểm gia nhập WTO.
Biểu 1: Sản lượng tiêu thu thép xây dựng 2003-2006
(Nguồn: Phòng vật tư xuất khẩu Tổng công ty Thép)
27
Trang 28Năm 2006, lượng thép tiêu thụ đạt gần 3,5 triệu tấn, tăng gần 30% so với năm
2005 Sang năm 2007, mặc dù giá thép tăng cao nhưng sức tiêu thụ vẫn duy trì ởmức lớn Tính hết năm 2007, sản lượng tiêu thụ thép xây dựng là 3,956 triệu tấntăng 13,48% so với năm 2006 Rõ ràng, Việt Nam đang trong giai đoạn tiêu thụthép lớn Nhu cầu về thép và các sản phẩm của thép là cao Tuy nhiên, khả năng sảnxuất trong nước chưa cung cấp đủ cho nhu cầu tiêu dùng
Bảng 2: Cung - Cầu về sản phẩm thép ở Việt Nam
(Nguồn: Công nghiệp gang thép Việt Nam, một giai đoạn phát triển và chuyển đổi chính sách mới_Nozomu Kawabata)
Dựa vào bảng trên, chúng ta thấy sản xuất nội địa trong những năm qua đãtăng lên đáng kể nhưng trên 40% sản phẩm thép được tiêu thụ là hàng nhập khẩu.Thêm vào đó, để sản xuất ra thép thành phẩm thì các doanh nghiệp còn phải nhậpkhẩu thêm các yếu tố đầu vào khác chứ không đơn thuần là sử dụng những nguyênliệu trong nước Trong đó, phôi thép, yếu tố cấu thành chính của thép thành phẩm,trong nước mới chỉ đáp ứng được 20% còn lại là phụ thuộc vào lượng phôi nhậpkhẩu
28
Trang 29Sơ đồ 1: Dòng nguyên liệu của ngành thép theo phân loại sản phẩm (2005)
Như vậy, với vai trò của phôi thép và khả năng cung ứng phôi thép trongnước, chúng ta đã có thể thấy phần nào tầm quan trọng của hoạt động nhập khẩuphôi thép trong ngành công nghiệp thép Việt Nam hiện nay
29
Đơn vị: 1000 Tấn
(Nguồn: Công nghiệp gang thép Việt Nam, một giai đoạn phát triển
và chuyển đổi chính sách mới_Nozomu Kawabata)
Trang 30cụ thể là thực hiện các cam kết với các tổ chức mà Việt Nam là thành viên
Ngành thép phân sản phẩm thép thành hai loại: Mặt hàng nhạy cảm và mặthàng thông thường Nhóm các mặt hàng nhạy cảm được chia thành nhạy cảmthường và nhạy cảm cao
- Nhóm mặt hàng nhạy cảm cao bao gồm thép xây dựng làm bê tông cốt thép,thép hình tiết diện nhỏ và ống hàn (do các doanh nghiệp trong nước sản xuất theonhu cầu thị trường)
- Nhóm các mặt hàng nhạy cảm thường của ngành thép là thép cán nguội, phôithép và thép mạ
Tiêu chuẩn phân loại nhạy cảm cao và nhạy cảm vừa được dựa trên đánh giá vềdiễn biến cung cầu thép ở thị trường nội địa Nếu năng lực sản xuất trong nước có thểđáp ứng đủ nhu cầu, ngành hàng đó được coi là nhạy cảm cao Nếu sản xuất trongnước chỉ đáp ứng một phần nhu cầu, ngành hàng đó là nhạy cảm vừa Đối với cácmặt hàng thép vừa được sản xuất tại Việt Nam vừa được các nhà sản xuất thép trongnước sử dụng như phôi thép thì sẽ có mức thuế suất thoả hiệp trung bình là 7%
2.1.1 Cam kết trong khu vực mậu dịch tự do (AFTA)
AFTA là khu mậu dịch tự do của các nước thuộc khối ASEAN Sự gia đời củaAFTA nhằm mục đích tăng cường buôn bán trong nội khối, qua đó thúc đẩy sản
30
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU PHÔI THÉP
TẠI TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM
DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP
Trang 31xuất tăng trưởng, đồng thời biến ASEAN thành một địa điểm hấp dẫn nhà đầu tưngoại khối Nhằm tiến tới hình thành khu vực mậu dịch tự do, các nước ASEAN đãthực hiện các chương trình:
- Với chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung CEPT, thuế quan củacác nước tham gia được giảm xuống còn 0 – 5%
- Loại bỏ hàng rào phi thuế quan (NTB): hạn ngạch, cấp giấy phép, kiểmsoát hành chính và hàng rào kỹ thuật
- Hài hoà các thủ tục hành chính
