Vài nét về tập quán và tình hình chăn nuôi lợn đen tại Nguyên Bình

Một phần của tài liệu Theo dõi một số đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh sản của giống lợn địa phương (Lợn Đen) nuôi tại huyện Nguyên Bình – tỉnh Cao Bằng. (Trang 44)

Thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, Nguyên Bình đã tập trung vận động nhân dân các xã vùng cao đầu tư phát triển chăn nuôi gia súc. Ngoài con bò, huyện khuyến khích người dân phát triển chăn nuôi lợn

đen theo hướng sản xuất hàng hóa, do vậy, việc phát triển chăn nuôi lợn đen

được huyện đưa vào chương trình sản xuất hàng nông - lâm nghiệp của huyện giai đoạn 2011 – 2015 và những năm tiếp theo.

Lợn đen là giống lợn địa phương cho sản phẩm thịt thơm ngon hơn các loại lợn khác, lại không có chất tăng trọng gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người nên được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh biết đến. Hiện nay,

Nguyên Bình có 29.090 con lợn đen được chăn nuôi rải rác trong các hộ dân thuộc các xã vùng cao và tập trung nhiều nhất tại các xã: Thành Công, Phan Thanh, yên Lạc, Triệu Nguyên, Vũ Nông, Mai Long, Hưng Đạo, Tam Kim, Thái Học... chiếm 76,4% tổng đàn lợn của huyện.

Mặt khác, thực hiện chương trình sản xuất hàng hóa nông lâm nghiệp của huyện bà con đã đẩy mạnh mở rộng các diện tích trồng ngô, đỗ tương, lạc, sắn, dong riềng, rau màu… Đây chính là điều kiện thuận lợi để bà con vùng cao phát triển chăn nuôi lợn đen.

Tháng 4 năm 2013 được sự hỗ trợ của dự án phát triển kinh doanh với người nghèo nông thôn tỉnh Cao Bằng huyện đã xây dựng Kế hoạch phát triển chuỗi giá trị huyện Nguyên Bình giai đoạn 2013 -2015 trong đó có phát triển chuỗi giá trị tiềm năng con lợn Đen.

Để tạo được sản phẩm sạch và chọn lọc giống lợn nái có khả năng sản xuất cao, chất lượng đạt yêu cầu từ nguồn vốn Dự án phát triển kinh doanh với người nghèo nông thôn tỉnh Cao Bằng, năm 2013, Nhóm sở thích chăn nuôi lợn đen xóm Lũng Ỉn - xã Thái Học, Nhóm sở thích chăn nuôi lợn đen xóm Khuổi Phay - xã Hoa Thám, nhóm sở thích chăn nuôi lợn xóm khuổi thin - xã Thịnh Vượng thực hiện mô hình điểm chăn nuôi lợn đen (nái) để nhân giống, cung cấp giống cho địa bàn với số lượng 10 con lợn nái/nhóm.

Qua điều tra và ghi chép của người dân huyện Nguyên Bình từ nhiều năm cho biết, lợn Đen có nguồn gốc từ Trung Quốc và được người dân nuôi truyền từ đời này sang đời khác, con lợn gắn liền với đời sống, phong tục tập quán của người dân địa phương, nó đã trở nên thân thuộc và mang nhiều nét riêng đặc trưng của vùng miền núi huyện Nguyên Bình.

Nghề chăn nuôi lợn đã gắn bó lâu đời với người dân miền núi nói chung và huyện Nguyên Bình nói riêng, nó gắn liền với việc trồng lúa nước, tạo nên một tập quán môi sinh trong cộng đồng người dân, do đó, con lợn không thể thiếu được trong đời sống của người dân. Đại bộ phận nhân dân trong vùng đều có chung một tập quán chăn nuôi lợn, đó là kiểu chăn nuôi thả rông hoặc là bán chăn thả, thức ăn cho lợn có số lượng và chất lượng thấp... Đó là sự cản trở chính làm ảnh hưởng đến tình hình phát triển chăn nuôi lợn của địa phương, bởi tập quán chăn nuôi lạc hậu, vấn đề này được thể

hiện ở một số nội dung như sau:

