1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết điều trị tại khoa truyền nhiễm bệnh viện 103

79 1,3K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 906,53 KB

Nội dung

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI TRẦN NGỌC ÁNH KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRÊN BỆNH NHÂN NHIỄM KHUẨN HUYẾT ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA TRUYỀN NHIỄM - BỆNH VIỆN 103 KHÓA LUẬN TỐ

Trang 1

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

TRẦN NGỌC ÁNH

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG

KHÁNG SINH TRÊN BỆNH NHÂN

NHIỄM KHUẨN HUYẾT ĐIỀU TRỊ

TẠI KHOA TRUYỀN NHIỄM

- BỆNH VIỆN 103

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI - 2015

Trang 2

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

TRẦN NGỌC ÁNH

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG

KHÁNG SINH TRÊN BỆNH NHÂN

NHIỄM KHUẨN HUYẾT ĐIỀU TRỊ

TẠI KHOA TRUYỀN NHIỄM

- BỆNH VIỆN 103

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn tới:

PGS TS Trịnh Thị Xuân Hòa - Chủ nhiệm Bộ môn Truyền

nhiễm Bệnh viện Quân y 103

Thạc sỹ Phan Thị Tố Như - Giảng viên bộ môn Y học cơ sở,

trường Đại học Dược Hà Nội

là những người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo và giúp

đỡ em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành tốt khóa luận

Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô trong bộ môn Y học cơ sở đã tạo mọi điều kiện cho em trong suốt quá trình học tập tại trường, giảng dạy cho em nhiều kiến thức quý báu

Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc bệnh viện Quân y 103, Khoa Truyền nhiễm cùng các cán bộ, dược sỹ đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ

em hoàn thành khóa luận

Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, người thân đã luôn ở bên động viên, chia sẻ, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận

Hà Nội, ngày 12 tháng 05 năm 2015

Sinh viên

Trang 4

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH NHIỄM KHUẨN HUYẾT 3

1.1.1 Dịch tễ học nhiễm khuẩn huyết 3

1.1.1.1 Tình hình nhiễm khuẩn huyết trên thế giới 3

1.1.1.2 Tình hình nhiễm khuẩn huyết ở Việt Nam 3

1.1.2 Căn nguyên vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết 4

1.1.2.1 Vi khuẩn Gram âm gây nhiễm khuẩn huyết 4

1.1.2.1.1 Escherichia coli 4

1.1.2.1.2 Klebsiella 5

1.1.2.1.3 Pseudomonas aeruginosa 5

1.1.2.1.4 Acinetobactor baumannii 6

1.1.2.2 Vi khuẩn Gram dương gây nhiễm khuẩn huyết 6

1.1.2.2.1 Staphylococcus aureus (S.aureus) 6

1.1.2.2.2 Staphyllococci coagulase (-) 7

1.1.2.2.3 Streptococci 7

1.1.2.2.4 Streptococcus pneumoniae 7

1.1.3 Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng nhiễm khuẩn huyết 8

1.1.3.1 Đặc điểm lâm sàng của nhiễm khuẩn huyết 8

1.1.3.2 Đặc điểm cận lâm sàng của nhiễm khuẩn huyết 9

1.1.3.2.1 Xét nghiệm huyết học 9

1.1.3.2.2 Xét nghiệm sinh hóa máu 10

1.1.3.2.3 Xét nghiệm chức năng đông máu 10

1.1.3.2.4 Phân lập vi khuẩn từ máu 10

Trang 5

1.2 VẤN ĐỀ SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ NHIỄM

KHUẨN HUYẾT 11

1.2.1 Nguyên tắc sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn huyết 11 1.2.2 Một số nhóm kháng sinh sử dụng trên bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết 11

1.2.2.1 Nhóm beta – lactam 11

1.2.2.2 Aminoglycosid (gentamycin, streptomycin, tobramycin…) 13

1.2.2.3 Quinolon 13

1.2.2.4 Peptid 13

1.2.3 Lựa chọn kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn huyết 14

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16

2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 16

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 16

2.1.2 Tiêu chuẩn lựa chọn 16

2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ 16

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 16

2.2.2 Phương tiện nghiên cứu 16

2.2.3 Phương pháp lấy mẫu 16

2.2.4 Nội dung nghiên cứu 16

2.2.4.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 16

2.2.4.2 Đặc điểm của vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết 17

2.2.4.3 Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết 17

2.3 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU 17

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 18

3.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 18

Trang 6

3.1.1 Đặc điểm chung của bệnh nhân nghiên cứu 18

3.1.2 Thời điểm mắc bệnh trong năm 19

3.2 ĐẶC ĐIỂM VI KHUẨN GÂY NHIỄM KHUẨN HUYẾT VÀ TÌNH HÌNH KHÁNG KHÁNG SINH 20

3.2.1 Xét nghiệm tìm vi khuẩn 20

3.2.2 Đặc điểm vi khuẩn phân lập được 20

3.2.3 Tình hình đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh 21

3.2.3.1 Tình hình đề kháng kháng sinh của E coli 22

3.2.3.2 Tình hình đề kháng kháng sinh của P aeruginosa 22

3.2.3.3 Tình hình đề kháng kháng sinh của A baumannii 23

3.2.3.4 Tình hình đề kháng kháng sinh của S aureus 24

3.3 KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRÊN BỆNH NHÂN NHIỄM KHUẨN HUYẾT 24

3.3.1 Tình hình sử dụng kháng sinh trước khi nhập viện 24

3.3.2 Đặc điểm kháng sinh sử dụng 25

3.3.2.1 Danh mục kháng sinh được sử dụng trong nghiên cứu 25

3.3.2.2 Số lần thay đổi phác đồ trong thời gian điều trị: 27

3.3.3 Phác đồ kháng sinh khởi đầu khi chưa có xét nghiệm vi sinh 27

3.3.3.1 Các phác đồ đơn độc khởi đầu 27

3.3.3.2 Các phác đồ phối hợp khởi đầu 28

3.3.4 Phác đồ kháng sinh thay thế khi có kết quả xét nghiệm vi sinh 29

3.3.4.1 Phác đồ kháng sinh thay thế khi có kết quả cấy khuẩn dương tính 29

3.3.4.2 Phác đồ kháng sinh thay thế khi có kết quả cấy khuẩn âm tính31 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 33

