Cơ chế quản lý nhập khẩu và quy trình kinh doanh nhập khẩu tại Tổng công ty

Một phần của tài liệu Hoạt động nhập khẩu phôi thép tại Văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam trong điều kiện hội nhập (Trang 40 - 42)

lý điều hành lĩnh vực tài chính, kế toán trong toàn Tổng công ty.

• Phòng đầu tư phát triển: Tham mưu, giúp Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị quản lý điều hành lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản và quản lý các Công ty liên doanh của Tổng Công ty theo Luật, pháp lệnh, các văn bản pháp quy của Chính phủ, các Bộ, Ngành và các quy định của Tổng Công ty.

• Phòng kỹ thuật an toàn: Tham mưu giúp Lãnh đạo Tổng công ty quản lý điều hành lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ luyện kim, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, quản lý và khai thác mỏ nguyên liệu, nghiên cứu khoa học công nghệ, an toàn lao động, vệ sinh môi trường.

• Phòng hợp tác quốc tế và công nghệ thông tin: Giúp việc tổng giám đốc trong công tác đối ngoại và tổ chức áp dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý điều hành, giới thiệu và quảng bá hình ảnh công ty

• Phòng vật tư xuất nhập khẩu: Giúp tổng giám đốc trong các hoạt động liên quan đến xuất nhập khẩu thép, dự báo biến động thị trường trong nước và thế giới.

• Trung tâm hợp tác lao động với nước ngoài: Có chức năng tổ chức tuyển dụng, bồi dưỡng, đào tạo và làm thủ tục đưa người lao động Việt Nam làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

2.2.2. Cơ chế quản lý nhập khẩu và quy trình kinh doanh nhập khẩu tại Tổng công ty Thép công ty Thép

2.2.2.1. Nguyên tắc kinh doanh:

•Việc mua bán vật tư hàng hóa phải trên nguyên tắc an toàn tiền hàng, tuân thủ pháp luật hiện hành, những quy định có liên quan của Tổng công ty đồng thời đảm bảo tính thống nhất trong phạm vi toàn đơn vị. Trong đó:

- Nhu cầu mua hàng, cung cấp dịch vụ (trừ các loại hàng hóa, dịch vụ đặc biệt không có nhiều nhà cung cấp) phải được lập thành văn bản với nội dung như nhau để gửi đến ít nhất 03 nhà cung cấp và nhận lại chào hàng (hoặc cung cấp dịch vụ) từ các nhà cung cáp đó theo cùng thời điểm. Việc lựa chọn nhà cung cấp phải trên cơ sở các

điều kiện cạnh tranh nhất mà nhà cung cấp đem lại. Toàn bộ chứng từ liên quan đến thương thảo, lựa chọn nhà cung cấp phải được lưu trữ để làm cơ sở kiểm tra sau này.

- Với các loại hàng hóa, dịch vụ có nhu cầu thường xuyên và nhỏ bé (giá trị dưới 10 triệu đồng) thì việc xem xét lựa chọn lại nhà cung cấp được thực hiện ít nhất 06 tháng/lần

- Tiêu thụ sản phẩm phải trên nguyên tắc mở rộng thị trường, đem lại nguồn thu cao nhất cho đơn vị và Tổng công ty đồng thời tuân thủ chỉ đạo của Tổng công ty nhằm góp phần tham gia bình ổn thị trường thép theo yêu cầu của chính phủ.

•Quy trình kinh doanh được coi là hoàn tất sau khi đã tiêu thụ và thu hòi xong tiền hàng. Mọi thất thoát vật tư, hàng hóa, tiền vốn. trong quá trình sản xuất, kinh doanh đều phải được thủ trưởng đơn vị thành viên qui trách nhiệm rõ ràng cho các cá nhân có liên quan.

2.2.2.2. Cơ chế quản lý nhập khẩu

•Yêu cầu chung:

- Đơn vị thành viên được quyền chủ động nhập khẩu để đảm bảo duy trì, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị mình, trừ các trường hợp phải được Tổng công ty phê duyệt

- Thủ trưởng các đơn vị thành viên bố trí nhân lực có đủ trình độ nghiệp vụ để tổ chức kinh doanh nhập khẩu. Phòng VTXNK có trách nhiệm hướng dẫn nghiệp vụ ngoại thương theo yêu cầu của đơn vị

- Đơn vị thành viên có trách nhiệm phối hợp dưới sự điều hành của phòng để tạo nguồn hàng nhập khẩu ổn định và tận dụng ưu thế mua lô lớn.

- Đơn vị phải chủ động lập kế hoạch nhập khẩu trực tiếp hoặc mua qua đơn vị thương mại và văn phòng Tổng công ty đối với nguyên liệu, phụ tùng phục vụ sản xuất kinh doanh. Đối với nguyên liệu chính cho luyện, cán thép, nếu mua của doanh nghiệp ngoài VSC thì phải giải trình cụ thể và chỉ được thực hiện sau khi có sự đồng ý bằng văn bản của VSC

- Việc cung cấp nguyên liệu sản xuất thép cho các doanh nghiệp ngoài VSC (kể cả nguồn khai thác) phải đảm bảo phương án kinh doanh có lãi, an toàn về vốn

(không phát sinh nợ phải thu khó đòi) và chỉ được thực hiện sau khi được Tổng công ty phê duyệt

•Quản lý nhập khẩu

- Tổng công ty quản lý nhập khẩu của đơn vị thành viên đối với các mặt hàng sau bằng chế độ cho phép nhập khẩu từng lô

- Nguyên liệu chính cho luyện, cán thép: phôi thép, than mỡ, than coke, thép phế, gang, quặng sắt và sắt xốp.

- Thép thành phẩm: thép tấm lá thông dụng với lượng từng lô trên 500 tấn, thép tròn xây dựng, thép hình thông dụng có quy cách vừa và nhỏ (quy cách mà các đơn vị sản xuất đã sản xuất được), ống thép hàn thẳng.

- Đối với những mặt hàng nằm ngoài doanh mục các mặt hàng thuộc diện VSC quản lý nói trên, các đơn vị thành viên tự cân đối nhu cầu và nguồn lực để quyết định nhập khẩu, đảm bảo hiệu quả kinh doanh.

- Nghiêm cấm các hình thức sau: kinh doanh ủy thác nhập khẩu trong đó đơn vị thành viên ứng vốn, chấp nhận thanh toán sau khi giao hàng cho người ủy thác, chia nhỏ hợp đồng để tránh sự kiểm soát của VSC.

Một phần của tài liệu Hoạt động nhập khẩu phôi thép tại Văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam trong điều kiện hội nhập (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w