* Nơi ở và sinh sống của lợn Đen

Bất kỳ đối tượng loài vật nuôi nào cũng cần có nơi ở và sinh sống để

tồn tại, con lợn Đen cũng vậy, nơi ở và sinh sống của chúng đã gắn liền với tập quán đối với người dân bằng nhiều hình thức:

- Đối với lợn nái đẻ: Con mẹ trước khi đẻ tự tìm và làm ổđẻ, để chào

đón một thế hệ mới ra đời, chỗ ở của chúng chủ yếu là ở trong rừng, hoặc những góc vườn, xung quanh nhà, nơi mà đảm bảo an toàn cho việc bảo vệ đàn con. Lợn nái tự tìm kiếm hoặc do chủ nuôi cung cấp vật liệu, như lá chuối khô hoặc rơm khô, làm chỗ lót cho đàn con và chỗ nằm của con nái.Sau khi sinh con, lợn nái và đàn con được chăn thả ngoài tự nhiên, tại ruộng rẫy nghỉ

mùa hoặc chui rúc vào rừng để tìm kiếm thức ăn… đến bữa ăn, lợn tự tìm về ăn tại chuồng do chủ nuôi cung cấp.

- Đối với lợn nuôi thịt: Giai đoạn đầu nếu không vào vụ trồng cấy, lợn vẫn được thả rông và cung cấp thức ăn tại chuồng. Hoặc có những nơi lợn thịt

được nuôi nhốt trong chuồng và được cung cấp thức ăn hoàn toàn. Chuồng nuôi nhốt lợn được làm ở gần nhà, sát kề với nhà hoặc phía rìa gầm nhà sàn

để tận dụng mái che, chuồng nhốt có hốủ phân được đào sâu khoảng hơn 1m ngay dưới sàn chuồng. Phần lớn chuồng nuôi được làm bằng gỗ cây vải lâu năm hoặc cây tre, cây trúc sẵn có tại địa phương. Qua phỏng vấn trực tiếp, người dân cho biết chuồng làm bằng gỗ cây vải rất tốt, chuồng luôn khô ráo, bền vững sử dụng được nhiều năm. Điều này cho thấy sự hiểu biết và kinh nghiệm của người dân bản địa rất phong phú trong việc lựa chọn vật liệu xây dựng chuồng trại, đảm bảo thuận lợi và phù hợp với điều kiện tự nhiên để

phát triển chăn nuôi lợn ngay tại gia đình, trong khi chưa có khả năng đầu tư

từ bên ngoài.

Quy mô chăn nuôi: Trong quá trình điều tra khảo sát, chúng tôi thấy: Hầu như các hộ gia đình ở các xã đều nuôi lợn, mỗi hộ ít nhất là 1 nái, nhiều nhất là 3 nái, sốđầu lợn/hộ trung bình là 10 - 15 con. Điều đó cho thấy,

ở Nguyên Bình, nuôi lợn là tập quán của người dân.

* Loại hình thức ăn

- Thức ăn tinh: Chủ yếu là ngô hạt hoặc ngô được nghiền thành bột, cám gạo và đỗ mèo, thức ăn tinh sử dụng với lượng rất ít. Hầu như các hộ dân đều nấu cám lợn vào một chảo lớn (thường gọi là chảo trâu) dung tích khoảng 100 lít, thức ăn xanh rất nhiều, nhưng thức ăn tinh (bột ngô, cám gạo tối đa chỉ 4 - 5 kg/ngày) cho toàn đàn 10 - 15 con (lợn con cho đến lợn nuôi thịt, vỗ béo),

- Thức ăn xanh: Chủ yếu là rau rừng như thân cây chuối, rau hoà bình, rau tàu bay, rau lang dại, rau cháp pi và dây lang trồng.

