MỘT SỐ DỰ BÁO VỀ THỊ TRƯỜNG THÉP TRONG THỜI GIAN TỚI

Một phần của tài liệu Hoạt động nhập khẩu phôi thép tại Văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam trong điều kiện hội nhập (Trang 72)

3.1.1. Thị trường thép thế giới trong thời gian tới

Các hãng phân tích có uy tín đều dự báo giá thép thế giới sẽ tiếp tục tăng trong năm nay, song với tốc độ chậm hơn so với năm 2007 do triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới yếu.

Một số thông tin của các tập đoàn thép trên Thế giới thì năm 2008 giá quặng sắt sẽ tăng lên khoảng 30% và than mỡ làm luyện kim tăng lên khoảng 20%. Thậm chí có những nhà cung cấp có dự định tăng lên đến 50%.

Hãng đánh giá tín dụng thế giới Fitch dự kiến giá thép sẽ tăng trung bình 30- 50 USD/tấn trên hầu hết các thị trường trong năm 2008 do giá nguyên vật liệu, giá năng lượng và chi phí vận tải đều tăng, trong khi nhu cầu tiếp tục mạnh từ các thị trường mới nổi và Trung Quốc cơ cấu chặt chẽ hơn việc sản xuất thép khiến lượng xuất khẩu từ nước này giảm xuống.

Mặc dù giá thép tăng, ngành sản xuất thép vẫn lao đao do các thị trường nguyên liệu thô khan hiếm mà họ vốn đã không thể kiểm soát được các nguồn phế liệu, gang, quặng sắt và than đá. Chi phí vận tải, giá quặng sắt và than cốc tăng sẽ đẩy tăng chi phí sản xuất lò cao.

Hiệp hội ngành thép thế giới (IISI) dự báo nhu cầu tiêu thụ thép thế giới sẽ tăng 6-7%/năm trong 12-18 tháng tới. Trong khi nhu cầu tiêu thụ thép thế giới sẽ tiếp tục tăng thuận lợi trong năm 2008 ở những thị trường mới nổi thì những rủi ro kinh tế gia tăng do các vấn đề về thị trường nhà đất sẽ tác động xấu tới tiêu thụ ở một số thị trường khác, trong đó có Mỹ. Như vậy, xu hướng tiêu thụ mạnh tại các nước đang phát triển đang bù lại nhu cầu yếu tại Mỹ. Triển vọng chung của ngành thép vẫn

72

CHƯƠNG III

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU PHÔI THÉP TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP

tương đối ổn định. Nhu cầu thép của liên minh Châu Âu có khả năng tăng 1,4% năm 2008 sau khi tăng 4% năm 2007 do nhu cầu thép của Đức tăng.

Về thị trường Mỹ, Fitch dự kiến nền kinh tế lớn nhất thế giới này sẽ không suy thoái mặc dù ngành xây dựng nhà ở tiếp tục yếu và nhu cầu tiêu thụ yếu. Hơn nữa, hoạt động thắt chặt tín dụng mà kết quả dẫn tới giảm sút đầu tư vào ngành xây dựng phi nhà ở và ngành chế tạo gây giảm nhu cầu tiêu thụ thép của Mỹ. Nhu cầu tiêu thụ thép tại Mỹ đã giảm sút song giá hiện được hỗ trợ bởi lượng giao hàng ít, dự trữ thấp và nhập khẩu giảm. Đồng USD yếu và cước phí vận tải cao sẽ khiến thị trường Mỹ không còn trở nên hấp dẫn. Trong khi đó châu Âu, với đồng euro mạnh là yếu tố hấp dẫn xuất khẩu song cước phí vận tải là một yếu tố hạn chế.

Các nền kinh tế mới nổi, đặc biệt là Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc, đang dẫn đầu tăng trưởng nhu cầu thép thế giới. Tiêu thụ thép Trung Quốc đạt 318 triệu tấn trong 9 tháng đầu năm 2007, tăng 30,8 triệu tấn hay 10,7% so với cùng kỳ năm trước. Nhu cầu tiêu thụ thép tại các nước này dự kiến tiếp tục tăng mạnh trong năm 2008 mặc dù sẽ có những giai đoạn tăng chậm lại do tăng trưởng kinh tế thế giới yếu. Ấn Độ có thể sẽ nhập khẩu 5 triệu tấn thép trong năm 2008, trị giá 100 tỷ Rupi, so với 2,9 triệu tấn năm 2006. Ngay từ đầu năm 2008, các nhà máy thép lớn của Ấn Độ đã tăng giá các sản phẩm thép của họ thêm 500-1.500 rupi/ tấn. Ngành thép Ấn Độ đang đặt mục tiêu đạt sản lượng 60 triệu tấn vào năm 2010 và 110 triệu tấn vào năm 2020 nhờ việc mở rộng và tăng công suất của các nhà máy sản xuất thép chính của nước này. Tuy nhiên, với tốc độ tiêu thụ thép Ấn Độ đang tăng trưởng khoảng 10- 12%, nhập khẩu vào nước này dự báo sẽ còn tiếp tục tăng trong những năm tới.

