Theo dõi một số đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh sản của giống lợn địa phương (Lợn Đen) nuôi tại huyện Nguyên Bình – tỉnh Cao Bằng.

80 608 1
Theo dõi một số đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh sản của giống lợn địa phương (Lợn Đen) nuôi tại huyện Nguyên Bình – tỉnh Cao Bằng.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRƯƠNG NGỌC ANH Tên đề tài: THEO DÕI MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH VÀ KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA GIỐNG LỢN ĐỊA PHƯƠNG (LỢN ĐEN) NUÔI TẠI NGUYÊN BÌNH – CAO BẰNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Chăn nuôi thú y Khoa : Chăn nuôi thú y Niên khóa : 2010 - 2014 Thái Nguyên, năm 2014 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRƯƠNG NGỌC ANH Tên đề tài: THEO DÕI MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH VÀ KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA GIỐNG LỢN ĐỊA PHƯƠNG (LỢN ĐEN) NUÔI TẠI NGUYÊN BÌNH – CAO BẰNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Chăn nuôi thú y Khoa : Chăn nuôi thú y Niên khóa : 2010 - 2014 Giảng viên hướng dẫn: T.S Trương Hữu Dũng Khoa Chăn nuôi thú y- Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Thái Nguyên, năm 2014 LỜI CẢM ƠN Trang đầu khóa luận tốt nghiệp tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa đã tận tình giúp đỡ tôi trên con đường học tập và nghiên cứu khoa học trong suốt 4 năm qua. Đặc biệt tôi xin bày tỏ long biết ơn chân thành và sâu sắc tớ thầy Tiến sĩ Trương Hữu Dũng, thầy đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập vừa qua để tôi hoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên cùng tất cả các thầy, cô giáo trong khoa Chăn nuôi – Thú y. Để có được những số liệu điều tra theo yêu cầu của khóa luận còn có sự giúp đỡ tận tình, tạo điều kiện của các cô chú cán bộ phòng Khuyến Nông Khuyến Lâm, Trạm thú y huyện Nguyên Bình và toàn thể các bạn đồng nghiệp đã giúp tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình. Một lần nữa tôi xin gửi đến các thầy, cô giáo trong khoa Chăn nuôi – Thú y lời cảm ơn chân thành, lời chúc sức khỏe hạnh phúc và thành đạt. Thái Nguyên,ngày tháng năm 2014 Sinh viên Trương Ngọc Anh LỜI NÓI ĐẦU Lý thuyết đi đôi với thực hành đó là phương châm giảng dạy của Bộ giáo dục và đào tạo. Thực tập tốt nghiệp là giai đoan cuối cùng trong các trường Đại Học – Cao Đẳng – Trung học chuyên nghiệp. Đây là thời gian hết sức cần thiết để sinh viên củng cố và hệ thống hóa toàn bộ kiến thức đã được học, đồng thời giúp sinh viên làm quen với thực tế sản xuất, nâng cao trình độ chuyên môn, nắm vững phương pháp tiến hành điều tra, nghiên cứu ứng dụng, các biện pháp khoa học kĩ thuật vào sản xuất, tạo cho những tác phong làm việc đúng đắn tính sang tạo để sau khi ra trường trở thành người cán bộ có trình độ chuyên môn cao, đáp ứng được nhu cầu trong thực tế sản xuất. Góp phần xứng đáng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Từ cơ sở trên được sự nhất trí của nhà trường và Ban chủ nhiệm khoa chăn nuôi thú y kể từ ngày 23 tháng 11 năm 2013 đến ngày 31 tháng 5 năm 2014 tôi được phân công thực tập tốt nghiệp tại huyện Nguyên Bình với đề tài: “Theo dõi một số đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh sản của giống lợn địa phương (Lợn Đen) nuôi tại huyện Nguyên Bình – tỉnh Cao Bằng”. Qua 5 tháng thực tập được sự hưỡng dẫn tận tình của thầy giáo hưỡng dẫn Tiến sĩ Trương Hữu Dũng và thầy cô giáo trong khoa chăn nuôi – thú y. Ngoài ra còn được sự giúp đỡ của nhân dân địa phương nơi tôi làm đề tài, cán bộ phòng khuyến nông - khuyến lâm huyện cùng các cô chú trạm thú y huyện Nguyên Bình và toàn thể bạn bè đã giúp đỡ tôi vượt qua được khó khăn trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành nhiệm vụ của mình. Nhân dịp này tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tất cả sự giúp đỡ quý báu đó. Do thời gian và trình độ bản thân còn non yếu chắc chắc bản khóa luận của tôi không tránh khỏi thiếu sót, kính mong được sự tham gia góp ý kiến của thầy cô và các bạn để bài khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn. MỤC LỤC Trang Phần thứ nhất: CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1 1.1. Điều tra cơ bản 1 1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1 1.1.1.1. Vị trị địa lí 1 1.1.1.2 Địa hình 1 1.1.1.3. Đất đai 2 1.1.1.4. Khí hậu 2 1.1.1.5 Thủy văn sông ngòi 3 1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 4 1.1.2.1 Tình hình dân cư 4 1.1.2.2. Trình độ dân trí 5 1.1.2.3. Phát triển văn hóa giáo dục và y tế 5 1.1.2.4. Hoạt động của phòng nông lâm nghiệp huyện 6 1.1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện 7 1.1.3.1. Tình hình sản xuất Nghành trồng trọt 7 1.1.3.2 Tình hình sản xuất Nghành chăn nuôi của huyện 10 1.1.4. Những thuận lợi và khó khăn 11 1.1.4.1. Thuận lợi 11 1.1.4.2. Khó khăn 11 1.2. Nội dung phương hướng công tác 13 1.2.1. Nội dung 13 1.2.2. Biện pháp thực hiện 13 1.2.3. Công tác phục vụ sản xuất 13 1.2.3.1. Công tác chăn nuôi 14 1.2.3.2. Công tác thú y 16 1.3. Kết luận và đề nghị 18 1.3.1. Kết luận 18 1.3.2. Đề nghị 18 Phần thứ hai: CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 19 2.1. Đặt vấn đề: 19 2.2. Tổng quan tài liệu 20 2.2.1. Cơ sở khoa học của đề tài nghiên cứu 20 2.2.1.1. Cơ sở về việc nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của lợn 20 2.2.1.2. Đặc điểm về sinh trưởng, khả năng sản xuất và phẩm chất thịt của lợn 25 2.2.1.3. Đặc điểm sinh lý sinh dục lợn cái 28 2.2.1.4. Khả năng sinh sản của lợn nái 31 2.2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái 34 2.2.1.6. Vài nét về tập quán và tình hình chăn nuôi lợn đen tại Nguyên Bình 35 2.2.2. Tình hình chăn nuôi lợn trên thế giới và ở Việt Nam 39 2.2.2.1. Tình hình chăn nuôi lợn trong nước 39 2.2.2.2. Tình hình chăn nuôi lợn trên thế giới 42 2.3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu. 43 2.3.1. Đối tượng 43 2.3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 43 2.3.3. Thời gian theo dõi 43 2.3.4. Nội dung nghiên cứu 43 2.3.5. Phương pháp nghiên cứu 43 2.3.6. Phương pháp theo dõi trực tiếp 43 2.3.7. Nghiên cứu một số đặc điểm ngoại hình lợn lợn Đen 44 2.3.8. Chỉ tiêu sinh sản và khả năng sản xuất của lợn nái sinh sản. 44 2.3.8.1. Chỉ tiêu sinh lí, sinh dục: 44 2.3.8.2. Chỉ tiêu về khả năng sinh sản của đàn lợn nái Bản địa 44 2.3.8.3. Một số chiều đo chính của lợn nái Đen sinh sản 46 2.3.9. Phương pháp xử lí số liệu 47 2.4. Kết quả và thảo luận 47 2.4.1. Cơ cấu đàn lợn qua 3 năm (2011 - 2013) của huyện Nguyên Bình 47 2.4.2. Phân bố và cơ cấu đàn lợn Đen nuôi tại 3 xã điều tra của huyện Nguyên Bình 48 2.4.3. Một số đặc điểm ngoại hình của lợn đen 50 2.4.4. Một số chỉ tiêu sinh lí sinh dục của lợn nái Đen 53 2.4.4.1. Một số chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn nái Đen 53 2.4.4.2. Khả năng sinh sản của lợn nái địa phương 56 2.4.5. Tỷ lệ nuôi sống lợn con qua các giai đoạn 60 2.4.6. Một số chiều đo chính của lợn nái trưởng thành ở địa phương. 