Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 63 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
63
Dung lượng
1,57 MB
Nội dung
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÝ THU HÀ Tên đề tài: NGHIÊN CỨU BỆNH CẦU TRÙNG Ở GÀ VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ TẠI HUYỆN TRÙNG KHÁNH, TỈNH CAO BẰNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Chăn nuôi - Thú y Khoa : Chăn nuôi - Thú y Khoá học : 2010 - 2014 Thái Nguyên, 2014 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÝ THU HÀ Tên đề tài: NGHIÊN CỨU BỆNH CẦU TRÙNG Ở GÀ VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ TẠI HUYỆN TRÙNG KHÁNH, TỈNH CAO BẰNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Chăn nuôi - Thú y Khoa : Chăn nuôi - Thú y Khoá học : 2010 - 2014 Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Sửu Khoa Chăn nuôi - Thú y - trường ĐHNL Thái Nguyên Thái Nguyên, 2014 LỜI CẢM ƠN Sau quá trình học tập tại trường và sau 6 tháng thực tập tốt nghiệp tại cơ sở, đến nay em đã hoàn thành bản khoá luận tốt nghiệp này. Để làm được điều đó, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y, các thầy cô giáo đã tận tình dạy dỗ và dìu dắt em trong suốt thời gian học tập tại trường. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo TS. Nguyễn Văn Sửu đã hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn Trạm thú y huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, cùng toàn thể nhân dân địa phương đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để em thực hiện đề tài tốt nghiệp được tốt hơn. Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè, những người đã thường xuyên giúp đỡ, tạo mọi điều kiện và dành cho em sự động viên quý báu nhất trong suốt quá trình học tập. Thái nguyên, ngày tháng năm 2014 Sinh viên Lý Thu Hà LỜI NÓI ĐẦU Thực tập tốt nghiệp là một phần quan trọng trong chương trình đào tạo của Nhà trường. Thực tập tốt nghiệp là thời gian giúp sinh viên tiếp cận trực tiếp với thực tiễn sản xuất, giúp sinh viên hệ thống lại kiến thức, củng cố tay nghề, học hỏi kinh nghiệm, nắm vững phương pháp nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất. Đồng thời, tạo cho mình sự tự lập, tự tin vào bản thân, lòng yêu nghề, có phong cách làm việc đúng đắn, có lối sống lành mạnh để trở thành người cán bộ có trình độ chuyên môn vững vàng, có năng lực làm việc độc lập đáp ứng nhu cầu thực tiễn sản xuất. Được sự nhất trí của Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi - Thú y, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo TS.Nguyễn văn Sửu và được sự tiếp nhận của trạm thú y, thực tập tại các nông hộ chăn nuôi của một số xã trong huyện, thực hiện đề tài: “Nghiên cứu bệnh cầu trùng ở gà và biện pháp phòng trị tại huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng”. Mặc dù em đã cố gắng rất nhiều nhưng do thời gian thực tập ngắn, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều, kiến thức còn hạn chế nên khóa luận của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để bài khoá luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT TT : Thể trọng E : Eimeria Cs : Cộng sự Nxb : Nhà xuất bản MỤC LỤC Trang Phần 1: CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1 1.1. Điều tra cơ bản 1 1.1.1. Điều tra tự nhiên 1 1.1.1.1. Vị trí địa lý 1 1.1.1.2. Địa hình, đất đai 1 1.1.1.3. Đặc điểm khí hậu, thủy văn 2 1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 2 1.1.2.1. Điều kiện kinh tế 2 1.1.2.2. Điều kiện xã hội 3 1.1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp 5 1.1.3.1. Ngành trồng trọt 5 1.1.3.2. Ngành chăn nuôi 5 1.2. Nhận xét chung 7 1.2.1. Thuận lợi 7 1.2.2. Khó khăn 7 1.3. Nội dung, phương pháp thực hiện tốt nghiệp 7 1.3.1. Nội dung thực tập tốt nghiệp 7 1.3.2. Biện pháp tiến hành 8 1.4. Kết quả công tác phục vụ sản xuất 8 1.4.1. Công tác tuyên truyền 8 1.4.2. Công tác thú y 8 1.4.2.1. Công tác phòng bệnh 8 1.4.2.2. Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh 9 1.4.3. Tham gia các công việc khác 11 1.5. Kết luận về công tác phục vụ sản xuất 12 1.5.1. Bài học kinh nghiệm 12 1.5.2. Tồn tại 13 1.5.3. Đề nghị 13 Phần 2: CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 14 2.1. Đặt vấn đề 14 2.1.1. Tính cấp thiết của đề tài 14 2.1.2. Mục tiêu của đề tài 14 2.1.3. Mục đích nghiên cứu 15 2.2. Tổng quan tài liệu 15 2.2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 15 2.2.1.1. Đặc điểm sinh lý tiêu hóa và trao đổi chất ở gia cầm 15 2.2.1.2. Đặc tính chung của bệnh cầu trùng ở gia súc, gia cầm 17 2.2.1.3. Tác nhân gây bệnh cầu trùng gà 18 2.2.1.4. Vòng đời của cầu trùng gà 21 2.2.1.5. Dịch tễ học bệnh cầu trùng gà 22 2.2.1.6. Bệnh lý lâm sàng 24 2.2.1.7. Phương pháp chẩn đoán bệnh cầu trùng gà 29 2.2.1.8. Phòng trị bệnh cầu trùng gà 30 2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 34 2.2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 34 2.2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 38 2.3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 39 2.3.1. Đối tượng 39 2.3.2. Địa điểm 39 2.3.3. Thời gian 39 2.3.4. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi 40 2.3.4.1. Nội dung nghiên cứu 40 2.3.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi 40 2.3.5. Phương pháp nghiên cứu 40 2.3.5.1. Phương pháp lấy mẫu phân 40 2.3.5.2. Phương pháp kiểm tra mẫu phân 40 2.3.5.3. Phương pháp đánh giá cường độ nhiễm cầu trùng 41 2.3.5.4. Phương pháp theo dõi biểu hiện triệu chứng lâm sàng 41 2.3.5.5. Phương pháp mổ khám và xác định bệnh tích 41 2.3.6. Phương pháp xử lý số liệu 42 2.4. Kết quả và phân tích kết quả 42 2.4.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng gà ở các địa điểm của một số xã thuộc huyện Trùng Khánh 42 2.4.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng theo giống gà 44 2.4.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng ở gà theo lứa tuổi 45 2.4.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng ở gà theo mùa vụ 46 2.4.5. Kết quả theo dõi triệu chứng lâm sàng khi gà bị bệnh cầu trùng 47 2.4.6. Tỷ lệ gà chết do cầu trùng theo độ tuổi 48 2.4.7. Bệnh tích gà nghi mắc cầu trùng 49 2.4.8. Kết quả điều trị bệnh cầu trùng gà 49 2.5. Kết luận, tồn tại và đề nghị 50 2.5.1. Kết luận 50 2.5.2. Tồn tại 51 2.5.3. Đề nghị 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO 52 I. Tài liệu Tiếng Việt 52 II. Tài liệu dịch từ tiếng nước ngoài 53 III. Tài liệu nước ngoài 53 DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1: Tổng đàn gia súc, gia cầm qua các năm 5 Bảng 1.2: Lịch phòng vaccine cho đàn gà 9 Bảng 1.3: Kết quả công tác phục vụ sản xuất 12 Bảng 2.1. Hình thái và đặc tính sinh học của 9 loại cầu trùng 21 Bảng 2.2: Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng gà ở các địa điểm kiểm tra 43 Bảng 2.3: Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng theo giống gà 44 Bảng 2.4: Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng ở gà theo lứa tuổi 45 Bảng 2.5: Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng ở gà