Kể từ năm 2006, thuế suất của các mặt hàng thông thường của VN (bao gồm
cả sắt thép) đều có mức thuế từ 0 - 5% Các mặt hàng nhạy cảm có lộ trình cắt giảmthuế dài hơn Trong cam kết giữa các nước ASEAN, thuế suất thuế nhập khẩu củaViệt Nam
Bảng 3: Thuế suất cam kết của Việt Nam với mặt hàng sắt thép trong AFTA
Mã HS Mô tả hàng hoá
Thuế suấtthời điểmhiện tại
Thuế suấtcam kết cắtgiảm
Thời hạn thựchiện
(Nguồn: Cam kết của Việt Nam trong AFTA)
Khi tham gia vào AFTA, Việt Nam phải tuân thủ các luật lệ chung của tổ chứcnày, trong đó có những cam kết về thuế Điểm đặc biệt là sẽ không có bất kỳ sựthay đổi nào về mức thuế suất từ 2006 đến 2013, mức thuế hiện tại là mức thuếđược áp dụng cho đến thời điểm cuối cùng trong cam kết
2.1.2 Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA)
Hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN – Trung Quốc được ký kết với mục tiêuthiết lập một khu mậu dịch tự do giữa các nước ASEAN với Trung Quốc trong vòng 10năm tới
31
Trang 32Trong cam kết cắt giảm thuế của Việt Nam đối với mặt hàng thép trong khu vựcACFTA, ngành thép có tổng số 446 mặt hàng, trong đó, 24 mặt hàng cam kết ở mức độnhạy cảm cao và 11 mặt hàng nhạy cảm thông thường Các mặt hàng nhạy cảm sẽkhông có lộ trình cắt giảm hàng năm, nhưng Việt Nam phải cam kết cắt giảm xuốngthuế suất 20% vào năm 2015 và xuống 0 - 5% vào năm 2020 đối với các mặt hàngnhạy cảm thông thường; các mặt hàng còn lại của ngành Thép được thực hiện cắt giảmtheo lộ trình của các mặt hàng thông thường.
Thuế suất và lộ trình cắt giảm mặt hàng thép của Việt Nam trong hiệp địnhACFTA cụ thể như sau:
Bảng 4: Lộ trình cắt giảm thuế suất của Việt Nam đối với mặt hàng sắt thép trong ACFTA.
(Nguồn: Cam kết trong ACFTA của Việt Nam)
Đây là lộ trình cụ thể cho từng mức thuế suất đã áp dụng MFN sẽ được cắt giảm
từ năm 2005 cho đến 2015 sẽ đồng loạt xuống còn 0% Theo đó, cho đến năm 2015,thép Việt Nam sẽ phải áp dụng mức thuế 0% với các sản phẩm thép nhập vào từTrung Quốc
32
Trang 33Riêng đối với hai mặt hàng phôi thép và thép xây dựng thì mức độ cam kết cắtgiảm với Trung Quốc của Việt Nam là
Bảng 5: Thuế suất của Việt Nam với mặt hàng sẳt thép trong ACFTA.
Mã HS Mô tả hàng hoá Thuế suấtthời điểm
(Nguồn: Cam kết của Việt Nam trong ACFTA)
2.1.3 Cam kết trong WTO
2.1.3.1 Quy chế tối huệ quốc (MFN)
Quy chế tối huệ quốc (MFN): đối xử bình đẳng với các nước khác Theo quychế này các quốc gia không được phân biệt đối xử với các đối tác thương mại củamình Nếu trao cho một nước nào đó một đặc quyền thương mại thì cũng phải đối
xử tương tự như vậy với tất cả các nước thành viên còn lại của WTO
Đây là nguyên tắc đặc biệt quan trọng vì nó được quy định ngay tại điều đầu tiêncủa Hiệp định chung về Thuế quan và thương mại, hiệp định đóng vai tròn điều tiếtthương mại hàng hóa Đây cũng là điều khoản ưu tiên của các Hiệp định quan trọngcủa WTO Thuế suất đối với phôi thép và thép xây dựng được Việt Nam áp dụng nhưsau:
Bảng 6: Thuế MFN của Việt Nam đối với một số mặt hàng sắt thép
72077214
Phôi thépThép XD
310
(Nguồn: phòng kinh doanh xuất nhập khẩu - Tổng công ty Thép)
Biểu thuế MFN của Việt Nam được Bộ tài chính ban hành hàng năm để ápdụng với các hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam từ những nước có quan hệ bìnhthường với Việt Nam (trước đây) và các nước thành viên WTO (hiện nay) Đặc biệt,
33
Trang 34mức thuế này không có lộ trình và có thể tăng giảm theo tình hình thị trường nhưngkhông vượt quá thuế suất cam kết với WTO.
