Tác động của quá trình hội nhập đến ngành thép nói chung và hoạt động nhập

Một phần của tài liệu Hoạt động nhập khẩu phôi thép tại Văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam trong điều kiện hội nhập (Trang 61 - 64)

nhập khẩu phôi thép nói riêng

2.3.1.1. Tác động tích cực

Những tác động tích cực của quá trình hội nhập đến ngành thép cũng như các ngành kinh tế khác chủ yếu được thể hiện thông qua các điểm sau:

- Chính phủ có điều kiện học hỏi kinh nghiệm trong việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế, từ đó giảm bớt những sai sót trong việc đề ra đường lối phát triển cũng như mục tiêu của các ngành kinh tế trong đó có ngành thép.

Ngành thép Việt Nam còn non trẻ, hầu hết các công ty đang còn trong giai đoạn trả nợ do mới đầu tư, việc hội nhập quốc tế là 1 thử thách lớn, nhưng Nhà nước vẫn tiếp tục bảo vệ sản xuất trong nước nói chung và ngành thép nói riêng với lộ trình tới năm 2018 như đã thoả thuận với các nước đến lúc đó chúng ta có đủ khả năng hội nhập đầy đủ với quốc tể. Hiện tại chúng ta đang học tập kinh nghiệm các nước để

xây dựng rào cản kỹ thuật để bảo vệ sản xuất trong nước. Cũng vì thế hơn lúc nào hết rất cần sự hợp tác và đồng thuận để cùng bảo hộ cho sản xuất trong nước tồn tại và phát triển trong quá trình hội nhập Quốc tế. Những tác động tiêu cực của quá trình hội nhập mà chủ yếu biểu hiện bằng sự tác động của thị trường thế giới đối với thị trường nội địa những năm qua đã cho thấy những sai lầm căn bản của ngành thép Việt Nam khi chỉ chú trọng vào sản xuất hạ nguồn. Từ những nhìn nhận đó, nhà nước đang đề ra đường lối phát triển cho ngành thép trên cơ sở khắc phục sự mất cân đối này.

- Buộc các doanh nghiệp Việt Nam chấn chỉnh tổ chức quản lý sản xuất, đổi mới công nghệ, nắm bắt thông tin, nâng cao khả năng cạnh tranh .

Đây là một tác động mang tính tích cực nhất cho ngành thép bởi lẽ vấn đề công nghệ là vấn đề bất cập hiện nay của ngành thép nói chung và của VSC nói riêng. VSC đang sở hữu những công nghệ lạc hậu từ những thập niên 70,80 của thế kỷ trước và hầu hết là nhập khẩu từ Trung Quốc. Trong điều kiện mới, muốn cạnh tranh thì cốt lõi là phải thay đổi dây chuyền công nghệ. Các doanh nghiêp liên doanh và tư nhân mới ra đời sau có lợi thế trong việc lựa chọn công nghệ đưa vào sản xuất do đó có khả năng cạnh tranh cao với VSC. Nắm bắt được xu thế đó, Tổng công ty Thép đang không ngừng đổi mới công nghệ. Năm 2006 đưa vào hoạt động nhà máy thép Phú Mỹ, đây là một trong những nhà máy cán bằng lò hồ quang điện hiện đại ở Việt Nam với công suất 500.000 Tấn/năm. Một nhà máy mới là công ty thép tấm Phú Mỹ được VSC thành lập để vận hành nhà máy cán nguội đầu tiên của Việt Nam, được xây dựng từ năm 2005 với một dây chuyền tẩy rửa, hai dây chuyền cán nguội đảo chiều và một phân xưởng lò ủ công suất nhà máy lên đến 400 ngàn tấn/năm.

- Mở rộng quan hệ với nhiều nước từ đó tạo điều kiện phân tán thị trường nhập khẩu phôi thép.

Với hơn 70% nguyên liệu nhập khẩu phần lớn từ Trung Quốc, ngành thép Việt Nam phụ thuộc lớn vào nguồn hàng nước này. Trong những năm vừa qua, sự điều chỉnh chính sách và cơ cấu ngành công nghiệp gang thép của Trung Quốc đã khiến cho thị trường thép Việt Nam lao đao. Với việc hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế

giới, Việt Nam có cơ hội tìm kiếm thị trường nhập khẩu nguyên liệu cho mình. Từ đó giảm bớt sự phụ thuộc vào nền kinh tế Trung Quốc. Sự phân tán thị trường trong điều kiện có những biến động liên tục của thị trường thép thế giới là hoàn toàn hợp lý.

