2.2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Các mốc chính của Tổng công ty Thép Việt Nam trong quá trình phát triển cũng là sự cụ thể hoá các chủ trương, chính sách của nhà nước trong việc đổi mới, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước thời kỳ hội nhập. Về cơ bản, có những mốc chính sau:
Ngày 30/05/1990 với quyết định 128/CNNg - TC của Bộ công nghiệp nặng (nay là Bộ công thương) Tổng công ty Thép được thành lập bằng việc sát nhập hai nhà máy lớn nhất Việt Nam lúc đó là Công ty Gang thép Thái Nguyên ở phía Bắc và Công ty thép Miền Nam ở phía Nam. Tổng công ty Thép ra đời trở thành công cụ cho nhà nước quản lý chặt chẽ hơn các đầu tầu của nền kinh tế.
Theo quyết định số 255/TTg ngày 29/04/1995 của thủ tướng chính phủ, Tổng công ty Thép chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình tổng công ty 90,91 nhằm tiến tới hình thành nên một tập đoàn kinh tế mạnh của đất nước.
Theo quyết định 266/2006/QĐ - TTg, đề án chuyển Tổng công ty Thép Việt Nam sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con chính thức có hiệu lực. Theo đó, công ty mẹ - Tổng công ty Thép Việt Nam (VSC) là công ty nhà nước, được hình thành trên cơ sở tổ chức lại Văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam, Công ty Thép miền Nam, Công ty Thép tấm lá Phú Mỹ, các đơn vị hạch toán phụ thuộc, đơn vị sự nghiệp và các chi nhánh. Các công ty con của Tổng công ty Thép Việt Nam bao gồm: 8 công ty do Công ty mẹ giữ cổ phần, vốn góp chi phối; 4 công ty thực hiện cổ phần hóa năm 2007 - 2008 do công ty mẹ giữ cổ phần chi phối. Ngoài ra, Tổng công ty Thép Việt Nam còn có 21 công ty cổ phần, liên doanh có cổ phần hoặc vốn góp của Công ty mẹ dưới 50% vốn điều lệ.Tổng công ty Thép Việt Nam chính thức hoạt động sang mô hình công ty mẹ - con từ ngày 01/07/2007.
2.2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị
Công ty mẹ - Tổng công ty Thép Việt Nam được hình thành trên cơ sở sắp xếp lại Văn phòng Tổng công ty Thép, công ty thép tấm lá Phú Mỹ, công ty thép Miền Nam. Việc
điều hành quản lý chủ yếu thông qua cơ quan văn phòng của Tổng công ty Thép với trụ sở chính 91 Láng Hạ - Hà Nội. Trong quá trình hoạt động, cơ cấu tổ chức có thể thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể, song hiện nay thì cơ cấu tổ chức của cơ quan văn phòng VSC như sau:
Sơ đồ 3: Cơ cấu tổ chức cơ quan văn phòng VSC
37
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
Ban kiểm soát
Phó tổng giám đốc Phó tổng giám đốc Phó tổng giám đốc Văn phòng Tổng công ty
Phòng đầu tư phát triển Phòng tổ chức lao động
Trung tâm hợp tác lao động với nước ngoài
Phòng tài chính kế toán
Phòng vật tư xuất nhập khẩu Phòng hợp tác quốc tế Phòng kĩ thuật an toàn Phó tổng giám đốc
Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan đại diện trực tiếp chủ sở hữu nhà nước tại VSC, có quyền nhân danh VSC để quyết định các vấn đề lớn của VSC, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ và trước pháp luật về mọi hoạt động của VSC. Thành viên hội đồng quản trị có nhiệm kỳ 5 năm.
Hiện nay, thành viên hội đồng quản trị của VSC bao gồm
- Ông Mai Văn Tinh, phó tổng giám đốc Tổng công ty Thép Việt Nam, được bổ nhiệm làm chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty mẹ - Tổng công ty Thép Việt Nam
- Ông Đậu Văn Hùng, ủy viên Hội đồng quản trị - Tổng giám đốc Tổng công ty Thép Việt Nam, giữ chức ủy viên Hội đồng quản trị Công ty mẹ - Tổng công ty Thép Việt Nam;
- Ông Đặng Thúc Kháng, ủy viên Hội đồng quản trị kiêm Trưởng ban Kiểm soát Tổng công ty Thép Việt Nam, giữ chức ủy viên Hội đồng quản trị Công ty mẹ kiêm Trưởng ban Kiểm sóat - Tổng công ty Thép Việt Nam.
- Ông Nguyễn Minh Xuân, ủy viên Hội đồng quản trị Tổng công ty Thép Việt Nam, giữ chức ủy viên Hội đồng quản trị Công ty mẹ - Tổng công ty Thép Việt Nam.
- Ông Lê Phú Hưng, quyền Tổng giám đốc Công ty Thép Miền Nam, giữ chức ủy viên Hội đồng quản trị Công ty mẹ - Tổng công ty Thép Việt Nam.
Ban kiểm soát
Ban Kiểm soát do Hội đồng quản trị thành lập để giúp Hội đồng quản trị kiểm tra, giám sát tính hợp pháp, chính xác và trung thực trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ kế toán, báo cáo tài chính và việc chấp hành Điều lệ VSC, nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, quyết định của Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Ban Kiểm soát thực hiện nhiệm vụ do Hội đồng quản trị giao, báo cáo và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Hiện nay, trưởng ban kiểm soát của VSC là ông Đặng Thúc Kháng.
Tổng giám đốc
Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của VSC, điều hành hoạt động hàng ngày của VSC theo mục tiêu, kế hoạch và các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, phù hợp với Điều lệ VSC; chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền, nhiệm vụ được giao.
Phó tổng giám đốc
Các phó tổng giám đốc giúp Tổng giám đốc điều hành VSC theo phân công và uỷ quyền của Tổng giám đốc; chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được phân công và uỷ quyền. Việc uỷ quyền có liên quan đến việc ký kết hợp đồng kinh tế hoặc liên quan tới việc sử dụng con dấu của VSC đều phải thực hiện bằng văn bản.
Hiện nay, ban tổng giám đốc của VSC bao gồm:
Họ và tên Chức vụ Thời kỳ
Đậu Văn Hùng Tổng Giám đốc 11/2003 đến nay Nguyễn Thanh Chuỷ Phó Tổng Giám đốc 2007 đến nay Vũ Bá Ổn Phó Tổng Giám đốc 2007 đến nay Nguyễn Trọng Khôi Phó Tổng Giám đốc 11/2003 đến nay Lê Phú Hưng Phó Tổng Giám đốc
Các phòng ban
• Văn phòng Tổng công ty: Tham mưu giúp Lãnh đạo Tổng công ty Thép theo dõi phối hợp các mặt hoạt động của Tổng công ty Thép; công tác văn thư, lưu trữ, thi đua khen thưởng, bảo vệ, y tế, tự vệ phòng cháy chữa cháy và quan hệ với các cơ quan thông tin đại chúng, đảm bảo điều kiện làm việc cho cán bộ, nhân viên cơ quan Tổng công ty Thép.
• Phòng tổ chức lao động: Tham mưu giúp Lãnh đạo Tổng công ty Thép điều hành lãnh vực tổ chức cán bộ, lao động, tiền lương, đổi mới và phát triển doanh nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực, công tác giáo dục quốc phòng và hoạt động xuất nhập cảnh của Tổng công ty Thép.