4.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 33

4.1.1 Đặc điểm chung của bệnh nhân nghiên cứu 33

Trang 7

4.1.2 Thời điểm mắc bệnh trong năm 34

4.2 ĐẶC ĐIỂM VI KHUẨN GÂY BỆNH VÀ TÌNH HÌNH KHÁNG KHÁNG SINH 34

4.2.1 Xét nghiệm tìm vi khuẩn 34

4.2.2 Đặc điểm vi khuẩn phân lập được 35

4.2.3 Tình hình đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh 37

4.2.3.1 Tình hình đề kháng kháng sinh của E.coli 38

4.2.3.2 Tình hình đề kháng kháng sinh của P aeruginosa 38

4.2.3.3 Tình hình đề kháng kháng sinh của A.baumannii 39

4.2.3.4 Tình hình đề kháng kháng sinh của S.aureus 40

4.3 KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRÊN BỆNH NHÂN NHIỄM KHUẨN HUYẾT 41

4.3.1 Tình hình sử dụng kháng sinh trước khi nhập viện 41

4.3.2 Đặc điểm kháng sinh sử dụng 41

4.3.2.1 Danh mục kháng sinh được sử dụng trong nghiên cứu 41

4.3.2.2 Số lần thay đổi phác đồ trong thời gian điều trị 42

4.3.3 Phác đồ kháng sinh khởi đầu khi chưa có xét nghiệm vi sinh 43

4.3.4 Sự thay đổi phác đồ kháng sinh sau khi có kết quả xét nghiệm vi sinh 44

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 46

I KẾT LUẬN: 46

II ĐỀ XUẤT: 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

A baumannii : Acinetobacter baumannii

E coli : Escherichia coli

ESBL : Extended spectrum betalactamase

MRSA : Tụ cầu vàng kháng methicillin

P aeruginosa : Pseudomonas aeruginosa

S aureus : Staphyllococcus aureus

S epidermidis : Staphyllococcus epidermides

Str pyogenes : Streptococcus pyogenes

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

1.1 Lựa chọn kháng sinh theo thông tin vi khuẩn gây bệnh 14

3.4 Tình hình sử dụng kháng sinh trước khi nhập viện 24 3.5 Danh mục các thuốc kháng sinh được sử dụng 25

3.7 Các phác đồ đơn độc khởi đầu trong điều trị nhiễm

Trang 11

ĐẶT VẤN ĐỀ

Nhiễm khuẩn huyết là một bệnh nhiễm khuẩn toàn thân nặng, gây ra do

vi khuẩn và độc tố của vi khuẩn lưu hành trong máu Nhiễm khuẩn huyết có nguy cơ tử vong cao do sốc nhiễm khuẩn và rối loạn chức năng nhiều cơ quan Lâm sàng của nhiễm khuẩn huyết rất đa dạng, diễn biến thường nặng và không có chiều hướng tự khỏi nếu không được điều trị kịp thời [1], [47], [50] Nhiều năm qua, nhiễm khuẩn huyết vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại các đơn vị hồi sức không phải tim mạch Mỗi năm, tại Mỹ có tới 750.000 trường hợp nhiễm khuẩn huyết nặng nhập viện, trong đó 215.000 trường hợp tử vong - chiếm 9,3% tổng số tử vong tại đất nước này Tại Đức, nhiễm khuẩn huyết được xác nhận 60.000 trường hợp một năm và là nguyên nhân thứ ba phổ biến nhất gây tử vong [45]

Căn nguyên gây nhiễm khuẩn huyết rất đa dạng nhưng thường có 3 loại: vi khuẩn Gram âm, cầu khuẩn Gram dương và trực khuẩn Gram dương

kỵ khí Các vi khuẩn này có thể xâm nhập vào cơ thể qua nhiều con đường khác nhau như đường da và niêm mạc, đường hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu… [2] Việc điều trị kháng sinh sớm và thích hợp cho thấy hiệu quả lớn trong kết quả điều trị của bệnh nhân Người ta ước tính rằng trung bình với mỗi giờ chậm điều trị kháng sinh đặc hiệu thì giảm 8% khả năng sống của các bệnh nhân [29]

Tuy nhiên, thực trạng sử dụng kháng sinh không kiểm soát như hiện nay làm tăng hiện tượng kháng kháng sinh của vi khuẩn và gây khó khăn cho việc điều trị nhiễm khuẩn huyết Trên thế giới, nhiều chủng vi khuẩn gây bệnh đã trở nên ngày càng kháng thuốc kháng sinh Các kháng sinh “thế hệ một” gần như không được lựa chọn trong nhiều trường hợp Các kháng sinh thế hệ mới đắt tiền, thậm chí cả một số kháng sinh thuộc nhóm “lựa chọn cuối cùng” cũng đang mất dần hiệu lực Do tỉ lệ kháng kháng sinh cao, nhiều liệu

Trang 12

pháp kháng sinh được khuyến cáo trong các tài liệu hướng dẫn điều trị đã không còn hiệu lực [22] Do đó, việc khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn huyết là rất cần thiết

Là một bệnh viện thực hành của Học viện quân y, Bệnh viện 103 là bệnh viện đa khoa hạng I, với quy mô hơn 1000 giường bệnh tham gia vào công tác khám, chữa bệnh theo tuyến và khu vực cho bộ đội, các đối tượng chính sách, và nhân dân; phục vụ nhu cầu điều trị cho một số lượng lớn BN từ tuyến dưới chuyển thẳng lên (trong đó có khoa AM5 - khoa truyền nhiễm) Nhằm tìm hiểu thực trạng sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn huyết, từ đó có cái nhìn tổng quan về điều trị bệnh nhiễm khuẩn huyết tại

khoa truyền nhiễm, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu “Khảo sát tình hình

sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết điều trị tại Khoa truyền nhiễm - bệnh viện 103” với hai mục tiêu sau:

1 Xác định các chủng vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết và tình hình kháng kháng sinh của chúng tại khoa truyền nhiễm - Bệnh viện 103

2 Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn huyết tại khoa truyền nhiễm - Bệnh viện 103

Trang 13

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH NHIỄM KHUẨN HUYẾT

1.1.1 Dịch tễ học nhiễm khuẩn huyết

1.1.1.1 Tình hình nhiễm khuẩn huyết trên thế giới

Nhiễm khuẩn huyết hiện nay là một trong những căn nguyên chủ yếu gây bệnh nặng và tử vong Chỉ riêng ở Hoa Kỳ thì mỗi năm có khoảng 750.000 trường hợp mắc bệnh, trong số đó 215.000 trường hợp tử vong, chiếm 9,3% tổng số tử vong tại đất nước này [44] Ở Pháp, tỷ lệ sốc nhiễm trùng là 13,7% [72] Ở Ấn Độ, các nhà nghiên cứu đã thống kê được tỷ lệ nhiễm khuẩn huyết nặng là 16,5% Tỷ lệ tử vong sau nhập viện và tử vong sau 28 ngày do nhiễm khuẩn huyết nặng tương ứng là 65,2% và 64,6% [76] Tại Anh, nghiên cứu của Harrison và cs, năm 2006 trên 92.673 bệnh nhân nhập viện cho thấy, tình trạng nhiễm khuẩn huyết nặng xuất hiện trong vòng

24 giờ đầu tăng từ 23,5% (1996) lên đến 28,7% (2004) và tử vong cũng tăng

từ 9.000 ca (48,3%) năm 1996 lên đến 14.000 ca (44,7%) năm 2004 [58] Nghiên cứu của Jason và cs năm 2011 tại 150 khoa hồi sức tích cực của 16 nước trong khu vực châu Á, tỷ lệ nhiễm khuẩn huyết dao động từ 5 - 53% tùy theo quốc gia [63] Ở thị trấn Ile-Ife - Nigeria, nghiên cứu của hai tác giả Komolate và Adegoke năm 2008 c ho t hấ y tỷ lệ nhiễm khuẩn huyết dao động từ 15 - 20% [64]

1.1.1.2 Tình hình nhiễm khuẩn huyết ở Việt Nam

Tại Việt Nam, trong báo cáo của Nguyễn Văn Kính và cs năm 2008, khi phân tích thực trạng sử dụng kháng sinh tại Việt Nam cho thấy, tỷ lệ nhiễm khuẩn huyết nói chung là 8% [22] Mới đây, nghiên cứu của Vũ Đình Phú và cs năm 2013 ở các khoa hồi sức tích cực của 15 bệnh viện trong toàn quốc cho thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn huyết chiếm 10,4% [26]