3.1.2. Thị trường Việt Nam

Vẫn theo đà tăng năm 2007, sang năm 2008 giá các sản phẩm thép bao gồm cả giá phôi thép vẫn tiếp tục tăng.

Theo các doanh nghiệp thép, giá quặng nhập về Việt Nam vào tháng 4/2008 là 210 USD/tấn, tăng gần 100 USD/tấn so với cách đây 2 tháng. Bên cạnh đó giá thép phế cũng tăng mạnh. Hiện giá thép phế chào bán ở mức 670 USD/tấn, giá các doanh nghiệp đã mua khoảng 630 USD/tấn.

Từ 1/4/2008 giá quặng sắt tăng thêm 65%. Giá quặng sắt tăng đã tác động làm cho thị trường thép "nóng" từng ngày.

Tác động từ việc giá quặng sắt, thép phế và giá than cốc tăng (gần 50%) trong thời gian qua đã làm cho giá phôi thép và thép liên tục biến động. Mới tuần trước, giá chào bán phôi thép từ Trung Quốc chỉ ở mức 905 USD/tấn thì nay đã lên tới 970 USD/tấn. Các nguồn khác như Nga, Ucraina, giá có thấp hơn, nhưng không có hàng hoặc do đường xa nên chi phí vận tải cao và thời gian kéo dài.

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, Công ty Thép Việt - Nhật (Vinakyoei) cho biết họ đã ký hợp đồng mua phôi thép với giá 930 USD/tấn. Nhưng theo ông Phạm Chí Cường - Chủ tịch Hiệp hội Thép thì các doanh nghiệp khác chưa doanh nghiệp nào mua phôi thép quá 900 USD/tấn.

Mới đây, một số doanh nghiệp đã có thông báo đến các đại lý và khách hàng bắt đầu từ 1/4 sẽ tăng giá thép thêm 500.000 đồng/tấn. Nhưng Hiệp hội Thép cho biết đã làm việc với các doanh nghiệp này và thông báo tăng giá đã được rút lại. Bên cạnh đó một số doanh nghiệp cho biết sẽ giữ nguyên giá bán thép đến hết tháng 4/2008.

Hiện nay giá thép bán ra đang ở mức 14,8 triệu đồng đến 15,2 triệu đồng/tấn chưa có VAT. Giá thép hiện nay chỉ tương đương với giá phôi nhập khẩu 860 USD/tấn.

Có nhiều lo ngại cho rằng giá thép cao sẽ làm giảm nhu cầu, tiêu thụ chậm, nhưng theo Hiệp hội Thép, tiêu thụ thép không hề giảm. Cụ thể trong tháng 2/2008 là tháng trùng với Tết Nguyên đán, có nhiều ngày nghỉ thì tiêu thụ thép vẫn đạt 296.000 tấn, cao hơn so với mức trung bình cả năm 2007 là 270.00 tấn. Còn trong tháng 3/2008 dự kiến tiêu thụ đạt 350.000 tấn. Một số doanh nghiệp thép như Hoà Phát, Pomina... hiện vẫn sản xuất vượt công suất thiết kế do tiêu thụ tăng mạnh.

Theo dự tính năm 2008 nhu cầu về thép của Việt Nam tăng khoảng 20% so với 2007 do đầu tư nước ngoài tăng mạnh và nhiều công trình trọng điểm của Nhà nước như Thuỷ điện Sơn La, Nhà máy lọc dầu Dung Quất, các công trình giao thông, hạ tầng sử dụng vốn ODA tăng cao, cần khối lượng thép lớn.

Năm 2008, ước tính tổng nhu cầu phôi cho sản xuất thép vào khoảng 4,6 triệu tấn. Tuy nhiên, nguồn phôi trong nước mới chỉ đáp ứng được 2 triệu tấn, còn lại hơn 2 triệu tấn vẫn phải nhập khẩu. Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, giá thành phôi sản xuất trong nước thấp hơn nhập khẩu tới 200 USD/tấn. Nhưng để sản xuất được trên 4 triệu tấn phôi thì vẫn vượt quá khả năng của doanh nghiệp Việt Nam. Phải đến 2010 thì Việt Nam mới đạt sản lượng trên 4 triệu tấn phôi thép.

Vì vậy trong thời gian tới sản xuất thép Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào nguồn phôi nhập khẩu.

