Một số chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn nái Đen

Một phần của tài liệu Theo dõi một số đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh sản của giống lợn địa phương (Lợn Đen) nuôi tại huyện Nguyên Bình – tỉnh Cao Bằng. (Trang 62)

Hoạt động sinh lý sinh dục là một đặc điểm sinh học hết sức quan trọng trong việc duy trì nòi giống. Khả năng sinh sản của lợn nái phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm sinh lý sinh dục. Tìm hiểu về đặc điểm sinh lý sinh dục ở

lợn không những có ý nghĩa về mặt khoa học mà còn có ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất, để từ đó người chăn nuôi có thể áp dụng những biện pháp kỹ

thuật, nâng cao năng suất chăn nuôi. Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu theo dõi một số chỉ tiêu sinh lý sinh dục trên một số lợn cái tại một số hộ

chăn nuôi của huyện Nguyên Bình. Kết quảđược trình bày ở bảng 2.6.

Bảng 2.6. Một số chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn nái Đen Nguyên Bình

STT Chỉ Tiêu n ĐVT x m± x Cv% 1 Tuổi động dục lần đầu 12 Ngày 150,83 ± 3,45 7,59 2 Khối lượng động dục lần đầu 12 Kg 22,54 ± 0,36 5,31 3 Chu kỳđộng dục 12 Ngày 17,5 ± 0,81 15,31 4 Thời gian động dục 12 Ngày 3,92 ± 0,27 22,98 5 Tuổi phối giống lần đầu 12 Ngày 200,42 ± 2,44 4,04 6 Khối lượng phối giống lần đầu 12 Kg 27,07 ± 0,44 5,46 7 Thời gian động dục trở lại sau đẻ 12 Ngày 60 ± 0,63 3,48 Qua kết quả bảng 2.6 cho thấy:

Tuổi động dục lần đầu của lợn cái đen Nguyên Bình là 150,83 ngày (5,1 tháng). Khi so sánh với kết quả nghiên cứu của một số tác giả như: Kết quả

nghiên cứu của Lục Đức Xuân (1997) [31], tuổi động dục lần đầu của lợn Lang Hạ Lang, Cao Bằng là 116 ngày và theo Nguyễn Thiện và cs (2005) [25], tuổi

động dục lần đầu của lợn Ỉ là 120 - 135 ngày; Lợn Móng Cái là 130 - 140 ngày thì lợn nái địa phương có tuổi động dục lần đầu muộn hơn các giống lợn trên, nhưng lại sớm hơn lợn Mường Khương có tuổi động dục lần đầu là 6 - 8 tháng (theo kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Văn Phùng, 2004) [19].

Khối lượng động dục lần đầu của lợn nái Đen là 22,54, thấp hơn so với kết quả nghiên cứu trên các giống lợn khác của Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ

(2006) [4], khối lượng động dục lần đầu của lợn Ỉ, Móng Cái là từ 20 - 25 kg. Chu kỳđộng dục của lợn nái Đen là 17,5 chu kỳđộng dục này ngắn hơn so với các giống lợn nội khác. Kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả khác như: Theo Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ (2006) [4], chu kỳđộng dục của lợn nội là 18 -

21 ngày; Nghiên cứu của Trần Văn Phùng và cs (2004) [19], đưa ra lợn Mường Khương có chu kỳ động dục là 27 - 30 ngày; Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quang Linh và CS đã dẫn theo Võ Văn Sự, Lê Viết Ly (2001) [35], cho biết lợn Móng Cái có chu kỳđộng dục là 21 ngày, lợn Ba Xuyên 20,07 ngày.

Thời gian động dục của lợn nái địa phương là 3,92 ngày, gần tương

đương với kết quả nghiên cứu của Lê Viết Ly (1999) [14], lợn Lang Hồng có thời gian động dục là 3,4 ngày, chu kỳ động dục là 20 - 22 ngày. Thời gian

động dục và chu kỳ động dục của lợn cái huyện Bảo Lạc dài hơn so với lợn Lang Hạ Lang, Cao Bằng, có chu kỳ động dục là 18,81 ngày và thời gian

động dục là 3,81 ngày.

Tuổi phối giống lần đầu và khối lượng phối giống lần đầu có liên quan

đến trình độ dân trí, điều kiện kinh tế và tập quán chăn nuôi địa phương bị

hạn chế, nên lợn Đen có tuổi phối giống lần đầu, khối lượng phối giống lần

đầu tương ứng là 200,42 ngày và 27,07. So sánh quy định về khối lượng khi phối giống của lợn cái hậu bị lúc phối giống lần đầu khoảng 8 tháng với khối lượng đạt 40 - 45 kg đối với lợn nội là chấp nhận để phối giống.

Khối lượng phối giống lần đầu của lợn Đen chỉ bằng 64 - 72% khối lượng trưởng thành. Tuy nhiên, với khối lượng phối giống lần đầu như vậy, lợn Đen vẫn sinh trưởng và sinh sản bình thường. Do đặc điểm của giống và sự thích nghi với tập quán chăn nuôi, nên đến giai đoạn này chúng chỉ sinh trưởng ở mức thấp. Tuy nhiên, cần phải quan tâm tới tuổi phối giống và khối lượng phối giống lần đầu vì nó rất quan trọng, liên quan đến chu kỳ kinh tế

của đàn lợn nái, khi phối đúng thời điểm mà lợn đã thành thục tính dục và đạt tới 2/3 khối lượng trưởng thành sẽ nâng cao được năng suất sinh sản của lợn nái và nâng cao phẩm chất đời con.

Thời gian động dục lại sau đẻ phụ thuộc vào giống, tuổi, thể trạng gia súc và chăm sóc nuôi dưỡng của người dân trong quá trình lợn nái nuôi con, chỉ tiêu này của lợn nái Đen là 60 ngày, so với lợn Móng Cái có thời gian động dục lại sau cai sữa là 6 ngày + thời gian cai sữa là 60 ngày (66 ngày), Trần Văn Thăng (1999) [23], lợn đen lại gần ngang nhau. Điều này chủ yếu phụ thuộc vào chế độ

chăm sóc nuôi dưỡng của người dân đối với lợn nái nuôi con. 3 tuần đầu lợn nái

hơn và rau quả có nhựa, còn giai đoạn sau khẩu phần nuôi dưỡng chung với cả đàn. Quá trình khảo sát cho thấy lợn nái nuôi con không bị hao mòn quá nhiều so với trước khi đẻ, đồng thời thời gian lợn con theo mẹ không kéo dài. Mặt khác, đa phần người dân đã có nhận thức về sự chủđộng tách con, nên thời gian

động dục lại sau đẻ gần bằng so với các giống lợn khác.

Đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn nói lên khả năng phát dục của cơ thể

sớm hay muộn. Đó là chỉ tiêu để đánh giá khả năng sinh sản của một giống gia súc. Qua kết quả nghiên cứu trên, nhìn chung lợn Đen khả năng thành thục về sinh sản tương đối nhanh.

Một phần của tài liệu Theo dõi một số đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh sản của giống lợn địa phương (Lợn Đen) nuôi tại huyện Nguyên Bình – tỉnh Cao Bằng. (Trang 62)