Phương pháp theo dõi biểu hiện triệu chứng lâm sàng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh cầu trùng ở gà và biện pháp phòng trị tại huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. (Trang 50)

Theo dõi triệu chứng chung của toàn đàn và từng con phát hiện những biểu hiện khác thường như: Gà ăn uống nhiều hay ít. Dáng đi đứng, hoạt động của gà. Trạng thái phân. 2.3.5.5. Phương pháp mổ khám và xác định bệnh tích Để kiểm tra bệnh tích của gà mắc bệnh cầu trùng, tiến hành phương pháp mổ khám cơ quan tiêu hóa để kiểm tra bệnh tích, được tiến hành như sau: để gà mắc phản ứng trên bàn mổ, Dùng dao rạch khớp xương ở cánh và háng rồi ép cho gẫy. Rạch một đường từ hàm dưới tới diều rồi rạch sang hai bên theo hình chữ nhật ở da ngực và bụng. Dùng dao cắt đứt xương ức da, sau đó dùng dao bộc lộ cơ quan bên trong, tách riêng cơ quan tiêu hóa ra để quan sát xem có biểu hiện bệnh tích ở ruột non, ruột già và manh tràng không. Sau đó dùng kéo cắt dọc theo ruột non, quan sát niêm mạc ruột non. Ruột già và manh tràng làm tương tự như ruột non.

42

2.3.6. Phương pháp x lý s liu

Các số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện và cs, 2002 [16] * Các công thức tính: Tỷ lệ nhiễm % = Số mẫu nhiễm x 100 Tổng số mẫu kiểm tra Cường độ nhiễm % = Số mẫu nhiễm (+) (++) (+++) (++++) x 100 Tổng số mẫu nhiễm Tỷ lệ nhiễm theo địa điểm kiểm tra % = Số mẫu nhiễm ở địa điểm đó x 100 Tổng số mẫu kiểm tra ởđịa điểm đó Tỷ lệ nhiễm theo giống gà % = Số mẫu nhiễm theo giống gà x 100 Tổng số mẫu kiểm tra theo giống gà Tỷ lệ nhiễm theo tuổi gà % = Số mẫu nhiễm theo tuổi x 100 Tổng số mẫu kiểm tra theo tuổi Tỷ lệ gà có bệnh tích % = Số gà có bệnh tích x 100 Tổng số gà mổ khám Hiệu lực điều trị % = Số gà có kết quả (-) sau điều trị x 100 Tổng số gà được điều trị

2.4. Kết quả và phân tích kết quả

2.4.1. T l và cường độ nhim cu trùng gà các địa đim ca mt sthuc huyn Trùng Khánh thuc huyn Trùng Khánh

Chúng tôi tiến hành kiểm tra 912 mẫu phân gà ở 3 xã của huyện Trùng Khánh, đã xác định được tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng gà, kết quả được thể hiện qua bảng 2.2:

43

Bảng 2.2: Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng gà ở các địa điểm kiểm tra Địa điểm (xã) Số mẫu kiểm tra Số mẫu nhiễm Cường độ nhiễm + ++ +++ ++++ n % n % n % n % n % Đình Phong 336 165 49,10 85 51,51 63 38,18 10 6,06 7 4,24 Ngọc Khê 306 154 50,32 80 51,94 50 32,46 19 12,13 5 3,24 Ngọc Côn 270 95 35,18 51 53,68 23 24,21 17 17,89 4 4,21 Tính chung 912 414 45,39 216 52,17 136 32,85 46 11,11 16 3,86

Qua bảng 2.2 cho thấy: Trong tổng số 912 mẫu phân gà kiểm tra có 414 mẫu phân gà bị nhiễm cầu trùng, tỷ lệ nhiễm chung là 45,39, cho thấy tỷ lệ nhiễm là khá cao, tỷ lệ nhiễm biến động theo các xã. Cụ thể là:

Xã Đình Phong: Kiểm tra 336 mẫu, có 165 mẫu nhiễm cầu trùng, chiếm 49,10%.

Xã Ngọc Khê: Kiểm tra 306 mẫu, có 154 mẫu nhiễm cầu trùng, chiếm 50,32%.

Xã Ngọc Côn: Kiểm tra 270 mẫu, có 95 mẫu nhiễm cầu trùng, chiếm 35,18%.

