Biểu 2.7: Biểu đồ sản lượng điện nhập khẩu qua 3 cửa khẩu tháng 3 năm 2010

Một phần của tài liệu Hoạt động nhập khẩu tại Công ty Điện lực 1 (Trang 34 - 78)

một ngày trên toàn hệ thống của quốc gia trong các tháng 4, 5 và 6 năm 2010 chỉ đạt mức 270, 275 và 285 triệu kWh/ ngày. Như vậy, dự tính mức thiếu hụt điện năng có thể lên đến từ 10 đến 15 triệu kWh/ngày.

Theo EVN, tính đến hết tháng 3, tổng công suất đặt các nhà máy điện và nhập khẩu điện trên hệ thống điện quốc gia đạt 18.400MW, tổng công suất khả dụng toàn hệ thống đạt mức từ 16.500 - 16.800MW, cơ bản đáp ứng được công suất cực đại của hệ thống. Tuy nhiên, thời gian qua do hạn hán, mực nước các hồ thủy điện vào thời điển đầu năm 2010 đều ở mức thấp hơn yêu cầu, lưu lượng nước vào các hồ trong 3 tháng đầu năm 2010 chỉ đạt từ 60 - 70% trung bình nhiều năm, dẫn đến mực nước hầu hết các hồ thủy điện ở thời điểm cuối tháng 3 đều thấp hơn mức trung bình nhiều năm, làm giảm đáng kể sản lượng điện phát của các nhà máy thủy điện.

Cũng do ảnh hưởng của tình trạng hạn hán, nên lượng điện nhập khẩu từ Trung Quốc cũng giảm, thêm vào đó là tình trạng vận hành không ổn định của các nhà máy điện than mới đưa vào vận hành ở miền Bắc đã làm cho hệ thống điện mất khả năng cân

đối cung cầu điện do thiếu điện năng.

Trước tình trạng này, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 424/CT-TTg ngày 5-4- 2010 về việc tăng cường các biện pháp nhằm đảm bảo cung cấp điện trong các tháng mùa khô năm 2010 để bảo đảm an toàn vận hành hệ thống điện và không để xảy ra những sự cố lớn gây mất điện trên diện rộng đồng thời giao cho Tập đoàn tiếp tục nghiên cứu việc nhập khẩu điện năng sao cho hợp lý, tránh tình trạng thiếu hụt điện quá lớn gây ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất của người dân.

2.2.3. Tình hình nhập khẩu mặt hàng vật tư thiết bị điện của Công ty 2.2.3.1. Mặt hàng nhập khẩu

Công ty Điện lực 1 nhập khẩu vật tư thiết bị để phục vụ các công trình điện lưới của các địa phương và quốc gia, bao gồm:

- Nhóm mặt hàng cáp điện và các phụ kiện đầu nối cáp: cáp ngầm cao thế, hạ thế, cáp vặn xoắn, cáp PVC, cáp điều khiển, cáp chống cháy, hộp nối, đầu cáp, phụ kiện cáp treo và dây dẫn, các loại kẹp cực…

- Nhóm mặt hàng thiết bị điện ngoài trời: chống sét, cầu chì, cầu dao, tủ bù, máy biến áp lực, các thiết bị thông tin liên lạc…

- Nhóm mặt hàng tủ bảng điện các loại: tủ sạc ác quy, tủ điện trung thế, tủ phân phối hạ thế, tủ điều khiển…

Các mặt hàng này có những đặc điểm:

- Khối lượng và trọng lượng của sản phẩm lớn vì chủ yếu đều là máy móc thiết bị điện. Có hàm lượng kỹ thuật khoa học cao, cấu tạo vật lý phức tạp.

- Mỗi mặt hàng đều có bản vẽ thiết kế riêng về cấu tạo, có bản hướng dẫn sử dụng và vận hành.

- Mặt hàng máy móc đều rất dễ bị hỏng và có khi không sử dụng được nếu bị dính nước hay va chạm mạnh.