2.1.3.2 Cam kết trong WTO
Quy tắc xuất xứ sẽ được áp dụng theo 3 quy tắc chung của WTO: quy tắcchuyển đổi dòng thuế, quy tắc hàm lượng xuất xứ giá trị khu vực, quy tắc chuyểnđổi cơ bản
Tuy theo từng điều kiện và loại mặt hàng cụ thể mà quy tắc xuất xứ có thể lựachọn một quy tắc hoặc kết hợp các quy tắc để tính
Về hạn ngạch thuế quan thì Việt Nam không áp dụng hạn ngạch thuế quan đốivới các sản phẩm thép, mở cửa thị trường phân phối sản phẩm sau 3 năm kể từ khigia nhập WTO
Cụ thể các cam kết như sau:
Thép là nguyên liệu quan trọng của ngành công nghiệp Do đó, các thành viêntrong WTO đã yêu cầu Việt Nam đàm phán tất cả các dòng thuế của sản phẩm thép.Theo đó, cam kết của Việt Nam đối với các sản phẩm thép là (tập trung vào thépxây dựng và phôi thép):
Bảng 7: Thuế suất cam kết của Việt Nam đối với mặt hàng sắt thép trong WTO
Mã HS Mô tả hàng hoá kết tại thời điểmThuế suất cam
gia nhập (%)
Thuế suất camkết cắt giảm(%)
Thời hạn thựchiện (năm)
7207
7214
Phôi thépThép xây dựng
2040
1025
20142014
(Nguồn: Phòng kinh doanh XNK_Tổng công ty Thép)
Như vậy, nhìn vào bảng số liệu có thể thấy, nếu thực hiện theo đúng cam kếtthì mức thuế của hai mặt hàng phôi thép và thép xây dựng sẽ giảm đi từ 2 – 2.5 lần
so với mức thuế suất ban đầu
Theo cam kết này đến năm 2014, ngành thép nói chung và Tổng công ty Thép nóiriêng sẽ phải đồng loạt cắn giảm thuế theo thoả thuận (cụ thể là với phôi thép cắt giảm
từ 20% xuống còn 10%, thép xây dựng từ 40% giảm xuống còn 25%)
34
Trang 35Tuy nhiên, mức thuế suất sẽ không phải cắt giảm ngay lập tức hoặc phải chờ đến năm
2014 mới cắt giảm Theo cam kết, sự cắt giảm thuế suất được thực hiện theo lộ trình nhấtđịnh
Ta sẽ phân tích lộ trình này trong sơ đồ dưới đây:
Sơ đồ 2: Lộ trình giảm thuế của một số mặt hàng sẳt thép trong WTO
(Nguồn: Phòng kinh doanh XNK_Tổng công ty Thép)
Lộ trình cắt giảm được kéo dài đến năm 2014 và mức giảm sẽ được giảm đềuhàng năm ( mức cắt giảm như trong sơ đồ trên, mỗi năm thuế sẽ được giảm 2.5%với phôi thép và 3 – 4% với thép XD)
Bước cắt giảm đầu tiên tính từ ngày 01 tháng 01 của năm tiếp theo thời điểm gianhập và chính thức trở thành thành viên WTO của Việt Nam Các bước cắt giảm sau
đó được thực hiện từ ngày 01 tháng 01 hàng năm cho đến khi đạt được mức cam kếtcuối cùng Tuy nhiên, mức thuế cam kết có thể được cắt giảm nhanh hơn lộ trình cắtgiảm đều hàng năm và được làm tròn đến số thập phân thứ nhất Theo lộ trình này,cho đến năm 2014, Việt Nam sẽ phải hoàn tất việc cắt giảm thuế với phôi thép vàthép xây dựng
35
Trang 362.2 TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU PHÔI THÉP TẠI VĂN PHÒNG TỔNG CÔNG TY THÉP
2.2.1 Tổng quan về Tổng công ty Thép Việt Nam
2.2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Các mốc chính của Tổng công ty Thép Việt Nam trong quá trình phát triểncũng là sự cụ thể hoá các chủ trương, chính sách của nhà nước trong việc đổi mới,sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước thời kỳ hội nhập Về cơ bản, có những mốcchính sau:
