1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

108 2,1K 10
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 766 KB

Nội dung

Khảo sát, đánh giá đặc điểm tình hình kinh tế – xã hội; đặc điểm tôn giáo, tín ngưỡng và thực trạng hoạt động của đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Tôn giáo là một hiện tượng xã hội mang tính lịch sử Nó xuất hiện từ khi có

xã loài người, trong tương lai tôn giáo vẫn tiếp tục phát triển và sẽ còn tồn tại lâudài Trong quá trình tồn tại và phát triển, tôn giáo không chỉ liên quan đến tưtưởng, tình cảm, đạo đức, văn hóa,… mà còn là vấn đề chính trị – xã hội nhạy cảm,

có liên quan chặt chẽ đến con người, gia đình, dân tộc, giai cấp Do vậy, tìm hiểutín ngưỡng, tôn giáo không chỉ có ý nghĩa khoa học mà còn có ý nghĩa chính trị xãhội sâu sắc

Nước ta là một quốc gia đa tôn giáo, các tôn giáo cùng tồn tại và chung sốngbên nhau một cách hoà bình, hữu hảo và cùng với tín ngưỡng dân gian đã tạo nênnhững nét văn hoá rất riêng của người Việt Tuy nhiên, hoạt động tôn giáo ở nước

ta hiện nay, có lúc, có nơi còn bị lợi dụng để hoạt động chính trị của Vì vậy Đảng

và Nhà nước ta luôn xác định công tác tôn giáo là vấn đề chiến lược có ý nghĩaquan trọng Đặc biệt, trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay tôn giáo đang làvấn đề lớn liên quan đến chính sách đối nội, đối ngoại của Đảng và Nhà nước thuhút sự quan tâm của các cấp, các ngành, của cả hệ thống chính trị

Đạo Công giáo là một trong 6 tôn giáo lớn ở Việt Nam, có cơ cấu tổ chứcchặt chẽ, hệ thống thứ bậc rõ ràng Từ khi được truyền vào Việt Nam đến nay đạoCông giáo đã không ngừng phát triển cả về tín đồ, chức sắc, chức việc, về các dòngtu… Do sự tác động, chi phối rất lớn của đạo Công giáo nên các thế lực phản độngthường triệt để lợi dụng tôn giáo nói chung, đạo Công giáo nói riêng để thực hiện

âm mưu của chúng đối với các quốc gia, dân tộc Khi xâm lược vào nước ta thựcdân Pháp và sau này là đế quốc Mỹ đã tìm mọi cách khai thác lợi dụng đạo Cônggiáo để phục vụ cho những mưu đồ chính trị của họ

Ninh Bình là tỉnh có khá đông đồng bào theo đạo Công giáo (chiếm 16,1%dân số), trên địa bàn có Toà giám mục Phát Diệm, là một trung tâm Công giáo lớn

Trang 2

của cả nước, được Toà thánh Vatican đặc biệt chú trọng và coi Phát Diệm là “thủ

đô Công giáo của Việt Nam”

Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Toà giám mụcPhát Diệm được coi là trung tâm tập hợp các lực lượng phản động đội lốt tôn giáo

để chống phá cách mạng Chúng đã lập ra khu “Công giáo Phát Diệm tự trị”, biếncác nhà thờ thành đồn bốt để càn quét, bắt giữ cán bộ… Hiện nay, thực hiện chínhsách tự do tín ngưỡng tôn giáo và tự do không tín ngưỡng tôn giáo của Nhà nước,hoạt động của đạo Công giáo ở Ninh Bình có những thay đổi mạnh mẽ về phươngthức hoạt động, cả về số lượng tín đồ và chức sắc, chức việc tôn giáo, tập trung sửachữa nâng cấp các cơ sở tôn giáo…

Tình hình quản lý Nhà nước về đạo Công giáo của tỉnh Ninh Bình trongnhững năm qua đã đạt được nhiều kết quả, góp phần quan trọng trong việc ổn địnhchính trị và phát triển địa phương Tuy nhiên, trên lĩnh vực quản lý này vẫn cònnhững hạn chế nhất định Chẳng hạn, một số cấp uỷ, chính quyền địa phương cóthái độ chủ quan, nóng vội trong giải quyết các vấn đề liên quan đến tôn giáo; cónơi lại hữu khuynh, thụ động, buông lỏng quản lý, đơn giản trong việc giải quyết,không kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tôn giáo, gắn với vấn đềdân tộc gây “điểm nóng” để bên ngoài lợi dụng, kích động xuyên tạc, vu cáo Đảng

và Nhà nước ta vi phạm nhân quyền và tự do tôn giáo

Từ những lý do nêu trên tác giả chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình” cho bài luận văn

tốt nghiệp của mình

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.

- Mục đích: Trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh về tôn giáo; khảo sát đánh giá đặc điểm, thực trạng hoạt động của đạo Cônggiáo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình; đánh giá thực trạng công tác quản lý Nhà nướcđối với hoạt động của đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh; từ đó đề ra phương hướng,giải pháp và các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà

Trang 3

nước đối với hoạt động của đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh theo các quy định củapháp luật, góp phần giữ vững ổn định chính trị xã hội của địa phương.

+ Đề ra phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tácquản lý Nhà nước đối với hoạt động của đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh

3 Phạm vi nghiên cứu.

Đề tài tập trung nghiên cứu về công tác quản lý Nhà nước đối với đạo Cônggiáo ở tỉnh Ninh Bình từ năm 2002 đến nay

4 Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài này được nghiên cứu dựa trên các phương pháp chủ yếu sau: Phươngpháp khảo sát thực tế, thống kê, phân tích, tổng hợp, gắn lý luận với thực tiễn,đồng thời vận dụng phương pháp logic kết hợp với quan điểm lịch sử, khách quan, biệnchứng

5 Kết cấu của luận văn.

Ngoài phần lời mở đầu, kết luận, danh mục Tài liệu tham khảo nội dungchính của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1, Một số vấn đề lý luận chung.

Chương 2, Thực trạng hoạt động của đạo Công giáo và quản lý Nhà nước

đối với hoạt động của đạo Công giáo tại tỉnh Ninh Bình

Trang 4

Chương 3, Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác

quản lý Nhà nước đối với hoạt động của đạo Công giáo tại tỉnh Ninh Bình

Trang 5

Chương 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÔN GIÁO VÀ CÁC QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VỀ TÔN GIÁO

1 Khái quát chung về tôn giáo

1.1 Khái niệm và nguồn gốc tôn giáo

Tôn giáo, tín ngưỡng là hiện tượng đã có từ lâu trong đời sống tinh thần củacon người, nhưng cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa nào hoàn chỉnh Trướchết là vì xuất phát từ những trường phái triết học khác nhau, người ta có nhữngkhái niệm và những luận cứ khác nhau về tín ngưỡng, tôn giáo Tôn giáo là mộtphạm trù của ý thức, nhưng là phạm trù rất đặc biệt, bởi vì nó còn có một yếu tố xãhội, yếu tố văn hoá, có tính không gian, thời gian và quần chúng đông đảo Trongcộng đồng một tôn giáo cụ thể, tín đồ của tôn giáo đó có thành phần giai cấp, tầnglớp xã hội, tộc người, ngôn ngữ khác nhau tham gia

Chính sách tôn giáo là thái độ ứng xử của Nhà nước đối với tôn giáo Tronglịch sử, Nhà nước nào cũng có các chính sách tôn giáo, Nhà nước trong xã hội dogiai cấp bóc lột thống trị thường liên kết với các giáo hội, các tổ chức tôn giáo vàlợi dụng nó như một công cụ trong quản lý Nhà nước Ngược lại các tổ chức tôngiáo cũng lợi dụng mọi thời cơ, dựa vào Nhà nước và quyền lực Nhà nước để mởrộng ảnh hưởng của mình trong xã hội

Tuỳ theo phong tục, tập quán, lối sống của mỗi cộng đồng dân cư, mỗi dântộc, mỗi quốc gia, mỗi khu vực… hình thức biểu hiện của tôn giáo rất đa dạng,phong phú… Hiện nay, trên thế giới có hàng trăm tôn giáo, hình thức biểu hiệnkhông giống nhau, rất phức tạp và đa dạng phù hợp với tâm thức cho từng cộngđồng, cho dù cộng đồng đó có cùng phương thức sản xuất

Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng tôn giáo ra đời từ những nguồn gốc

cơ bản như: nguồn gốc kinh tế – xã hội, nguồn gốc nhận thức, nguồn gốc tâm lý

Trang 6

Tôn giáo đồng nghĩa với sự sùng đạo, tôn thờ đấng được sùng bái Trong các

từ điển thông dụng, thường quan niệm tôn giáo là sự sùng bái và thờ phụng củacon người đối với thần linh hoặc các mối quan hệ của con người đối với thần linh

Tín ngưỡng đồng nghĩa với niềm tin, sự tin tưởng, niềm tin đó là niềm tinđặc biệt Tín ngưỡng là gốc của tôn giáo Mọi tín ngưỡng, tôn giáo đều có một cáichung là “thế giới bên kia” khác với thế giới hiện thực mà con người đang sống.Cần phân biệt tín ngưỡng với mê tín, dị đoan; mê tín, dị đoan là chỉ một niềm tin

mù quáng như: bói toán, đồng cốt, gọi hồn… là những hiện tượng xã hội tiêu cực,khác với các chuẩn mực xã hội; là những gì trái với lợi ích của xã hội, nó gây thiệthại cho chính những người tin theo mê muội

Trong quản lý Nhà nước về các hoạt động tôn giáo, chúng ta đặc biệt chú ýđến những hoạt động của các tôn giáo có tổ chức, khái niệm tôn giáo có tổ chức cóthể được hiểu là một tổ chức, đại diện cho một cộng đồng người có chung một đứctin, theo một giáo lý hay một giáo chủ và có một kết cấu là tổ chức giáo hội

Theo Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004 thì “tổ chức tôn giáo là tậphợp những người cùng tin theo một hệ thống giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chứctheo một cơ cấu nhất định được Nhà nước công nhận.”

1.2 Bản chất và vai trò của tôn giáo

Tôn giáo là một thành tố của kiến trúc thượng tầng, là một hình thái của ýthức xã hội phản ánh tồn tại xã hội Song sự phản ánh đó là “sự phản ánh hư ảovào trong đầu óc người ta những sức mạnh bên ngoài chi phối cuộc sống hàngngày của họ, chỉ là sự phản ánh mà trong đó những sức mạnh ở thế gian đã manghình thức sức mạnh siêu thế gian” [5,1] Tôn giáo có những tác động tích cực vàtiêu cực đến đời sống con người C Mac đã nhận xét: “Tôn giáo là tiếng thở dàicủa chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng như nó làtinh thần của những trật tự không có tinh thần Tôn giáo là thuốc phiện của nhândân” Tôn giáo là cái bổ sung cho sự thiếu hụt của con người trong thực tế cuộc

Trang 7

sống hàng ngày Nhưng tôn giáo bù đắp sự thiếu hụt bằng hư ảo, tôn giáo xoa dịunỗi đau của con người bằng thứ thuốc an thần.