- Giá thành cho mỗi loại thiết bị đắt.

- Sử dụng công nhân có trình độ tay nghề giỏi để sử dụng và quản lý.

sự quản lý chặt chẽ trong các khâu của hoạt động nhập khẩu.

2.2.3.2. Thị trường nhập khẩu

Thị trường nhập khẩu có một vai trò hết sức to lớn đối với Công ty. Một thị trường phong phú về số lượng cũng như mẫu mã sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho công ty lựa chọn hàng nhập khẩu của mình một cách tối ưu. Thị trường nhập khẩu chủ yếu của Công ty bao gồm: Ấn Độ, Mỹ, Italia, Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan,…

Trong từng thị trường lại có các nhà cung cấp điển hình. Có thể tìm hiểu thông qua bảng sau:

Bảng 2.6: Các nhà cung cấp nước ngoài chủ yếu S TT Tên nhà cung cấp Nước Sản phẩm Loại tiền thanh toán Điều kiện thanh toán

01 Crompton Ấn Độ Tủ trung thế, máybiến dòng USD LC

02 S&S Power Ấn Độ Dao cách ly, dao nốiđất USD LC

03 Areva Ấn Độ Máy cắt USD LC

04 WSI Ấn Độ Sứ đứng, chuỗi sứ USD LC

05 Cooper Mỹ Chống sét USD LC

06 Vee Mỹ Máy biến áp USD LC

07 Yunnan Trung Quốc VTTB trạm 110kV USD LC

08 Tirathai Thái Lan Máy biến áp, VTTBtrạm 110kV USD LC

09 ABB Italia Máy biến áp, VTTBtrạm 110kV USD LC

10 Toprank Malaysia VTTB trạm 110kV USD LC

(Nguồn: Báo cáo Phòng Vật tư và XNK – Công ty Điện lực 1)

2.2.3.3. Tình hình nhập khẩu vật t ư thiết bị phục vụ cho các dự án

Do đặc thù của ngành hàng là nhập khẩu thiết bị điện để cung cấp cho các dự án vì vậy chỉ có thể thống kê được một số hoạt động nhập khẩu thiết bị điện thông qua các dự án.

a) Tình hình thực hiện các dự án ODA và công tác vay vốn nước ngoài từ 1998 – 2009:

* Vốn vay ADB:

- Dự án cải tạo lưới điện 3 thành phố Hà Nội, Hải Phòng và Nam Định với tổng vốn vay khoảng 80 triệu USD, thời gian thực hiện 1996 – 2001.

- Dự án khu vực năng lượng tái tạo cho các xã vùng sâu vùng xa với tổng số vốn vay khoảng 68 triệu USD, thời gian thực hiện 2009 – 2013.

* Vốn vay Sida – Thụy Điển:

- Dự án cải tạo lưới điện thành phố Thái Nguyên với tổng số vốn vay 34 triệu SEK, thời gian thực hiện 1998 – 2001.

- Dự án trung tâm điều độ hệ thống điện miền Bắc với tổng số vốn vay là 54 triệu SEK, thời gian thực hiện 1999 – 2002.

* Vốn vay Chính phủ Phần Lan:

- Dự án điện khí hóa nông thôn tại các tỉnh Lạng Sơn, Hà Nam, Nam Định với tổng số vốn vay là 3,47 triệu EUR, thời gian thực hiện 2004 – 2006.

- Dự án cải tạo lưới điện 4 tỉnh Hà Tây, Hưng Yên, Thái Nguyên, Phú Thọ với tổng số vốn vay 6,3 triệu EUR, thời gian thực hiện 2006 – 2010.

* Vốn vay Chính phủ Bỉ:

- Dự án mua sắm trạm biến áp di động 1 với tổng số vốn vay là 55 triệu BEF, thời gian thực hiện 1999 – 2000.

- Dự án mua sắm trạm biến áp di động 2 với tổng số vốn vay là 1,705 triệu EUR, thời gian thực hiện 2006 – 2010.