62 2.5 Kết luận và đề nghị 63 2.5.1. Kết luận 63 2.5.2. Đề nghị 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO 64 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng một số giống cây trồng chính huyện Nguyên Bình năm 2013 9 Bảng 1.2. Kết quả công tác phục vụ sản xuất 17 Bảng 2.1. Cơ cấu đàn lợn Đen các xã nuôi tại huyện Nguyên Bình - Cao Bằng năm 2010 - 2013 39 Bảng 2.2. Sản xuất thịt lợn trên thế giới trong những năm gần đây 43 Bảng 2.3. Cơ cấu của đàn lợn huyện Nguyên Bình qua 3 năm 47 Bảng 2.4. Phân bố và cơ cấu đàn lợn tại 3 xã của huyện Nguyên Bình năm 2013 49 Bảng 2.5. Phân loại lợn đen theo đặc điểm ngoại hình tại 3 xã của huyện Nguyên Bình 51 Bảng 2.6. Một số chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn nái Đen Nguyên Bình 54 Bảng 2.7. Một số chỉ tiêu về khả năng sinh sản của lợn nái địa phương 56 Bảng 2.8. Tỷ lệ nuôi sống lợn con qua các giai đoạn 60 Bảng 2.9. Một số chiều đo chính của lợn nái trưởng thành 62 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt: Diễn giải: BTB : Bắc trung bộ DHNTB : Duyên hải nam trung bộ ĐBSCL : Đồng bằng sông cửu long ĐVT : Đơn vị tính FAO : World Food Outlook KST đường máu : Kí sinh trùng đường máu LMLM : Lở mồm long móng NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TN và DBSCL : Tây Nguyên và Đồng bằng sông cửu long THCS : Trung học cơ sở XHCN : Xã Hội Chủ Nghĩa 1 Phần thứ nhất CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1.1. Điều tra cơ bản 1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1.1.1.1. Vị trị địa lí Nguyên Bình là một huyện miền núi vùng cao, nằm ở phía Tây của tỉnh Cao Bằng, trung tâm huyện cách thành phố 35km, với vị trí và tiếp giáp với các địa phương như sau: Huyện Nguyên Bình nằm ở vị trí toạ độ 105 0 40’ kinh độ Đông, 22 0 30’ đến 22 0 50’ vĩ độ Bắc. - Phía Đông giáp huyện Hoà An. - Phía Tây giáp huyện Bảo Lạc và Ba Bể tỉnh Bắc Kạn. - Phía Nam giáp huyện Ngân Sơn tỉnh Bắc Kạn. - Phía Bắc giáp huyện Thông Nông. 1.1.1.2 Địa hình Huyện Nguyên Bình có địa hình núi đồi phức tạp, chủ yếu là núi đá vôi, độ dốc lớn, chia cắt mạnh và cao từ 700m - 1.300m. Điểm cao nhất là 1.931m (Phía Oắc), điểm thấp nhất 100m. Độ cao trung bình của huyện là 1.100 m. Nhìn chung, địa hình của các xã trên địa bàn huyện Nguyên Bình nằm trên vùng núi cao có cao độ từ 500m (Thái Học, Tam Kim, Hưng Đạo, Mai Long) đến 1.400m (Quang Thành, Thành Công, Triệu Nguyên, Yên Lạc). - Theo kiến tạo địa hình, huyện Nguyên Bình chia thành 2 vùng rõ rệt: + Vùng núi đất gồm các xã Lang Môn, Bắc Hợp, Minh Tâm, Minh Thanh, Tam Kim, Quang Thành, Thịnh Vượng, Thành Công, Hoa Thám, Thể Dục, Hưng Đạo và thị trấn Nguyên Bình. + Vùng núi đá gồm các xã: Thái Học, Vũ Nông, Yên Lạc, Triệu Nguyên, Mai Long, Phan Thanh, Ca Thành và thị trấn Tĩnh Túc. [...]... đích của đề tài là: + Khảo sát về sự phân bố của lợn Đen nuôi tại 3 xã của Huyện Nguyên Bình – Tỉnh Cao Bằng + Xác định được một số đặc điểm ngoại hình, chỉ tiêu sinh lí động dục và khả năng sinh sản của lợn Đen nuôi tại Nguyên Bình – Cao Bằng 2.2 Tổng quan tài liệu 2.2.1 Cơ sở khoa học của đề tài nghiên cứu 2.2.1.1 Cơ sở về việc nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của lợn * Đặc điểm về di truyền của lợn: ... quan tâm hơn nữa đến tình hình chăn nuôi lợn địa phương (lợn Đen) của huyện để từ đó đề ra biện pháp thích hợp nhằm tăng nhanh đàn lợn có phẩm chất tốt phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng 19 Phần thứ hai CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tên đề tài: Theo dõi một số đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh sản của giống lợn địa phương (lợn Đen) nuôi tại Nguyên Bình – Cao Bằng” 2.1 Đặt vấn đề: Trong quá... hướng sản xuất của con vật Ngoại hình là một đặc điểm mà khả năng di truyền ít chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố ngoại cảnh Màu sắc lông da là đặc điểm ngoại hình đặc trưng của giống Trong một đàn lợn giống thuần, nếu màu sắc không thuần nhất là có hiện tượng biến dị xấu (Trần Cừ và cs, 1985) [3] Dựa vào đặc điểm ngoại hình giúp chúng ta có thể quan sát, phân biệt giữa các nhóm lợn đặc thù của từng vùng sinh. .. tỉnh Cao Bằng và các vùng lân cận khác Xuất phát từ tình