Hiện nay, Việt Nam đang áp dụng đồng thời hai quy trình công nghệ sản xuất thép. Đó là công nghệ lò cao truyền thống và công nghệ lò điện, cả hai công nghệ này đều cho bán thành phẩm là phôi thép.
• Sản xuất theo công nghệ lò điện: nguyên liệu đầu vào là thép phế và được thực hiện theo quy trình sau: Thép phế - > lò điện hồ quang - > lò thùng - > đúc liên tục - > Phôi thép - > nung phôi - > cán thép - > Thép thành phẩm
Như vậy, muốn tạo ra thép thành phẩm thì phải sản xuất được phôi thép. Tuy nhiên, hiện nay lượng thép phế trong nước không cung cấp đủ. Ở nước ta, nguồn thép phế trong nước đã bị khai thác để xuất khẩu và sử dụng trong thời kỳ chiến tranh và đang dần cạn kiệt. Còn thép phế thải từ sản xuất và tiêu dùng trong xã hội rất hạn chế do nền kinh tế còn kém phát triển, hàng năm chúng ta chỉ thu gom được 300.000 Tấm/năm. Theo ước tính, hàng năm chúng ta cần 2,2 – 2,4 triệu tấn thép phế để phục vụ cho sản xuất phôi thép từ đó tạo ra thép thành phẩm, tuy nhiên trong nước mới chỉ đáp ứng được 800.000 Tấn/năm, số còn lại thì phải nhập khẩu.
•Sử dụng công nghệ lò cao truyền thống: nguyên liệu đầu vào là quặng sắt. Tại Việt Nam, chỉ có nhà máy gang thép Thái Nguyên và một số ít nhà máy có công suất nhỏ là có dây chuyền sản xuất theo công nghệ lò cao truyền thống.
Tuy nhiên công nghệ này sử dụng quặng sắt nguyên khối và than cốc nên cần tới 3 công đoạn để sản xuất thép nấu chảy trong đó có kết tụ quặng và luyện than cốc.
Hiện Việt Nam mỗi năm xuất cho Trung Quốc tới trên 2 triệu tấn quặng. Lượng quặng lớn này có thể thu mua dễ dàng trong nền kinh tế thị trường. Nhưng kinh nghiệm vận hành lò cao ở Việt Nam và các nước cho thấy, lò cao không thể sử dụng quặng tuỳ tiện. Chất lượng quặng cho vào lò cao để lò chạy ổn định, không bị sự cố, thì quặng phải được trung hòa đồng đều thành phần, chất lượng phải tốt, nếu không sẽ không còn tính cạnh tranh vì giá gang sẽ rất cao. Chính vì lẽ đó, chất lượng quặng thu mua trôi nổi không đáp ứng được yêu cầu nói trên. Hiện nay, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu quặng phục vụ cho sản xuất phôi và thép thành phẩm.
Cả hai công nghệ sản xuất thép mà Việt Nam đang áp dụng đều cho ra phôi thép và từ phôi thép cán thành các loại thép thành phẩm. Như vậy, phôi thép là vật liệu không thể thiếu trong quá trình sản xuất thép thành phẩm.