Ngày 30/05/1990 với quyết định 128/CNNg - TC của Bộ công nghiệp nặng(nay là Bộ công thương) Tổng công ty Thép được thành lập bằng việc sát nhập hainhà máy lớn nhất Việt Nam lúc đó là Công ty Gang thép Thái Nguyên ở phía Bắc
và Công ty thép Miền Nam ở phía Nam Tổng công ty Thép ra đời trở thành công
cụ cho nhà nước quản lý chặt chẽ hơn các đầu tầu của nền kinh tế
Theo quyết định số 255/TTg ngày 29/04/1995 của thủ tướng chính phủ, Tổngcông ty Thép chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình tổng công ty 90,91nhằm tiến tới hình thành nên một tập đoàn kinh tế mạnh của đất nước
Theo quyết định 266/2006/QĐ - TTg, đề án chuyển Tổng công ty Thép Việt Namsang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con chính thức có hiệu lực Theo đó,công ty mẹ - Tổng công ty Thép Việt Nam (VSC) là công ty nhà nước, được hình thànhtrên cơ sở tổ chức lại Văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam, Công ty Thép miềnNam, Công ty Thép tấm lá Phú Mỹ, các đơn vị hạch toán phụ thuộc, đơn vị sự nghiệp vàcác chi nhánh Các công ty con của Tổng công ty Thép Việt Nam bao gồm: 8 công ty doCông ty mẹ giữ cổ phần, vốn góp chi phối; 4 công ty thực hiện cổ phần hóa năm 2007 -
2008 do công ty mẹ giữ cổ phần chi phối Ngoài ra, Tổng công ty Thép Việt Nam còn có
21 công ty cổ phần, liên doanh có cổ phần hoặc vốn góp của Công ty mẹ dưới 50% vốnđiều lệ.Tổng công ty Thép Việt Nam chính thức hoạt động sang mô hình công ty mẹ -con từ ngày 01/07/2007
36
Trang 372.2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị
Công ty mẹ - Tổng công ty Thép Việt Nam được hình thành trên cơ sở sắp xếp lạiVăn phòng Tổng công ty Thép, công ty thép tấm lá Phú Mỹ, công ty thép Miền Nam Việcđiều hành quản lý chủ yếu thông qua cơ quan văn phòng của Tổng công ty Thép với trụ sởchính 91 Láng Hạ - Hà Nội Trong quá trình hoạt động, cơ cấu tổ chức có thể thay đổi chophù hợp với hoàn cảnh cụ thể, song hiện nay thì cơ cấu tổ chức của cơ quan văn phòngVSC như sau:
Sơ đồ 3: Cơ cấu tổ chức cơ quan văn phòng VSC
37
Trang 38Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan đại diện trực tiếp chủ sở hữu nhà nước tại VSC,
có quyền nhân danh VSC để quyết định các vấn đề lớn của VSC, chịu trách nhiệmtrước Thủ tướng Chính phủ và trước pháp luật về mọi hoạt động của VSC Thànhviên hội đồng quản trị có nhiệm kỳ 5 năm
Hiện nay, thành viên hội đồng quản trị của VSC bao gồm
Phòng đầu tư phát triển Phòng tổ chức lao động
Trung tâm hợp tác lao động với nước ngoài
Phòng tài chính kế toán
Phòng vật tư xuất nhập khẩu Phòng hợp tác quốc tế Phòng kĩ thuật an toàn Phó tổng giám đốc
Trang 39- Ông Mai Văn Tinh, phó tổng giám đốc Tổng công ty Thép Việt Nam, được
bổ nhiệm làm chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty mẹ - Tổng công ty Thép ViệtNam
- Ông Đậu Văn Hùng, ủy viên Hội đồng quản trị - Tổng giám đốc Tổng công
ty Thép Việt Nam, giữ chức ủy viên Hội đồng quản trị Công ty mẹ - Tổng công tyThép Việt Nam;