theo mùa vụ 46 Bảng 2.6: Triệu chứng lâm sàng của gà bị nhiễm bệnh cầu trùng 47 Bảng 2.7: Tỷ lệ gà chết do cầu trùng theo độ tuổi 48 Bảng 2.8: Bệnh tích gà nghi mắc cầu trùng 49 Bảng 2.9: Kết quả điều trị bệnh cầu trùng gà 50 1 Phần 1 CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1.1. Điều tra cơ bản 1.1.1. Điều tra tự nhiên 1.1.1.1. Vị trí địa lý Trùng Khánh là một huyện vùng cao biên giới nằm ở vùng Đông Bắc của tỉnh Cao Bằng, cách thành phố Cao Bằng 65 km theo quốc lộ 3 và tỉnh lộ 206. Phía Bắc giáp với tỉnh Quảng Đông - Trung Quốc, phía Tây giáp với huyện Trà Lĩnh, phía Nam giáp với huyện Quảng Uyên, phía Đông giáp với huyện Hạ Lang đường biên giới giáp với Trung Quốc dài 62 km với tổng diện tích tự nhiên của huyện là 466,93 km 2 . Huyện có 20 đơn vị hành chính bao gồm 19 xã và 01 thị trấn trong đó có 7 xã giáp biên giới và 12 xã đặc biệt khó khăn, dân số của huyện là 49271 người được chia thành 230 xóm hành chính với 3 dân tộc chính (tày, nùng, kinh) mật độ dân số 106,3 người/km quy mô hộ là 5,22 người/hộ. 1.1.1.2. Địa hình, đất đai Đất là tư liệu sản xuất, chủ yếu và đặc biệt không thể thay thế được nên diện tích đất đai nhiều hay ít, tốt hay xấu đều có ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp. Đất đai huyện Trùng Khánh nhìn chung màu mỡ, phì nhiêu thuận lợi cho việc gieo trồng các loại cây nông nghiệp và lâm nghiệp. Với tổng diện tích đất tự nhiên là 46.693 ha. Đất nông nghiệp 42.548 ha chiếm 91,12% diện tích đất tự nhiên. Đất phi lâm nghiệp 3.714 ha chiếm 7,96% diện tích đất tự nhiên. Đất chưa sử dụng 429 ha chiếm 0,92% diện tích đất tự nhiên. Trong tổng diện tích đất nông nghiệp, đất để sản xuất nông nghiệp 9.372 ha, đất lâm nghiệp 33.120 ha, đất nuôi trồng thuỷ sản 56 ha. Huyện Trùng Khánh có địa hình rất đa dạng, mang đặc thù của địa hình miền núi, được phân bố từ cao xuống thấp, đất canh tác chủ yếu là đất dốc, trong đó núi đá chiếm một phần đáng kể. Do địa hình đồi núi như vậy làm cho việc đi lại của nhân dân gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là vào mùa mưa lũ. [...]... một bệnh ký sinh trùng ở đường tiêu hóa gây nên, làm cho gà mắc bệnh trở nên còi cọc, chậm lớn,… ảnh hưởng đến sinh trưởng, sức sản xuất, đặc biệt là gây tỷ lệ chết cao ở gà con nếu không được diều trị kịp thời Vì vậy, để góp phần hạn chế tác hại của bệnh cầu trùng gây ra trên đàn gia cầm, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu bệnh cầu trùng ở gà và biện pháp phòng trị tại huyện Trùng Khánh,. .. Khánh, tỉnh Cao Bằng” 2.1.2 Mục tiêu của đề tài Xác định tỷ lệ và cường độ gà nhiễm cầu trùng tại huyện Trùng Khánh Xác định ảnh hưởng của mùa vụ tới tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng gà Xác định ảnh hưởng của lứa tuổi tới tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng gà Xác định ảnh hưởng của giống gà tới tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng gà Xác định hiệu quả của việc dùng thuốc trong phòng và trị bệnh cầu trùng. .. nhau Bệnh cầu trùng gà có thời gian nung bệnh ngắn (4 - 6 ngày) tùy thuộc vào chủng cầu trùng gà nhiễm phải, nơi cầu trùng cư trú, mức độ nhiễm bệnh, số lượng căn nguyên xâm nhập vào cơ thể và tình trạng sức khỏe chung của đàn gà, gây bệnh cho gà ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất ở gà 14 - 60 ngày tuổi, đặc biệt là ở gà 18 - 40 ngày tuổi, thường bị mắc bệnh rất nặng mà chủ yếu ở thể cấp tính Gà lớn... đối với thỏ và gà (tỷ lệ chết cao nhất ở thỏ con và gà lên đến 80 - 100%) Bệnh phổ biến