Trong đó, xã Ngọc Khê tỷ lệ nhiễm cao nhất (50,32%), sau đó đến xã Đình Phong (49,10%) và thấp nhất là xã Ngọc Côn (35,18%). Tỷ lệ này khác nhau giữa các xã phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: điều kiện chăn nuôi, tình trạng vệ sinh thú y,… do đa sốđiều kiện vệ sinh thú y kém, nuôi dưỡng quản lý chưa tốt nên tỷ lệ nhiễm cầu trùng ở các xã tương đối cao.

Về cường độ nhiễm: Gà nuôi ở các xã thuộc huyện Trùng Khánh đều nhiễm cầu trùng với cường độ từ nhẹ đến nặng. Cụ thể là:

Xã Đình Phong: Có 165 mẫu nhiễm, trong đó có 85 mẫu nhiễm ở cường độ (+), chiếm 51,51%; 63 mẫu nhiễm ở cường độ (++), chiếm 38,18 %, 10 mẫu ở cường độ (+++), chiếm 6,06 %; có 7 mẫu nhiễm ở cường độ (++++), chiếm 4,24%.

44

Xã Ngọc Khê: Có 154 mẫu nhiễm, trong đó có 80 mẫu nhiễm ở cường độ (+), chiếm 51,94%; 50 mẫu nhiễm ở cường độ (++), chiếm 32,46%, 19 mẫu ở cường độ (+++), chiếm 12,13%; có 5 mẫu nhiễm ở cường độ (++++), chiếm 3,24%.

Xã Ngọc Côn: Có 95 mẫu nhiễm, trong đó có 51 mẫu nhiễm ở cường độ (+), chiếm 53,68%; 23 mẫu nhiễm ở cường độ (++), chiếm 24,21%, 17 mẫu ở cường độ (+++), chiếm 17,89%; có 4 mẫu nhiễm ở cường độ (++++), chiếm 4,21%.

Tuy chúng tôi đã áp dụng lịch phòng bệnh cho cả 3 xã nhưng vẫn có sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm cầu trùng. Vì vậy, công tác vệ sinh, chăm sóc nuôi dưỡng có liên quan đến tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng.

2.4.2. T l và cường độ nhim cu trùng theo ging gà

Để xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng theo giống gà, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra 912 mẫu phân gà nuôi bán chăn thả. Trong đó có 142 mẫu phân gà Ri, 272 mẫu phân gà Ri lai. Kết quả được trình bày tại bảng 2.3.

Bảng 2.3: Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng theo giống gà Giống Số mẫu kiểm tra số mẫu

nhiễm Cường độ nhiễm

n % + ++ +++ ++++

n % n % n % n %

Ri 410 142 34,63 76 53,52 45 31,69 17 11,97 4 2,81

Ri lai 502 272 54,18 140 51,47 91 33,45 29 10,66 12 4,41

Tính chung 912 414 45,39 216 52,17 136 32,85 46 11,11 16 3,86

(Ri lai = Lương Phượng x Ri)

Qua bảng 2.3 cho thấy: Cùng một phương thức chăn nuôi, gà Ri lai có tỷ lệ nhiễm cầu trùng là 54,18%, còn gà Ri có tỷ lệ nhiễm là 34,63%. Cường độ nhiễm của gà Ri lai cũng nặng hơn so với gà Ri. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy, trong cùng một phương thức chăn nuôi (nuôi bán chăn thả), nhưng gà Ri có sức đề kháng tốt hơn và có khả năng thích nghi cao với điều kiện ngoại cảnh, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng nên khả năng cảm nhiễm cầu trùng thấp hơn gà Ri lai.

45

2.4.3. T l và cường độ nhim cu trùng gà theo la tui

Để xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng gà theo tuổi, chúng tôi đã kiểm tra noãn nang cầu trùng gà ở 3 giai đoạn tuổi, dưới 2 tháng tuổi, trên 2 đến 6 tháng và trên 6 tháng tuổi .kết quả về tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng gà theo lứa tuổi được thể hiện ở bảng 2.4.