- Ông Đặng Thúc Kháng, ủy viên Hội đồng quản trị kiêm Trưởng ban Kiểmsoát Tổng công ty Thép Việt Nam, giữ chức ủy viên Hội đồng quản trị Công ty mẹkiêm Trưởng ban Kiểm sóat - Tổng công ty Thép Việt Nam
- Ông Nguyễn Minh Xuân, ủy viên Hội đồng quản trị Tổng công ty Thép ViệtNam, giữ chức ủy viên Hội đồng quản trị Công ty mẹ - Tổng công ty Thép ViệtNam
- Ông Lê Phú Hưng, quyền Tổng giám đốc Công ty Thép Miền Nam, giữchức ủy viên Hội đồng quản trị Công ty mẹ - Tổng công ty Thép Việt Nam
Ban kiểm soát
Ban Kiểm soát do Hội đồng quản trị thành lập để giúp Hội đồng quản trị kiểmtra, giám sát tính hợp pháp, chính xác và trung thực trong quản lý, điều hành hoạtđộng kinh doanh, trong ghi chép sổ kế toán, báo cáo tài chính và việc chấp hànhĐiều lệ VSC, nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, quyết định của Chủ tịchHội đồng quản trị
Ban Kiểm soát thực hiện nhiệm vụ do Hội đồng quản trị giao, báo cáo và chịutrách nhiệm trước Hội đồng quản trị về thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.Hiện nay, trưởng ban kiểm soát của VSC là ông Đặng Thúc Kháng
Tổng giám đốc
Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của VSC, điều hành hoạtđộng hàng ngày của VSC theo mục tiêu, kế hoạch và các nghị quyết, quyết địnhcủa Hội đồng quản trị, phù hợp với Điều lệ VSC; chịu trách nhiệm trước Hội đồngquản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền, nhiệm vụ được giao
Phó tổng giám đốc
39
Trang 40Các phó tổng giám đốc giúp Tổng giám đốc điều hành VSC theo phân công
và uỷ quyền của Tổng giám đốc; chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và phápluật về nhiệm vụ được phân công và uỷ quyền Việc uỷ quyền có liên quan đến việc
ký kết hợp đồng kinh tế hoặc liên quan tới việc sử dụng con dấu của VSC đều phảithực hiện bằng văn bản
Hiện nay, ban tổng giám đốc của VSC bao gồm:
Đậu Văn Hùng Tổng Giám đốc 11/2003 đến nay
Nguyễn Thanh Chuỷ Phó Tổng Giám đốc 2007 đến nay
Vũ Bá Ổn Phó Tổng Giám đốc 2007 đến nay
Nguyễn Trọng Khôi Phó Tổng Giám đốc 11/2003 đến nay
Lê Phú Hưng Phó Tổng Giám đốc
Các phòng ban
Văn phòng Tổng công ty: Tham mưu giúp Lãnh đạo Tổng công ty Théptheo dõi phối hợp các mặt hoạt động của Tổng công ty Thép; công tác văn thư, lưutrữ, thi đua khen thưởng, bảo vệ, y tế, tự vệ phòng cháy chữa cháy và quan hệ vớicác cơ quan thông tin đại chúng, đảm bảo điều kiện làm việc cho cán bộ, nhân viên
cơ quan Tổng công ty Thép
Phòng tổ chức lao động: Tham mưu giúp Lãnh đạo Tổng công ty Thép điềuhành lãnh vực tổ chức cán bộ, lao động, tiền lương, đổi mới và phát triển doanhnghiệp, đào tạo nguồn nhân lực, công tác giáo dục quốc phòng và hoạt động xuấtnhập cảnh của Tổng công ty Thép
Phòng tài chính kế toán: Tham mưu giúp Lãnh đạo Tổng công ty Thépquản lý điều hành lĩnh vực tài chính, kế toán trong toàn Tổng công ty
Phòng đầu tư phát triển: Tham mưu, giúp Tổng giám đốc, Hội đồng quảntrị quản lý điều hành lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản và quản lý các Công ty liên
40