Đặc điểm về sinh trưởng, khả năng sản xuất và phẩm chất thịt của lợn

Một phần của tài liệu Theo dõi một số đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh sản của giống lợn địa phương (Lợn Đen) nuôi tại huyện Nguyên Bình – tỉnh Cao Bằng. (Trang 34)

* Sinh trưởng, cơ sở di truyền của sự sinh trưởng

Sinh trưởng được nhiều tác giả nghiên cứu cho các khái niệm cũng phần nào khác nhau.

Khi nghiên cứu về sinh trưởng, Johansson. L (1972) [40] đã có khái niệm như sau: Về mặt sinh học, sinh trưởng được xem như là quá trình tổng hợp protein, cho nên người ta thường lấy việc tăng khối lượng cơ thể làm chỉ

tiêu đánh giá sự sinh trưởng. Tuy nhiên, cũng có khi tăng khối lượng không phải là tăng trưởng. Sự tăng trưởng thực sự là sự tăng lên về khối lượng, số

lượng và các chiều của các tế bào mô cơ. Ông còn cho biết cường độ phát triển qua giai đoạn bào thai và giai đoạn sau khi sinh có ảnh hưởng đến chỉ

tiêu phát triển của con vật.

Theo Trần Đình Miên và cs (1975) [16], sinh trưởng là một quá trình tích luỹ các chất hữu cơ do đồng hoá và dị hoá, là sự tăng về chiều dài, chiều cao, bề ngang, khối lượng của các bộ phận và toàn cơ thể con vật trên cơ sở

tính chất di truyền từ đời trước. Sinh trưởng mang tính chất giai đoạn, biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Khi nói đến sự sinh trưởng có nghĩa là nói đến sự phát dục vì 2 quá trình này đồng thời diễn ra trong cơ thể sinh vật, nếu như sinh trưởng là sự tích luỹ về lượng thì phát dục là sự tích luỹ về chất.

Phát dục diễn ra trong quá trình thay đổi về cấu tạo, chức năng, hình thái, kích thước các bộ phận cơ thể. Phát dục của cơ thể con vật là quá trình phức tạp trải qua nhiều giai đoạn từ khi rụng trứng tới khi trưởng thành, khi con vật trưởng thành, quá trình sinh trưởng chậm lại, sự tăng sinh các tế bào ở

các cơ quan, tổ chức không nhiều lắm, cơ thể to ra, béo thêm, nhưng chủ yếu là tích luỹ mỡ, còn phát dục xem như ở trạng thái ổn định.

Để xác định sinh trưởng thường dùng phương pháp cân định kỳ khối lượng và đo kích thước các chiều của cơ thể. Ở lợn thường đo ở 4 chiều: Dài thân, vòng ngực, cao vây, vòng ống và thường cân đo ở các tháng tuổi: sơ

sinh, 1, 2, 4, 6, 8, 10, 12, 18, 24, 36.

Đối với lợn sinh sản, ngoài việc cân, đo còn phải chú ý tới các thời kỳ

thành thục, thời kỳ trưởng thành và thời kỳ già, có như vậy ta mới biết được nên phối giống cho lợn vào thời kỳ nào là tốt nhất, để không những cơ thể lợn mẹ phát triển tốt, mà chất lượng đàn con cũng cao, biết được thời kỳ nào ta nên loại thải lợn nái, đểđem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

* Các giai đoạn sinh trưởng và phát dục của lợn

Quá trình sinh trưởng phát dục của gia súc nói chung cũng như ở lợn nói riêng đều tuân theo các quy luật:

- Quy luật sinh trưởng và phát dục không đồng đều. Quy luật này thể

hiện ở chỗ cường độ sinh trưởng và tốc độ tăng trọng thay đổi theo tuổi.

- Quy luật sinh trưởng và phát dục theo giai đoạn, quy luật này được chia ra làm 2 giai đoạn đó là trong thai và ngoài thai.

+ Giai đoạn trong thai gồm: Thời kỳ phôi thai từ 1- 22 ngày, thời kỳ

tiền phôi thai từ 23 - 38 ngày, thời kỳ thai nhi từ 39 - 114 ngày.