* Vốn vay WB:

- Tín dụng 3034: Dự án cải tạo lưới điện thành phố Vinh, Hạ Long, Hải Dương và Hà Tĩnh với tổng số vốn vay 15.600.000 SDR, tương đương khoảng 22 triệu USD, thời gian thực hiện 1998 – 2006.

- Tín dụng 3034: Xây dựng 4 trạm biến áp và đường dây 110kV với tổng số vốn vay khoảng 8,5 triệu USD, thời gian thực hiện 2005 – 2007.

- Tín dụng 3358: Dự án năng lượng nông thôn với 3 giai đoạn với tổng số vốn vay 56.600.000 SDR, tương đương 80 triệu USD để đưa điện về 530 xã, thời gian thực hiện 1999 – 2006.

- Tín dụng 3680: Dự án nâng cao hiệu suất hệ thống điện, cổ phần hóa và năng lượng tái tạo nhằm xây dựng 21 trạm biến áp và đường dây 110kV, cải tạo 02 thủy điện nhỏ và lắp đặt 80 MBA tụ bù ở 4 trạm 110kV substations với tổng số vốn vay 40,7 triệu USD, thời gian thực hiện 2002 – 2007.

- Tín dụng 3680: Dự án xây dựng 14 trạm và đường dây 110kV với tổng số vốn vay 25 triệu USD, thời gian thực hiện 2006 – 2007.

- Tín dụng 4000: Dự án năng lượng nông thôn 2 – xây dựng và cải tạo lưới điện trung áp nông thôn tại 731 xã ở 18 tỉnh với tổng số vốn vay 42,3 triệu USD, thời gian thực hiện 2005 – 2010.

- Tín dụng 4576: Dự án năng lượng nông thôn 2 (mở rộng) – xây dựng và cải tạo lưới điện trung áp nông thôn tại 184 xã ở 10 tỉnh với tổng vốn vay 15 triệu USD, thời gian thực hiện 2009 – 2010.

- Tín dụng 4444: Dự án lưới điện phân phối nông thôn – xây dựng và cải tạo lưới điện trung áp nông thôn tại 9 tỉnh và xây dựng 7 trạm biến áp và đường dây 110kV với tổng số vốn vay 47,44 triệu USD, thời gian thực hiện 2009 – 2013.

* Dự án vay vốn JBIC với tổng số vốn vay 8 triệu USD, thời gian thực hiện 2004 – 2006.

* Các dự án dự kiến thực hiện trong thời gian tới:

- Dự án vay vốn chính phủ Đức: Cải tạo và nâng cấp lưới điện trung áp nông thôn với tổng vốn vay dự kiến khoảng 80 triệu EUR.

- Dự án do ADB bảo lãnh: Dự án truyền tải và phân phối điện với tổng số vốn vay dự kiến khoảng 105 triệu USD.

b) Một số dự án lớn trong những năm qua:

Trong mỗi một dự án kéo dài nhiều năm của Công ty Điện lực 1, sẽ có rất nhiều gói hợp đồng cung cấp thiết bị để xây dựng sửa chữa các công trình điện trong vùng miền Bắc, vật tư thiết bị đó có thể được nhập khẩu và cũng có thể là mua trong nước, tùy vào kết quả mời thầu của Công ty. Do đó chỉ có thể đánh giá một cách tổng quan về giá trị nhập khẩu vật tư thiết bị qua một số dự án lớn.

Bảng 2.7: Tình hình nhập khẩu trong một số dự án lớn Tên dự án Giá trị nhập khẩu (USD) Các mặt hàng chủ yếu Dự án 3034 525.000

Máy biến thế, thiết bị điều khiển, máy biến thế phụ và các thiết bị đi kèm

khác Dự án RE

II 5.228.021

Thiết bị lắp ráp hoàn chỉnh cho lưới điện 35kV, 22kV

Dự án

SEIER 3.142.002 Máy biến áp, VTTB trạm 110kV

(Nguồn: Báo cáo Phòng Vật tư và XNK – Công ty Điện lực 1)