Trang 14

Tại Bệnh viện Bạch Mai, năm 2008, Đoàn Mai Phương và cộng sự đã phân lập các tác nhân gây nhiễm khuẩn huyết cho thấy tỷ lệ dương tính là 8,1%, trong đó, vi khuẩn Gram âm 71,9%, vi khuẩn Gram dương 23,4%, nấm

4,7% [27] Tại Bệnh viện trung ương Huế, tỷ lệ NKH do E.coli chiếm 35,1%, K.pneumoniae 14,9%, S.suis 16,2% [7] Năm 2010, tác giả Phạm Thị Ngọc

Thảo đã tổng hợp tác nhân gây nhiễm khuẩn huyết thường gặp nhất tại bệnh

viện Chợ Rẫy là Acinetobacter baumanii và Pseudomonas aeruginosa, chiếm

40,5% các trường hợp [32]

1.1.2 Căn nguyên vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết

Tác nhân gây nhiễm khuẩn huyết rất đa dạng, có thể là do vi khuẩn Gram dương, Gram âm và nấm Có một sự khác nhau về tần suất mắc bệnh cũng như loại vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết giữa các bệnh viện, vùng, quốc gia

1.1.2.1 Vi khuẩn Gram âm gây nhiễm khuẩn huyết

1.1.2.1.1 Escherichia coli

Escherichia coli (E coli) là thành viên thuộc vi hệ bình thường của

đường tiêu hoá, chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các vi khuẩn hiếu khí (khoảng

80%) Tuy nhiên, E coli cũng là vi khuẩn gây bệnh quan trọng, đứng hàng

đầu trong các căn nguyên gây nhiễm khuẩn huyết [39]

Theo nghiên cứu của các tác giả tại Mỹ từ 1999 đến 2008 thì nhiễm khuẩn huyết nặng do vi khuẩn Gram âm chiếm 51,5%, trong đó phổ biến nhất

là E.coli chiếm 39,9% [43] Tác giả Lê Thị Thanh Hương và cs cũng đã xác định tác nhân E.coli gây nhiễm khuẩn huyết ở bệnh viện Nhi đồng 1 chiếm

17,8% [17] Theo tác giả Cao Minh Nga, tỷ lệ này ở bệnh viện Thống Nhất TP.HCM là 24,11% [25]

Trang 15

1.1.2.1.2 Klebsiella

Klebsiella là một trong những chi quan trọng của họ vi khuẩn đường

ruột, có trong hệ vi khuẩn bình thường ở ruột người trưởng thành, với số lượng nhỏ (dưới 102 vi khuẩn/1gam phân) Klebsiella chủ yếu gây bệnh cơ

hội, ở cộng đồng hoặc trong bệnh viện - là một trong các căn nguyên gây nhiễm trùng bệnh viện thường gặp

Hầu hết các cơ quan đều có thể bị nhiễm trùng do Klebsiella Nó có

khả năng gây nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm tai giữa, viêm xoang, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, áp xe gan…[10]

Theo nghiên cứu của Ghotaslou và cs năm 2007 Klebsiella pneumoniae là

vi khuẩn gram âm thường gặp nhất gây nhiễm khuẩn huyết sơ sinh ở Tabriz, Iran, cũng là vi khuẩn gây tử vong cao hơn các vi khuẩn khác [54] Tại Việt

Nam, các tác giả cũng đã chứng minh Klebsiella là nguyên nhân đứng đầu trong

các vi khuẩn Gram âm gây nhiễm khuẩn huyết sơ sinh [31], [12]

1.1.2.1.3 Pseudomonas aeruginosa

Pseudomonas aeruginosa (P.aeruginosa) là một loại trực khuẩn hai đầu

tròn, không sinh nha bào, di động được nhờ một lông nằm ở một cực của tế bào

Tính chất đặc trưng của P.aeruginosa là sinh sắc tố màu xanh và chất có mùi P.aeruginosa là tác nhân gây nhiễm trùng cơ hội quan trọng trên các đối

tượng bệnh nhân có vấn đề về miễn dịch do bỏng nặng, u xơ, bệnh nhân mắc bệnh suy giảm miễn dịch hoặc điều trị ung thư Đây là vi khuẩn gây nhiễm trùng bệnh viện nguy hiểm và điều đáng lo ngại nhất là tính kháng kháng sinh cao đối

với hầu hết các kháng sinh thông thường P.aeruginosa cũng có thể gây nhiễm

khuẩn huyết do nhiễm trùng từ các vị trí khác nhau trên cơ thể, nhưng hầu hết nhiễm khuẩn huyết có liên quan đến can thiệp nội mạch và truyền máu tĩnh mạch trung tâm [15]

Trang 16

1.1.2.1.4 Acinetobactor baumannii

Acinetobactor baumannii (A baumannii) là các vi khuẩn được tìm thấy

phổ biến trong đất, nước và môi trường Chúng dễ dàng được phân lập từ da, họng và nhiều dịch tiết của người khoẻ mạnh và cũng là tác nhân gây nhiễm trùng ở người

A baumannii đóng vai trò quan trọng trong nhiều nhiễm trùng cơ hội

và nhiễm trùng bệnh viện Các yếu tố nguy cơ thuận lợi cho nhiễm khuẩn huyết và nguồn lây phổ biến là vi khuẩn từ bệnh nhân bị viêm phổi, sang chấn, phẫu thuật, đặt catheter, đường truyền tĩnh mạch, lọc máu và bỏng Sự suy giảm miễn dịch hoặc thiểu năng hô hấp lúc vào viện làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn huyết lên 3 lần Nằm viện lâu ngày, cho ăn uống qua ống thông và sử dụng kháng sinh cephalosporins thế hệ ba trước đó đều là

những yếu tố nguy cơ của việc vi khuẩn cư trú và nhiễm trùng do A baumannii, do vậy làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn huyết do Acinetobacter

Tỷ lệ nhiễm khuẩn huyết do A baumannii xếp thứ hai sau viêm phổi và tiên

lượng phụ thuộc nhiều vào bệnh nền của bệnh nhân [37]

1.1.2.2 Vi khuẩn Gram dương gây nhiễm khuẩn huyết

1.1.2.2.1 Staphylococcus aureus (S.aureus)

S.aureus là những cầu khuẩn, đứng thành hình chùm nho, không có lông, không sinh nha bào, thường không có vỏ S aureus thường ký sinh ở mũi

họng và có thể cả ở da Vi khuẩn này gây bệnh cho người bị suy giảm sức đề

kháng hoặc chúng có nhiều yếu tố độc lực S.aureus là vi khuẩn gây bệnh

thường gặp nhất và có khả năng gây nhiều loại bệnh khác nhau: nhiễm khuẩn ngoài da, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi, nhiễm độc thức ăn, viêm ruột cấp

Trong các vi khuẩn Gram dương, S.aureus là vi khuẩn gây nhiễm khuẩn

huyết nhiều nhất, do chúng có thể gây nên nhiều loại nhiễm khuẩn, đặc biệt

Trang 17

là các nhiễm khuẩn ngoài da, từ đấy vi khuẩn xâm nhập vào máu gây nên nhiễm khuẩn huyết [9]

