Trọng tài Thương mại Quốc tế với tư cách là một phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới và được giới kinh doanh quốc tế đặc biệt ưa chuộng do những ưu điểm vượt trội của nó so với các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế khác
1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI Trần Minh Ngọc GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ BẰNG TRỌNG TÀI Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Chuyên ngành: Luật Quốc tế Mã số: 62 38 60 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ LUẬT HỌC Hà nội - 2009 2 Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Luật Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Bá Diến Phản biện 1: GS.TS. Nguyễn Thị Mơ Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Lan Nguyên Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Trung Tín Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước họp tại Trường Đạ i học Luật Hà Nội Vào hồi: .8 giờ 30., ngày 28 tháng 12 .năm 2009 . Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia và Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội 3 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.Trần Minh Ngọc(2005), Về khái niệm trọng tài thương mại quốc tế, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật 7(207), trang 68-72. 2.Trần Minh Ngọc(2009), Luật áp dụng đối với thoả thuận trọng tài trong trọng tài thương mại quốc tế, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp 1(138), trang 53-57. 3.Trần Minh Ngọc(2009), Luật áp dụng đối vớ i nội dung tranh chấp từ hợp đồng trong trọng tài thương mại quốc tế, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật 1(249), trang 49-53. 4.Trần Minh Ngọc(2009), Một số điểm bất cập trong các qui định của Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003 về địa điểm và ngôn ngữ trong trọng tài thương mại quốc tế, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật 8(256), trang 30-33. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Trọng tài Thương mại Quốc tế với tư cách là một phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới và được giới kinh doanh quốc tế đặc biệt ưa chuộng do những ưu điểm vượt trội của nó so với các ph ương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế khác. Tuy nhiên, Trọng tài Thương mại Quốc tế - một phương thức giải quyết tranh chấp tư - còn khá mới mẻ ở Việt Nam, chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của Nhà nước, và cũng chưa thực sự thu hút sự chú ý của xã hội. Dưới góc độ nghiên cứu, ở nước ta hiện nay, có rất ít các công trình nghiên cứu khoa họ c có tính hệ thống và chuyên sâu về Trọng tài Thương mại Quốc tế. Pháp luật nước ta trong lĩnh vực trọng tài nói chung, Trọng tài Thương mại Quốc tế nói riêng nhìn chúng chưa đáp ứng hiệu quả yêu cầu giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế. Thực tiễn Trọng tài Thương mại Quốc tế chỉ ra rằng, không ít quy định của pháp luật nước ta trong lĩnh vực này chưa phù hợp v ới thực tiễn, chưa tương thích với pháp luật và tập quán trọng tài quốc tế. Bên cạnh đó, năng lực giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế của các trung tâm trọng tài Việt Nam, các Trọng tài viên Việt Nam còn ở mức độ hạn chế, chưa tạo được uy tín vững chắc đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Việc nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế th ế giới tất yếu làm gia tăng khối lượng và giá trị thương mại quốc tế, đồng thời kéo theo nhiều hệ luỵ phức tạp của hiện tượng này mà một trong số đó là sự xuất hiện ngày càng nhiều các tranh chấp thương mại quốc tế. Các tranh chấp thương mại quốc tế cho dù có quy mô và mức độ phức tạp khác nhau, song bắt buộc các bên tranh chấp phải lựa chọ n phương thức giải quyết chúng sao cho đạt hiệu quả cao nhất, giúp tiết kiệm tối đa thời gian và tiền bạc cho các bên. Ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, đại đa số các tranh chấp thương mại quốc tế thường được giải quyết bằng các phương thức ngoài tòa án, trong đó trọng tài được đặc biệt ưa chuộng, song ở Việt Nam, thực tiễn cho th ấy, số lượng các tranh chấp thương mại quốc tế được các bên lựa chọn giải quyết bằng phương thức trọng tài là quá ít ỏi, và đây là điều không bình thường trong điều kiện Việt Nam đang hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến một bức tranh không mấy sáng sủa của thị trường trọng tài nước ta, nhưng nguyên nhân că n bản nhất chính là sự thiếu đồng bộ và nhiều bất cập, hạn chế khác trong pháp luật về Trọng tài Thương mại Quốc tế ở nước ta. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu một cách có hệ thống pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài, tìm ra những nội dung còn hạn chế bất cập, chưa phù hợp vớ i thực tiễn, chưa tương thích với pháp luật và tập quán trọng tài quốc tế từ đó đề ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật nước ta trong lĩnh vực này là một yêu cầu cấp bách hiện nay. Luận án nghiên cứu sinh với đề tài: “Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” không nằm ngoài m ục đích đó. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 2 Trọng tài Thương mại Quốc tế là một vấn đề pháp lý đã được các học giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu từ nhiều năm qua. Các tác phẩm điển hình liên quan tới Trọng tài Thương mại Quốc tế của các học giả nước ngoài có thể kể tới như: Tác phẩm “Choice of Law in International Commercial Arbitration” của giáo sư Okezie Chukwumerije xuất bản (1994) bởi Quorum Books Westport, Conecticut Law hoặc “Law and Practice of International Commercial Arbitration” của Alan Redfern and Martin Hunter xuất bản (1999) bở i Sweet and Maxwell. Tác phẩm “International Commercial Arbitration: A hand book” của Markhuleatt - James and Nicholas Gouldv xuất bản (1996) bởi LLP London - NewYork – HongKong. Tác phẩm “International Arbitration: Three salient problems” của Stephen M.Schwebel xuất bản (1987) bởi Gomer Press, Llandysul, Dyfed. Tác phẩm “Russell on Arbitration” của David St.John Sutton, Judith Gill xuất bản (2003) bởi Sweet and Maxwell v.v. Những tác phẩm trên đã đề cập tới các vấn đề hoặc từng vấn đề riêng rẽ của Trọng tài Thương mại Quốc tế với tư cách là một phương thức giải quyết tranh ch ấp được ưa chuộng trong thương mại quốc tế. Bên cạnh đó, các học giả trong nước cũng có những công trình nghiên cứu quan trọng liên quan tới Trọng tài Thương mại Quốc tế. Trước khi Pháp lệnh Trọng tài Thương mại 2003 ra đời, có thể kể tới những công trình nghiên cứu như: Cuốn sách tham khảo “Trọng tài Quốc tế” của Nhà Pháp luật Việt – Pháp xuất bản năm 1995 bởi Nhà xu ất bản Chính trị Quốc gia, Cuốn sách tham khảo “Trọng tài thương mại Việt Nam trong tiến trình đổi mới” của Dương Văn Hậu xuất bản năm 1999 bởi Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Bài viết “Một số vấn đề cơ bản về thoả thuận trọng tài trong thương mại quốc tế” của Trần Hữu Huỳnh đăng trên Tạp chí Luật h ọc số 1/2000, Bài viết “Về các điều kiện công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài kinh tế ở các quốc gia” của Nguyễn Trung Tín đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 8/2001 v.v. Sau khi Pháp lệnh Trọng tài Thương mại 2003 ra đời, nhiều công trình nghiên cứu khoa học liên quan tới Trọng tài Thương mại Quốc tế được công bố như: Bài viết “Pháp lệnh Trọng tài Thương mại 2003, động lực mới cho s ự phát triển của trọng tài phi chính phủ ở nước ta” của Dương Đăng Huệ đăng trong “Tài liệu tập huấn Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và Trọng tài Thương mại” do Bộ Tư pháp, Hội Luật gia Việt Nam, Dự án Star Việt Nam phối hợp thực hiện năm 2003, Bài viết “Xu hướng phát triển văn hoá Trọng tài Thương mại