0 1.552. 000 1.694. 000 1.548. 000
(Nguồn: Báo cáo của Phòng Kinh tế đối ngoại – Công ty Điện lực 1)
Biểu 2.4: Biểu đồ thể hiện giá trị điện nhập khẩu tại cửa khẩu Lào Cai
Sau khi ký kết hợp đồng để mua điện ở cấp 100kv với Trung Quốc năm 2004, thì đến năm 2005, tổng sản lượng nhập khẩu đã đạt 241.000.000 KWh, đây là cửa khẩu có kim ngạch nhập khẩu điện lớn nhất trong số 3 cửa khẩu mà Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã ký kết hợp đồng. Đến năm 2006, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, do có những thuận lợi trong thương mại quốc tế, nên sản lượng này tiếp tục tăng mạnh, tăng 34,85% so với năm 2005. Vào ngày 26-9-2007, Tổng công ty Điện lực VN (EVN) đã chính thức đóng điện đường dây 220kV Lào Cai - Vân Nam, tăng thêm điện nhập khẩu từ Trung Quốc để bù cho lượng công suất thiếu hụt trong nước giai đoạn 2006-2008, đặc biệt là vào mùa khô. Đường dây 220kV này có công suất 250- 300MW và cấp điện ổn định cho sáu tỉnh phía Bắc là Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Hà Giang, Tuyên Quang và Quảng Ninh. Tối 26-9-2007, Tổng công ty Lắp máy VN (Lilama) đã tiến hành lắp đặt tổ máy tuôcbin khí số 1 nặng 315 tấn của Tập đoàn Siemens (Đức) lên bệ của Nhà máy điện Cà Mau 1 - tổ máy đầu tiên của công trình khí - điện Cà Mau tại xã Khánh An, huyện U Minh. Kỹ sư Chu Thanh Liêm - phó giám đốc ban dự án, ngày 29-9 sẽ tiếp tục lắp tổ máy tuôcbin khí số 2. Đến đầu tháng mười lắp đặt máy phát và trạm điện 220kV phát điện cả hai tổ máy với công suất ban đầu 500 MW vào tháng 3-2007 và vận hành chu trình hỗn hợp đủ công suất 750 MW vào tháng 12-2007.
Năm 2008, là năm mà tình hình kinh tế thế giới và trong nước biến động rất phức tạp, khó lường, thậm chí vận động theo những xu hướng trái chiều nhau. Những tháng đầu năm 2008, thế giới phải đương đầu với nguy cơ khủng hoảng năng lượng, khủng hoảng lương thực. Giá cả hầu hết các mặt hàng tăng cao, đặc biệt là lương thực và dầu mỏ, gây ra lạm phát trên phạm vi toàn thế giới. Giá dầu từ mức 90 đôla một thùng vào đầu năm đã leo lên lập kỷ lục trên 147 đôla một thùng vào tháng
7/2008 kéo giá hàng hóa cơ bản và lương thực lên theo, lạm phát ở nước ta đã tăng vọt lên 25%. Trước tình hình đó, từ tháng 3/2008, Chính phủ đã chỉ đạo bằng mọi biện pháp ưu tiên kiềm chế lạm phát, tăng lãi suất cơ bản và các biện pháp hạn chế tín dụng dẫn đến tăng mạnh lãi suất cho vay, cắt giảm đầu tư… Từ tháng 9 năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ đã lan rộng sang hầu hết các nước và mang tính toàn cầu. Khủng hoảng có xu hướng ngày càng trầm trọng và lan truyền từ khu vực tài chính sang khu vực kinh tế thực. Từ tình trạng lạm phát cao, thế giới phải đối đầu với nguy cơ suy giảm tăng trưởng sâu đi cùng với tình trạng giảm mạnh giá dầu, giá lương thực và các loại nguyên liệu thô khác. Việt Nam cũng bị tác động mạnh từ kinh tế thế giới, hầu hết các ngành sản xuất và dịch vụ đều bị giảm sút, thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, nhiều dự án đầu tư nước ngoài tạm dừng hoặc chậm tiến độ. Trong khi đó năng lực nội tại của Công ty Điện lực 1 có nhiều hạn chế, việc sản xuất điện năng trong nước gặp nhiều khó khăn, trước tình hình đó, Công ty tiếp tục đẩy mạnh việc nhập khẩu điện từ Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai, tổng sản lượng đến hết năm 2008 đã đạt đến 385.000.000 KWh, tăng 11,6% so với năm 2007.