Như vậy năm 2008 giá thép sẽ tăng theo đà tăng 2007, có thể là không nhiều nhưng cũng chưa thể xác định được điểm dừng và sức nóng, nguội của giá thép vẫn là điều khó nói. Hiện nay, giá phôi thép đầu năm 2008 đã tăng 45,1% so với cuối năm 2007, hiện giá chào đã lên đến 900USD/tấn.

3.2. ĐỊNH HƯỚNG CHO HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU NGÀNH THÉP TRONG NHỮNG NĂM TỚI TRONG NHỮNG NĂM TỚI

3.2.1. Định hướng phát triển ngành thép của chính phủ Việt Nam đến năm 2025 2025

Quan điểm và mục tiêu chiến lược phát triển ngành thép Việt Nam tới năm 2010, tầm nhìn tới 2020 :

Quan điểm phát triển ngành thép là từng bước đáp ứng nhu cầu thông thường về thép xây dựng của Việt Nam để không bị phụ thuộc hoàn toàn vào nước ngoài.

Mục tiêu tổng quát: Phát triển ngành thép Việt Nam nhanh chóng trở thành một ngành phát triển hoàn chỉnh theo công nghệ truyền thống, sử dụng tối đa nguồn quặng sẳn có trong nước, trên cơ sở xây dựng khu liên hợp luyện kim công suất 4-5 triệu tấn thép /năm, sử dụng tối đa và có hiệu quả nguồn nguyên liệu khoáng trong nước, áp dụng các công nghệ mới hiện đại đang được sử dụng trên thế giới, cố gắng thoả mãn tối đa nhu cầu trong nước về thép cán (cả về số lượng, chủng loại, quy cách và chất lượng sản phẩm). Từ thay thế nhập khẩu tiến tới xuất khẩu sản phẩm thép. Phấn đấu đến 2020 sẽ có một ngành thép phát triển bền vững với tốc độ tăng trưởng

cao, bảo đảm tốt về chất lượng, đầy đủ về số lượng và chủng loại sản phẩm thép, đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 17 : Dự báo nhu cầu các sản phẩm thép trong các giai đoạn

Giai đoạn I II III IV V

1996 - 2000 6,94 13,57 27 9 37 2001 - 2005 7,5 14,08 14 10 - 11 78 2006 - 2010 7,5 10,38 10 10,6 123 2011 - 2015 7,0 8 - 9 9 - 9,5 9 - 9,5 170 2016 - 2020 6,5 7 - 8 8 - 8,5 8 - 8,5 240 I - Tăng trưởng GDP (%);

II - Tăng trưởng công nghiệp (%); III - Tăng trưởng sản xuất thép (%); IV - Tăng tiêu thụ thép (%);

V - Bình quân đầu người (kg/người.năm)

(Nguồn http://boltsnutsvta.com/forum/viewtopic.php? p=781&sid=fb8d5d6161d1d2eeea8084f0169cdaeb)

Trong giai đoạn đầu sẽ phát triển các khâu hạ nguồn trước như sản xuất thép cán tròn xây dựng, thép cán tấm nóng, cán tấm nguội.. đi từ thép phôi, thép nhập khẩu và một phần thép phế liệu. Trong quá trình phát triển sẽ tiếp tục đầu tư chiều sâu các cơ sở hiện có, nghiên cứu phát triển khâu thượng nguồn có sử dụng quặng sắt trong nước và một phần quặng sắt nhập khẩu phù hợp với trình độ công nghệ đã thuần thục. Dưới đây là những quan điểm cụ thể:

- Thép là vật tư chiến lược không thể thiếu của ngành công nghiệp, xây dựng và quốc phòng, có vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ngành thép cần được xác định là ngành công nghiệp được ưu tiên phát triển.

- Trên cơ sở phát huy có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản sẳn có trong nước, kết hợp với nhập khẩu một phần quặng và phôi của nước ngoài, xây dựng khu liên hợp luyện kim công suất 4 - 5 triệu tấn thép /năm để từng bước đáp ứng nhu cầu thép trong nước cả về chủng loại và chất lượng. Trong giai đoạn đầu tập trung phát triển các khâu hạ nguồn như cán thép xây dựng, thép cán tấm nóng, cán tấm nguội, sau đó cần nghiên cứu phát triển khâu sản xuất thượng nguồn để sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên trong nước.