Trong lịch sử của loài người, tôn giáo đã từng là một thế lực chính trị hay làchỗ dựa cho những thế lực chính trị khác nhau Uy lực của Toà thánh La Mã thờiTrung cổ ở Châu Âu là một ví dụ điển hình Tôn giáo đã gắn cho các quá trìnhkinh tế những cơ sở tư tưởng thích ứng với từng thời đại, tạo ra những kích thích

về tinh thần cho hoạt động kinh tế và những tiêu chí đạo đức cho hành vi kinh tế –

xã hội Các dạng tôn giáo khác nhau tự thể hiện mình một cách khác nhau tronglĩnh vực kinh tế

Tôn giáo không chỉ tồn tại nếu chỉ đáp ứng một cách hư ảo khát vọng củacon người Bởi vậy, cần thấy tôn giáo ở khía cạnh văn hoá, đạo đức của nó Chừngnào con người còn sống trong cõi thế gian, họ vẫn còn mong muốn được sốngtrong một xã hội công bằng, nhân ái Tôn giáo đã tìm thấy ở đó những chất liệuthật, gần gũi với con người nhất để tạo dựng nên hệ thống luân lý đạo đức củamình Hệ thống đạo đức, luân lý của những tôn giáo khác nhau về niềm tin, xanhau về địa lý vẫn có một mẫu số chung đó là nội dung khuyến thiện của hệ thốngđạo đức đó

Chính vì thế, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã luôn muốn tìm cái hay trong vàngoài tôn giáo nhằm mục đích duy nhất là đoàn kết mọi người vào việc thực hiện

lý tưởng: độc lập, tự do, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và vănminh Tư tưởng của người còn nguyên giá trị mà ngày nay mỗi người cán bộ côngchức phải thấm nhuần để đưa những tư tưởng đó vào cuộc sống xã hội góp phầnlàm cho “nước thái dân an”

2 Các quan điểm cơ bản về tôn giáo

2.1 Chủ nghĩa Mác – Lênin về tôn giáo

Trong quá trình đấu tranh, xây dựng thế giới quan mới, Mác - Ăngghen đãthẳng thắn đấu tranh với các trào lưu tư tưởng sai trái đương thời trong đó có tư

Trang 8

nghĩa duy vật lịch sử để giải thích tôn giáo; đề cập đến các vấn đề cơ bản của tôngiáo như: nguồn gốc, bản chất, tính chất, chức năng của tôn giáo; lập trường,phương pháp giải quyết vấn đề tôn giáo của giai cấp vô sản; phê phán các trào lưu

tư tưởng duy tâm tôn giáo và các trào lưu tư tưởng sai lầm khác Hai ông chủtrương xây dựng thế giới quan triết học duy vật, đối lập với thế giới quan duy tâm,tôn giáo Về phương diện chính trị, xã hội, tôn giáo là một tàn dư của xã hội cũ, xãhội có giai cấp Tôn giáo là một lực cản trong sự phát triển xã hội, một lực cản giaicấp công nhân trong cuộc đấu tranh lật đổ giai cấp tư sản, xây dựng xã hội cộngsản chủ nghĩa

Nhìn chung quan niệm của Mác - Ăngghen được trình bày tương đối có hệthống và nhất quán ở 4 điểm sau:

1 Không có Chúa trời như một đấng sáng thế Vật chất là thực thể duy nhấtcủa mọi vật Cũng không thể có một linh hồn bất tử tồn tại cả sau khi con ngườichết Trong “chống Duyrinh”, Ph Ăngghen định nghĩa: “tất cả mọi tôn giáo chẳngqua chỉ là sự phản ánh hư ảo vào đầu óc con người, của những lực lượng ở bênngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ, chỉ là sự phản ánh trong đó những lựclượng ở trần thế đã mang những lực lượng siêu trần thế” [4, 20,tr.437] Ở đâyĂngghen đã giải đáp ba vấn đề cơ bản: tôn giáo là gì? phản ánh cái gì? phản ánhnhư thế nào? Định nghĩa này của Ăngghen được nhiều người chú ý và coi như thểhiện rõ nhất của các nhà sáng lập ra học thuyết Mác – Lênin khi nghiên cứu bảnchất của tôn giáo Như vậy tôn giáo là do con người sáng tạo ra, là một hình thái ýthức xã hội, phản ánh tồn tại xã hội

2 Tôn giáo là một hình thái xã hội mang tính lịch sử Nó không tồn tại vĩnhviễn mà chỉ trong những giai đoạn nhất định trong lịch sử nhân loại khi mà conngười bị chế ước bởi những điều kiện tự nhiên và xã hội như thiên tai, chiến tranh,đói nghèo, bất công xã hội… Người ta cần đến tôn giáo như một sự giải thoát khỏinhững ràng buộc trong cuộc sống hàng ngày

3 Tôn giáo thuộc về kiến trúc thượng tầng, do vậy cũng như khoa học, nghệthuật… bị quy định bởi các điều kiện kinh tế và cơ sở hạ tầng của xã hội “Nhà

Trang 9

nước ấy, xã hội ấy sản sinh ra tôn giáo, tức thế giới quan lộn ngược, vì bản thânchúng là thế giới lộn ngược.[5,tr 570]

4 Tôn giáo mang tính giai cấp, nghĩa là nó không thể đứng ngoài chínhtrị, mà đứng về phía giai cấp này hay giai cấp kia trong xã hội có giai cấp.Theo C Mác - Ăngghen, các giai cấp thống trị thường sử dụng và thao túng tôngiáo để mê hoặc quần chúng đấu tranh chống lại những áp bức và bất công xã hội.Chẳng hạn, giáo hội Công giáo đã khoác cho chế độ phong kiến ở Pháp trước cáchmạng một vòng hào quang thần thánh Giai cấp tư sản cũng sử dụng tôn giáo đểbảo vệ lợi ích thống trị của mình Do vậy, vấn đề tôn giáo gắn liền với cuộc đấutranh của giai cấp vô sản vì một chế độ xã hội mới

Kế thừa những tư tưởng của C Mác - Ăngghen, Lênin trình bày quan điểmcủa mình về tôn giáo trong điều kiện của chủ nghĩa tư bản Nga nói riêng và chủnghĩa tư bản đang trong quá trình phát triển thành chủ nghĩa đế quốc nói chung.Đặc biệt Lênin đã có những quan điểm về tôn giáo trong điều kiện của Chủ nghĩa

xã hội:

1 Lênin cho rằng tôn giáo là hình thái tinh thần phản ánh một cách siêu tựnhiên nhưng lại có ảnh hưởng tới đời sống của hiện thực Vì vậy tôn giáo được cảgiai cấp bị bóc lột và giai cấp bóc lột sử dụng như chỗ dựa tinh thần Với nghĩa đó,Lênin khẳng định nhận định của Mác - Ăngghen về sức mạnh tinh thần

2 Từ lịch sử của tôn giáo và từ sự đúc kết của Mác - Ăngghen, Lênin khẳngđịnh khía cạnh tâm linh, tiêu cực trong tôn giáo chịu ảnh hưởng trực tiếp ở trình độnhận thức của con người trước những hiện tượng thiên nhiên và trước hiện thực.Theo Lênin, chủ nghĩa xã hội hiện thực là “chủ nghĩa xã hội đưa khoa học vàocuộc đấu tranh chống đám mây mù tôn giáo và làm cho công nhân khỏi tin vào mộtcuộc đời ở thế giới bên kia là giành lấy một cuộc đời tốt đẹp hơn trên trần thế [9, 12,tr.169]

3 Về quan điểm tự do tín ngưỡng, Lênin cho rằng “bất kỳ ai cũng đượchoàn toàn tự do theo tôn giáo mình thích, hoặc không thừa nhận một tôn giáo nào

Trang 10

Mọi sự phân biệt giữa công dân có tín ngưỡng tôn giáo khác với công dân không

có tín ngưỡng tôn giáo đều hoàn toàn không thể tha thứ được”[9, 12, tr 175]

4 Theo Lênin, tôn giáo và chính trị là hai hình thái tinh thần độc lập Vì vậy,giáo hội và Nhà nước không thể là một Từ đó, sinh hoạt tôn giáo “phải được tuyên

bố là một việc tư nhân” [9, 12, tr.169 – 175]

Những quan điểm, tư tưởng của Chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề tôn giáo

là di sản quý giá để chúng ta vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của Việt Nam,góp phần thực hiện thành công chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta trongtừng thời kỳ qua các giai đoạn cách mạng

2.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo

Vận dụng Chủ nghĩa Mác – Lênin và kế thừa tinh hoa tri thức của nhân loại,Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện

cụ thể của nước ta trong việc hình thành các quan điểm về tôn giáo và công tác tôngiáo Những quan điểm và cách ứng xử của Người đối với vấn đề tôn giáo chứngminh Người am hiểu sâu sắc các tôn giáo lớn, trân trọng những giá trị cao đẹp củatôn giáo, đồng thời Người cũng kiên quyết vạch mặt những kẻ đội lốt tôn giáo đểlàm hại tôn giáo và dân tộc

Nội dung chính của tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo bao gồm:

2.2.1 Về tự do tín ngưỡng

Quan điểm về tự do tín ngưỡng của Hồ Chủ tịch được thể hiện trong quanđiểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và của Nhà nước Việt Nam từ khi Nhà nướcdân chủ được thành lập Ngay trong Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước Việt Nam từnăm 1946, đã nêu “đoàn kết toàn dân không phân biệt giống nòi, trai gái, giai cấp,tôn giáo” Tại điều 10 của bản Hiến pháp này đã xác định, quyền tự do tín ngưỡng

là một quyền cơ bản trong hệ thống 5 quyền cơ bản của công dân Việt Nam Vàchính bản Hiến pháp năm 1946 là bản Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước ta có sựchỉ đạo trực tiếp của Hồ Chủ tịch

Trang 11

Trong những năm lãnh đạo đất nước, với cương vị người đứng đầu Nhànước, Hồ Chủ tịch đã nhiều lần đề cập tới vấn đề tự do tín ngưỡng như là sự táikhẳng định của Nhà nước, của Chính phủ trong công tác tôn giáo Chẳng hạn,trong thư của Hồ Chủ tịch gửi cho Tổng giám mục Lê Hữu Từ (1947), Người nhândanh Chính phủ viết “Thưa Đức cha Trong Hiến pháp nước ta đã định rõ quyền tự

do tín ngưỡng, kẻ nào vi phạm và khiêu khích bà con Công giáo sẽ bị xử lý” [8,13,

tr 80]

2.2.2 Về đoàn kết tôn giáo

Tư tưởng đoàn kết luôn bao trùm rộng lớn và có ý nghĩa quy định thànhcông trong cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh Đối với tôn giáo, hơn bao giờhết cần có đoàn kết thực lòng và bền vững

Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tôn giáo là tư tưởng đoàn kếtđồng bào có tín ngưỡng, tôn giáo, đồng bào theo đạo với đồng bào không theo đạo;đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, cùng lấy mục tiêu chung làm điểmtương đồng, đó là vì một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,dân chủ, văn minh”

Lấy nguyên tắc đoàn kết là trung tâm của chính sách tôn giáo, xử lý đúngđắn mối quan hệ giữa tôn giáo với dân tộc là mấu chốt Mọi chính sách, pháp luật

về tôn giáo phải xoay quanh nguyên tắc đoàn kết là xuất phát từ lợi ích chung của

cả dân tộc, trong đó có lợi ích của tổ chức tôn giáo Người nhận thức rằng: tínngưỡng là những biểu hiện sâu kín của thành kính, tôn giáo hàm chứa tình cảmthiêng liêng đã nâng lên thành biểu tượng mà người có đạo dễ dàng chấp nhận hysinh để gìn giữ sự ngưỡng vọng và tôn kính đó Đối với công tác tôn giáo, Ngườidạy “dĩ bất biến, ứng vạn biến” Bất biến là nguyên tắc đoàn kết, là nguyên tắc vìlợi ích chung của Tổ quốc, của nhân dân Vạn biến là phương pháp vận độngthuyết phục mềm dẻo, linh động, có đối sách trong từng trường hợp cụ thể, cóchính sách thu hút sự ủng hộ của đông đảo chức sắc, quần chúng tín đồ tham gia

Trang 12

phong trào thi đua yêu nước Khơi dậy “đức hy sinh”, “xả phú cầu bần, xả thân cầuđạo” hoà quyện trong tinh thần dân tộc tự cường, chủ trương đưa đạo “nhập thế”,đạo cũng là việc đời, việc đời cũng là việc đạo, tạo nên nguồn lực cộng hưởngtrong sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, thực hiện xây dựng một nước Việt Nam “hoàbình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”.