1.1.2.2.2 Staphyllococci coagulase (-)

Staphyllococci coagulase (-) là tụ cầu không có enzym coagulase - một

thành phần của hệ vi khuẩn bình thường của da và niêm mạc, đại diện quan

trọng nhất của nhóm này là S.epidermidis Các vi khuẩn này là nguyên nhân

nhiễm trùng thường gặp sau chấn thương chỉnh hình và cũng là nguyên nhân của nhiễm trùng bệnh viện Chúng có khả năng sinh ra lớp màng nhầy, và dưới lớp màng này vi khuẩn phát triển thành các khuẩn lạc nhỏ bám vào các ống thông bằng chất dẻo Lớp nhầy này cũng bảo vệ vi khuẩn không bị tấn công bởi các tế bào miễn dịch và không bị tác động bởi kháng sinh [18]

1.1.2.2.3 Streptococci

Streptococci là những vi khuẩn gram dương, không có enzym catalase,

kỵ khí tùy tiện, hình cầu và hình trứng

Liên cầu nhóm A (S.pyogenes): là những liên cầu tan huyết bêta, đại

diện cho một trong những tác nhân gây bệnh ở người phổ biến nhất Nhiều yếu tố độc lực của nó (protein M, acid lipoteichoic…) đã gây ra hàng loạt các nhiễm khuẩn nghiêm trọng từ viêm họng, viêm đường hô hấp, viêm da và viêm mô mềm, viêm màng não, nhiễm khuẩn máu do đẻ và viêm khớp

Liên cầu nhóm B: là nguyên nhân chủ yếu gây nhiễm trùng sơ sinh nặng với các thể nhiễm khuẩn huyết và viêm màng não [19]

1.1.2.2.4 Streptococcus pneumoniae

Streptococcus pneumoniae (phế cầu) là thành viên phổ biến của hệ vi

khuẩn chí vùng hầu họng nhưng cũng là một căn nguyên chủ yếu của viêm phổi và viêm màng não ở trẻ em và người lớn Ngoài ra phế cầu là nguyên nhân của 40-50% số trường hợp viêm tai giữa cấp Trong quá trình xâm nhập

Trang 18

các tổ chức, phế cầu có thể vào máu gây nhiễm khuẩn huyết với các biến chứng nghiêm trọng như nhiễm khuẩn lan tràn, sốc nhiễm khuẩn

Tại Việt Nam, tỷ lệ tử vong của viêm phổi do phế cầu chiếm 6 - 19% nhưng tỷ lệ tử vong sẽ cao hơn gấp 2 đến 5 lần khi bị nhiễm khuẩn huyết do phế cầu [20]

1.1.3 Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng nhiễm khuẩn huyết

1.1.3.1 Đặc điểm lâm sàng của nhiễm khuẩn huyết

Nhiễm khuẩn huyết là tập hợp những biểu hiện lâm sàng của một tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm độc toàn thân mức độ từ nhẹ đến nặng và có nguy

cơ tử vong nhanh do bệnh cảnh sốc và suy đa tạng, gây ra bởi sự xâm nhập liên tục của vi khuẩn và các độc tố của chúng vào máu, xuất phát từ một ổ nhiễm khuẩn khởi điểm Vi khuẩn dù có độc lực gây bệnh thấp hay cao đều

có thể có khả năng gây nhiễm khuẩn huyết khi sức đề kháng của cơ thể của bệnh nhân suy giảm, thời gian nằm viện kéo dài, chịu đựng nhiều thủ thuật xâm lấn [50], [57]

Lâm sàng của nhiễm khuẩn huyết thường có những biểu hiện sau đây:

Rối loạn thân nhiệt: thường gặp là sốt khởi phát đột ngột Có sự tương

quan giữa nhiệt độ và độ nặng của bệnh Triệu chứng sốt có thể không rõ ràng hoặc không sốt trên các trẻ sơ sinh hoặc bệnh nhân già Có khoảng 13% bệnh nhân không có biểu hiện sốt mà lại có hạ nhiệt độ (< 36,5C), trong đó 40% trường hợp hạ thân nhiệt là do tình trạng nhiễm khuẩn nặng hay vãng khuẩn huyết và những trường hợp này thường có tỷ lệ tử vong cao hơn nhóm hạ thân nhiệt do nguyên nhân khác [2], [46]

Rối loạn tim mạch: mạch thường nhanh, tiếng tim mờ, huyết áp động

mạch thường hạ, đôi khi có thể nghe thấy tiếng thổi tâm thu trong trường hợp thiếu máu, suy tim hoặc đông máu nội mạch lan tỏa, ở những bệnh nhân có biểu hiện nhiễm khuẩn huyết nặng, sốc nhiễm khuẩn khác [2], [46]

Trang 19

Tăng thông khí: là một biểu hiện sớm của nhiễm khuẩn huyết Triệu

chứng này có thể có trước khi sốt và lạnh run Nhịp thở nhanh trên 20 lần/ phút, hoặc PaCO2 < 32 mmHg, có khó thở trong trường hợp diễn tiến nặng lên Khí máu động mạch có thể gặp nhiễm kiềm hô hấp trong giai đoạn sớm của bệnh và sẽ thay đổi sau đó tùy theo diễn tiến lâm sàng và đáp ứng điều trị khác [2], [46]

Thay đổi tri giác: các dấu hiệu thường gặp là ngủ gà, lơ mơ hoặc hôn

mê Ít gặp hơn là các triệu chứng kích động hay có hành vi bất thường Rối loạn tri giác có thể xảy ra trên 10 - 70% bệnh nhân được chẩn đoán là nhiễm khuẩn huyết khác [2], [46]

Các biểu hiện về da: các tổn thương có thể gặp như viêm mô tế bào,

mụn mủ, bóng nước hoặc viêm tấy đỏ da lan tỏa, hoại tử da Khi nhiễm khuẩn huyết có biến chứng đông máu nội mạch lan tỏa, trên da thường có biểu hiện rối loạn vận mạch, hay gặp như xanh tím đầu chi, hoại tử các mô

ngoại vi như chóp mũi, đầu ngón tay, đầu ngón chân, tay khác [11], [47]

Các biểu hiện ở đường tiêu hóa: có thể buồn nôn, nôn, tiêu chảy và tắc

ruột (trong nhiễm khuẩn huyết có ổ nhiễm khuẩn từ viêm dạ dày ruột cấp tính) Gan, lách to khi có tổn thương hệ thống võng nội mô Rối loạn chức năng gan dường như là biểu hiện cơ bản của hầu hết các trường hợp nhiễm khuẩn huyết khác [11], [57]

1.1.3.2 Đặc điểm cận lâm sàng của nhiễm khuẩn huyết

1.1.3.2.1 Xét nghiệm huyết học

 Số lượng bạch cầu: thường tăng cao, bạch cầu trung tính tăng trên 12.000/mm3 hoặc giảm dưới 4.000/mm3 hoặc có > 10% bạch cầu non ở máu ngoại biên Giảm bạch cầu là một yếu tố tiên lượng nặng