- Nguồn thức ăn lợn tự kiếm được: củ, rễ cây, giun dế, sâu bọ, rau non và một phần khoáng có trong đất đá…

Lợn đen là giống lợn địa phương cho sản phẩm thịt thơm ngon hơn các loại lợn khác, lại không có chất tăng trọng gây ảnh hưởng đến sức khỏe con

người nên được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh biết đến. Hiện nay,

Nguyên Bình có 29.090 con lợn đen được chăn nuôi rải rác trong các hộ dân thuộc các xã vùng cao và tập trung nhiều nhất tại các xã: Thành Công, Phan Thanh, yên Lạc, Triệu Nguyên, Vũ Nông, Mai Long, Hưng Đạo, Tam Kim, Thái Học... chiếm 76,4% tổng đàn lợn của huyện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mặt khác, thực hiện chương trình sản xuất hàng hóa nông lâm nghiệp của huyện bà con đã đẩy mạnh mở rộng các diện tích trồng ngô, đỗ tương, lạc, sắn, dong riềng, rau màu… Đây chính là điều kiện thuận lợi để bà con vùng cao phát triển chăn nuôi lợn đen.

Tháng 4 năm 2013 được sự hỗ trợ của dự án phát triển kinh doanh với người nghèo nông thôn tỉnh Cao Bằng huyện đã xây dựng kế hoạch phát triển chuỗi giá trị huyện Nguyên Bình giai đoạn 2013 -2015 trong đó có phát triển chuỗi giá trị tiềm năng con lợn đen

Để tạo được sản phẩm sạch và chọn lọc giống lợn nái có khả năng sản xuất cao, chất lượng đạt yêu cầu từ nguồn vốn Dự án Phát triển kinh doanh với người nghèo nông thôn tỉnh Cao Bằng. Năm 2013, nhóm sở

thích chăn nuôi lợn đen xóm Lũng Ỉn - xã Thái Học, nhóm sở thích chăn nuôi lợn đen xóm Khuổi Phay - xã Hoa Thám, nhóm sở thích chăn nuôi lợn xóm khuổi thin - xã Thịnh Vượng thực hiện mô hình điểm chăn nuôi lợn nái Đen để nhân giống, cung cấp giống cho địa bàn với số lượng 10 con lợn nái/nhóm.

Kết quả thực hiện phát triển tổng đàn con lợn Đen từ năm 2010

đến nay: Cơ quan chuyên môn đã và đang tích cực tuyên truyền truyền, vận động và chuyển giao khoa học kỹ thuật để các hộ chăn nuôi mở rộng sản xuất đầu tư chăn nuôi phát triển số lượng và chất lượng sản phẩm lợn Đen, kết quả thực hiện 13/20 xã, thị trấn nuôi lợn Đen qua các năm cụ thể như sau:

Bảng 2.1. Số lượng đàn lợn Đen các xã nuôi tại huyện Nguyên Bình - Cao Bằng năm 2010 - 2013 TT Tên xã Năm 2010 (Con) Năm 2011 (Con) Năm 2012 (Con) Năm 2013 (Con) 1 Thành Công 2.260 2.257 2.390 2.868 2 Phan Thanh 1.863 1.624 1.963 2.675 3 Yên Lạc 1.164 1.306 1.288 1.850 4 Ca Thành 1.634 2.192 2.844 2.740 5 Thịnh Vương 472 357 305 547 6 Thái Học 2.277 2.692 2.743 2.611 7 Triệu Nguyên 954 972 903 1.019 8 Hoa Thám 866 905 807 1.148 9 Mai Long 2.382 3.981 2.463 2.504 10 Vũ Nông 1.932 1.666 1.645 2.261 11 Tam Kim 2.354 2.711 3.497 5.210 12 Quang Thành 1.776 1.922 2.771 2.274 13 Hưng Đạo 1.064 1.211 1.536 1.383 Tổng số 20.998 23.796 25.155 29.090

(nguồn: niên giám thống kê nông nghiệp huyện Nguyên Bình năm 2013) 2.2.2. Tình hình chăn nuôi ln trên thế gii và Vit Nam