khắp thế giới, bệnh cầu trùng gà được coi là bệnh thứ hai sau bệnh do vi trùng gây nên Đặc điểm quan trọng của cầu trùng là vòng đời ngắn (5 -7 ngày) và không cần ký chủ trung gian Tỷ lệ chết từ 50 - 70% số gà mắc bệnh Bệnh cầu trùng gây tổn thất lớn đối với gia cầm 1 - 3 tháng tuổi Gà con sau khi bị bệnh thì rất... số loài cầu trùng ký sinh riêng Cầu trùng gà không ký sinh ở ngan, ngỗng Trên cùng cơ thể nhưng mỗi loài cầu trùng lại ký sinh trên một vị trí nhất định: Cầu trùng ký sinh ở manh tràng, không ký sinh ở ruột non và ngược lại ở gà mọi lứa tuổi đều bị nhiễm cầu trùng, nhưng ở mỗi lứa tuổi mức độ nhiễm khác nhau Gà con bị nhiễm nặng và chết nhiều hơn ở gà lớn, gà trưởng thành phần lớn là vật mang trùng. .. mới vào phục vụ sản xuất Tiếp tục tạo điều kiện cho sinh viên thực tập, có thời gian củng cố kiến thức học hỏi kinh nghiệm thực tế sản xuất và thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học 14 Phần 2 CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tên đề tài: Nghiên cứu bệnh cầu trùng ở gà và biện pháp phòng trị tại huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng” 2.1 Đặt vấn đề 2.1.1 Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, ngành... kháng và có chế độ chăm sóc nuôi dưỡng thích hợp * Sự miễn dịch của gà đối với bệnh cầu trùng Sau khi gà bị bệnh cầu trùng đã khỏi sẽ có sự miễn dịch đối với bệnh cầu trùng mà chúng đã nhiễm phải Tuy nhiên, sự miễn dịch của gà đối với bệnh cầu trùng là không rõ ràng, nó phụ thuộc vào loài cầu trùng, trạng thái 26 cơ thể và nhiều yếu tố khác Vấn đề miễn dịch cầu trùng được rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu. .. và cũng xâm nhập vào niêm mạc ruột Giống Isospara ít gặp hơn và thường thấy ở chó, mèo Có những loại cầu trùng chỉ gây hại cho gà ở lứa tuổi nhất định như: Eimeria tenella chủ yếu gây bệnh cho gà dưới 45 tuổi, Eimeria brunette gây bệnh cho gà lớn Gà mọi lứa tuổi đều bị nhiễm cầu trùng nhưng tác hại ở mỗi lứa tuổi là khác nhau Gà con bị bệnh nặng và chết nhiều hơn gà lớn Gà lớn chủ yếu là vật mang trùng. .. và bệnh tích của bệnh cầu trùng nên tôi chẩn đoán đàn gà bị mắc bệnh cầu trùng và tiến hành điều trị cho cả đàn Liệu trình điều trị cụ thể như sau: Rigecoccin - WS : Liều 1g/4 lít nước uống Anticoccid : liều 1g/ 1 lít nước uống HanEba 30% : liều 1g/ 1 lít nước uống Cho gà uống liên tục trong 5 - 7 ngày thì gà khỏi bệnh và trở lại dùng liều phòng, sử dụng thuốc theo liệu trình 2 ngày dùng thuốc 3 ngày... đích nghiên cứu Từ kết quả nghiên cứu lấy đó làm cơ sở khoa học để đề xuất biện pháp phòng trị bệnh cầu trùng cho gà, mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân Bản thân tập làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học 2.2 Tổng quan tài liệu 2.2.1 Cơ sở khoa học của đề tài 2.2.1.1 Đặc điểm sinh lý tiêu hóa và trao đổi chất ở gia cầm Gia cầm có nguồn gốc từ chim hoang dại Gia cầm có bộ xương xốp nhẹ và thân . đề tài: NGHIÊN CỨU BỆNH CẦU TRÙNG Ở GÀ VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ TẠI HUYỆN TRÙNG KHÁNH, TỈNH CAO BẰNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Chăn. Tên đề tài: NGHIÊN CỨU BỆNH CẦU TRÙNG Ở GÀ VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ TẠI HUYỆN TRÙNG KHÁNH, TỈNH CAO BẰNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Chăn nuôi. và được sự tiếp nhận của trạm thú y, thực tập tại các nông hộ chăn nuôi của một số xã trong huyện, thực hiện đề tài: Nghiên cứu bệnh cầu trùng ở gà và biện pháp phòng trị tại huyện Trùng Khánh,