Trong thực tế sản xuất người ta chia ra: lợn chửa kỳ I là bắt đầu từ khi thụ thai đến 1 tháng trước khi đẻ. Lợn chửa kỳ II rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến khối lượng sơ sinh và tỷ lệ nuôi sống, 3/4 khối lượng sơ sinh được sinh trưởng ở giai đoạn chửa kỳ II. Theo Trương Lăng và cs (1995) [10], bào thai lợn tháng thứ 2 phát triển tăng 3,5 lần so với tháng thứ nhất, tháng thứ 3 phát triển tăng 8,7 lần và 3 tuần tháng thứ 4 chỉ tăng 2,2 lần. Nếu lợn chửa kỳ

II mà nuôi dưỡng kém, sau khi sinh, dù nuôi dưỡng tốt, vẫn chậm lớn, ảnh hưởng đến khối lượng cai sữa và thời gian nuôi cho đến khối lượng xuất chuồng.

+ Giai đoạn ngoài cơ thể mẹ gồm: Thời kỳ bú sữa, thời kỳ thành thục, thời kỳ trưởng thành, thời kỳ già cỗi. Thời kỳ bú sữa của lợn ở Việt Nam thông thường từ 28 - 30 ngày. Hiện nay, một số cơ sở chăn nuôi đã tiến hành cai sữa sớm ở 21, 23 và 28 ngày tuổi, thức ăn của lợn con chủ yếu ở thời kỳ

này là bú sữa mẹ. Tuy nhiên, muốn lợn con sinh trưởng nhanh hơn, khối lượng khi cai sữa cao hơn, ta phải bổ sung thêm thức ăn. Sau khi tách mẹ, những ngày đầu thức ăn phải đảm bảo sao cho lợn con tăng trọng đều mỗi ngày như khi bú mẹ. Có như vậy, lợn con đưa vào nuôi thịt hay hậu bị không bị chậm lớn. Đây là điều kiện để cai sữa sớm cho lợn con có kết quả (Nguyễn Văn Thiện và cs, 1998) [27].

Theo D.A.Kislowsky, 1930 (dẫn theo Nguyễn Ân và cs, 1983) [2] đã cho biết: Thời gian của các giai đoạn sinh trưởng dài hay ngắn, số lượng giai

đoạn và sự đột biến trong sinh trưởng của từng giống, từng cá thể có sự khác nhau. Sự sinh trưởng phát dục không đồng đều được biểu hiện ở sự thay đổi rõ rệt về tốc độ sinh trưởng và cường độ tăng trọng của cơ thể con vật ở từng lứa tuổi, sự sinh trưởng không đều còn thể hiện ở từng bộ phận, cơ quan (mô,

xương, cơ), có bộ phận ở thời kỳ này phát triển nhanh, nhưng ở thời kỳ khác lại phát triển chậm.

Trên cơ sở nắm được quy luật sinh trưởng, phát dục của gia súc, sẽ

giúp cho con người xác định các điều kiện ngoại cảnh, xây dựng các khẩu phần thức ăn thích hợp, để điều khiển sự sinh trưởng phát dục của vật nuôi, theo hướng có lợi nhất. Để con lợn phát triển tốt, thì ở một mức độ nhất định nào đó, phải chú ý nhiều hơn ngay lúc con mẹ có thai và trong giai đoạn con vật còn non sẽ dễ dàng thích nghi với điều kiện sống ngoài cơ thể mẹ, nâng cao sức sản xuất và phẩm chất giống sau này.

* Đặc điểm sinh sản và khả năng sản xuất của lợn nái (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sinh sản là điều kiện để duy trì nòi giống của tất cả các cơ thể sinhvật sống. Ở gia súc, quá trình sinh sản không chỉ là sự truyền thông tin di truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác, mà còn liên quan tới sựđiều chỉnh nội tiết, đến các giai đoạn khác nhau của quá trình đó.

Khi gia súc sinh trưởng phát triển đến một giai đoạn nhất định, thì có sự thay đổi, biểu hiện đầu tiên của sinh sản đó là sự thành thục về tính. Hoàng Toàn Thắng và Cao Văn, (2006) [24] cho biết: Thành thục về tính là tuổi con vật bắt đầu có phản xạ sinh dục và có khả năng sinh sản. Bộ máy sinh dục đã phát triển tương đối hoàn chỉnh, con cái có khả năng sinh ra tế bào trứng, con

đực có khả năng sinh ra tinh trùng, tinh trùng và trứng gặp nhau có khả năng thụ thai. Lợn là gia súc đa thai, sinh đẻ dễ dàng, khả năng thành thục về tính sớm. Nguyễn Văn Thiện và cs (1998) [27] cho biết: Lợn cái nội 3 đến 4 tháng tuổi đã có hiện tượng rụng trứng, lợn đã động dục.

Một phần của tài liệu Theo dõi một số đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh sản của giống lợn địa phương (Lợn Đen) nuôi tại huyện Nguyên Bình – tỉnh Cao Bằng. (Trang 34)