Năm 2009, chính nhờ các biện pháp kích thích kinh tế của Chính phủ đã đem lại kết quả tạo ra một lực kéo mạnh đối với nền kinh tế, giúp ổn định tình hình thương mại, Công ty có thêm nhiều nguồn lực để sản xuất kinh doanh, việc nhập khẩu điện cũng không còn tăng cao như năm 2008, tổng sản lượng nhập khẩu điện đến hết 2009 đạt 360.000.000, giảm 6,9% so với năm 2008.
2.2.2.2. Nhập khẩu điện qua Cửa khẩu Móng Cái
Móng Cái là một trong những cửa khẩu quốc tế quan trọng trong việc giao lưu kinh tế với Trung Quốc và các nước khác trong khu vực qua biên giới phía Bắc Việt Nam. Ðặc biệt, Móng Cái tiếp giáp với Thị xã Ðông Hưng là khu kinh tế mở của tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Khu kinh tế này đang được xây dựng thành một thành phố lớn, hiện đại, đa chức năng và được xác định là cửa ngõ để Trung Quốc đi vào thị trường Đông Nam Á.
Móng Cái có hệ thống đường bộ, đường biển thuận lợi cho giao lưu trong nước và quốc tế. Móng Cái có một sân bay nhỏ có thể nâng cấp để phục vụ việc đi lại bằng hàng không. Nhiều công trình hạ tầng quan trọng như hệ thống thông tin viễn thông, lưới điện 110kV, đường 18A nối với thành phố Hạ Long, cảng biển Vạn Gia, chợ, khách sạn,
trung tâm hội chợ triển lãm, công viên ... đã được đầu tư nâng cấp.
Với những lợi thế của mình, Móng Cái là khu vực cửa khẩu giàu tiềm năng. Nhằm đưa Móng Cái thành địa bàn có sức thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định 53/2001/QÐ-TTg ngày 19/4/2001 về chính sách đối với khu kinh tế cửa khẩu biên giới. Theo đó, ngoài quyền được hưởng các ưu đãi theo qui định hiện hành, các nhà đầu tư trong và ngoài nước còn được hưởng:
• Các hoạt động kinh doanh: Xuất nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, vận chuyển hàng hoá quá cảnh, kho ngoại quan, cửa hàng miễn thuế, hội chợ triển lãm, cửa hàng giới thiệu sản phẩm, sản xuất, gia công hàng xuất khẩu, chi nhánh đại diện, chợ cửa khẩu, dịch vụ - du lịch, đầu tư cơ sở hạ tầng, khu bảo thuế..
• Các nhà đầu tư được phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất và công trình kiến trúc theo đúng mục đích sử dụng đất đã được phê duyệt, được vay vốn ưu đãi của Nhà nước để đầu tư xây dựng cơ sở kinh doanh, được hưởng các ưu đãi về buôn bán biên giới theo quy định. Khu bảo thuế được áp dụng cơ chế phi thuế quan như đối với kho ngoại quan.
• Doanh nghiệp có trụ sở tại khu vực này được kinh doanh xuất, nhập khẩu trực tiếp các loại hàng hoá (trừ các mặt hàng cấm xuất, nhập khẩu).
• Áp dụng thuế suất thuế xuất khẩu hiện hành ở mức thấp nhất đối với những mặt hàng được sản xuất trong khu vực phải chịu thuế.
• Giảm 50% giá thuê đất và mặt nước so với khung giá hiện hành.
• Mức thuế thu nhập doanh nghiệp thấp nhất (10%) trong suốt thời hạn thực hiện dự án đầu tư; được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm kể từ khi kinh doanh có lãi và giảm 50% trong 4 năm tiếp theo.
• Mức thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài thấp nhất (3%).
• Thủ tục xuất - nhập cảnh thuận lợi cho người nước ngoài ra, vào khu vực này.
Nắm bắt được những ưu điểm đó, Công ty cũng đã lựa chọn cửa khẩu Móng Cái để làm nơi trung chuyển điện nhập khẩu giữa hai nước.
Bảng 2.4: Giá trị điện nhập khẩu qua cửa khẩu Móng Cái giai đoạn 2005 – 2009
Năm
Tổng sản lượng (KWh) 66.000 .000 250.00 0.000 110.00 0.000 210.00 0.000 180.00 0.000 Tổng giá trị nhập khẩu (USD) 238.80 0