 Hồng cầu, Hemoglobin bình thường hoặc giảm trong nhiễm khuẩn huyết nặng

Trang 20

 Tiểu cầu: bình thường hoặc giảm < 100.000/mm3 và/hoặc tiểu cầu hạ

> 30 % giá trị bình thường khi có nhiễm khuẩn huyết nặng và sốc nhiễm khuẩn

1.1.3.2.2 Xét nghiệm sinh hóa máu

 Nồng độ CRP tăng

 Creatinin thường tăng cao (> 2,0 mg/dl hoặc 176,8 µmol/l) khi nhiễm khuẩn huyết có biểu hiện suy thận, hoặc ở bệnh nhân có nhiễm khuẩn huyết nặng và có sốc nhiễm khuẩn

 Glucose máu bình thường hoặc tăng

 Lactate huyết thanh bình thường hoặc tăng cao hơn 2 lần giá trị bình thường

 Nồng độ Procalcitonin (PCT) tăng

 Rối loạn chức năng gan: bilirubin và SGOT, SGPT có thể bình thường hoặc tăng trong trường hợp có tổn thương gan, viêm gan cấp hay suy chức năng gan trong nhiễm khuẩn huyết nặng, sốc nhiễm khuẩn

1.1.3.2.3 Xét nghiệm chức năng đông máu

 Giảm tỷ lệ Prothrombin <70%

 Thời gian đông máu kéo dài: INR > 1.5

1.1.3.2.4 Phân lập vi khuẩn từ máu

 Phân lập vi khuẩn từ máu dương tính: là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết

 Phân lập vi khuẩn từ máu âm tính cũng không loại trừ được nhiễm khuẩn huyết, đặc biệt ở những bệnh nhân đã dùng kháng sinh [1], [50]

Trang 21

1.2 VẤN ĐỀ SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN HUYẾT

1.2.1 Nguyên tắc sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn huyết

 Điều trị sớm Dùng kháng sinh ngay sau khi lấy bệnh phẩm để cấy khuẩn

 Đủ liều, liều cao hay phối hợp kháng sinh với thời gian cần thiết cho điều trị

 Làm kháng sinh đồ và lựa chọn kháng sinh theo mức độ nhạy cảm

 Khi chưa có kết quả cấy khuẩn cần điều trị phỏng đoán dựa vào ổ nhiễm khuẩn tiên phát và cơ địa bệnh nhân

 Ngừng sử dụng kháng sinh sau khi bệnh nhân hết sốt, tình trạng toàn thân tốt lên, giải quyết được ổ nhiễm khuẩn tiên phát [2], [11]

1.2.2 Một số nhóm kháng sinh sử dụng trên bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết [4], [5]

1.2.2.1 Nhóm beta – lactam

 Penicillin tự nhiên (penicillin G, penicillin V…): có tác dụng phổ hẹp, chủ yếu trên các vi khuẩn gram (+) như: Staphylococcus, Streptococcus, Pneumococcus; trực khuẩn và trên một số vi khuẩn

gram (-) như: lậu cầu, màng não cầu

 Penicillin kháng penicillinase (methicillin, oxacilin, nafcilin…): có tác

dụng tốt trên các vi khuẩn tiết penicilinase, tác dụng kém penicillin G trên vi khuẩn không tiết penicilinase và cũng không có tác dụng với hầu hết các vi khuẩn gram (-)

 Các penicillin phổ rộng (ampicillin, amoxicillin…): có tác dụng trên

các vi khuẩn gram (+) giống penicillin tự nhiên, nhưng có thêm tác

Trang 22

dụng trên một số gram (-) như: E.coli, Enterococci, Salmonelat, Shigella, Proteus…

 Carboxypenicillin (ticarcillin, temocillin…): có phổ tác dụng giống

aminopenicillin nhưng rộng hơn, thuốc có tác dụng trên cả

Enterobacter, Bacteroides, Proteus, Pseudomonas kháng aminopenicillin Nhóm thuốc này chủ yếu dùng điều trị nhiễm khuẩn

nặng do P.aeruginosa gây ra

 Ureidopenicillin (mezocillin, piperacillin): có phổ kháng khuẩn giống carboxypenicillin cộng thêm Klebsiella và một số vi khuẩn gram (-)

khác

 Cephalosporin: là kháng sinh phổ rộng, được chia thành 4 thế hệ dựa

theo phổ tác dụng Cephalosporin thế hệ I (cefazolin, cefradin, cefadroxil…) có phổ tác dụng trên vi khuẩn gram (+) như tụ cầu, liên cầu, phế cầu (trừ MRSA), nhưng tác dụng ít trên vi khuẩn gram (-) Cephalosporin thế hệ II (cefuroxim, cefoxitin…) có tác dụng trên vi khuẩn gram (+) yếu hơn nhưng trên vi khuẩn gram (-) thì mạnh hơn thế

hệ I Cephalosporin thế hệ III (cefotaxime, cefoperazon, ceftriaxon…) tác dụng tốt trên vi khuẩn gram (-) (như các trực khuẩn đường ruột, vi

khuẩn kỵ khí và P.aeruginosa), bền vững với beta-lactamase nhưng

kém tác dụng đối với vi khuẩn gram (+) Cephalosporin thế hệ IV (cefepime, cefpirome) có phổ tác dụng rộng tương tự nhưng mạnh hơn

thế hệ III, thuốc tác dụng tốt trên Enterobacteriaceae, Pseudomonas, Streptococcus, lậu cầu, não mô cầu

 Carbapenem (imipenem, meropenem): là nhóm kháng sinh diệt khuẩn

có phổ kháng khuẩn rộng nhất hiện nay Có tác dụng trên nhiều loại vi khuẩn gram (+) và gram (-), vi khuẩn ưa khí và kỵ khí, các vi khuẩn tiết

ra beta-lactamase kể cả chủng kháng methicillin

Trang 23

1.2.2.2 Aminoglycosid (gentamycin, streptomycin, tobramycin…)

Là nhóm kháng sinh phổ rộng, có tác dụng mạnh trên vi khuẩn Gram (-), còn trên vi khuẩn Gram (+) thì tác dụng kém penicillin Là nhóm

thuốc được chọn cho nhiễm khuẩn bệnh viện do Enterococcus và P aeruginosa

Thuốc thường được dùng kết hợp với nhóm beta-lactam để mở rộng phổ tác dụng Tuy nhiên nhược điểm của nhóm này là độc với thận và thần kinh thính giác, do đó cần phải chú ý tới liều dùng hợp lý và thời gian điều trị không quá dài (không quá 7 ngày)

1.2.2.3 Quinolon

 Quinolon thế hệ I (acid nalidixic, oxolinic…): có phổ tác dụng hẹp, chỉ tác dụng trên vi khuẩn ưa khí gram (-) như: E coli, proteus, Klebsiella, Enterobacter, trừ P.aeruginosa

 Quinolon thế hệ II (fluoroquinolon): có hoạt tính trên vi khuẩn gram (-) mạnh hơn thế hệ I, đặc biệt là P aeruginosa Ngoài ra, chúng còn tác dụng lên cả một số vi khuẩn gram (+), chủ yếu là Staphylococcus, Streptococcus, và vi khuẩn nội bào, ít tác dụng trên vi khuẩn kỵ khí

Thuốc có tác dụng diệt khuẩn toàn thân (tác dụng ở mức độ tuần hoàn

và mô)

