Với mục tiêu đảm bảo nhu cầu về nguyên vật liệu cho các đơn vị thành viên, trong những năm qua văn phòng Tổng công ty tập trung vào nhập khẩu trong đó nhập khẩu phôi thép luôn chiếm tỷ lệ khá cao trong cơ cấu các sản phẩm nhập khẩu của văn phòng.
2.2.3.1. Khối lượng nhập khẩu phôi thép
Phôi thép là một dạng bán thành phẩm, mặc dù nó là thành phẩm của quặng và thép phế nhưng nó lại là đầu vào của thép cây và thép hình. Có hai loại phôi: phôi dẹt và phôi vuông, Việt Nam hiện nay chủ yếu nhập khẩu phôi vuông dùng cho cán thép xây dựng. Có nhiều loại phôi vuông tương ứng với mác thép mà nó sản xuất ra như CT2, CT3, CT5 và phôi phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay là các phôi có kích thước: 100 x 100 x 6000; 120 x 120 x 6000 (12000); 150 x 150 x 6000 (12000).
Tổng công ty Thép Việt Nam là doanh nghiệp duy nhất ở Việt Nam đồng thời vừa sản xuất thép thành phẩm vừa sản xuất phôi thép. Để sản xuất phôi thép thì ngoài công nghệ luyện thép truyền thống lò cao, Tổng công ty Thép còn áp dụng công nghệ lò điện ở công ty gang thép Thái Nguyên, công ty thép Miền Nam và công ty thép Đà Nẵng. Nguyên liệu cho sản xuất thép bằng lò điện là thép phế trong nước và nhập khẩu. Trước VSC có 20 lò điện hồ quang với dung lượng từ 1.5 đến 30T/mẻ. Thực hiện chủ trương loại bỏ những lò có dung lượng dưới 10T, đến năm 2005 tổng số lò điện của VSC giảm xuống còn 9 lò ( tính cả lò điện 70T/mẻ do cty thép miền nam đang đầu tư và dự kiến đi vào hoạt động năm 2005). Tiếp theo đó, với việc đưa vào hoạt động nhà máy thép Phú Mỹ với công suất 500.000 Tấn phôi/ năm, đã phần nào khắc phục sự thiếu hụt về nguồn phôi cung ứng cho hoạt động cán thép của Tổng công ty.
Tuy nhiên, năng lực sản xuất phôi thép của Tổng công ty mới chỉ tự đáp ứng được từ 60% đến 70% nhu cầu cho quá trình sản xuất thép thành phẩm, do đó, trong những năm qua, văn phòng Tổng công ty vẫn phải nhập khẩu thêm phôi thép.
Những mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của cơ quan Văn phòng Tổng công ty Thép là phôi thép, thép phế, tấm lá và thép cuộn cán mỏng…Trong đó, phôi thép và thép phế là mặt hàng nhập khẩu chủ yếu.
Phôi thép luôn là mặt hàng nhập khẩu chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu nhập khẩu của văn phòng Tổng công ty Thép. Tuy nhiên từ năm 2003 trở lại đây, giá phôi thép tăng cao đã khiến cho có sự giảm sút về lượng nhập khẩu phôi thép tại Văn phòng. Năm 2005 lượng phôi nhập khẩu giảm 6.960 tấn so với năm 2004 chủ yếu là do giá phôi thép tăng cùng với việc Tổng công ty thép tăng lượng phôi sản xuất được khi một số nhà máy sản xuất phôi của tổng công ty đi vào hoạt động. Năm 2006, lượng phôi thép nhập khẩu tại văn phòng là 91.209 tấn giảm 15% so với năm 2005.
Bảng 8: Kim ngạch nhập khẩu qua cơ quan văn phòng Sản phẩm 2004 2005 2006 SL (Tấn) Tỷ trọng (%) (Tấn)SL Tỷ trọng (%) (Tấn)SL Tỷ trọng (%) Phôi thép 114.890 70,01 107.930 56,41 129.680 57.52 Thép cuộn cán mỏng 4.590 2,79 51.400 26,86 32.400 14.37 Thép phế 2.030 1,24 10.310 5,39 48.006 21.29 Các loại khác 42.560 25,96 21.680 11,34 15.360 6.82 Tổng cộng 164.070 100 191.320 100 225.446 100
(Nguồn: Phòng vật tư XNK_Tổng công ty Thép)
Sang năm 2007, do có sự thay đổi trong mô hình hoạt động của Tổng công ty Thép, nên cơ cấu tổ chức của cơ quan theo đó cũng thay đổi. Hoạt động xuất nhập khẩu của văn phòng lúc này bao gồm cả hoạt động của trụ sở phía Nam do đó kim ngạch nhập khẩu năm 2007 của văn phòng không thể đem ra so sánh với những năm trước được.