Bảng 2.4: Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng ở gà theo lứa tuổi Tuổi gà (tháng) Số mẫu kiểm tra Số mẫu

nhiễm Cường độ nhiễm

n % + ++ +++ ++++ n % n % n % n % ≤ 2 432 210 48,61 100 47,61 76 36,19 25 11,90 9 4,28 > 2 - 6 300 140 46,66 76 54,28 44 31,42 15 10,71 5 3,57 > 6 180 64 35,55 40 62,50 16 25 6 9,37 2 3,12 Tính chung 912 414 45,39 216 52,17 136 32,85 46 11,11 16 3,86

Kết quả bảng 2.4 cho thấy: Tỷ lệ nhiễm cầu trùng giảm dần qua các giai đoạn tuổi. Cao nhất là giai đoạn nhỏ hơn hoặc bằng 2 tháng tuổi, thấp nhất là giai đoạn 6 tháng tuổi. Cụ thể là: Gà ở lứa tuổi nhỏ hơn hoặc bằng 2 tháng tuổi, tỷ lệ nhiễm cao nhất là 48,61%. Sau đó đến gà ở lứa tuổi lớn hơn 2 đến 6 tháng tuổi, tỷ lệ nhiễm là 46,66% và thấp nhất là gà ở lứa tuổi lớn hơn 6 tháng tuổi, tỷ lệ nhiễm là 35,55%.

Về cường độ nhiễm: Gà nhỏ hơn hoặc bằng 2 tháng tuổi nhiễm cầu trùng nặng hơn gà ở các lứa tuổi khác. Gà trưởng thành (lớn hơn 6 tháng tuổi) chủ yếu nhiễm ở cường độ nhẹ (62,50%).

Từ kết quả này chúng tôi thấy: Gà ở các lứa tuổi khác nhau có tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng khác nhau. Tỷ lệ nhiễm cao nhất và nặng nhất là ở lứa tuổi còn non (15 ngày đến 2 tháng tuổi). Đặc biệt khi gà trưởng thành tỷ lệ nhiễm giảm thấp nhất và chỉ nhiễm ở mức độ nhẹ.

Nguyên nhân là do: gà nhỏ hơn hoặc bằng 2 tháng tuổi sức đề kháng với bệnh tật còn kém nên rất mẫn cảm với noãn nang cầu trùng và dễ cảm thụ mầm bệnh. Khi gà lớn lên, cùng với sự phát triển về thể chất, sức đề kháng của gà cũng tăng lên, các cơ quan miễn dịch hoàn thiện dần và có các quá trình tiếp xúc với mầm bệnh nên cơ thể gà đã tạo được sự miễn dịch với cầu

46

trùng. Do vậy, gà lớn thường nhiễm ở mức độ nhẹ, bệnh thường diễn ra ở thể mãn tĩnh.

Theo Dương Công Thuận và cs (1995) [17] gà nhiễm cầu trùng nặng nhất ở 2 - 8 tuần tuổi, tỷ lệ gà nhiễm cầu trùng cao ở giai đoạn 3 - 6 tuần tuổi, đến 8 tuần tuổi thì gà vẫn nhiễm nhưng ở mức độ thấp hơn.

Theo Phan Địch Lân và cs (1999) [6] gà ở mọi lứa tuổi đều có thể bị nhiễm cầu trùng, tuy tác hại của bệnh có khác nhau tùy theo chủng loại cầu trùng và lứa tuổi gà mắc bệnh, thường gà con nhiễm nhiều hơn gà lớn. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả trên.

2.4.4. T l và cường độ nhim cu trùng gà theo mùa v

Để xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng gà theo mùa vụ, chúng tôi đã kiểm tra noãn nang cầu trùng gà ở hai mùa là mùa Đông và mùa xuân. Kết quả về tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng gà theo mùa vụđược thể hiện ở bảng 2.5.

Bảng 2.5: Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng ở gà theo mùa vụ

Mùa Số mẫu kiểm tra số mẫu

nhiễm Cường độ nhiễm

n % + ++ +++ ++++

n % n % n % n %

Mùa đông 420 170 40,47 69 40,58 71 41,76 26 15,29 4 2,35

Mùa xuân 492 244 49,59 147 60,24 65 26,63 20 8,19 12 4,91

Tính chung 912 414 45,39 216 52,17 136 32,85 46 11,11 16 3,86

Qua bảng 2.5 cho thấy: Tỷ lệ nhiễm cầu trùng gà ở mùa xuân (49,59%) là cao hơn ở mùa đông (40,47%)

Về cường độ nhiễm: Cường độ nhiễm của mùa xuân cũng cao hơn so với ở mùa đông.

Mùa đông: Kiểm tra 170 mẫu nhiễm, trong đó có 69 mẫu nhiễm nhẹ, chiếm 40,58%, 71 mẫu nhiễm trung bình, chiếm 41,76%, 26 mẫu nhiễm nặng, chiếm 15,29%, 4 mẫu nhiễm rất nặng, chiếm 2,35%.