* Dự án 3034: Là dự án được WB cấp tín dụng nhằm phát triển lưới điện truyền tải

điện miền Bắc. Thời gian thực hiện dự án là 1 năm kể từ ngày 13/06/2006 đến hết tháng 06/2007. Dự án được kí ban đầu với giá trị khoảng 190 triệu USD tuy nhiên đã không sử dụng hết 45 triệu USD ở một số công trình là 110kV Đại An và Nhị Chiêu. Tuy nhiên, trong đó một số công trình thực hiện khá thành công như công trình cung cấp máy biến thế và thiết bị phụ cho chi nhánh và trạm 110kV để truyền tải và phân phối điện năng cho tỉnh Hà Tây.

Ở công trình này, Công ty Điện lực 1 đã phải nhập khẩu máy biến thế, thiết bị điều khiển, máy biến thế phụ và các thiết bị đi kèm khác từ Công ty trách nhiệm hữu hạn TIRATHAI của Thái Lan. Giá trị của hợp đồng là 532.000 USD trong đó giá hàng hóa nhập khẩu là CIF Hải Phòng 525.000 USD và giá hàng hóa đi kèm mua trong lãnh thổ Việt Nam EXW Hải Phòng 7000 USD. Công trình đã đảm bảo khá tốt và phát triển thành công lưới điện cho tỉnh Hà Tây.

* Dự án năng lượng nông thôn (RE): Là một dự án lớn nhằm mở rộng lưới điện đến

690 xã ở 32 tỉnh trên cả nước, xây dựng năng lực cho chính phủ để duy trì ngành điện độc lập trong dài hạn, sử dụng các nguồn năng lượng thay thế ở các khu vực chưa có điện lưới quốc gia. Trong giai đoạn 2000-2006, IDA đã cung cấp 150 triệu đô la Mỹ trên tổng số 216 triệu đô được tài trợ.Trong đó Công ty Điện lực 1 cũng đã thực hiện nhiệm vụ của mình trên địa bàn mà Công ty quản lý.

lượng nông thôn như là hợp đồng cung cấp phụ tùng và thiết bị cách điện. Hợp đồng được thực hiện giữa Công ty Điện Lực 1 và Công ty cổ phần sứ kĩ thuật Hoàng Liên Sơn. Tổng giá trị hợp đồng là 7.246.716.387 VNĐ gồm các mặt hàng: thiết bị lắp ráp hoàn chỉnh cho lưới điện 35kV, 22kV, thiết bị cách điện cho lưới điện 35kV.

* Dự án Nâng cao hiệu suất hệ thống điện, cổ phần hoá và năng lượng tái tạo (SEIER): Dự án SEIER được thực hiện trên toàn quốc với giá trị 351,7 triệu USD và thời hạn 5 năm. Trong số vốn trên, có 225 triệu USD vay từ WB, 122,2 triệu USD vốn đối ứng trong nước (của EVN và các địa phương), 4,5 triệu USD viện trợ không hoàn lại của Quỹ môi trường toàn cầu. Dự án SEIER gồm các tiểu dự án: Nâng cao hiệu suất hệ thống truyền tải điện 500/220 KV, chương trình quản lý nhu cầu năng lượng (Dms) giai đoạn 2, mở rộng cấp điện 110 KV nông thôn, cải tạo và nâng cấp 5 nhà máy thủy điện nhỏ, năng lượng tái tạo, cổ phần hóa cung cấp điện ở 15 xã và 1 huyện.