2.2.3.Về đạo đức tôn giáo

Năm 1990, lần đầu tiên Đảng ta thừa nhận giá trị đạo đức tôn giáo có trongtôn giáo khi khẳng định: “đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp trong công cuộcxây dựng xã hội mới” [9] và việc phát huy giá trị tốt đẹp về văn hoá và đạo đức cótrong tôn giáo được thể hiện ở Văn kiện Đại hội IX của Đảng là phù hợp với tưtưởng Hồ Chí Minh Tôn giáo thường có điểm chung là giáo dục con người, trừ ác,hướng thiện; khuyên răn điều hay lẽ phải ở đời Hồ Chí Minh đã khái quát giá trịđạo đức có trong tôn giáo: “Chúa Giêsu dạy: đạo đức là bác ái Phật Thích ca dạy:đạo đức là từ bi Khổng Tử dạy: đạo đức là nhân nghĩa” [8, 6, tr 272] Người cũngrất quan tâm đến những chuẩn mực đạo đức mang tính nhân loại như: phẩm chất, ýchí, nghị lực, tư cách, lối sống… tức là những yếu tố cơ bản đánh giá, phẩm chất,đạo đức con người Phải thừa nhận rằng tuy mức độ khác nhau các tôn giáo có khảnăng xây dựng mẫu hình con người theo quan điểm của nó, đồng thời cũng gópphần vào việc xây dựng thang bậc, chuẩn mực đạo đức cho con người ở nhiều thời

Trang 13

nào để đoàn kết, thu hút những người có tôn giáo tham gia vào sự nghiệp cáchmạng chung của toàn dân do Đảng cộng sản lãnh đạo.

Từ khi hoà bình được lập lại ở miền Bắc, một nửa nước xây dựng chủ nghĩa

xã hội, chính Người đã nhắn nhủ, góp ý, động viên đồng bào có đạo sống trongcộng đồng theo tinh thần lương giáo đoàn kết, “không nên lợi dụng việc đạo để gâykhó khăn cho Chính phủ, khó khăn cho việc sản xuất của đồng bào như một sốngười đã cố ý tổ chức để làm phúc kéo dài hàng tuần giữa lúc đang gặt hái gấp”

Cần phân biệt sinh hoạt tín ngưỡng của một tôn giáo với hoạt động của một

số người giả danh đang hoạt động tôn giáo Chính họ đã nhân danh tôn giáo để gâychia rẽ các tôn giáo, hoặc phá rối trật tự công cộng Thậm chí họ còn lợi dụng niềmtin tôn giáo để mê hoặc tín đồ, phật tử, mưu lợi cá nhân Trong “Bản án chủ nghĩathực dân Pháp”, Người đã luận tội đanh thép về chủ nghĩa thực dân cũng như việcchúng lợi dụng tôn giáo và tự do tín ngưỡng Người đã phân biệt một cách rõ rànggiữa đức tin với hành vi, giữa cá nhân với tổ chức giáo hội, giữa việc hành đạochân chính với sự lợi dụng việc hành đạo để chống lại dân tộc, quốc gia Hơn ai hếtNgười hiểu rất sâu sắc, một đức tin chân chính, một hành vi tôn giáo chân chínhkhông bao giờ đi ngược lại lợi ích dân tộc Và Người cho rằng các hủ tục mê tínhay lợi dụng tôn giáo gây phương hại đến lợi ích chung cũng là những biểu hiệncần lên án và khắc phục

Tư tưởng Hồ Chí Minh đã bổ xung vào kho tàng của Chủ nghĩa Mác – Lêninmột cách nhìn nhận tôn giáo mềm mại và có ý nghĩa thực tiễn hơn Tất cả những gìngười viết, nói về tôn giáo, tín ngưỡng chung quy lại là nhằm giác ngộ đại đa sốđồng bào các tôn giáo và đoàn kết toàn dân, hoàn thành sự nghiệp xây dựng và bảo

vệ Tổ quốc Vì vậy, có thể nói đoàn kết giữa đồng bào theo các tôn giáo khác nhau,giữa đồng bào có đạo và những người không theo tôn giáo là một truyền thống quýbáu của dân tộc ta Tư tưởng đoàn kết lương giáo, mối quan hệ của Chủ tịch HồChí Minh với các chức sắc tôn giáo và đồng bào có đạo là một mẫu mực của việcthực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân

Trang 14

Tôn giáo là một vấn đề lớn mà Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm Chínhsách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta dựa trên những quan điểm cơ bảncủa Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo phù hợp với đặcđiểm tôn giáo ở Việt Nam và yêu cầu cụ thể của từng thời kỳ cách mạng Tôntrọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân là vấn

đề mang tính nguyên tắc, chính sách nhất quán trước sau như một của Đảng vàNhà nước ta Qua các giai đoạn cách mạng, Đảng và Nhà nước luôn xác định côngtác tôn giáo là vấn đề chiếm lược có ý nghĩa rất quan trọng

Trong cách mạng dân tộc dân chủ, chính sách “tín ngưỡng tự do, lương giáođoàn kết” do Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra đã góp phần to lớn vào sự nghiệp đoàn kếttoàn dân kháng chiến thắng lợi, giành độc lập thống nhất hoàn toàn cho đất nước

Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, nhất là thời kỳ đổi mới toàn diện các mặtsinh hoạt của xã hội, Đảng ta đã đổi mới tư duy, đổi mới nhận thức đưa ra nhiềuquyết sách về vấn đề tôn giáo, thể hiện ở Nghị quyết 24/NQ-TW ngày 16/10/1990của Bộ Chính trị khoá VI Nghị quyết xác định “tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâudài Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân Đạo đứctôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội mới”,

“các giáo hội và tổ chức tôn giáo nào có đường hướng hành đạo gắn bó với dântộc, có tôn chỉ, mục đích điều lệ phù hợp với luật pháp Nhà nước, có tổ chức phùhợp và bộ máy nhân sự đảm bảo tốt về cả 2 mặt đạo, đời thì sẽ được Nhà nướcxem xét trong từng trường hợp cụ thể để cho phép hoạt động”

Ngày 12/03/2003, Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa

IX đã ra nghị quyết 25/NQ-TW về công tác tôn giáo Nghị quyết chỉ rõ: hoạt độngtôn giáo và công tác tôn giáo phải nhằm tăng cường đoàn kết đồng bào các tôngiáo trong khối đại đoàn kết dân tộc Phát huy sức mạnh của toàn dân tộc, thựchiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo

vệ Tổ quốc, vì mục tiêu “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ vănminh”

2.3.1.Quan điểm

Trang 15

Để thực hiện phương hướng trên, Đảng đã thể hiện rõ quan điểm và chínhsách một cách công khai trên toàn dân, trên các phương tiện thông tin đại chúng,Đảng xác định:

1 Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang

và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.Đồng bào các tôn giáo là một bộ phận của khối đại đoàn kết dân tộc Thực hiệnnhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặckhông theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng phápluật Các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, bình đẳng trước pháp luật

2 Đảng và Nhà nước ta thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết toàndân tộc Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau Đoàn kết đồng bào theotôn giáo và không theo tôn giáo Nghiêm cấm sự phân biệt đối xử với công dân vì

lý do tín ngưỡng, tôn giáo Đồng thời, nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo

để hoạt động mê tín dị đoan, hoạt động trái pháp luật và chính sách của Nhà nước

3 Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác quần chúng, công tácđối với con người Công tác vận động quần chúng các tôn giáo phải động viênđồng bào nêu cao tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập và thống nhất của Tổquốc; thông qua việc thực hiện tốt các chính sách kinh tế xã hội, an ninh, quốcphòng, bảo đảm lợi ích vật chất và tinh thần của nhân dân nói chung, trong đó cóđồng bào tôn giáo

Cùng với công tác vận động quần chúng có tín ngưỡng, phải tăng cườngquản lý Nhà nước bằng pháp luật đối với công tác tôn giáo nhằm đảm bảo bằngpháp luật cho các tôn giáo được sinh hoạt bình thường và ngăn chặn bọn xấu lợidụng tôn giáo với động cơ mục đích ngoài tôn giáo

4 Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị Tôn giáo làmột hình thái ý thức xã hội, đồng thời cũng là một thực thể xã hội có quan hệ phứctạp và tế nhị đến nhiều mặt của đời sống xã hội Vì vậy, làm tốt công tác tôn giáo

là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo

Trang 16

5 Mọi tín đồ đều có quyền tự do hành đạo tại gia đình và cơ sở thờ tự hợppháp theo quy định của pháp luật Các tổ chức tôn giáo được Nhà nước thừa nhận,được hoạt động theo pháp luật và được pháp luật bảo hộ, được hoạt động tôn giáo,

mở trường đào tạo chức sắc nhà tu hành, xuất bản kinh sách và giữ gìn sửa chữaxây dựng cơ sở thờ tự tôn giáo của mình theo đúng quy định của pháp luật Việctheo đạo, truyền đạo cũng như mọi hoạt động tôn giáo khác đều phải tuân thủ Hiếnpháp và luật pháp

2.3.2 Nguyên tắc trong hoạt động quản lý Nhà nước về tôn giáo

Để thực hiện tốt nhiệm vụ Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước để pháthuy sức mạnh toàn dân, Đảng và Nhà nước ta đã xây dựng nguyên tắc trong côngtác tôn giáo hiện nay như sau:

- Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo và tự do không tínngưỡng tôn giáo của công dân Mọi công dân đều bình đẳng về nghĩa vụ và quyềnlợi trước pháp luật, không phân biệt người theo đạo và không theo đạo, cũng nhưgiữa các tôn giáo với nhau

- Đoàn kết gắn bó đồng bào theo các tôn giáo và không theo tôn giáo trongkhối đại đoàn kết toàn dân tộc Nghiêm cấm lợi dụng các vấn đề dân tộc, tínngưỡng, tôn giáo để hoạt động trái pháp luật, kích động gây chia rẽ khối đại đoànkết dân tộc, làm tổn hại đến an ninh quốc gia

- Mọi cá nhân và tổ chức hoạt động tín ngưỡng tôn giáo phải tuân thủ Hiếnpháp và pháp luật; có nghĩa vụ bảo vệ lợi ích của Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủnghĩa; giữ gìn độc lập tự do và chủ quyền quốc gia

- Những hoạt động tôn giáo ích nước lợi dân, phù hợp với nguyện vọng vàlợi ích chính đáng, hợp pháp của tín đồ được bảo đảm Những giá trị văn hoá, đạođức tốt đẹp của tôn giáo được tôn trọng và khuyền khích phát huy

- Chống mọi hành vi lơi dụng tôn giáo Mọi hành vi lợi dụng tôn giáo để làmmất trật tự an toàn xã hội, phương hại nền độc lập dân tộc, phá hoại chính sáchđoàn kết toàn dân, gây tổn hại các giá trị đạo đức, lối sống, văn hoá của dân tộc,

Trang 17

ngăn cản tín đồ, chức sắc các tôn giáo thực hiện nghĩa vụ công dân, đều bị xử lýtheo pháp luật Hoạt động mê tín phải bị phê phán và loại bỏ.