1.2.2.4 Peptid

 Glycopeptid (vancomycin, teicoplanin): phổ tác dụng hẹp, chỉ tác dụng trên vi khuẩn hiếu khí và kỵ khí gram (+), đặc biệt là Streptococcus và Staphylococcus (kể cả chủng kháng methicilin); không có tác dụng trên

vi khuẩn gram (-)

 Polypeptid (polymyxin B, polymyxin E): có phổ tác dụng hẹp trên các

vi khuẩn gram (-) như: E.coli, Klebsiella, Salmonella, Shigella và đặc biệt là P.aeruginosa, không tác dụng trên vi khuẩn gram (+)

Trang 24

1.2.3 Lựa chọn kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn huyết

Bảng 1.1 Lựa chọn kháng sinh theo thông tin vi khuẩn gây bệnh [3]

Vi khuẩn Kháng sinh lựa chọn Kháng sinh thay thế

Vi khuẩn Gram âm đường

3 và 4 khác

- Các kháng sinh nhóm flouroquinolon

Vi khuẩn Gram âm đường

Trang 25

Vi khuẩn Kháng sinh lựa chọn Kháng sinh thay thế

Staphylococcus aureus

(kháng Methicilin)

- Vancomycin - Daptomycin

Clostridium perfringens - Penicilin

- Metronidazole

- Clindamycin

Bacteroides fragilis Metronidazole

Trang 26

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Bệnh án của bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết điều trị tại khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện 103 từ tháng 1/2010 đến tháng 10/2014 (tính theo thời điểm ra viện)

2.1.2 Tiêu chuẩn lựa chọn

Được chẩn đoán khi nhập viện và chẩn đoán xác định khi ra viện là nhiễm khuẩn huyết

2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ

Bệnh án của bệnh nhân tử vong

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu

Phương pháp mô tả hồi cứu cắt ngang

2.2.2 Phương tiện nghiên cứu

Thu thập thông tin từ bệnh án và điền vào mẫu bệnh án nghiên cứu (phụ lục 1)

2.2.3 Phương pháp lấy mẫu

Lấy toàn bộ bệnh án của khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện 103 từ tháng 1/2010 đến tháng 10/2014 (tính theo thời điểm ra viện) thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ

Tổng số bệnh án lựa chọn được: 150 bệnh án

2.2.4 Nội dung nghiên cứu

2.2.4.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

 Đặc điểm về tuổi, giới tính

 Thời điểm mắc bệnh trong năm

 Đường vào của vi khuẩn gây bệnh

Trang 27

2.2.4.2 Đặc điểm của vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết

 Xét nghiệm tìm vi khuẩn: gồm các xét nghiệm cấy máu, dịch cơ thể (đờm, dịch não tủy, dịch ổ khớp )

 Phân bố vi khuẩn: thống kê các chủng vi khuẩn phân lập được trên bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết

 Khảo sát tình hình đề kháng kháng sinh của vi khuẩn đã phân lập được dựa trên kết quả kháng sinh đồ

2.2.4.3 Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết

 Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trước khi vào viện

 Khảo sát danh mục các kháng sinh được sử dụng trong điều trị nhiễm khuẩn huyết

 Khảo sát việc lựa chọn phác đồ kháng sinh trong điều trị

Trang 28

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu trên 150 bệnh nhân điều trị tại khoa Truyền nhiễm (AM5) - Bệnh viện 103 từ tháng 1/2010 đến tháng 10/2014, kết quả nghiên cứu thu được như sau:

3.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

3.1.1 Đặc điểm chung của bệnh nhân nghiên cứu

Đặc điểm chung của bệnh nhân nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.1

Bảng 3.1 Đặc điểm bệnh nhân

Thông số Số bệnh nhân Tỷ lệ (%) Tuổi trung bình (n = 150) 58,3 ± 18,1

Trang 29

Nhận xét:

 Tuổi trung bình của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu là 58,3 ± 18,1

 Nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là trên 60 tuổi (52,7%), sau đó đến nhóm tuổi 41 - 60 (28,6%) Nhóm tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất là dưới 20

tuổi (4,7%)

 Về giới tính, tỷ lệ bệnh nhân nam (56,0%) cao hơn tỷ lệ bệnh nhân nữ (44,0%)

 Đường vào phổ biến của vi khuẩn là hô hấp (27,3%), tiêu hóa (23,3%)

và tiết niệu (20,8%) Có 19,3% các trường hợp không xác định được đường vào của vi khuẩn

3.1.2 Thời điểm mắc bệnh trong năm

Thời điểm mắc bệnh trong năm được trình bày ở hình 3.1

Hình 3.1 Phân bố bệnh nhân theo thời điểm mắc bệnh trong năm

Nhận xét:

 Tỷ lệ bệnh nhân nhập viện vào tháng 7 (15,3%), tháng 8 (13,3%) và tháng 9 (11,3%) là nhiều nhất trong năm

Trang 30

3.2 ĐẶC ĐIỂM VI KHUẨN GÂY NHIỄM KHUẨN HUYẾT VÀ TÌNH HÌNH KHÁNG KHÁNG SINH

3.2.1 Xét nghiệm tìm vi khuẩn

Kết quả xét nghiệm vi sinh của 150 bệnh nhân với 150 mẫu bệnh phẩm

từ máu được thể hiện chi tiết tại bảng 3.2

Bảng 3.2 Tỷ lệ cấy máu dương tính

 100% bệnh nhân được làm xét nghiệm cấy máu để xác định vi khuẩn

 Tỷ lệ bệnh phẩm có kết quả cấy máu âm tính khá cao (32,7%)

3.2.2 Đặc điểm vi khuẩn phân lập được

Kết quả phân lập vi khuẩn được thể hiện chi tiết tại hình 3.2, bảng 3.3

Hình 3.2 Tỷ lệ các loại vi khuẩn

Trang 31

Bảng 3.3 Kết quả phân lập vi khuẩn

 Có 8 chủng vi khuẩn gây bệnh phân lập được khi cấy máu

 Vi khuẩn gây bệnh chủ yếu là vi khuẩn Gram (-) chiếm 76,3%, trong đó

3 chủng gặp nhiều nhất lần lượt là là E coli (26,7%), P aeruginosa (22,8%), A baumannii (21,8%)

 Tỷ lệ vi khuẩn Gram (+) gây bệnh chiếm 23,7%, trong đó nhiều nhất là

S aureus (11,9%)

3.2.3 Tình hình đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh

Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của mỗi chủng vi khuẩn được tính bằng tỷ

số giữa số chủng đề kháng với tổng số chủng được thử kháng sinh đồ cho từng loại kháng sinh

Theo hình 3.2, tác nhân gây nhiễm khuẩn huyết hay gặp có 4 loài

E coli, P aeruginosa, A baumannii và S aureus, nên chúng tôi chỉ tập trung

Trang 32

khảo sát tình hình đề kháng kháng sinh của 4 chủng này Các loài còn lại do

số lượng quá ít nên chúng tôi không khảo sát, do đó cũng không có được bàn luận thỏa đáng

3.2.3.1 Tình hình đề kháng kháng sinh của E coli

Tình hình đề kháng của E coli được thể hiện tại hình 3.3

Hình 3.3 Tình hình đề kháng kháng sinh của E coli

Nhận xét:

 E coli kháng mạnh với ceftriaxon (59,3%), ceftazidim (44,4%), vẫn

còn nhạy với các kháng sinh nhóm carbapenem, đặc biệt là nhạy cảm

hoàn toàn với ertapenem

3.2.3.2 Tình hình đề kháng kháng sinh của P aeruginosa

Tình hình đề kháng của P aeruginosa được thể hiện tại hình 3.4

Nhận xét:

P aeruginosa đã đề kháng với gentamicin, fosfomycin, cefotaxim và

ceftazidim, vẫn còn nhạy cảm với một số kháng sinh như imipenem, meropenem và colistin

Trang 33

Hình 3.4 Tình hình đề kháng kháng sinh của P aeruginosa

3.2.3.3 Tình hình đề kháng kháng sinh của A baumannii

Tình hình đề kháng của A baumannii được thể hiện tại hình 3.5

Hình 3.5 Tình hình đề kháng kháng sinh của A baumannii

Nhận xét:

A baumannii kháng mạnh với hầu hết các kháng sinh, đặc biệt là với

ceftazidim (77,3%), cefriaxon (68,2%), ciprofloxacin (63,6%) Vi khuẩn còn nhạy cảm với 1 số kháng sinh như: imipenem, meropenem và nhạy 100% với colistin

Trang 34

3.2.3.4 Tình hình đề kháng kháng sinh của S aureus

Tình hình đề kháng của S aureus được thể hiện tại hình 3.6

Hình 3.6 Tình hình đề kháng kháng sinh của S aureus

3.3.1 Tình hình sử dụng kháng sinh trước khi nhập viện

Bảng 3.4 Tình hình sử dụng kháng sinh trước khi nhập viện

Trang 35

Nhận xét:

 Tỷ lệ bệnh nhân đã dùng kháng sinh khá cao, chiếm 30,7%

 Tỷ lệ bệnh nhân chưa dùng kháng sinh là 52,6%

3.3.2 Đặc điểm kháng sinh sử dụng

3.3.2.1 Danh mục kháng sinh được sử dụng trong nghiên cứu

Bảng 3.5 Danh mục các thuốc kháng sinh được sử dụng

Beta-lactam

Amoxicillin+ Clavunalic (Penicillin)

Augmentin

Claforan Cefotaxone

Trang 36

Cefpirome (C4) Cefire

Laxazero Pentirome Imipenem (Carbapenem) Tienam Meropenem (Carbapenem) Meronem

Meropenem Monan MJ

Quinolon

Siratam Levobac Getzlox Amlox

PL Flocix Levofloxacin

Cinmox Plenmoxi

5-nitro imidazole Metronidazole Metronidazole

Cotrimoxazole Trimethoprim +

Sulfamethoxazole

Sulfaprim

Trang 37

Nhận xét:

 Các kháng sinh được sử dụng trong mẫu nghiên cứu phần lớn theo hướng dẫn sử dụng kháng sinh của Bộ Y tế hoặc cùng nhóm với các kháng sinh được khuyến cáo

3.3.2.2 Số lần thay đổi phác đồ trong thời gian điều trị:

Bảng 3.6 Số lần thay đổi phác đồ kháng sinh

Số lần thay đổi phác đồ Số bệnh nhân (n = 150) Tỷ lệ (%)

 Bệnh nhân chủ yếu chỉ thay đổi phác đồ 1 lần sau khi có kết quả cấy

khuẩn (21,3%), việc phải thay đổi phác đồ đến lần 3 rất ít (3,3%)

 Tỷ lệ bệnh nhân không phải thay đổi phác đồ khá cao (71,4%)

3.3.3 Phác đồ kháng sinh khởi đầu khi chưa có xét nghiệm vi sinh

Trong nghiên cứu, tất cả 150 bệnh nhân đều được sử dụng phác đồ kháng sinh khởi đầu ngay sau khi nhập viện Trong đó:

 Phác đồ đơn độc: 33/150 bệnh nhân, chiếm tỷ lệ 22,0%

 Phác đồ phối hợp: 117/150 bệnh nhân, chiếm tỷ lệ 78,0%

3.3.3.1 Các phác đồ đơn độc khởi đầu

Các phác đồ đơn độc khởi đầu trong điều trị nhiễm khuẩn huyết được trình bày ở bảng 3.7

Trang 38

Bảng 3.7 Các phác đồ đơn độc khởi đầu trong điều trị nhiễm khuẩn huyết

Phác đồ Tên hoạt chất Số bệnh

nhân (n)

Tỷ lệ (%)

3.3.3.2 Các phác đồ phối hợp khởi đầu

Các phác đồ phối hợp khởi đầu trong điều trị nhiễm khuẩn huyết được trình bày ở bảng 3.8

Nhận xét:

 Có 111 phác đồ phối hợp 2 kháng sinh (chiếm 94,9%), 6 phác đồ phối hợp 3 kháng sinh (chiếm 5,1%) và không có phác đồ nào phối hợp nhiều hơn 3 kháng sinh

 Sự phối hợp của beta-lactam + quinolon chiếm tỷ lệ nhiều nhất (70,9%), tiếp theo là fosfomycin + quinolon (11,1%)

Trang 39

Bảng 3.8 Các phác đồ phối hợp khởi đầu trong điều trị nhiễm khuẩn huyết

(n)

Tỷ lệ (%)

3.3.4 Phác đồ kháng sinh thay thế khi có kết quả xét nghiệm vi sinh

3.3.4.1 Phác đồ kháng sinh thay thế khi có kết quả cấy khuẩn dương tính

Phác đồ kháng sinh thay thế khi có kết quả cấy khuẩn dương tính được trình bày ở bảng 3.9