Bảng 2.8: Một số hợp đồng nhập khẩu cho dự án SEIER

S

TT Số hợp đồng – Ngày ký Nội dung hợp đồng

0 1

01/SEIER/VUTHU/PC1- TIRATHAI 19/09/2006

Cung cấp MBA 110kV cho trạm 110kV Vũ Thư mở rộng - CIF Hai Phòng 415,160.00 USD. Giao hàng 16 tuần (09/01/2006)

0 2

03/SEIER/BACVIETTRI/ PC1-TIRATHAI 31/01/2007

Cung cấp VTTB 110kV cho trạm 110kV Bắc Việt Trì mở rộng. EXW kho người bán 270,281.30 USD, giao hàng 20 tuần (20/06/2007)

03 01/SEIER/BVTR/PC1-VEE 3/04/2007

Cung cấp MBA 110kV cho trạm 110kV Bac Viet Tri mở rộng. EXW kho người bán 270,281.30 USD, Giao hàng 16 tuần (24/07/2007)

04 01/SEIER/VINHTUONG/ PC1-TLP/ABB 10/12/2008

Cung cấp MBA cho Công trình mở rộng TBA 110kV Vĩnh Tường. Giá: 499.000 USD(EXW). Giao hàng: 16 tuần (1/4/2009)

05 3.1/SEIER/DONGVAN/ PC1-LS-VINA 22/4/2009

Cung cấp VTTB cho trạm 110kV Đồng Văn 585,284.28 USD và 5,857.00 USD v/c và 5,704 USD tiền Nhập khẩu, giao hàng 16 tuần

03/06/2009 MBA T2 624,090.00 USD và tiền nhập 31,204.50 USD. Giao hàng 16 tuần (23/9/2009)

07 3.1/SEIER/LAOCAI/PC1-LS-VINA 4/9/2009 Cung cấp VTTB cho lắp đặt MBA T2 trạm 110kV Lào Cai168,599.04 USD EXW nhập 16 tuần (25/12/2009)

(Nguồn: Báo cáo Phòng Vật tư và XNK – Công ty Điện lực 1)

2.2.3.4. Quy trình thực hiện nghiệp vụ xuất nhập khẩu của Công ty:

Để hiểu thêm về nghiệp vụ xuất nhập khẩu của Công ty, sau đây ta sẽ xem xét đến quy trình thực hiện nghiệp vụ xuất nhập khẩu:

- Sau khi được phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi (BCNCKT) của dự án, đơn vị quản lý dự án phải cho Phòng Vật tư - Xuất Nhập khẩu đầy đủ hồ sơ để thực hiện như luận chứng BCNCKT, quyết định phê duyệt BCNCKT, phê duyệt TKKT- TDT...

- Phòng kinh tế đối ngoại chủ trì ký hợp đồng với nhà cung cấp nước ngoài và thực hiện các thủ tục phê duyệt hợp đồng và chuyển cho Phòng Vật tư - Xuất Nhập khẩu 02 bản hợp đồng gốc và quyết định phê duyệt kế hoạch đấu thầu đồng thời chuyển cho phòng Kỹ thuật 01 bản hợp đồng.

- Phòng Vật tư - Xuất nhập khẩu đầu mối thực hiện các nội dung đã được ký kết của hợp đồng.

- Nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng có phát sinh thay đổi so với hợp đồng đã ký thì Phòng Kinh tế đối ngoại chủ trì việc thực hiện thủ tục điều chỉnh hợp đồng theo quy định.

- Phòng Vật tư - Xuất Nhập khẩu thực hiện việc xin đăng ký hợp đồng và xin xác nhận thiết bị chính với Bộ Công Thương, xin giấy phép hợp chuẩn hoặc giấy phép nhập khẩu với bộ Thông tin và truyền thông (nếu cần thiết).

- Phòng Tài chính - Kế toán sau khi nhận được Bảo lãnh trả trước (nếu có) và Bảo lãnh thực hiện hợp đồng của Nhà thầu phải kiểm tra và tiến hành làm thủ tục tạm ứng trước cho nhà thầu cũng như mở L/C cho nhà thầu để thực hiện hợp đồng.

- Sau khi nhận được bản vẽ và tài liệu kỹ thuật đã được người mua phê duyệt chấp nhận để sản xuất hàng loạt, đơn vị Quản lý dự án phải chuyển cho Phòng Kỹ

Một phần của tài liệu Hoạt động nhập khẩu tại Công ty Điện lực 1 (Trang 34 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w