2.2.2.1. Tình hình chăn nuôi lợn trong nước

Chăn nuôi lợn ở Việt Nam có từ lâu đời. Theo một số tài liệu của khảo cổ học, nghề chăn nuôi lợn ở Việt Nam có từ thời đồđá mới, cách đây khoảng 1 vạn năm. Từ khi con người biết sử dụng công cụ lao động là đồ đá, họ đã săn bắn, hái lượm và bắt được nhiều thú rừng, trong đó có nhiều lợn rừng. Khi đó, họ bắt đầu có ý thức trong việc tích trữ thực phẩm và lương thực cho những ngày không săn bắn và hái lượm được và họ đã giữ lại những con vật

đã săn bắt được và thuần dưỡng chúng. Cũng từ đó, nghề chăn nuôi lợn đã

được hìn thành. Trải qua thời kỳ Bắc thuộc và dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc, đời sống của nhân dân ta rất khổ cực, ngành nông nghiệp nói

chung và chăn nuôi lợn nói riêng không phát triển được. Vào khoảng cuối thế

kỷ XVIII, khi có trao đổi văn hóa giữa Trung Quốc và Việt Nam, chăn nuôi lợn được phát triển. Dân cư phía Bắc đã nhập các giống lợn lang Trung Quốc vào nuôi tại các tỉnh miền Đông Bắc bộ. Tuy nhiên, trong thời kỳ này, trình

độ chăn nuôi lợn vẫn còn rất thấp. Trong thời kỳ Pháp thuộc, khoảng 1925, Pháp bắt đầu cho nhập các giống lợn châu Âu vào nước ta như giống lợn Yorkshire, Berkshire và cho lai tạo với các giống lợn nội nước ta như lợn Móng Cái, lợn Ỉ, lợn Bồ Xụ. Cùng với việc tăng nhanh về số lượng, chất lượng đàn lợn cũng không ngừng được cải thiện. Các phương pháp nhân giống thuần chủng và các phép lai được thực hiện. Trong thời gian từ 1960, chúng ta đã nhập nhiều giống lợn cao sản thông qua sự giúp đỡ của các nước XHCN anh em. Từ năm 1986 đến nay, nước ta chuyển đổi nền kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với môi trường sinh thái và nông nghiệp sản xuất hàng hóa, để tham gia thị trường khu vực (AFTA) và tổ

chức Thương mại thế giới (WTO).

* Kết quả sản xuất chăn nuôi lợn năm 2013

Số liệu thống kê 6/2013, tổng đàn lợn cả nước có mặt 26,5 triệu con bằng 97,93% so với 1/10/2011, đàn lợn nái 4,03 triệu giảm 0,53% so với cùng kỳ năm ngoái. Cục chăn nuôi 2013.

Trải qua quá trình chọn lọc, các giống lợn ở nước ta đã thích nghi với

điều kiện kinh tế sinh thái của địa phương. Chúng có các đặc điểm di truyền quý giá, đó là khả năng sử dụng các loại thức ăn thô, nghèo dinh dưỡng, tính chống chịu các bệnh nhiệt đới nhất là bệnh ký sinh trùng. Một số giống đẻ

nhiều con và phẩm chất thịt ngon, một số giống thích nghi với các vùng núi cao nhiệt độ tương đối thấp như lợn Mẹo, lợn Mường Khương, một số chịu

được với môi trường ẩm ướt như lợn Ỉ, Móng Cái. Đây là đặc tính nguồn gen rất quý của giống lợn nội nước ta, do đó nó được sử dụng là nguồn cung cấp gen để lai tạo giống (Lê Viết Ly, 1994) [13.

Tác giả Lê Viết Ly (1999) [14] cho biết: Hiện nay đề án bảo tồn nguồn gen vật nuôi Việt Nam đã và đang triển khai tốt chương trình lưu giữ quỹ gen

một số giống có nguy cơ biến mất là lợn Mẹo ở Nghệ An, lợn Sóc ở Buôn Mê Thuột và triển khai nhiều biện pháp đồng bộ để bảo vệ, giữ gìn khai thác nguồn gen đã phát hiện được.