hình thực tiễn trên chúng tôi triển khai nghiên cứu và điều tra khảo sát một số đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh sản của lợn Đen nuôi tại tỉnh Cao Bằng đây thực sự là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn rất lớn trong phục vụ sản xuất, nhằm xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc vùng núi, vùng sâu, vùng xa ở Nguyên Bình nói riêng và cả tỉnh Cao. .. nhau như: lợn Đen, lợn Bản hoặc lợn Mán Giống lợn này có nhược điểm là khả năng sinh sản và sinh trưởng thấp cùng với trình độ chăn nuôi người dân chưa cao, chủ yếu là chăn nuôi tự phát, công tác vệ sinh thú y chưa được quan tâm Do vậy, hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi chưa cao, đàn lợn còn mắc nhiều bệnh, chưa phát huy được thế mạnh của giống lợn địa phương Tuy nhiên, chúng có một số ưu điểm như chất... huy hết tiềm năng của nó * Đặc điểm về sự thích nghi của lợn Khả năng thích nghi của lợn là khả năng thích ứng với sự thay đổi môi trường sống, từ môi trường cũ sang môi trường mới con lợn vẫn sinh tồn phát triển, giữ vững được các tính năng sản xuất và di truyền các đặc điểm này cho đời sau Lợn có khả năng thích nghi cao với nhiều điều kiện khí hậu khác nhau, do đó địa bàn phân phối của chúng tương... Tình hình và tập quán chăn nuôi lợn địa phương - Nghiên cứu một số đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh sản của giống lợn địa phương 1.2.2 Biện pháp thực hiện - Tuân thủ nội dung và quy chế của phòng khuyến nông – khuyến lâm huyện - Lập kế hoạch làm việc với phòng khuyến nông – khuyến lâm huyện và cán bộ thú y xã công tác lại phòng khuyến nông – khuyến lâm huyện Thường xuyên học hỏi kinh nghiệm với... thế giới Khả năng thích nghỉ của lợn còn thể hiện ở khả năng duy trì được các đặc điểm về sinh trưởng phát triển, tính năng sản xuất và di truyền các đặc điểm tốt này cho đời sau Khi di chuyển từ vùng ôn đới sang nhiệt đới và ngược lại, lợn vẫn giữ được các đặc điểm của giống Trong thực tiễn sản xuất, người ta lợi dụng đặc điểm này để tập cho lợn có phản xạ có điều kiện thuận lợi như: Tập cho lợn phản... ngày càng cao, thì các giống lợn nội, lợn địa phương đang bị giảm dần, một số giống lợn có nguy cơ bị tuyệt chủng Ở các vùng nông thôn nghèo, vùng núi cao, nơi không có điều kiện đầu tư vào chăn nuôi thì việc chăn nuôi lợn địa phương vẫn được ưa chuộng và phổ biến Ngoài ra, lợn địa phương còn là nguồn gen quí và đa dạng để bảo tồn, khai thác, lai tạo các giống thương phẩm trong tương lai, nâng cao hiệu... nâng cao hiệu quả chăn nuôi cho người dân và tạo ra sản phẩm chăn nuôi có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội Vì vậy, ta phải bảo tồn, khai thác các nguồn gen quý hiếm Các giống lợn địa phương của đồng bào dân tộc cả nước nói chung và đồng bào dân tộc tỉnh Cao Bằng nói riêng ngày càng được ưa chuộng và nuôi phổ biến Lợn địa phương của các đồng bào dân tộc tỉnh Cao Bằng, được gọi 20 . tập tốt nghiệp tại huyện Nguyên Bình với đề tài: Theo dõi một số đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh sản của giống lợn địa phương (Lợn Đen) nuôi tại huyện Nguyên Bình – tỉnh Cao Bằng . Qua. THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRƯƠNG NGỌC ANH Tên đề tài: THEO DÕI MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH VÀ KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA GIỐNG LỢN ĐỊA PHƯƠNG (LỢN ĐEN) NUÔI TẠI NGUYÊN BÌNH. THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRƯƠNG NGỌC ANH Tên đề tài: THEO DÕI MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH VÀ KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA GIỐNG LỢN ĐỊA PHƯƠNG (LỢN ĐEN) NUÔI TẠI NGUYÊN BÌNH

Ngày đăng: 23/07/2015, 19:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan