Số lần thay đổi phác đồ trong thời gian điều trị

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết điều trị tại khoa truyền nhiễm bệnh viện 103 (Trang 52)

Khi các phác đồ ban đầu không có hiệu quả thì việc thay đổi phác đồ điều trị là điều tất yếu. Sự thay đổi này phụ thuộc vào vi khuẩn phân lập được và kháng sinh đồ. Trong nghiên cứu của chúng tôi, có tất cả 43 trường hợp phải thay đổi phác đồ kháng sinh. Trong đó chủ yếu là thay đổi phác đồ 1 lần (21,3%). Tỷ lệ bệnh nhân phải thay đổi phác đồ đến lần 3 rất thấp (3,3%). 107 trường hợp còn lại, chiếm 71,4% không phải thay đổi phác đồ, đây là tỷ lệ

khá cao, chứng tỏ các phác đồ điều trị theo kinh nghiệm ở bệnh viện 103 khá hiệu quả.

4.3.3. Phác đồ kháng sinh khởi đầu khi chưa có xét nghiệm vi sinh

Chương tình kiểm soát nhiễm khuẩn huyết nặng và sốc nhiễm khuẩn (2012) khuyến cáo nên sử dụng kháng sinh theo đường tĩnh mạch ngay trong giờ đầu tiên sau khi có chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết [50]. Một số bằng chứng đã chứng minh tỷ lệ tử vong tăng cao hơn ở những bệnh nhân sử dụng kháng sinh muộn sau biểu hiện shock [65], [71]. Tại bệnh viện 103, theo khảo sát của chúng tôi, hầu hết các bệnh nhân đều được chỉ định kháng sinh ngay sau khi thăm khám lâm sàng và chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết. Điều này đem lại hiệu quả rất lớn trong quá trình điều trị cho bệnh nhân.

Khi chưa có kết quả cấy khuẩn, các bác sỹ dựa vào triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân và kinh nghiệm điều trị để lựa chọn các phác đồ kháng sinh đơn độc hay phối hợp. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy có 33 bệnh nhân (22%) được sử dụng phác đồ đơn độc khởi đầu còn 117 bệnh nhân (78%) sử dụng phác đồ phối hợp. Tỷ lệ phác đồ phối hợp cao hơn hẳn phác đồ đơn độc, điều này là hoàn toàn phù hợp, vì theo y văn và nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước thì nhiễm khuẩn huyết chủ yếu là do các vi khuẩn gram (-), do đó việc kết hợp hai loại kháng sinh có hiệu quả hơn nhiều so với việc sử dụng kháng sinh đơn độc.

Ba phác đồ kháng sinh đơn độc khởi đầu trong nghiên cứu là beta- lactam, quinolon và fosfomycin. Đây đều là các kháng sinh phổ rộng, có tác dụng chống lại cả vi khuẩn Gram (-) và Gram (+), được chỉ định do chưa xác định được chính xác vi khuẩn. Trong đó, beta-lactam được sử dụng rộng rãi (chiếm 63,6%). Kháng sinh nhóm này cũng là lựa chọn đầu tay trong hướng dẫn của bệnh viện Nottingham [61]. Trong nhóm beta-lactam, kháng sinh cefotaxim là kháng sinh đầu tiên của cephalosporin thế hệ III, tuy tác dụng

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết điều trị tại khoa truyền nhiễm bệnh viện 103 (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)