- Kết hợp chặt chẽ giữa phát huy nội lực và tranh thủ tận dụng có hiệu quả các nguồn vốn từ nước ngoài (trước hết về thiết bị và công nghệ). Kết hợp hài hoà giữa yêu cầu giữ vứng độc lập tự chủ về kinh tế với xu thế hội nhập, toàn cầu hoá; tự chủ nhưng không bỏ qua các cơ hội hợp tác và phân công lao động quốc tế để đẩy nhanh tốc độ phát triển ngành thép. Đa dạng hoá vốn đầu tư cho ngành thép. Vốn đầu tư của nhà nước chủ yếu dành cho phát triển các nguồn quặng trong nước và các công trình sản xuất thép tấm, thép lá;

- Về công nghệ: Trong giai đoạn đến 2020 vẫn sử dụng công nghệ truyền thống là sản xuất lò cao luyện thép. Đồng thời tích cực nghiên cứu áp dụng các công nghệ mới, tiên tiến, hiện đại để phát triển ngành thép. Đối với khu liên hợp luyện kim khép kín có vốn đầu tư lớn và thời gian xây dựng kéo dài, có thể triển khai trước khâu sản xuất cán kéo. Sau sẽ phát triển tiếp khâu sản xuất phôi cán từ quặng.

- Nhà nước có chính sách hỗ trợ tích cực cho ngành thép trong khuôn khổ cho phép của các cam kết thương mại và hội nhập quốc tế.

- Tham gia AFTA đồng nghĩa với việc xoá bỏ hàng rào thuế quan, ngành thép phải củng cố mở rộng từ khâu sản xuất đến lưu thông phân phối với các ngành kinh tế khác để mở rộng thị trường và cạnh tranh được ở thị trường trong nước và trên thế giới.

- Đi đôi với việc đầu tư xây dựng các nhà máy hiện đại, phải hết sức coi trọng đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ, hiện đại hoá các cơ sở hiện có lên ngang bằng tiên tiến trong nước và khu vực.

- Quan tâm công tác đào tạo nhân lực và phát triển khoa học công nghệ phục vụ phát triển ngành.

Còn đối với sản xuất phôi thì mục tiêu đặt ra cho những năm tới là năm 2010 đạt 3,5 - 4,5 triệu tấn; năm 2015 đạt 6 - 8 triệu tấn; năm 2020 đạt 9 - 11 triệu tấn và năm 2025 đạt 12 - 15 triệu tấn phôi thép.

3.2.2. Định hướng cho hoạt động nhập khẩu phôi thép tại Tổng công ty thép

Trong cơ chế thị trường ngày nay, hoạt động kinh doanh quốc tế gặp nhiều khó khăn và trở ngại. Muốn tồn tại và phát triển mỗi doanh nghiệp cần có định hướng đúng đắn, kịp thời để nắm bắt được cơ hội kinh doanh. VSC cũng xây dựng cho mình những phương hướng hoạt động để phát triển hơn nữa trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay:

Phương hướng chung đối với công tác nhập khẩu

Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu là hoạt động mang lại lợi nhuận cao song nó chứa đựng nhiều yếu tố rất phức tạp. Những yếu tố này vượt ra ngoài biên giới quốc gia, nó mang tính chất quốc tế và như thế nhiều khi Cơ quan không thể kiểm soát được. Chính vì thế mà Cơ quan văn phòng công ty đã đưa ra định hướng đối với hoạt động nhập khẩu như sau:

- Thúc đẩy hơn nữa hoạt động nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu của các đơn vị thành viên, đảm bảo cân đối cho nền kinh tế. Đồng thời đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu luôn biến đổi của khách hàng. Ngoài mặt hàng phôi nhập sẽ gia tăng nhập mặt hàng thép phế, thép lá kim loại, thép cuộn cán nóng…

- Phấn đấu không ngừng để duy trì và nâng cao tỷ trọng hàng nhập khẩu nhằm phục vụ tốt hơn cho các đơn vị thành viên và các ngành sản xuất trong nước, đây cũng là định hướng phát triển lâu dài của hoạt động nhập khẩu tại Cơ quan văn phòng.

- Mở rộng thị trường nhập khẩu. Giữ vững và phát triển mối quan hệ tốt đẹp với bạn hàng, các nước xuất khẩu: Trung Quốc, Nga, Ukraina, Nhật Bản, Hàn Quốc… Đồng thời tìm kiếm những đối tác mới có uy tín, có hàng hoá với lợi thế hơn hẳn để từ đó phát triển mối quan hệ làm ăn lâu dài.

- Nâng cao uy tín trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu với các đối tác trong cũng như ngoài nước.

- Không ngừng tăng doanh thu, tăng lợi nhuận có được từ hoạt động nhập khẩu để từ đó nâng cao doanh thu cho Cơ quan văn phòng và Tổng công ty Thép.

Định hướng đối với công tác nhập khẩu phôi thép

Mặt hàng nhập khẩu phôi thép vẫn giữ một vai trò chính trong mặt hàng nhập của Cơ quan văn phòng Tổng công ty Thép và Việt Nam. Trong ngành thép xây dựng hiện nay phôi không thể thiếu được và nhu cầu về mặt hàng này sẽ còn tăng nữa. Bên

Một phần của tài liệu Hoạt động nhập khẩu phôi thép tại Văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam trong điều kiện hội nhập (Trang 72)