- Tiếp xúc với nhiều tập quán kinh doanh khác nhau từ đó nâng cao năng lực của đội ngũ lao động hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, trên cơ sớ đó giảm thiểu dần các sai sót trong các hợp đồng thương mại quốc tế.

Đây là một tác động tích cực của quá trình hội nhập lên hoạt động nhập khẩu thông qua công tác nghiệp vụ của hoạt động này. Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ là đòi hỏi của quá trình phát triển nền kinh tế, trong đó, nâng cao năng lực của đội ngũ làm công tác ngoại thương là rất cần thiết.

2.3.1.2. Tác động tiêu cực

Trên bình diện vĩ mô thì tác động tiêu cực của quá trình hội nhập đến ngành thép được thể hiện chủ yếu ở các điểm:

- Hội nhập đồng nghĩa với việc cắt giảm dần và xoá bỏ những biện pháp bảo hộ cho nền sản xuất trong nước gây khó khăn cho các nhà sản xuất trong nước.

Việt Nam bước vào nền kinh tế thị trường, nhu cầu xây dựng trong đó có thép xây dựng luôn tăng với tốc độ rất cao. Nhà nước có chủ trương phát triển ngành nên đã đặt những chính sách bảo hộ hết sức hậu hĩnh, mong tạo cơ hội cho ngành phát triển trước khi hội nhập. Đó là đánh thuế thép nhập khẩu 40% và đặt 10% phụ thu, thêm vào đó phôi thép lại đánh thuế thấp. Với việc quá coi trọng khâu hạ nguồn (cán thép), ngành thép Việt Nam đã phát triển một cách lệch lạc, mất cân đối. Khi thực hiện theo các cam kết của hội nhập, đồng loạt tất cả các dòng thuế nhập khẩu thép giảm, các doanh nghiệp Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn trong việc cung ứng nguyên liệu trong sản xuất.

- Công nghiệp gang thép Việt Nam với xuất phát điểm thấp, hội nhập có thể dẫn đến nguy cơ tụt hậu và trở thành thị trường xuất khẩu cho các nước khác

Với việc nhập khẩu đến 70% lượng phôi thép phục vụ sản xuất, công thêm giá phôi ngày càng tăng như hiện nay đã khiến cho chi phí thép thành phẩm sản xuất trong nước cao hơn cả thép thành phẩm nhập khẩu. Điều này sẽ dẫn đến khuyến khích các doanh

nghiệp nhập khẩu thép thành phẩm, thị phần của các doanh nghiệp trong nước mất dần gây nguy cơ phá sản nền công nghiệp thép nước ta.

- Dễ bị ảnh hưởng bởi những biến động của thị trường bên ngoài => tạo nên những cơn sốt bất ngờ cho nền kinh tế

Điều này, ở Việt Nam chúng ta đã được chứng kiến trong giai đoạn vừa qua. Với sự biến động của giá nguyên liệu thế giới, ngành thép đã không ngừng đưa ra những điều chỉnh như giảm thuế suất nhập khẩu phôi thép xuống 0%, hay đưa ra một mức giá sàn cho thị trường thép…

Lấy ví dụ như năm 2005, "Năm 2005, có khoảng 43, 44 doanh nghiệp thép trong tổng số 50 doanh nghiệp thành viên của hiệp hội bị lỗ. Mức lỗ nặng nhất lên đến khoảng 2,5 triệu USD. Đây là lần đầu tiên trong vòng 5 năm gần đây ngành thép gặp khó khăn lớn" - ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) cho biết. Theo VSA, doanh nghiệp ngành thép bị lỗ do nhiều nguyên nhân. Trong đó, chủ yếu do ngay từ đầu năm 2005, giá phôi thép thế giới tăng cao, gần 400 USD/tấn nhưng Nhà nước lại khống chế giá bán ra của Tổng công ty thép Việt Nam không quá 8 triệu đồng/tấn. Vì vậy, các doanh nghiệp cũng không thể bán cao hơn mức trần này. Sau đó, giá phôi thép lại tuột xuống khá nhanh chỉ còn 350 USD/tấn dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp tồn kho một lượng lớn phôi thép với giá cao (từ 393 - 400 USD/tấn).

- Hợp đồng ngoại thương có giá trị lớn => nếu có những sai sót thì hậu quả là rất lớn, đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhà nước => gây tổn hại đến hình ảnh quốc gia

Một phần của tài liệu Hoạt động nhập khẩu phôi thép tại Văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam trong điều kiện hội nhập (Trang 61 - 64)