Quốc tế” của Dương Vă n Hậu đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 4/2005, Bài viết “Doanh nghiệp Việt Nam đón nhận trọng tài như thế nào trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay” của Nguyễn Liêm Chính đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 4/2005, Cuốn chuyên khảo “Công nhận và thi hành các quyết định của trọng tài thương mại tại Việt Nam” của Nguyễn Trung Tín xuất bản năm 2005 bở i Nhà xuất bản Tư pháp, Bài viết “Một số điểm bất cập của Pháp lệnh Trọng tài Thương mại Việt Nam về quy định tuyên quyết định trọng tài theo nguyên tắc đa số” của Đặng Hoàng Oanh đăng trên Tạp chí Luật học số 5/2006, Bài viết “Làm thế nào để Trọng tài Việt Nam là chỗ dựa của Doanh nghiệp” của Đỗ Văn Đại, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu l ập pháp số (2/119) năm 2008, Bài viết “Những vấn đề cơ bản của Luật Trọng tài” của Đào Trí Úc đăng trong Tài liệu hội thảo “Góp ý dự thảo Luật Trọng tài” do Hội Luật gia Việt Nam phối hợp với 3 Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức tháng 11/2008 tại Hà Nội, Luận án Thạc sĩ Luật học “Sự hỗ trợ của cơ quan tư pháp đối với hoạt động của trọng tài thương mại” của Nguyễn Thị Yến năm 2005, Luận án Tiến sĩ Luật học “Hoàn thiện pháp luật về trọng tài thương mại của Việt Nam trong điều ki ện hội nhập quốc tế” của Nguyễn Đình Thơ năm 2007 v.v. Những công trình nghiên cứu của các Tác giả nêu trên chỉ đề cập tới từng khía cạnh riêng lẻ của Trọng tài Thương mại Quốc tế. Cho đến nay, chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách cơ bản và có hệ thống vấn đề giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu - Mục đích của Luận án Tập chung nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài. Trên cơ sở đó, phân tích, đánh giá những quy định hiện hành của pháp luật Việ t Nam về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài, so sánh đối chiếu với pháp luật và tập quán trọng tài quốc tế, chỉ ra những điểm còn bất cập, hạn chế của pháp luật nước ta trong lĩnh vực này, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật nước ta về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọ ng tài trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. - Nhiệm vụ của Luận án + Làm sáng tỏ thêm khái niệm tranh chấp thương mại quốc tế, các loại tranh chấp thương mại quốc tế, khái niệm trọng tài thương mại quốc tế, vai trò của trọng tài thương mại quốc tế, các loại trọng tài thương mại quốc tế, thẩm quyền của trọng tài thươ ng mại quốc tế, luật áp dụng trong Trọng tài Thương mại Quốc tế, các nguyên tắc cơ bản trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng Trọng tài. + Phân tích, đánh giá khách quan các quy định của pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài và thực trạng hoạt động giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế b ằng trọng tài ở Việt Nam, tìm ra sự tương đồng và khác biệt giữa pháp luật nước ta với pháp luật một số nước điển hình trên thế giới, các điều ước quốc tế quan trọng về Trọng tài Thương mại Quốc tế và Luật Mẫu UNCITRAL 1985 về Trọng tài Thương mại Quốc tế. + Phát hiện những hạn chế, bất cập trong các quy định của pháp luật Vi ệt Nam về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật nước ta trong lĩnh vực này. - Phạm vi nghiên cứu của Luận án Luận án không có tham vọng nghiên cứu tất cả các vấn đề về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài mà chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề c ơ bản về: Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế giữa các cá nhân, pháp nhân bằng phương thức trọng tài phi chính phủ theo pháp luật Việt Nam hiện hành. Trên cơ sở đó, làm rõ hơn pháp luật nước ta về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài và thực trạng giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài ở n ước ta, phát hiện ra những bất cập, hạn chế của pháp luật nước ta trong lĩnh vực giải 4 quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài, đồng thời đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật nước ta trong lĩnh vực này, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. 