Bảng 3.9 Phác đồ thay thế khi có kết quả cấy khuẩn dương tính

Phác đồ ban

đầu

Phác đồ thay thế lần 1

Phác đồ thay thế lần 2

Phác đồ thay thế lần 3

Số bệnh nhân

Ngày đăng: 26/07/2015, 21:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
11. Bùi Đại (2009), “Nhiễm khuẩn huyết”, Bệnh học truyền nhiễm, Nhà xuất bản y học, tr. 11-31 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhiễm khuẩn huyết”, "Bệnh học truyền nhiễm
Tác giả: Bùi Đại
Nhà XB: Nhà xuất bản y học
Năm: 2009
12. Võ Công Đồng, Phùng Nguyễn Thế Nguyên (2005), “Đặc điểm nhiễm khuẩn huyết do Klebsiella tại bệnh viện nhi đồng 2 năm 2000 -2003”, Tạp chí y học TP. Hồ Chí Minh, Tập 9, số 1, tr 29-32 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm nhiễm khuẩn huyết do Klebsiella tại bệnh viện nhi đồng 2 năm 2000 -2003”, "Tạp chí y học TP. Hồ Chí Minh
Tác giả: Võ Công Đồng, Phùng Nguyễn Thế Nguyên
Năm: 2005
13. Nguyễn Thị Thanh Hà (2015), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và vi sinh ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết do Acinetobacter baumannii (2011 - 2012), Luận án Tiến sỹ Y học, Viện nghiên cứu khoa học Y dược Lâm sàng 108 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và vi sinh ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết do Acinetobacter baumannii (2011 - 2012)
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Hà
Năm: 2015
14. Bùi Khắc Hậu và các tác giả (2008), Dịch tễ học phân tử các chủng Pseudomonas aeruginosa đa kháng thuốc nhiễm trùng bệnh viện tại Hà Nội, Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài cấp Bộ, Đại học Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dịch tễ học phân tử các chủng Pseudomonas aeruginosa đa kháng thuốc nhiễm trùng bệnh viện tại Hà Nội
Tác giả: Bùi Khắc Hậu và các tác giả
Năm: 2008
15. Nguyễn Văn Hiếu (2011), “Trực khuẩn mủ xanh”, Vi khuẩn y học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 217-230 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trực khuẩn mủ xanh”, "Vi khuẩn y học
Tác giả: Nguyễn Văn Hiếu
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2011
16. Phạm Lưu Nhất Hoàng (2011), Giá trị ba thang điểm APACHE II, LODS và SOFA trong tiên lượng tử vong đối với hội chứng nhiễm trùng toàn thân nặng và choáng nhiễm trùng, Luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành Nội Tổng Quát, ĐHYD TP.HCM, tr 50-85 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giá trị ba thang điểm APACHE II, LODS và SOFA trong tiên lượng tử vong đối với hội chứng nhiễm trùng toàn thân nặng và choáng nhiễm trùng
Tác giả: Phạm Lưu Nhất Hoàng
Năm: 2011
17. Lê Thị Thanh Hương, Lâm Thị Mỹ, Huỳnh Thị Duy Hương (2004), “Dịch tễ học và tính kháng kháng sinh của nhiễm trùng huyết Gram âm ở trẻ sơ sinh”, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, Tập 8, phụ bản số 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dịch tễ học và tính kháng kháng sinh của nhiễm trùng huyết Gram âm ở trẻ sơ sinh”, "Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh
Tác giả: Lê Thị Thanh Hương, Lâm Thị Mỹ, Huỳnh Thị Duy Hương
Năm: 2004
18. Phan Lê Thanh Hương (2011), “Tụ cầu vàng”, Vi khuẩn y học, Nhà xuất bản y học, tr. 57-71 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tụ cầu vàng”, "Vi khuẩn y học
Tác giả: Phan Lê Thanh Hương
Nhà XB: Nhà xuất bản y học
Năm: 2011
19. Phan Lê Thanh Hương (2011), “Liên cầu khuẩn”, Vi khuẩn y học, Nhà xuất bản y học, tr. 72-82 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Liên cầu khuẩn”, "Vi khuẩn y học
Tác giả: Phan Lê Thanh Hương
Nhà XB: Nhà xuất bản y học
Năm: 2011
20. Phan Lê Thanh Hương (2011), “Phế cầu khuẩn”, Vi khuẩn y học, Nhà xuất bản Y học, tr. 83-101 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phế cầu khuẩn”, "Vi khuẩn y học
Tác giả: Phan Lê Thanh Hương
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2011
21. Mai Thị Lan Hương (2011), Căn nguyên gây nhiễm trùng huyết và mức độ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn phân lập tại bệnh viện Bạch Mai từ 01/01/2011 đến 30/06/2011, Luận văn thạc sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Căn nguyên gây nhiễm trùng huyết và mức độ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn phân lập tại bệnh viện Bạch Mai từ 01/01/2011 đến 30/06/2011
Tác giả: Mai Thị Lan Hương
Năm: 2011
22. Nguyễn Văn Kính (2008), Phân tích thực trạng sử dụng kháng sinh tại Việt Nam, GARP Việt Nam, http://www.cddep.org/sites/cddep.org Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích thực trạng sử dụng kháng sinh tại Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Văn Kính
Năm: 2008
23. Nguyễn Thị Nam Liên (2011), Giám sát sự kháng thuốc của các vi khuẩn đa kháng tại bệnh viện Trung ương Huế, Hội thảo giám sát tình hình kháng kháng sinh TP.HCM, Viện Paster Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giám sát sự kháng thuốc của các vi khuẩn đa kháng tại bệnh viện Trung ương Huế
Tác giả: Nguyễn Thị Nam Liên
Năm: 2011
24. Trần Thị Liên (2013), “Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị nhiễm khuẩn huyết do Pseudomonas aeruginosa tại bệnh viện Bạch Mai và bệnh viện Nhiệt đới trung ương năm 2009-2011”, Tạp chí Y học thực hành (866), số 4, tr. 104-108 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị nhiễm khuẩn huyết do Pseudomonas aeruginosa tại bệnh viện Bạch Mai và bệnh viện Nhiệt đới trung ương năm 2009-2011"”, Tạp chí Y học thực hành
Tác giả: Trần Thị Liên
Năm: 2013
25. Cao Minh Nga (2009), “Các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết và sự đề kháng kháng sinh”, Tạp chí Y học TP.Hồ Chí Minh, Tập 13, phụ bản số 1, tr 256-261 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết và sự đề kháng kháng sinh”, "Tạp chí Y học TP.Hồ Chí Minh
Tác giả: Cao Minh Nga
Năm: 2009
26. Vũ Đình Phú (2013), Khảo sát nhiễm trùng bệnh viện và sử dụng kháng sinh tại khoa Hồi sức tích cực ở Việt Nam, Hội nghị kháng kháng sinh Châu Á, Bệnh viện Bạch Mai Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát nhiễm trùng bệnh viện và sử dụng kháng sinh tại khoa Hồi sức tích cực ở Việt Nam
Tác giả: Vũ Đình Phú
Năm: 2013
27. Đoàn Mai Phương (2008), “Đặc điểm của các tác nhân gây nhiễm trùng máu tại bệnh viện Bạch Mai năm 2008”, Tạp chí Y học lâm sàng, Số 48, tr.32-38 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm của các tác nhân gây nhiễm trùng máu tại bệnh viện Bạch Mai năm 2008”, "Tạp chí Y học lâm sàng
Tác giả: Đoàn Mai Phương
Năm: 2008
28. Đoàn Mai Phương, Nguyễn Quốc Anh, Nguyễn Việt Hùng (2012), "Tỷ lệ, căn nguyên và tình hình sử dụng kháng sinh ở bệnh nhân NKH tại bệnh viện Bạch Mai năm 2002-2009", Tạp Chí Y học Thực Hành, Tập 5, tr.42 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tỷ lệ, căn nguyên và tình hình sử dụng kháng sinh ở bệnh nhân NKH tại bệnh viện Bạch Mai năm 2002-2009
Tác giả: Đoàn Mai Phương, Nguyễn Quốc Anh, Nguyễn Việt Hùng
Năm: 2012
29. Nguyễn Ngọc Rạng (2001), “Nhiễm khuẩn huyết sơ sinh: các yếu tố tiên lượng và liệu pháp kháng sinh”, Thời sự Y dược học, Tập 10, tr. 258-261 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhiễm khuẩn huyết sơ sinh: các yếu tố tiên lượng và liệu pháp kháng sinh”, "Thời sự Y dược học
Tác giả: Nguyễn Ngọc Rạng
Năm: 2001
30. Trần Văn Sĩ, Nguyễn Hữu Trí, Đỗ Văn Thành (2012), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết tại bệnh viện đa khoa Kiên Giang”, Tạp chí Y học thực hành (815), số 4, tr. 50-55 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết tại bệnh viện đa khoa Kiên Giang”", Tạp chí Y học thực hành
Tác giả: Trần Văn Sĩ, Nguyễn Hữu Trí, Đỗ Văn Thành
Năm: 2012

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w