- Các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các đoànthể, các tổ chức xã hội, các tổ chức tôn giáo có trách nhiệm làm tốt công tác vậnđộng quần chúng và thực hiện đúng đắn chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước

2.3.3 Chính sách tôn giáo

Từ những nguyên tắc trên, Nhà nước xây dựng những chính sách cụ thể:

1, Đối với tín đồ các tôn giáo được bảo đảm sinh hoạt tôn giáo bình thường,

có nơi thờ tự, kinh sách, đồ dùng trong việc đạo và có chức sắc hướng dẫn việcđạo Làm cho đồng bào hiểu rõ chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhànước; phân biệt tự do tín ngưỡng và lợi dụng tín ngưỡng, tự giác đấu tranh với mọi

âm mưu, thủ đoạn bị lợi dụng tôn giáo của bọn xấu và phản động Xoá bỏ thànhkiến đối với người có đạo Thường xuyên củng cố tình đoàn kết dân tộc, đoàn kếtlương giáo vì sự nghiệp và lợi ích chung

2, Tăng cường công tác vận động quần chúng, xây dựng lực lượng ở cơ sở.Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, đổi mới nội dung, phương thức công tácvận động đồng bào tín đồ các tôn giáo, phù hợp với đặc điểm của đồng bào có nhucầu luôn gắn bó với sinh hoạt tôn giáo và tổ chức tôn giáo

Tăng cường hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhândân trong việc tuyên truyền chủ trương, chính sách đối với chức sắc, chức việc,nhà tu hành và tín đồ các tôn giáo

3, Tăng cường quản lý Nhà nước về tôn giáo Tăng cường đầu tư và thựchiện có hiệu quả các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia, đẩy mạnh phát triểnkinh tế, xã hội, văn hóa, nâng cao đời sống vật chất văn hoá cho nhân dân các vùngkhó khăn, đặc biệt quan tâm các vùng có đông tín đồ tôn giáo và vùng dân tộcmiền núi còn nhiều khó khăn

Trang 18

Tăng cường cảnh giác cách mạng, xây dựng phương án cụ thể, chủ động đấutranh làm thất bại mọi âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo đểkích động chia rẽ các dân tộc, gây rối loạn, xâm phạm an ninh quốc gia.

Giải quyết việc tôn giáo tham gia thực hiện chủ trương xã hội hoá các hoạtđộng y tế, văn hoá, xã hội, giáo dục của Nhà nước

Thống nhất chủ trương xử lý vấn đề nhà, đất sử dụng vào mục đích tôn giáohoặc có liên quan đến tôn giáo

4, Tăng cường công tác tổ chức cán bộ làm công tác tôn giáo

Củng cố, kiện toàn bộ máy tổ chức làm công tác tôn giáo của Đảng, chínhquyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn, mô hình tổ chức quản lý Nhà nước về tôn giáo ở các cấp; xây dựng quy chếphối hợp phát huy sức mạnh và hiệu qủa công tác

Xây dựng và thực hiện tốt công tác quy hoạch đào tạo bồi dưỡng, sử dụng vàbảo đảm chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo

Những quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo là tiền

đề quan trọng ảnh hưởng tới hoạt động, tổ chức của các tôn giáo đã và đang pháttriển tại Việt Nam, là kim chỉ nam cho hoạt động quản lý Nhà nước về tôn giáo ởnước ta

II QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO

Quản lý Nhà nước là sự tác động đến các chủ thể mang tính quyền lực Nhànước bằng nhiều biện pháp tới các đối tượng quản lý nhằm thực hiện những chứcnăng đối nội và đối ngoại của Nhà nước trên cơ sở chính sách pháp luật

Quản lý Nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo là quá trình tác động, điềuhành, điều chỉnh để các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo diễn ra theo đúng quy địnhcủa pháp luật

1 Đối tượng quản lý

1.1 Tín đồ tôn giáo

Trang 19

Tín đồ tôn giáo là người có niềm tin theo một tôn giáo nhất định và được tổchức giáo hội thừa nhận Ví dụ như giáo dân, linh mục… trong đạo Công giáo Tín

đồ của các tôn giáo có sự thống nhất trên 2 mặt: công dân và tín đồ Về mặt côngdân, đều bình đẳng trước pháp luật về nghĩa vụ và quyền lợi như mọi công dânkhác Về mặt tín đồ, là người có niềm tin và tình cảm tôn giáo ở những mức độkhác nhau, họ có quyền lợi và nghĩa vụ do tổ chức giáo hội quy định được thể hiệntrong giáo lý, giáo luật Mặt công dân và tín đồ thống nhất trong người công dân –tín đồ, nhưng không đồng nhất: mặt công dân phải được đặt lên trên hết

1.2 Chức sắc tôn giáo

Chức sắc tôn giáo trước hết là tín đồ Giáo hội đào tạo, tấn phong vào cácchức vụ Thánh hoặc các chức vụ thẩm quyền trong các tổ chức tôn giáo Ví dụ nhưlinh mục, giám mục trong đạo Công giáo

Các chức sắc tôn giáo có sự thống nhất giữa 3 mặt: công dân, hành đạo vàđại diện Họ được đối xử bình đẳng trước pháp luật về nghĩa vụ và quyền lợi nhưmọi công dân, ngoài ra các chức sắc tôn giáo còn có điểm đặc biệt hơn công dânbình thường ở chỗ: họ có quyền uy của Giáo hội, do từng tôn giáo quy định, đạidiện cho tổ chức giáo hội ở những mức độ khác nhau trong quan hệ đối nội, trongquan hệ giữa đạo và đời

1.3 Nhà tu hành

Là tín đồ tự nguyện thực hiện thường xuyên nếp sống riêng theo giáo lý,giáo luật của tôn giáo mà mình tin theo Trong đó mặt công dân là số một Ví dụcác tu nam, các tu nữ trong đạo Công giáo

1.4 Chức việc

Là tín đồ đựơc giáo hội chỉ định hoặc tập thể tín đồ bầu vào giữ các chức vịcủa tổ chức giáo hội cơ sở Ngoài nghĩa vụ công dân, nghĩa vụ tín đồ, họ còn cóchức vị thẩm quyền trong tổ chức giáo hội cơ sở Ví dụ chức Chánh trương, Trùmtrưởng trong đạo Công giáo

Trang 20

Nơi thờ tự được thể hiện trên 4 mặt: vật chất, tôn nghiêm, trụ sở và sinh hoạtcộng đồng Mặt vật chất, nơi thờ tự của các tôn giáo được xây dựng bằng nhữngvật liệu khác nhau và có kiểu kiến trúc khác nhau phù hợp với niềm tin của từngtôn giáo Mặt tôn nghiêm là nơi luôn hiện hữu của thần quyền, nơi bái vọng,ngưỡng mộ và biểu hiện tình cảm tôn giáo, nơi diễn ra những nghi lễ tôn giáo Mặttrụ sở, là nơi diễn ra các hoạt động hành chính đạo Mặt sinh hoạt cộng đồng, lànơi diễn ra các lễ hội tôn giáo, nơi sinh hoạt của cac hội đoàn tôn giáo.

1.6 Đồ dùng việc đạo

Bao gồm: kinh, sách, tượng, bài vị, tranh ảnh, cờ trống, kèn, chuông, mõ…mỗi đồ dùng có vai trò, vị trí khác nhau trong sinh hoạt của các tôn giáo songchúng có chung một đặc điểm là sự thống nhất và đồng nhất giữa mặt vật chất vàmặt biểu đạt

1.7 Các cơ sở vật chất khác của tôn giáo

Các tôn giáo còn có các cơ sở vật chất khác như: khuôn viên, ruộng đất, cơ

sở đào tạo, cơ sở từ thiện, nhà dòng, nhà chùa… Những cơ sở vật chất này vừa làtài sản do các tổ chức tôn giáo sử dụng vừa là nơi diễn ra các hoạt động của các tôngiáo, của tổ chức giáo hội Những cơ sở này được giao trách nhiệm cho chức sắcbản quyền quản lý, sử dụng

1.8 Sinh hoạt tôn giáo

Là một phạm trù rất rộng, bao hàm nhiều mặt trong các hoạt động tôn giáo.Nhìn chung, mọi sinh hoạt tôn giáo đều có hai đặc điểm chính là: về chủ thể, có thể

do các thể nhân tôn giáo thực hiện đơn lẻ tại gia hoặc do chức sắc và các phápnhân tôn giáo thực hiện như Ban hành giáo, Ban tự hội, Ban chấp sự… về diễnbiến, các sinh hoạt tôn giáo tuân theo lề luật và lễ nghi nhất định như lễ thường, lễtrọng các phép bí tích, các khoá hạ, giới đàn,…

Nắm vững những đặc điểm của đối tượng quản lý Nhà nước về các hoạtđộng tôn giáo có ý nghĩa quan trọng trong quá trình quản lý của Nhà nước, để thực

Trang 21

hiện tốt những quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong công tác tôngiáo.

2 Nội dung quản lý

Nội dung quản lý Nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo căn cứ vào phápluật hiện hành và hoạt động cụ thể của các tổ chức tôn giáo Nhà nước quản lý cáchoạt động tôn giáo gồm các nội dung chính sau:

2.1 Quản lý việc xét duyệt và công nhận các pháp nhân tôn giáo

Tổ chức giáo hội từ cơ sở trở lên phải được Nhà nước công nhận Các tổchức tôn giáo thuộc nhóm các tổ chức, đoàn thể xã hội, vì vậy việc thành lập các tổchức mới ở các cấp khác nhau, theo pháp luật phải đảm bảo các thủ tục pháp lý cầnthiết và phải được Chính phủ cho phép Chỉ có Thủ tướng Chính phủ mới là cơquan Nhà nước có quyền ban hành quy định về việc thành lập và công nhận các tổchức tôn giáo Các cơ quan quản lý chuyên ngành trong hệ thống hành chính Nhànước có trách nhiệm theo dõi, tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ đối với việc thành lậpcác tổ chức tôn giáo đồng thời báo cáo với Thủ tướng về việc trên

2.2 Quản lý việc xét duyệt chương trình hành đạo thường xuyên và đột xuất

Hàng năm các tổ chức tôn giáo hợp pháp đăng ký chương trình hoạt độngtôn giáo với chính quyền các cấp và được chính quyền các cấp xem xét tạo điềukiện để sinh hoạt tôn giáo diễn ra bình thường tại nơi thờ tự Những hoạt động tôngiáo thuần tuý được bảo đảm tự do hành đạo, bên cạnh đó có những hoạt động tráiphép với tập quán tôn giáo đôi khi cũng diễn ra cần phải được nhắc nhở ngăn chặnhoặc giải quyết bằng phương pháp hành chính Ví dụ các hoạt động mê tín, dị đoannhư “lên đồng”, bói toán… Hoặc có những hoạt động có tính tập quán tôn giáonhưng bỏ qua các thủ tục pháp lý cần thiết có liên quan như làm lễ thành hônkhông có giấy kết hôn, không được quyền li dị theo luật… thì các tôn giáo phảiđảm bảo luật pháp, đảm bảo lợi ích của toàn dân

Ngoài những sinh hoạt thông thường, còn có những hoạt động bất thường đó

Trang 22

ký nhưng quy mô lớn hơn so với thường lệ thì phải thông báo với chính quyền, khichính quyền cho phép mới tiến hành.

Như vậy, các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành phải làm việc với cáctôn giáo để xây dựng nội dung hoạt động thông thường của sinh hoạt tôn giáo; phảinắm được các nội dung, phạm vi giữa các loại hình sinh hoạt tôn giáo thôngthường và các sinh hoạt biểu hiện xa lạ với tín ngưỡng, văn hoá

2.3 Quản lý việc xét duyệt một số việc thuộc hành chính đạo

Việc phong chức sắc, trao chức danh, bổ nhiệm cho các chức sắc, nhà tuhành thuộc hình thức hoạt động của giáo hội các tôn giáo, nhưng phải có sự thoảthuận và chấp thuận của Nhà nước Đây là cơ sở để đảm bảo sinh hoạt xã hội pháttriển bình thường, vừa đảm bảo cơ sở pháp lý của những biến động tôn giáo trongđiều kiện của Nhà nước dân chủ, pháp quyền Ngoài ra, những việc đăng ký condấu, làm con dấu mới; tách nhập họ đạo; điều chỉnh chức sắc trung, cao cấp; cáchội đoàn tôn giáo… phải tuân thủ theo pháp luật

2.4 Quản lý việc đào tạo chức sắc, nhà tu hành

Việc đào tạo chức sắc, nhà tu hành tôn giáo trong các trường đặc biệt củatôn giáo là đảm bảo sự phát triển bình thường của các tôn giáo, bảo đảm tính kếthừa các thế hệ, các nhà chức sắc

Người đứng đầu các cơ sở đào tạo chức sắc, nhà tu hành tôn giáo chịu tráchnhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động Giảng viên phải chấp hành nghiêm chỉnhpháp luật, người học phải hoàn thành nghĩa vụ công dân, lí lịch rõ ràng

Mở trường đào tạo, chức sắc, nhà tu hành tôn giáo phải được phép của Thủtướng Chính phủ Tổ chức và hoạt động của các trường này thực hiện theo quyđịnh của Ban Tôn giáo Chính phủ và của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Việc bồi dưỡng hàng năm, kèm cặp tại chỗ, đi tu nghiệp nước ngoài… thựchiện theo quy định của pháp luật

2.5 Quản lý việc xét duyệt quá trình xây dựng và sửa chữa nơi thờ tự

Trang 23

Cơ sở thờ tự của tổ chức tôn giáo là sở hữu chung của cộng đồng tín đồđược Nhà nước bảo hộ Việc tu bổ và sữa chữa nhỏ không ảnh hưởng đến kết cấucông trình các nhà lân cận và bộ mặt đường phố được miễn giấy phép xây dựng.Tuy nhiên, trước khi sửa chữa nhỏ phải thông báo cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dâncấp xã sở tại biết Việc sửa chữa lớn; khôi phục công trình thờ tự bị hoang phế, bịhuỷ hoại do chiến tranh, thiên tai; việc tạo lập cơ sở thờ tự, xây dựng công trìnhthờ tự người chủ trì cơ sở thờ tự phải làm đơn xin phép Chủ tịch UBND cấp tỉnh.

2.6 Quản lý việc xét duyệt chương trình sản xuất, lưu thông đồ dùng việc đạo

Tôn giáo nào cũng có những tài liệu, kinh sách, giáo lý, luật lệ thành vănnhư: Tam tạng kinh điển, Kinh Thánh, Kinh Coran… Ngoài ra còn có những dụng

cụ phục vụ cho việc thực hiện các nghi lễ tôn giáo như: mõ, chiêng, trống, kèn…Những sản phẩm vật chất đó cần được bảo quản, giữ gìn cho nhu cầu thiết yếu củaviệc đạo Ngoài ra chúng còn là tài sản văn hoá của nhân dân cần được tái tạo, sửachữa và bảo quản Sản phẩm xuất - nhập có nội dung tôn giáo do Bộ Văn hóaThông tin và Ban Tôn giáo Chính phủ xem xét

2.7 Quản lý việc xét duyệt các hoạt động từ thiện xã hội

Hoạt động từ thiện là một trong những nội dung có trong hầu hết các giáo lýcủa các tôn giáo Ngoài giá trị từ thiện, ý nghĩa nhân văn, những việc làm này cógiá trị mở rộng và tuyên truyền tôn giáo mạnh mẽ Ngày nay, các hoạt động từthiện của các tôn giáo được khuyến khích chẳng những đối với các giáo hội trongnước mà còn đối với các tôn giáo ở nước ngoài mong muốn làm công việc từ thiệntại Việt Nam Nội dung này cần được hướng dẫn, cụ thể hoá trong các văn bản củaBan Tôn giáo Chính phủ, của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan chức năngquản lý Nhà nước

2.8 Quản lý việc xét duyệt các hoạt động quốc tế và đối ngoại tôn giáo

Hoạt động quốc tế của tổ chức, cá nhân tôn giáo phải tuân thủ và phù hợpvới chính sách đối ngoại của Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trên

Trang 24

cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền quốc gia, vì hoà bình, ổn định, hợp tác và hữunghị.

2.9 Quản lý việc xử lý các khiếu tố, khiếu nại liên quan đến tôn giáo và vi phạm chính sách tôn giáo

Căn cứ vào Luật Khiếu nại, tố cáo và các văn bản quy phạm pháp luật cóliên quan, các cơ quan quản lý Nhà nước phải giải quyết ngay từ cơ sở và đúngthẩm quyền pháp lý của từng cấp quản lý các khiếu nại, tố cáo liên quan đến tôngiáo; xử lý vi phạm chính sách tôn giáo, theo các văn bản pháp luật hiện hành củaNhà nước như: Luật Hình sự, Luật Tố tụng hình sự, Luật Dân sự…

2.10 Đấu tranh chống lợi dụng tôn giáo

Làm tốt công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, phối hợpchặt chẽ với nhau dưới sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền phải thực hiện đấutranh chống lợi dụng tôn giáo cần tập trung bài trừ mê tín dị đoan; chống móc nốithủ đoạn lợi dụng tôn giáo để hoạt động chính trị phản động

CP của Chính phủ Hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôngiáo là những văn bản quy định và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo chonhân dân làm cho các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo ngày một phong phú, đa dạngvới phương châm “nước sáng, đạo vinh”, “sống tốt đời đẹp đạo”

3.2 Quản lý bằng chính sách

Trang 25

Chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta được khẳng định nhất quántrước sau như một: tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân; cáctôn giáo được hoạt động tự do trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật.

Một tôn giáo ở Việt Nam muốn hoạt động hợp pháp phải đáp ứng đủ nhữngtiêu chí cơ bản như: có tín đồ tự nguyện tin theo; có giáo sĩ hướng dẫn việc đạo; cótôn chỉ mục đích hoạt động không trái pháp luật Nhà nước Việt Nam; có hệ thốnggiáo lý, giáo luật phù hợp; có nơi thờ tự đảm bảo vệ sinh, an toàn; không hoạt động

mê tín dị đoan làm tổn hại đến tinh thần, vật chất, sức khoẻ của tín đồ; không làmảnh hưởng đến quyền cơ bản của người khác và phải đăng ký hoạt động với cơquan Nhà nước có thẩm quyền

Những tổ chức tôn giáo không đáp ứng đủ những yêu cầu trên đều khôngđược hoạt động

Đây là những quy định đối với tổ chức tôn giáo, còn tín đồ hoàn toàn tự dosinh hoạt tín ngưỡng tại gia đình và nơi thờ tự hợp pháp

Mọi công dân Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật, Nhà nước Việt Nam

xử lý bằng pháp luật đối với bất kỳ một công dân Việt Nam nào vi phạm pháp luật,bất kể công dân đó theo tôn giáo hay không theo tôn giáo và xử lý bằng pháp luậtmọi hành vi lợi dụng tôn giáo để gây rối trật tự xã hội, làm phương hại đến an ninhquốc gia, tổn hại tinh thần vật chất văn hoá, sức khoẻ của công dân

3.3.Quản lý tôn giáo bằng tổ chức bộ máy và cán bộ

Ban Tôn giáo Chính phủ là cơ quan thuộc Chính phủ có chức năng quản lýNhà nước về hoạt động tôn giáo trong phạm vi cả nước, là đầu mối hợp với cácngành về công tác và liên hệ với các tổ chức tôn giáo

Ban Tôn giáo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ban Tôn giáo quận,huyện là cơ quan chuyên môn thuộc UBND, chịu trách nhiệm trước UBND thựchiện chức năng quản lý Nhà nước về các hoạt động tôn giáo theo pháp luật của nhànước trong phạm vi địa phương Còn ở cấp cơ sở xã, phường hiện nay mới chỉ có

Trang 26

cán bộ kiêm nhiệm làm công tác tham mưu cho UBND cùng cấp giải quyết nhữngvấn đề có liên quan đến tôn giáo.

Sơ đồ: Hệ thống các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước về tôn giáo

3.4 Quản lý bằng phương pháp giáo dục, thuyết phục, vận động quần chúng

Xuất phát từ luận điểm nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vậnđộng quần chúng Do vậy, trong quản lý Nhà nước về hoạt động tôn giáo khôngchỉ đúng pháp luật mà còn phải được sự đồng tình của đông đảo quần chúng nhândân, vận động giải thích cho đồng bào hiểu rõ bản chất vấn đề cùng tham gia đấutranh chống các biểu hiện sai trái đó cũng là việc quan trọng trong quản lý nhànước về tôn giáo

Nội dung cơ bản của phương pháp này là tuyên truyền, phổ biến, quán triệtchủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước để mọi người (người cóđạo và không có đạo) hiểu và thực hiện đúng

tỉnh

Trang 27

Do tính đặc thù của các hoạt động tôn giáo, nên ngoài các phương pháp trên,nhà nước và hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động tôn giáo còn sửdụng các phương pháp như: quản lý bằng đầu tư tài chính; quản lý bằng phươngpháp thanh tra, kiểm tra, tổng kết đánh giá…

Quản lý Nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo là một trong những hoạtđộng của Nhà nước đối với một bộ phận dân số chiếm tỉ lệ lớn trong nhân dân ta,nhằm đảm bảo sự hài hoà giữa các mặt: tôn trọng pháp luật, đời sống tín ngưỡngcủa đồng bào có đạo phát triển bình thường cùng với các hoạt động kinh tế, vănhoá, xã hội khác

Để đáp ứng yêu cầu của giai đoạn cách mạng hiện nay nói chung và yêu cầubức thiết của công tác tôn giáo nói riêng, Đảng và Nhà nước cần củng cố, kiện toàn

bộ máy tổ chức làm công tác tôn giáo của Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc vàcác đoàn thể; xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mô hình tổ chức quản

lý Nhà nước về tôn giáo ở các cấp; xây dựng quy chế phối hợp phát huy sức mạnh

và hiệu quả công tác Xây dựng và thực hiện tốt công tác quy hoạch đào tạo bồidưỡng, sử dụng và bảo đảm chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ công chứclàm công tác tôn giáo

III MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẠO CÔNG GIÁO.

Đạo Công giáo là một nhánh lớn của đạo Thiên chúa giáo (hay còn gọi làđạo Kitô) Đạo này thờ chúa Giêsu và gồm có:

- Chính Thống giáo

- Đạo Tin lành do Lute thành lập ở Đức (1517) và Calvin ở Thuỵ Sĩ (1543)

- Anh Giáo do Hăngri VIII, vua nước Anh thành lập (1539)

- Đạo Công giáo là một phái lớn, được tổ chức chặt chẽ nhất

1 Sự ra đời của đạo Công giáo

Trang 28

Vào thế kỷ thứ II và thứ I trước Công nguyên, các dân tộc vùng Địa TrungHải bị đế quốc Rôma thống trị, do không chịu nổi ách áp bức, bóc lột đến cùngcực, những người nô lệ đã nổi dậy chống lại ách thống trị của đế quốc Rôma, đã bịchúng đàn áp khốc liệt, các cuộc đấu tranh đều bị thất bại Đạo Kitô ra đời tronghoàn cảnh đó

Đạo Kitô có 2 trung tâm là Rôma và Công- stăng- ti- nốp Vào khoảng cuốithế kỷ thứ V trở đi, mâu thuẫn giữa hai trung tâm Rôma và Công- stăng- ti- nốpdiễn ra gay gắt, quá trình giành quyền bính, tranh giành sự độc tôn dẫn đến sự đoạntuyệt và phạt vạ lẫn nhau, đến khoảng năm 1504 trung tâm Công- stăng- ti- nốptách ra thành đạo Chính thống và trung tâm Rôma thành đạo Công giáo

Vào cuối thế kỷ thứ XV đầu thế kỷ XVI Công giáo Roma lại xuất hiệnnhững mâu thuẫn mới từ đó dẫn đến một phong trào cải cách trong giáo hội Cônggiáo Roma Kết quả là hình thành giáo hội Tin lành tách khỏi giáo hội Công giáo.Cũng vào thời kỳ này ở nước Anh cũng diễn ra mâu thuẫn giữa vua Henry VIIkhẳng định mình là lãnh tụ tối cao của Nhà nước và của cả giáo hội Công giáo tạiAnh quốc, đến năm 1588 quyền tối thượng của Nhà vua được pháp luật hoá, Anhgiáo chính thức tách khỏi giáo hội Công giáo

2 Hệ thống giáo lý, giáo luật, tổ chức của đạo Công giáo

2.1 Giáo lý đạo Công giáo

Giáo lý của đạo Công giáo được thể hiện trong hai bộ kinh thánh: Cựu ước

và Tân ước, gồm tất cả 73 cuốn

Giáo lý Công giáo quan niệm rằng Thiên chúa đã sáng tạo ra trời đất, muônloài trong 6 ngày và mọi sự xuất hiện, tồn tại và biến đổi của vũ trụ đều do Thiênchúa tiền định tuyệt đối

Theo giáo lý Công giáo con người do Thiên chúa bằng phép màu nhiệm đãtạo nên theo hình ảnh của mình để thờ phụng mình Thiên chúa có 3 ngôi: Cha,Con và các Thánh thần

Trang 29

Trong giáo lý đạo Công giáo cũng cho rằng, đến một ngày nào đó thế giới sẽđến ngày tận thế, bị huỷ diệt, những người chết sẽ sống lại, Giesu lại giáng thế đểphán xét lần cuối cùng Những người không có tội, siêng năng thờ phụng chúa sẽ

được lên thiên đàng, kẻ có tội phảixuống hoả ngục

2.2 Giáo luật, lễ nghi

Đạo Công giáo có luật lệ và

lễ nghi rất chặt chẽ Các giáo dânphải giữ được 10 điều răn củaChúa trời, 6 điều răn của giáo hội

và 21 điều quy định đối với chínhmình, thân xác con người và linhhồn con người Những điều rănnày đều hướng con người đến cáithiện, tránh làm việc ác

Đạo Công giáo có rất nhiềungày lễ và nghi thức giáo dân phảithực hiện Lễ nghi công giáo có 7 phép bí tích cơ bản trong đó có 3 bí tích quantrọng nhất là: Bí tích thánh tẩy (rửa tội), bí tích thánh thể (lễ Misa) và bí tích giảitội

1 Bí tích thánh tẩy (rửa tội): dùng nước thánh để rửa sạch tội tổ tông truyền đểtrở thành tín hữu Kitô

2 Bí tích thánh thể (lễ Misa): đây là bí tích quan trọng nhất trong các bí tích.Linh mục ban bánh, rượu đã được thánh hoá

3 Bí tích giải tội: dùng cho những người cần hối lỗi và quyết tâm sửa chữa lỗi lầm

4 Bí tích sức dầu thánh

5 Bí tích truyền chức thánh

Trang 30

6 Bí tích thêm sức.

7 Bí tích hôn phối

Đạo Công giáo có rất nhiều những ngày lễ lớn như: lễ buộc, lễ Giáng sinh, lễPhục sinh, lễ Chúa Giesu lên trời, lễ chúa thánh thần hiện xuống, lễ Đức bà Mariahồn và xác lên trời, lễ các thánh, lễ ngày chủ nhật Ngoài ra còn rất nhiều ngày lễ,tháng lễ, mùa lễ, các tín hữu dự lễ sẽ được nhiều ơn phước

2.3 Hệ thống tổ chức giáo hội Công giáo

Giáo hội Công giáo là một hệ thống tổ chức hữu hình chặt chẽ từ cá thể đếntập thể, từ tập thể nhỏ đến tập thể lớn, từ địa phương đến trung ương, từ quốc giađến toàn cầu

- Đứng đầu giáo hội Công giáo là giáo triều Vatican do Đức thánh cha (tứcGiáo hoàng) đứng đầu là người kế vị thánh Phêro, thay mặt chúa Giêsu cai quảngiáo hội Công giáo toàn cầu

Vatican là một nhà nước có lãnh thổ riêng độc lập, có chủ quyền Có các cơ quan:Văn phòng thư ký giáo hoàng; 9 thánh bộ, 3 tòa án giáo triều và 12 Hội đồng giáo hoàng

Tại các nước độc lập có chủ quyền được giáo hội và thế giới công nhận thìToà thánh Vatican cho thành lập giáo hội riêng của nước đó gọi là giáo miền Giáomiền là một định chế tổ chức cộng đoàn tín hữu trong một lãnh thổ nhất định theomột lễ điển đề giữ mối liên kết trong Giáo hội về mọi mặt hoạt động tôn giáo Giáomiền không nhất thiết phải tư cách pháp nhân trong hệ thống tổ chức của Giáo hội,

là một tổ chức liên hợp các Giáo hội địa phương nên Giáo miền không có bảnquyền Người đại diện cho Giáo miền là Hồng y, có thể một nước có hai Hồng y

- Bên dưới giáo miền là các giáo tỉnh Các Tổng Giám mục phụ trách các giáotỉnh, giáo tỉnh gồm nhiều giáo phận

- Giáo phận là một cộng đoàn tín hữu được giới hạn trong một địa dư nhấtđịnh và trực thuộc Toà thánh Quyền thành lập, bãi bỏ, thay đổi giáo phận là quyềnriêng của Toà thánh

Trang 31

Giám mục đứng đầu, phụ trách giáo phận, Giám mục có quyền quyết địnhmọi việc về tôn giáo ở giáo phận mình và có quyền liên hệ trực tiếp với Giáo hoàng.Giúp việc giám mục có giám mục phó hoặc giám mục phụ tá Từng giáo phận cóHội đồng tư vấn, gồm một số linh mục do giám mục chỉ định để đóng góp ý kiếncùng giám mục cai quản giáo dân.

Hồng y, các Tổng giám mục và Giám mục ở một nước hợp lại thành “Hộiđồng Giám mục” nước đó Hội đồng Giám mục có quyền đề ra và thống nhất chủtrương, phương thức hoạt động cho giáo hội trong cả nước

- Dưới giáo phận là tổ chức Giáo hội cơ sở đó là các giáo hạt, giáo xứ, giáohọ

Giáo hạt là một đơn vị liên kết theo địa dư, trong địa dư giáo phận do Giámmục thiết lập Mỗi giáo hạt có một linh mục đứng đầu gọi là hạt trưởng Hạt trưởng

có thể do các linh mục bầu cử hoặc Giám mục giáo phận bổ nhiệm Giáo hạt là đơn

vị có tính chất liên hiệp giữa các giáo xứ lân cận nên không có tư cách pháp nhântrong cơ cấu tổ chức Giáo hội Linh mục hạt trưởng không có bản quyền trên cácgiáo xứ thuộc hạt

Giáo xứ là một cộng đoàn tín hữu được thiết lập thành đơn vị Giáo hội cơ sởtrong một địa dư nhất định có tính chất bền vững trong cơ cấu tổ chức Giáo hội

Mỗi giáo xứ có một linh mục chính xứ và có thể có nhiều tư tế khác phục vụmục vụ trong xứ Quyền thành lập, giải tán, thay đổi giáo xứ cũng như quyền bổnhiệm linh mục chính xứ là quyền độc hữu của Giám mục giáo phận Tất cả giáo xứđều có tư cách pháp nhân theo giáo luật

Mỗi giáo xứ có “Hội đồng giáo xứ” gồm một số giáo dân bầu ra Hội đồnggiáo xứ do linh mục điều khiển và cùng với linh mục điều hành đạo trong giáo xứ.Giáo hội thường dùng tổ chức này để thực hiện chủ trương trong giáo dân, giúp linhmục sắp đặt công việc trong xứ họ đạo Điều hành sinh hoạt tôn giáo hàng ngày tạinơi thờ tự như đọc kinh buổi sớm, buổi chiều, chuẩn bị lễ bái…

Trang 32

Trong mỗi giáo xứ có những cộng đồng nhỏ như: các họ đạo, các khu, cácdâu… mỗi đơn vị nhỏ ấy thường nhận một vị thánh làm thánh bảo trợ cho mình,không có tư cách pháp nhân.

3 Giáo hội Công giáo Việt Nam

Vào khoảng tháng 3 năm 1533 có người châu Âu tên là Inêxu vào truyền đạo

ở vùng Xuân Thuỷ và Nam Châu thuộc tỉnh Nam Định Nhưng đến 18/1/1534 đoànthuyền đầu tiên của các linh mục dòng trên mới đến Đà Nẵng và bắt đầu công cuộctruyền đạo Công giáo vào Việt Nam

Trong suốt quá trình hình thành, tồn tại và phát triển, giáo hội Công giáo ViệtNam luôn bị lệ thuộc vào nước ngoài Giáo sĩ Việt Nam luôn bị giáo sĩ nước ngoàichèn ép Và lệ thuộc hoàn toàn vào Bộ truyền giáo (Bộ giao giảng tin mừng cho cácdân tộc)

Mãi đến ngày 24/11/1960 Vatican mới thiết lập hàng giáo phẩm Việt Nam.Như vậy, sau 427 năm các giám mục Việt Nam mới có quyền cai trị giáo hội Cônggiáo Việt Nam Tuy nhiên, do hoàn cảnh lịch sử giáo hội Công giáo Việt Nam vẫncòn lệ thuộc rất nhiều vào Vatican, cụ thể là Bộ truyền giáo

Điều đáng lưu ý, quá trình truyền đạo Công giáo vào Việt Nam các giáo sĩnước ngoài đều dựa vào đội quân xâm lược của ngoại bang Trong suốt quá trình 2cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, đạo Công giáo đã để lại một quá khứ không lấy

gì làm tốt đẹp Điều đó cũng làm cho đồng bào Công giáo có mặc cảm Tạo thuậnlợi cho thế lực thù địch lợi dụng

Từ sau năm 1975, giáo hội Công giáo Việt Nam đã có sự chuyển hướng lớn.Đặc biệt từ sau năm 1980 Hội đồng Giám mục Việt Nam thành lập và vạch rađường hướng mục vụ là “sống phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúcđồng bào”

Giáo hội Công giáo Việt Nam được chia thành 3 giáo tỉnh: giáo tỉnh Hà Nội,giáo tỉnh Huế, giáo tỉnh TP Hồ Chí Minh Đứng đầu giáo tỉnh là 3 Tổng giám mục

Trang 33

Hiện nay, ở nước ta Giáo hội Công giáo chia thành 167 hạt và 25 giáo phận (giáotỉnh Hà Nội có 10 giáo phận, giáo tỉnh Huế có 6 giáo phận, giáo tỉnh TP Hồ ChíMinh có 9 giáo phận), xây dựng 2.027 giáo xứ ở 59 tỉnh, thành phố

Từ khi du nhập vào Việt Nam đến nay, đạo Công giáo đã có những thay đổi

về giáo lý, giáo luật để thích nghi, hoà hợp với phong tục, tập quán của người ViệtNam Hiện nay, Công giáo Việt Nam đã phát triển tới mức có tỷ lệ Công giáo tươngđối cao ở khu vực Đông Nam Á, chỉ đứng sau Philippin

Chương 2:

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠO CÔNG GIÁO VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẠO CÔNG GIÁO TẠI TỈNH NINH BÌNH

I ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH NINH BÌNH

Ninh Bình là tỉnh nằm ở cực Nam đồng bằng Bắc Bộ, là nơi tiếp giáp giữaTrung Bộ và Bắc Bộ, được thành lập từ năm 1822 Có quy mô không lớn, diện tích

tự nhiên là 1384,2 km2, trong đó đất nông nghiệp là 67.465 km2, đất lâm nghiệp là22.349 km2, đất chuyên dùng là 16.688 km2, đất khu dân cư 5.260 km2 và đất chưa

sử dụng là 27.449 km2 Dân số hơn 90 vạn người

Tỉnh Ninh Bình có 6 huyện, 1 thị xã, 1 thành phố bao gồm 145 xã, phường,thị trấn Thành phố Ninh Bình là trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội của tỉnh Làtỉnh có lợi thế về địa lý, gần thủ đô Hà Nội, thuận tiện giao thông thuỷ, bộ, cóđường sắt bắc nam chạy qua; lại được thiên nhiên ưu đãi vừa có đồng bằng, vừa cóbiển, có rừng rậm, núi cao, có nhiều danh lam thắng cảnh… là những điều kiện lýtưởng để Ninh Bình phát triển toàn diện cả về công, nông, lâm, ngư nghiệp (nhất làcông nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và chế biến nông sản thực phẩm) và dulịch, dịch vụ

Trong những năm qua, thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, dưới sự lãnhđạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, sự nỗ lực phấn đấu của các tầnglớp nhân dân, tỉnh Ninh Bình đã đạt được kết quả tương đối toàn diện Kinh tế có

Trang 34

2005 là 20,5% Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, năm 2006ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 39% GDP; nông - lâm - ngư nghiệp chiếm28%; ngành dịch vụ là 33% Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựngphát triển mạnh mẽ, tổng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xâydựng năm 2006 đạt 3.645 tỷ đồng, UBND tỉnh đã chấp nhận 30 dự án đầu tư vớitổng số vốn đăng ký trên 578 tỷ đồng Cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng kinh

tế xã hội được tăng cường làm thay đổi bộ mặt nông thôn, nguồn vốn đầu tư pháttriển tăng nhanh, tạo tiền đề cho thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông thôn

Sản xuất nông nghiệp phát triển tương đối toàn diện, sản lượng lương thựcnăm 2006 ước đạt 48,24 vạn tấn; bình quân giá trị sản xuất trên 1 ha đất nôngnghiệp đạt 37,1 triệu đồng Toàn tỉnh trồng được 450 ha rừng tập trung; nuôi trồngthuỷ sản được mở rộng diện tích, đạt 8.491 ha Tuy nhiên, sản xuất thuỷ sản vùngbãi bồi ven biển Kim Sơn phát triển không thuận lợi, sản lượng thu hoạch thấp

Ninh Bình là tỉnh có tiềm năng du lịch lớn, trong những năm qua du lịch tỉnhNinh Bình đã và đang tạo được những chuyển biến mới về các loại hình dịch vụ vàđầu tư cơ sở hạ tầng, doanh thu toàn ngành đạt 86,47 tỷ đồng, tổng lượt khách trên1263,4 nghìn lượt

Ngành bưu chính viễn thông vẫn tiếp tục duy trì tốc độ phát triển theo hướnghiện đại hoá, đa dạng hoá hình thức phục vụ, cơ bản đảm bảo thông tin liên lạc.Đến năm 2006, 100% huyện, thị xã có đường truyền cáp quang, tạo thành lộ thôngtin, phục vụ cho sản xuất và đời sống Hoàn thành việc đưa dịch vụ Internet đến100% trường THPT và 43 trường THCS; bình quân số máy điện thoại đạt 10,6/100dân; đã xây dựng được 120 điểm Bưu điện văn hoá xã

Các hoạt động văn hoá - xã hội ngày càng tiến bộ, đời sống nhân dân ổnđịnh, nhiều mặt được cải thiện Toàn tỉnh đã có 27 xã, phường đạt chuẩn quốc gia

về y tế; tỷ lệ trẻ em được tiêm chủng đầy đủ đạt 98,6% Công tác xoá đói giảmnghèo được quan tâm chỉ đạo, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 16,5 % (theo tiêu chuẩn mới),

tỷ lệ hộ được dùng nước sạch chiếm 65%

Trang 35

Hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở thường xuyên được củng cố, tăngcường Công tác xây dựng chính quyền các cấp cơ sở vững mạnh được chú trọng,củng cố để nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong điều hành, tổ chức thực hiện các chỉthị, nghị quyết của Đảng, các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốcphòng; nâng cao nâng lực quản lý xã hội theo pháp luật, tăng cường mối quan hệgiữa HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ và các tổ chức thành viên của mặt trận.

Công tác cải cách hành chính giai đoạn II (2006 - 2010) triển khai theohướng tập trung, đẩy mạnh phân cấp giữa các cấp chính quyền theo đúng quy địnhcủa pháp luật Toàn tỉnh đã có 145/145 xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện cơchế “một cửa” Công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo được tăng cường

và tập trung chỉ đạo từ tỉnh đến cơ sở

Trong những năm qua, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Ninh Bình luôn kiên địnhmục tiêu độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội, thực hiện nhất quán đường lốiđổi mới đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Các cấp, các ngành vàquân dân toàn tỉnh đã đoàn kết, nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, thử thách, khaithác tiềm năng thế mạnh của địa phương, đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, ổnđịnh và nâng cao đời sống nhân dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xãhội Tuy nhiên năng lực lãnh đạo của một số tổ chức cơ sở đảng còn thấp, ở một sốđơn vị còn vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc quản lý kinh tế, tàichính, quản lý đất đai; mất đoàn kết nội bộ Hoạt động của chính quyền cơ sở cònnhiều mặt hạn chế, hiệu lực quản lý điều hành ở một số huyện còn yếu, công tácquản lý nhà nước trên các lĩnh vực có tình trạng buông lỏng, vừa có tình trạngcứng nhắc (nhất là trong công tác tôn giáo), còn nhiều cán bộ chưa nhận thức quántriệt đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước dẫn đến hiệu xuấtcông tác thấp Nội dung phương thức hoạt động, tập hợp quần chúng của Mặt trận

Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân còn hình thức, thiếu sự sáng tạo, hấp dẫn do đó

tỷ lệ hội viên, đoàn viên tham gia còn thấp

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Đại hội Đảng

Trang 36

nguồn lực, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế toàn diện, bền vững trong đó tậptrung phát triển công nghiệp; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệpnông thôn; tiếp tục tuyên truyền, quảng bá và khuyến khích các doanh nghiệp đầu

tư, mở rộng và khai thác tiền năng, thế mạnh về du lịch, phấn đấu từ nay đến năm

2010 đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 10% năm

Những đặc điểm về tình hình kinh tế – xã hội của tỉnh Ninh Bình là mộttrong những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của đạo Công giáo và công tác quản

lý nhà nước đối với đạo Công giáo tại tỉnh Ninh Bình

II TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠO CÔNG GIÁO TẠI TỈNH NINH BÌNH

1 Khái quát về đặc điểm, tình hình hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Tín ngưỡng, tôn giáo là hiện tượng xã hội đa chiều, giữa tín ngưỡng và tôngiáo có sự khác nhau, song lại có quan hệ chặt chẽ mà ranh giới để phân biệt chúngchỉ là tương đối

Tín ngưỡng là niềm tin của con người vào những điều thiêng liêng, huyền bívượt ra khỏi thế giới tự nhiên Tôn giáo là tín ngưỡng của những người chung một

tổ chức có giáo lý, giáo luật, lễ nghi

1.1 Đặc điểm tín ngưỡng của tỉnh Ninh Bình

Ở tỉnh Ninh Bình, tuyệt đại đa số nhân dân đều có truyền thống sinh hoạt,hoạt động tín ngưỡng lâu đời Đó là các hình thức thờ cúng ông bà tổ tiên, thờcúng thần thánh, những người có công với đất nước, với làng xã, với cộng đồng;tôn vinh những người đã hy sinh vì nền độc lập tự do của Tổ quốc, tôn thờ nhữngbiểu tượng nhằm đề cao những giá trị văn hoá tinh thần của dân tộc như rồng,phượng, trống đồng… Đó thực sự là nhu cầu tinh thần, tình cảm không thể thiếuđược của nhân dân tỉnh Ninh Bình

Trang 37

Do đời sống nhân dân ngày một phát triển nên các cơ sở tín ngưỡng ở tỉnhNinh Bình tăng nhanh trong thời gian ngắn, nếu như năm 2000 ở tỉnh Ninh Bìnhmới có 969 cơ sở tín ngưỡng thì con số này năm 2006 là 1023 cơ sở (chưa kể nhàthờ họ, từ đường) Trong đó gồm: 242 ngôi đình, 308 đền, 209 miếu, 148 phủ, 20

am và 24 điện thờ Sự khôi phục và phát triển của các cơ sở tín ngưỡng trong thờigian hiện nay đã ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt của nhân dân và tình hình anninh - chính trị của địa phương Các hoạt động tế lễ nhiều hơn, các hội tế được lậplại, trong đó đáng quan tâm là hoạt động đồng bóng tại các phủ hoạt động mạnhhơn, các hình thức lên đồng, sóc thẻ, bói toán cũng gia tăng Vì vậy đòi hỏi chínhquyền địa phương phải tăng cường quản lý đối với các cơ sở tín ngưỡng

Thực hiện chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng của Đảng và Nhà nước,nhìn chung ở tỉnh Ninh Bình các hoạt động tín ngưỡng đã và đang diễn ra bìnhthường, tuân thủ quy định của pháp luật; góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàndân, phát huy truyền thống yêu nước, đóng góp công sức trong công cuộc xây dựng

xã hội mới

1.2 Về tình hình hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Ở tỉnh Ninh Bình có 2 tôn giáo chính là đạo Công giáo và Phật giáo, vớitổng số 193.784 tín đồ, chiếm 21,16% dân số của tỉnh và chiếm 1,34 % tín đồ Phậtgiáo và Công giáo của cả nước Trong đó đạo Công giáo có 146.098 tín đồ, chiếm16,1% dân số; đạo Phật có 47.686 tín đồ, chiếm 5,06% dân số của toàn tỉnh ĐạoCông giáo ở tỉnh Ninh Bình có số lượng tín đồ rất lớn và nhiều gấp 3 lần số lượngtín đồ của đạo Phật Do đó, đòi hỏi tỉnh Ninh Bình phải có sự quan tâm đặc biệt đốivới đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Các tôn giáo khác ở Ninh Bình không đáng

kể, một số tôn giáo khác như: Hồi giáo, Phật giáo Hoà Hảo, Đạo Cao Đài… chưathấy xuất hiện, chỉ có 11 hộ gia đình theo đạo Tin Lành

Về Phật giáo: Trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có 273 chùa (trong đó có 150chùa có sư trụ trì, 123 chùa chưa có sư trụ trì), có 237 tăng ni trong đó có 2 Hoàthượng, 2 Ni trưởng và 3 Ni sư Trong những năm qua, số lượng tín đồ Phật tử có

Trang 38

đồ Phật tử, trong những năm qua số lượng người đi lễ chùa ngày một tăng, tậptrung vào các ngày lễ, tết, ngày mùng 1 và 15 âm lịch hàng tháng Số lượng ngườiđến chùa rất đa dạng, có cả học sinh, thanh niêm (đây là điều khác so với trướcđây, chỉ có những người trung niên, cao tuổi đi lễ chùa).

Từ năm 2002 đến nay, giáo hội Phật giáo tỉnh nhìn chung ổn định và hoạtđộng tích cực hơn về công tác Phật sự Hàng năm Ban đại diện Phật giáo cáchuyện, Ban trị sự Phật giáo tỉnh đều tiến hành đánh giá việc thực hiện chương trìnhcông tác Phật sự và thống nhất chương trình công tác Phật sự năm tới Sinh hoạttôn giáo của tín đồ, cũng như việc tu bổ, sửa chữa cơ sở thờ tự trang nghiêm tiếptục được quan tâm, nhiều chùa được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấpthuận cho nâng cấp, cải tạo hoặc xây dựng mới để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôngiáo, tạo sự phấn khởi của tăng ni, tín đồ Phật tử

Nhìn chung, đạo Phật ở Ninh Bình tương đối thuần tuý, đại bộ phận tăng ni,Phật tử đều phát huy truyền thống yêu nước, gắn bó dân tộc, góp phần quan trọngtrong việc xây dựng nền văn hoá dân tộc, trong tư tưởng, đặc điểm, tâm lý, lối sốngcủa dân tộc ta Tích cực tham gia thực hiện chủ trương chính sách của Đảng, phápluật của Nhà nước, nhiệm vụ chính trị của địa phương Các tăng ni, tín đồ phật tửhành đạo theo đường hướng tiến bộ “đạo pháp, dân tộc, chủ nghĩa xã hội”

Về Đạo Công giáo: Đạo Công giáo được truyền vào Ninh Bình từ rất sớm,theo cuốn “Lịch sử đàng ngoài” thì ngày 19/3/1627 linh mục AnlexcandreDerohdes (giáo dân thường gọi là Đức cha Dắc Lộ) cùng giáo sĩ Pierre Margue đếncửa Ba Làng (Hậu Lộc – Thanh Hoá) lập cửa thánh Juise Sau đó, trên đường đithuyền ra Thăng Long, ngày 3/4/1627 đến cửa biển Thần Phù, gần mom núi YênDuyên, Hảo Nho (thuộc xã Yên Lâm, huyện Yên Mô tiếp giáp với xã Lai Thành,huyện Kim Sơn ngày nay), tiến hành truyền đạo, đánh dấu quá trình truyền đạo vàphát triển đạo ở Ninh Bình Trong quá trình truyền đạo, đạo Công giáo đã bị thựcdân Pháp lợi dụng để chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta Đặc biệtsau khi có thông điệp “Chúa cứu thế” năm 1937 của Giáo hoàng Pio XI về chủnghĩa vô thần thì trong nội bộ người Công giáo “Một não trạng chống cộng” trong

Trang 39

giới tu sỹ, linh mục ngày càng thể hiện một cách quyết liệt Ngày 29/10/1945 tạiĐại hội Liên đoàn Công giáo Việt Nam được tổ chức tại Phát Diệm, thuộc huyệnKim Sơn, tỉnh Ninh Bình, đã có ý đòi giải tán “Hội Công giáo cứu quốc” Hàngloạt truyền đơn, tài liệu nguỵ tạo với những tờ báo như “Hồn Công giáo”, “Tiếngkêu” được chuyển về các vùng một cách lén lút với số lượng lớn, làm cho tinh thầnchống cộng trong đồng bào Công giáo càng quyết liệt….

Tại Phát Diệm, giám mục Lê Hữu Từ đã cấu kết với thực dân Pháp và cácthế lực thù địch đội lốt tôn giáo, thành lập ra khu “Công giáo Phát Diệm tự trị”,dựng nên các Đảng phái phản động… Năm 1954, sau Hiệp định Giơnevơ, bọnphản động đội lốt tôn giáo ở Phát Diệm tuyên truyền, kích động, lôi kéo, cưỡngbức giáo dân di cư vào Nam với chiêu bài “Chúa đã vào Nam, các con hãy theoChúa”, chỉ trong một thời gian gắn tại Ninh Bình đã có hàng vạn người bỏ nhàkhông, vườn chống di cư vào các tỉnh phía Nam sinh sống

Thời gian từ năm 1954 đến 1980 là thời gian “tạm lắng” của đạo Công giáo

ở giáo phận Phát Diệm Từ năm 1980, sau Đại hội toàn thể giám mục ở Hà Nội đãthành lập Hội đồng Giám mục Việt Nam, ra Thư chung mục vụ 1980, đã mởđường hướng hoạt động của đạo Công giáo trong thời kỳ mới Giáo phận PhátDiệm có vị trí và uy tín lớn đối với giáo hội trong và ngoài nước, do đó luôn đượccác cá nhân tôn giáo trong và ngoài nước quan tâm, chú ý Toà thánh Vatican đãtừng đánh giá địa phận Phát Diệm là “Địa linh nhân kiệt”, là “Thủ đô công giáo ởViệt Nam” Trong chuyến thăm toà Giám mục Phát Diệm, Hồng y Estregray đãđánh giá “Phát Diệm là Vatican của Việt Nam”

Giáo phận Phát Diệm được thành lập ngày 19/4/1901 dưới thời Đức Giáohoàng Leô thứ XIII, lúc đầu gồm các tỉnh: Thanh Hoá, Ninh Bình, huyện LạcThuỷ, tỉnh Hoà Bình và Sầm Nưa – Lào Với diện tích 12000km2 Gồm 30 linhmục thừa sai, 50 linh mục bản quốc và 8 vạn giáo dân do Giám mục Macu Thànhngười Pháp coi sóc Năm 1932 Sầm Nưa và Thanh Hoá được tách ra, giáo phậnPhát Diệm còn lại 38 xứ, 9 linh mục thừa sai, 93 linh mục bản quốc do giám mục

Trang 40

Nguyễn Bá Tòng coi sóc Hiện nay, giáo phận Phát Diệm có 69 xứ, là một giáophận khá lớn trong 25 giáo phận của nước ta.

Giáo phận Phát Diệm là nơi đã sinh ra đội ngũ đông đảo các chức sắc củađạo Công giáo, hiện có hàng trăm giáo sỹ, giám mục, linh mục là người gốc NinhBình đang sinh sống và hoạt động ở các tỉnh trong nước và ở nước ngoài, trong đó

có những người đang nắm giữ một số vị trí quan trọng của giáo hội

Từ những đặc điểm của đạo Công giáo ở tỉnh Ninh Bình nêu trên cho thấymối quan hệ giữa giáo hội Công giáo ở Ninh Bình với các địa phận trong cả nước,với toà Thánh Vatican và các tổ chức tôn giáo ngoài nước rất chặt chẽ Trong thờigian qua, thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở hội nhập kinh tế quốc tế, chínhsách tự do tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, địa phận Phát Diệm thu hút mộtlượng khách du lịch rất lớn cả trong và ngoài nước đến tham quan, du lịch quần thểnhà thờ đá Phát Diệm, tiếp xúc gặp gỡ, trao đổi phỏng vấn giáo dân, các chức sắctôn giáo

Ngày đăng: 12/04/2013, 17:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Tôn giáo và Dân tộc tỉnh Ninh Bình - Báo cáo tổng kết tôn giáo và công tác tôn giáo từ năm 2002 – 2006 Khác
2. Ban tôn giáo và Dân tộc tỉnh Ninh Bình - Báo cáo tổng kết năm, các năm 2002, 2003, 2004, 2005, 2006 Khác
3. Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế xã hội của UBND tỉnh Ninh Bình từ năm 2002 - 2006 Khác
4. C. Mac – Ph. Angghen - Tuyển tập - NXB Sự Thật, năm 1980 Khác
5. C.Mac - Phê phán triết học Pháp quyền của Hegel - NXB Tiến Bộ Matxcơva - năm 1980 Khác
6. Hoàng Văn Chức - Giáo trình Quản lý Nhà nước về Tôn giáo và Dân tộc – NXB Đại học Quốc gia Hà Nội - Hà Nội 2004 Khác
10. Nghị định 26/2005/NĐ-CP của Chính phủ về Hướng dẫn thi hành một số Khác
12. Nghị quyết số 25/NQ-TƯ ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành TW Đảng khoá IX về công tác tôn giáo Khác
13.Nguyễn Đặng Dung - Các hình thái tín ngưỡng ở Việt Nam - NXB Văn hoá thông tin - Hà Nội 2001 Khác
14.Nguyễn Hữu Khiển - Quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trong điều kiện xây dựng Nhà nước dân chủ, pháp quyền Việt Nam hiện nay - NXB Công an nhân dân - Hà Nội, 2001 Khác
15. Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004 Khác
16. Quyết định 1196/2006/QĐ-UBND của UBND tỉnh Ninh Bình về việc Hướng dẫn thực hiện một số điều của Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định 26/2005/NĐ-CP Khác
17. Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo - Số 5/2005 Khác
20. Về tôn giáo, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 1994 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Qua bảng số liệu ta thấy, các giáo xứ, giáo họ và tín đồ theo đạo Công giáo phân bố không đồng đều trên địa bàn tỉnh Ninh Bình - Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
ua bảng số liệu ta thấy, các giáo xứ, giáo họ và tín đồ theo đạo Công giáo phân bố không đồng đều trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 48)
Qua bảng số liệu cho thấy các Hội đoàn Công giáo rất đa dạng và phức tạp, thu hút đông đảo giáo dân với đủ mọi lứa tuổi, giới tính (bao gồm cả: nhi đồng, đoàn viên, Đảng viên, cán bộ công chức…) tham gia, hoạt động rất tích cực - Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
ua bảng số liệu cho thấy các Hội đoàn Công giáo rất đa dạng và phức tạp, thu hút đông đảo giáo dân với đủ mọi lứa tuổi, giới tính (bao gồm cả: nhi đồng, đoàn viên, Đảng viên, cán bộ công chức…) tham gia, hoạt động rất tích cực (Trang 52)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w