Tại tỉnh Quảng Trị, ngoài những giống lợn cho năng suất cao còn có một giống lợn tồn tại và gắn bó từ lâu đời với người dân tộc Pa-cô, Vân Kiều. Giống lợn này có khả năng dùng được những loại thức ăn thô xanh cao, chịu

được khí hậu khắc nghiệt, phương thức chăn nuôi đơn giản, khả năng chống

đỡ bệnh tật tốt, thịt thơm ngon, có thể sánh ngang với thịt lợn rừng. Đó chính là giống lợn Vân Pa. Năm 2004, giống lợn Vân Pa được chính thức có tên gọi trong “Át Lát các giống vật nuôi ở Việt Nam” -Bộ NN&PTNT- với các thông tin: “Giống lợn Vân Pa hay có tên gọi khác là lợn Mini. Có nguồn gốc từ vật nuôi của người dân tộc Vân Kiều, Pa Cô, tỉnh Quảng Trị. Phân bổ chủ yếu ở

các huyện Hướng Hóa, Đakrông, Gio Linh, Vĩnh Linh (tỉnh Quảng Trị). Hình thái có sắc lông da đen bạc, thỉnh thoảng có màu phớt vàng hung, lưng thẳng, thân hình gọn, đầu và cổ to, mõm nhọn, tai nhỏ. Thịt ngon, ít mỡ...”, theoTrần Thị Hân (2008) [34].

Trước nhu cầu phát triển kinh tế cũng như để cung cấp 70% nhu cầu thịt lợn cho người tiêu dùng, con lợn cổ truyền Việt Nam đang có nguy cơ bị

tuyệt chủng. Theo một số tài liệu ghi chép, Việt Nam có khoảng 60 giống lợn, nhưng hiện vẫn chưa có con số nào thống kê chính thức lợn giống của Việt Nam còn bao nhiêu. Bởi vì, trong thời gian qua, một số giống lợn địa phương bị mai một. Hiện chúng ta chỉ còn lợn Móng Cái. Còn lợn Ỉ, lợn Mường Khương đang có nguy cơ tuyệt chủng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một sốđịa phương miền núi vẫn còn những giống lợn bản địa, như lợn Cỏ Nghệ An, lợn Mán, lợn Sóc (Tây Nguyên), nhưng vẫn chưa có đợt khảo sát để xác minh lợn ở các địa phương thuộc một giống hay nhiều giống. Gần

đây, nước ta có nhập rất nhiều giống lợn ngoại, do vậy, người dân thường nuôi lợn lai tạo, mà hiện cũng chỉ còn từ 5-6 giống. Đặc điểm giống lợn truyền thống Việt Nam rất nhiều mỡ và sinh trưởng chậm. Do vậy, những giống lợn truyền thống này không phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế. Cũng chính vì thế, hiện nay, người dân Việt Nam có xu hướng nuôi những

con lợn lai nhập ngoại. Điều này đã khiến cho Việt Nam đang mất dần đi những giống lợn bản địa. Trước thực tiễn trên, trong hoàn cảnh nước ta hiện nay, đúng vào năm Đinh Hợi, năm đầu tiên Việt Nam là thành viên của Tổchức Thương mại Thế giới WTO, các nhà khoa học đang có thêm một hướng nghiên cứu mới về con lợn. Đó là nghiên cứu nuôi lợn sữa từ một số

giống lợn cổ truyền của Việt Nam, như lợn Móng Cái... để xuất khẩu sang các nước châu Á. Một hướng khác là xuất khẩ lợn nuôi làm cảnh sang Mỹ và các nước Châu Âu. Như vậy, con lợn nội địa Việt Nam hiện nay không những có giá trị ở trong nước, mà còn có ý nghĩa về mặt văn hoá ở ngoài nước. Vì vậy, cần phải bảo tồn và phát huy những giá trị đích thực của con lợn nội địa Việt Nam.Theo tác giảĐặng Vũ Bình (2007) [33.

2.2.2.2. Tình hình chăn nuôi lợn trên thế giới

Nghề chăn nuôi lợn ra đời rất sớm, cách đây 1 vạn năm, chăn nuôi

Một phần của tài liệu Theo dõi một số đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh sản của giống lợn địa phương (Lợn Đen) nuôi tại huyện Nguyên Bình – tỉnh Cao Bằng. (Trang 44)