4. Phương pháp nghiên cứu đề tài Để giải quyết những nhiệm vụ của Luận án, Tác giả đã vận dụng cơ sở lý luận và phương pháp luận biện chứng duy vậ t của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và Pháp luật, quán triệt đường lối, chủ chương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể cũng được Tác giả sử dụng bao gồm: phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh. 5. Những đóng góp mới về mặt khoa h ọc của Luận án Luận án là công trình nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Có thể coi những điểm sau đây là những đóng góp mới về mặt khoa học của Luận án: - Làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lý luậ n về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài như: Khái niệm Trọng tài Thương mại Quốc tế, phạm vi các tranh chấp thương mại quốc tế thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài, vai trò của trọng tài thương mại quốc tế, các loại Trọng tài Thương mại Quốc tế, thẩm quyền của Trọng tài Thương mại Qu ốc tế, luật áp dụng trong Trọng tài Thương mại Quốc tế, các nguyên tắc cơ bản trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài. - Phân tích, đánh giá những quy định của pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài và thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài ở Việt Nam. Đối chiếu, so sánh với pháp luật trọng tài của một số nước điển hình trên thế giới, các điều ước quốc tế quan trọng về trọng tài thương mại quốc tế dưới ánh sáng của Luật Mẫu UNCITRAL 1985 về Trọng tài Thương mại Quốc tế, qua đó tìm ra những nội dung còn bất cập, hạn chế cần sửa đổi, bổ sung hoặc quy định mới trong pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài nhằm đưa pháp luật nước ta trong lĩnh vực này phù hợp hơn với thực tiễn nước ta và tiệm cận hơn với pháp luật và tập quán trọng tài quốc tế. - Luận giải những yêu cầu cơ bản và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giả i quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận án Luận án góp phần vào việc nâng cao nhận thức khoa học về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài, góp phần làm phong phú thêm lý luận khoa học pháp lý về giải quyết tranh chấ p thương mại quốc tế bằng trọng tài. Các kết quả nghiên cứu của Luận án có thể đóng góp phần nào vào việc hoàn thiện và đổi mới pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Kết quả nghiên cứu của Luận án cũng có thể được sử dụng làm tài liệ u tham khảo cho việc nghiên cứu, học tập, giảng dạy về pháp luật giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài tại các cơ sở nghiên cứu và đào tạo pháp lý ở nước ta. Luận án là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích cho giới kinh 5 doanh trong và ngoài nước về các vấn đề có liên quan đến giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài. 7. Kết cấu của Luận án Ngoài Phần Mở đầu, Phần Kết luận, Danh mục Tài liệu tham khảo, và Phụ lục, Luận án bao gồm 3 Chương. CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ BẰNG TRỌNG TÀI 1.1.TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 1.1.1.Khái niệm thương mại quốc tế Qua phân tích, tác giả đã rút ra kết luận: Giao dịch thương mại quốc tế luôn mang hai đặc điểm, Thứ nhất, liên quan đến tính thương mại, đó là sự tồn tại của những giao dịch kinh doanh giữa các thương nhân với nhau mà mục đích chính của họ là lợi nhuận; Thứ hai, liên quan tới tính quốc tế, đó là giao dịch cần mở rộng ra ngoài biên giới quốc gia như: quốc tịch của các thương nhân tham gia giao dịch khác nhau, hàng hoá là đối tượng hợp đồng di chuyển qua biên giới, hay hợp đồng được thực hiện ở những nước khác nhau v.v. 1.1.2.Khái niệm tranh chấp thương mại quốc tế Từ những phân tích tổng quát, tác giả cho rằng, tranh chấp thương mại quốc tế là những mâu thuẫn, xung đột về lợi ích giữa các chủ thể (thương nhân) tham gia vào các giao dịch thương mại quốc tế. 1.1.3.Phân loại tranh chấp thương mại quốc tế Có hai loại cơ bản đó là: Tranh chấp trong hợp đồng và tranh chấp ngoài hợp đồng. Tác giả đã phân tích một số loại tranh chấp thương mại quốc tế cơ bản phát sinh từ hợp đồng và ngoài hợp đồng. Thông qua đ ó, xác định phạm vi các tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài. 1.2.TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 1.2.1.Lược sử hình thành và phát triển của Trọng tài Thương mại Quốc tế Trọng tài Quốc tế đã hình thành và phát triển theo hai hướng: Trọng tài công và Trọng tài Thương mại. Dù được sử dụng từ rất sớm bởi người Hy Lạp cổ và người La Mã cổ , song các quy tắc trọng tài quốc tế hiện đại chỉ được đề cập tới lần đầu tiên trong các điều ước quốc tế xuất hiện ở nửa cuối thế kỷ 18. Có thể khẳng định rằng, sự ra đời và phát triển của Trọng tài Thương mại Quốc tế gắn liền với giao thương quốc tế và là nhu cầu tất yếu của lị ch sử. 1.2.2.Khái niệm Trọng tài Thương mại Quốc tế Qua phân tích, tác giả đã xây dựng khái niệm về Trọng tài Thương mại Quốc tế như sau: “Trọng tài Thương mại Quốc tế là một phương thức giải quyết tranh chấp mà sự bắt đầu của nó dựa trên sự thoả thuận của các bên tham gia tranh chấp nhằm giải quyết các tranh chấp thương mại có yếu t ố quốc tế (hay yếu tố nước ngoài) giữa các 6 thương nhân với nhau bởi một hội đồng trọng tài gồm một hoặc nhiều trọng tài viên trên cơ sở trình tự thủ tục do các bên tranh chấp thoả thuận chọn ra. Tính quốc tế của trọng tài được quyết định dựa trên hai yếu tố, hoặc được sử dụng riêng rẽ hoặc được kết hợp với nhau đó là: tính chất quốc tế của tranh chấp (International Nature of the dispute) và đặc điểm của chủ thể tham gia tranh chấp (Identity of the parties). 1.2.3.Đặc điểm của Trọng tài Thương mại Quốc tế Trọng tài Thương mại Quốc tế trở thành một công cụ pháp lý quan trọng trong giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế là vì phương thức này có những lợi thế vượt trội, đó là: tốc độ, tính trung lập, tính bí mật, tính chuyên môn cao, tính chung thẩm. 1.2.4.Các loại Trọng tài Thương mạ i Quốc tế Hiện nay, pháp luật nhiều nước trên thế giới công nhận Trọng tài Thương mại Quốc tế có hai loại chủ yếu: Trọng tài Ad-hoc và Trọng tài Thường trực. Mỗi hình thức trọng tài đều có những ưu điểm và hạn chế của nó. 1.2.5.Thẩm quyền của Trọng tài Thương mại Quốc tế Thẩm quyền của trọng tài dựa trên mộ t thoả thuận trọng tài hợp pháp được làm bởi các bên tranh chấp có đầy đủ năng lực chủ thể. Chính hội đồng trọng tài sẽ quyết định mình có thẩm quyền không nếu có khiếu nại về thẩm quyền. 1.2.6.Luật áp dụng trong Trọng tài Thương mại Quốc tế 1.2.6.1.Luật áp dụng đối với tố tụng trọng tài Đại đa số pháp luật các nước đều dựa trên nguyên tắ c được ghi nhận trong Luật Mẫu UNCITRAL, đó là: Tôn trọng sự thoả thuận của các bên tranh chấp hay sự tự chủ của các bên tranh chấp (party autonomy). 1.2.6.2.Luật áp dụng đối với nội dung tranh chấp Nguyên tắc được pháp luật hầu hết các nước trên thế giới cũng như pháp luật trọng tài quốc tế thừa nhận đó là nguyên tắc "sự tự chủ của các bên" (party autonomy). 1.2.6.3.Luật áp dụng đối với thoả thuận trọng tài Nguyên tắc luật do các bên thoả thuận lựa chọn điều chỉnh thoả thuận trọng tài được pháp luật đa số các nước ghi nhận. 1.3.CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ BẰNG TRỌNG TÀI 1.3.1.Nguyên tắc thoả thuận (principle of agreement) Nội dung chính của nguyên tắc này là, quá trình trọng tài phải diễn ra phù hợp với thoả thuận của các bên về cách thức bổ nhiệm trọng tài viên, số lượng trọng tài viên trong hội đồng trọng tài, luật áp dụng trong xét xử trọng tài và thủ tục tố tụng. 1.3.2.Nguyên tắc bình đẳng ( principle of equality ) Nội dung cơ bản của nguyên tắc bình đẳng thể hiện ở chỗ, hội đồng trọng tài phải đối xử với các bên một cách công bằng và trao cho họ cơ hội đầy đủ để trình bày lý lẽ của mình về tranh chấp trong quá trình trọng tài. 1.3.3.Nguyên tắc độc lập và vô tư (principle of independence and impartiality) 7 Nguyên tắc này trực tiếp liên quan tới các trọng tài viên, nó đòi hỏi các trọng tài viên trong quá trình giải quyết tranh chấp phải có thái độ vô tư và sự độc lập với các bên tranh chấp. 1.4.HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ BẰNG TRỌNG TÀI 1.4.1.Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế Qua phân tích, Tác giả cho rằng, hội nhập kinh tế qu ốc tế là quá trình mở cửa, thúc đẩy tự do hóa nền kinh tế quốc gia, gắn kết nền kinh tế quốc gia vào nền kinh tế khu vực và thế giới nhằm tận dụng những cơ hội của thị trường quốc tế để đưa quốc gia phát triển. 1.4.2.Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế tới pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp th ương mại quốc tế bằng trọng tài Trong tiểu mục này, Tác giả đã tập trung phân tích những tác động tích cực và những thách thức của hội nhập quốc tế đối với pháp luật nước ta về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài. Kết luận Chương 1, Tác giả nhận định, Trọng tài Thương mại Quốc tế với vai trò là phương th ức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế xuất hiện từ lâu trên thế giới và rất được ưa chuộng bởi giới kinh doanh quốc tế. Trọng tài Thương mại Quốc tế khác trọng tài thương mại nội địa bởi nó có “tính quốc tế”. Về bản chất, Trọng tài Thương mại Quốc tế là một phương thức giải quyết tranh chấp tư mà th ẩm quyền của nó bắt nguồn từ sự thoả thuận của các bên tham gia tranh chấp. Về nguyên tắc, trừ các quy định mang tính bắt buộc, các bên được phép thoả thuận mọi vấn đề liên quan tới quá trình trọng tài như: Trọng tài viên, địa điểm, ngôn ngữ trọng tài, hình thức trọng tài, luật áp dụng cho toàn bộ quá trình trọng tài, trình tự tiến hành trọng tài v.v. Hội nhập kinh tế quốc tế là tiến trình tất y ếu của lịch sử. Tham gia hội nhập, bên cạnh những ảnh hưởng tích cực, quá trình hội nhập quốc tế cũng tạo ra những thách thức không nhỏ đối với hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung, pháp luật giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài của Việt Nam nói riêng. Thực tế này cần được các nhà hoạch định chính sách xem xét cẩn trọng, có kế hoạch, chiến l ược xây dựng pháp luật bài bản, lâu dài nhằm tranh thủ lợi ích và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực phát sinh từ quá trình hội nhập. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ BẰNG TRỌNG TÀI Quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng tr ọng tài tập trung chủ yếu trong: Pháp lệnh Trọng tài Thương mại 2003, Nghị quyết số 05/2003/NQ - HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Toà án Nhân dân Tối cao ngày 31/7/2003 hướng dẫn thi hành một số quy định của Pháp lệnh Trọng tài Thương mại 2003, Nghị định số 25/2004/NĐ-CP ngày 15/1/2004 của Chính phủ quy [...]... vai trò của trọng tài, sự phối hợp giữa các cơ quan này với trọng tài chưa thực sự nhịp nhàng Những hạn chế, bất cập đó cần sớm được khắc phục trong thời gian tới CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ BẰNG TRỌNG TÀI TRONG ĐIỀU KIỆN 9 HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 3.1.THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ BẰNG TRỌNG TÀI Ở VIỆT NAM Nhìn chung,... thức trọng tài giải quyết tranh chấp, được lựa chọn Trọng tài viên cho Hội đồng Trọng tài, được thoả thuận về ngôn ngữ trọng tài hay địa điểm trọng tài, được thỏa thuận về luật áp dụng đối với nội dung tranh chấp, hiệu lực của thỏa thuận trọng tài và tố tụng trọng tài v.v 2 Pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài mà trung tâm là Pháp lệnh Trọng tài Thương mại 2003... điều kiện hoàn chỉnh hệ thống pháp luật trọng tài nói chung, pháp luật Trọng tài Thương mại Quốc tế nói riêng của nước ta Kết luận Chương 3 Tác giả nhận định, thực trạng giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài ở nước ta còn yếu kém Pháp luật nước ta về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài tuy có nhiều nội dung tiệm cận với Luật Mẫu UNCITRAL 1985 về Trọng tài Thương mại. .. QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ BẰNG TRỌNG TÀI 3.2.1.Pháp luật giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài còn nhiều bất cập, hạn chế, chưa phù hợp với pháp luật và tập quán trọng tài quốc tế, chưa đáp ứng yêu cầu điều chỉnh thực tiễn 3.2.2.Hoạt động giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài ở nước ta chưa đáp ứng đòi hỏi thực tiễn và yêu cầu hội nhập 3.2.3.Sự hỗ trợ và... động giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài ở nước ta hiện nay còn nhiều yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn giải quyết tranh chấp Ngoài Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), hiện còn có sáu Trung tâm Trọng tài khác đang hoạt động, tuy nhiên, phần lớn các tranh chấp được giải quyết tại VIAC 3.2.SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG... luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài 3.3.3 Hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài phải được thực hiện đồng bộ với việc hoàn thiện các lĩnh vực pháp luật khác có liên quan 3.3.4 Bảo đảm nguyên tắc quyền tự định đoạt của các bên 3.3.5 Phải đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế 3.4.GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ GIẢI... GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ BẰNG TRỌNG TÀI 3.4.1.Sớm ban hành Luật Trọng tài Ban hành một Luật Trọng tài là bước đi cấp thiết, sớm phải thực hiện trong bối cảnh việc giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế dựa chủ yếu vào Pháp lệnh Trọng tài Thương mại 2003 Theo quan điểm Tác giả Luận án, Luật Trọng tài nước ta nên được xây dựng trên cơ sở kế thừa những nội dung tích cực của Pháp lệnh Trọng. .. mại quốc tế hiệu quả, được giới kinh doanh đặc biệt ưa chuộng Nguyên nhân cơ bản làm cho trọng tài trở nên hấp dẫn trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế bởi phương thức giải quyết tranh chấp này có những ưu điểm vượt trội so với các phương thức giải quyết tranh chấp khác, đó là: quá trình giải quyết tranh chấp tiêu tốn ít thời gian, đảm bảo bí mật kinh doanh, uy tín thương mại cho... giám sát của các cơ quan tư pháp đối với trọng tài còn chưa hiệu quả 3.3.NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN ĐỐI VỚI VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ BẰNG TRỌNG TÀI Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài phải tuân thủ một số yêu cầu cơ bản sau: 3.3.1.Độc lập tự chủ và Chủ nghĩa Xã hội phải được giữ vững 3.3.2.Bảo đảm tính... họp 2.5.7 .Quyết định trọng tài Phần này sẽ tập chung nghiên cứu các vấn đề có liên quan tới quyết định cuối cùng của trọng tài giải quyết toàn bộ vụ kiện hoặc một phần vụ kiện được các bên thoả thuận đệ trình lên trọng tài, bao gồm: công bố quyết định trọng tài, sửa chữa quyết định trọng tài, huỷ quyết định trọng tài, thi hành quyết định trọng tài 2.6.CÔNG NHẬN VÀ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH TRỌNG TÀI NƯỚC . luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài và thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài ở Việt Nam. . GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ BẰNG TRỌNG TÀI Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Chuyên ngành: Luật Quốc tế