Bảng 9: Cơ cấu nhập khẩu của Văn phòng Tổng công ty năm 2007
Năm 2007 Số lượng (Tấn) Tỷ trọng (%) Phôi 143.427 34,76 Thép phế 197.897 47,96 Tấm lá 66.244 15,71 Gang 5.000 1,57 Tổng 412.568 100
(Nguồn: Phòng vật tư XNK_Tổng công ty Thép)
Tuy nhiên có thể thấy lượng nhập khẩu phôi của văn phòng chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ so với lượng phôi nhập khẩu của cả nước thường là 5%.
Bảng 10: Lượng phôi thép nhập khẩu của Văn phòng so với cả nước
Đơn vị: 1.000 Tấn
2004 2005 2006 2007 (*)
Văn phòng VSC 143,127 107,930 91,209 143,427
Cả nước 2278,3 2239,7 1824,4 2187,9
(Nguồn: Phòng vật tư XNK_Tổng công ty Thép)
2.2.3.2. Thị trường nhập khẩu
Thị trường nhập khẩu phôi thép của Văn phòng Tổng công ty cũng như của Việt Nam trong những năm qua có nhiều biến động.
Nếu như trong những thập niên 80, 90 của thế kỷ XX, chúng ta chủ yếu nhập khẩu từ các nước SNG theo phương thức nhập khẩu qua trung gian nhằm tránh những rủi ro, thì sang đầu thế kỷ XXI, Trung Quốc đã trở thành thị trường nhập khẩu phôi thép chính của Việt Nam nói chung và Văn phòng Tổng công ty nói riêng.
Bảng 11: Thị trường nhập khẩu phôi thép chính của Văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam (%)
Năm 2004 2005 2006 2007 Trung Quốc 75 85 77 57,6 Các nước khác - Nga - Nhật Bản - Hàn Quốc - ASEAN - Các nước khác 25 15 33 5,2 4 3,5 4,6 5,8 42,4 4,7 4,5 3,5 26,7 4,7
(Nguồn: Phòng vật tư XNK_Tổng công ty Thép)
Trung Quốc từ 2003 trở lại đây luôn là đối tác hàng đầu của Văn phòng với tỷ trọng luôn ở mức trên 50%. Có sự chuyển hướng mạnh mẽ như vậy là do
- Sự lớn mạnh một cách nhanh chóng của ngành công nghiệp Trung Quốc biến nước này thành một nơi cung cấp phôi thép và các sản phẩm thép lớn trên thế giới.
Các nhà sản xuất thép Trung Quốc phát triển nhanh đến mức Trung Quốc đã thay thế Nhật Bản trở thành nước nhập khẩu quặng sắt lớn nhất thế giới. Trong một thời gian ngắn, Trung Quốc đã chuyển từ một nước nhập khẩu sang một nước xuất khẩu thép với khối lượng lớn. Trong những năm gần đây, các nhà sản xuất thép Trung Quốc đã đầu tư lớn vào các nhà máy mới và hiện đại hoá các nhà máy hiện có. Sự đầu tư đó nay bắt đầu mang lại kết quả. Cách đây một thế kỷ, toàn bộ châu Á chiếm 1/3 sản lượng sản xuất và tiêu thụ thép của thế giới. Ngày nay, con số này chiếm gần 1/2 trong đó riêng Trung Quốc chiếm 1/3.
- Giá phôi nhập khẩu từ Trung Quốc so với các nước khác mặc dù không rẻ hơn là mấy nhưng do có khoảng cách vị trí địa lý gần nhau nên đã tiết kiệm chi phí vận chuyển rất nhiều.
Bảng 12: Giá phôi thép xuất khẩu sang Việt Nam
Đơn vị: USD/tấn (Giá CFR)
Xuất xứ 2004 2005 2006 2007
Phôi thép Trung Quốc 390 387 480 560
Phôi thép Nga 370 373 485 590
Phôi thép Nhật 399 399 475 589
Phôi thép các nước khác 382 381 490 545
(Nguồn: Phòng vật tư XNK_Tổng công ty Thép)
Tuy nhiên, với chính sách hạn chế xuất khẩu bán thành phẩm của mình, Trung Quốc đang giảm dần lượng xuất khẩu phôi thép khiến giá phôi thép của nước này tăng đột biến gây khó khăn cho các nhà nhập khẩu trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Phản ứng trước những thay đổi trong chính sách của Trung Quốc, Văn phòng Tổng công ty đã chuyển hướng nhập khẩu sang các nước trong khu vực ASEAN. Sự chuyển hướng này đã khiến cho tỷ trọng nhập khẩu phôi thép từ Trung Quốc giảm 20,6% so với năm 2006 và tăng tỷ trọng của phôi thép nhập khẩu từ các nước
ASEAN lên 26,7%. Điều này đưa đến một xu thế về thị trường nhập khẩu phôi thép là phôi thép nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ giảm dần và tăng dần lượng phôi nhập từ các nước ASEAN.