Nghề chăn nuôi lợn ra đời rất sớm, cách đây 1 vạn năm, chăn nuôi lợn đã xuất hiện và phát triển ở Châu Âu và Châu Á. Sau đó, khoảng thế kỷ
XVI bắt đầu phát triển ở Châu Mỹ và thế kỷ XVIII phát triển ở Châu Úc,
đến nay, nuôi lợn đã trở thành một nghề truyền thống của nhiều quốc gia.
Ở nhiều nước, chăn nuôi lợn có công nghệ cao và có tổng đàn lợn lớn như: Nga, Anh, Pháp, Nhật, Canada, Hà Lan, Đan Mạch, Thuỵ Điển, Đức, Ý, Úc, Trung Quốc, Singapo, Đài Loan….Nói chung, ở các nước tiên tiến, nghề chăn nuôi lợn phát triển lợn theo hình thức công nghiệp và đạt trình
độ chuyên môn hoá cao. Tuy vậy, đàn lợn trên thế giới phân bố không đều
ở các châu lục. Có tới 70% số đầu lợn được nuôi ở châu Á và Âu, khoảng 30% ở các châu lục khác. Trong đó, tỷ lệ đàn lợn được nuôi nhiều ở các nước có nghề chăn nuôi lợn tiên tiến. Nơi nào có nhu cầu thịt lợn cao, nơi
đó nuôi nhiều lợn. Tính đến nay, chăn nuôi lợn ở các nước châu Âu chiếm khoảng 52%, Châu Á 30,4%, Châu Úc 5,8%, Châu Phi 3,2%, Châu Mỹ
8,6%. Nhìn chung, sản phẩm ngành chăn nuôi lợn được sử dụng rộng rãi khắp nơi trên thế giới (trừ ở các nước theo tín ngưỡng hồi giáo). Giá trị
dinh dưỡng cao của thịt lợn là nguồn thực phẩm tốt cho con người, không những thế, nghề chăn nuôi lợn đã đem lại lợi nhuận không nhỏ cho nền kinh tế của các nước này. (Nguyễn Quang Linh và CS, 2008) [35]. Một số
kết quả đạt được ở một số nước trên thế giới:
Bảng 2.2. Sản xuất thịt lợn trên thế giới trong những năm gần đây Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Tăng 2012 so với 2010 Triệu tấn % Sản xuất thịt lợn 109,3 108,8 110,8 0,45 Buôn bán thịt lợn 6,2 7,1 7,4 5.79 (Nguồn: FAO, 2012 [43].)