Mùa xuân: Kiểm tra 244 mẫu nhiễm, trong đó có 147 mẫu nhiễm nhẹ, chiếm 60,24%, 65 mẫu nhiễm trung bình, chiếm 26,63%, 20 mẫu nhiễm nặng, chiếm 8,19%, 12 mẫu nhiễm rất nặng, chiếm 4,91%.

47 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy, tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng ở hai mùa có sự khác nhau, điều đó cho thấy dịch tễ bệnh cầu trùng có liên quan chặt chẽ với điều kiện ngoại cảnh.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân (2002) [9], bệnh cầu trùng gà xảy ra quanh năm nhưng tập chung vào các tháng nóng ẩm của mùa xuân và thu. Theo Morlow (1975) [28] các ổ dịch cầu trùng thường hay thấy xuất hiện vào mùa xuân và thu, khi trong các cơ sở tập chung số lượng lớn các gia cầm non mẫn cảm với bệnh và có đủ điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển của noãn nang cầu trùng.

2.4.5. Kết qu theo dõi triu chng lâm sàng khi gà b bnh cu trùng

Đặc điểm của bệnh ký sinh trùng là biểu hiện ra bên ngoài qua trạng thái, màu sắc phân, niêm mạc. Chúng tôi tiến hành đánh giá lâm sàng những gà bệnh. Kết quảđược trình bày tại bảng 2.6.

Bảng 2.6: Triệu chứng lâm sàng của gà bị nhiễm bệnh cầu trùng Số gà theo dõi Số gà có triệu chứng Tỷ lệ gà có biểu hiện (%)

Biểu hiện lâm sàng

80 5 6,25 Không rõ ràng 10 12,50 Đi ỉa lỏng, chậm lớn, ăn kém, lông xù, uống nước nhiều, nằm chất đống. 30 37,50 Bỏăn, ủ rũ, vận động khó, còi cọc, tiêu chảy có khi ra máu...

35 43,75 Bỏ ăn hoàn toàn, tiêu chảy lẫn máu, mắt nhắm nghiền, hai cánh xã chệt sát nền.

Qua bảng 2.6 cho thấy:

Qua theo dõi 80 gà thì có 5 con có biểu hiện triệu chứng lâm sàng, chiếm 6,25% và số gà này biểu hiện không rõ ràng.

Theo dõi 80 gà, có 10 con gà biểu hiện triệu chứng, chiếm 12,50%, với triệu chứng: Đi ỉa lỏng, chậm lớn, ăn kém, lông xù, uống nước nhiều, nằm chất đống, kêu khác lạ...

48

Theo dõi 80 con gà thì 30 gà có biểu hiện triệu chứng, chiếm 37,50% với triệu chứng Bỏăn, ủ rũ, vận động khó, còi cọc, tiêu chảy có khi ra máu..

Theo dõi 80 con gà, có 35 con chiếm 43,75% .biểu hiện lâm sàng rất rõ ràng như: Bỏ ăn hoàn toàn, tiêu chảy lẫn máu, mắt nhắm nghiền, hai cánh sã trệt sát nền.

2.4.6. T l gà chết do cu trùng theo độ tui

Để xác định tỷ lệ gà chết do cầu trùng theo độ tuổi, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra số gà mắc bệnh ở 3 giai đoạn, dưới 2 tháng, trên 2 đến 6 tháng và trên 6 tháng. Kết quả về tỷ lệ gà chết do cầu trùng theo độ tuổi được thể hiện ở bảng 2.7.

Bảng 2.7: Tỷ lệ gà chết do cầu trùng theo độ tuổi Độ tuổi gà (tháng) Số gà mắc bệnh (con) Số gà chết (con) Tỷ lệ ( %) ≤ 2 250 103 41,20 < 2 - 6 110 9 8,18 > 6 54 3 5,55 Tính chung 414 115 27,77 Kết quả bảng 2.7 cho thấy: số gà mắc bệnh cầu trùng giảm dần qua các giai đoạn tuổi. Cao nhất là giai đoạn nhỏ hơn hoặc bằng 2 tháng tuổi, thấp nhất là giai đoạn 6 tháng tuổi.

Về số gà chết: gà nhỏ hơn hoặc bằng 2 tháng tuổi có số gà chết nhiều hơn ở các các lứa tuổi khác.

Cụ thể là: gà ở độ tuổi nhỏ hơn hoặc bằng 2 tháng tuổi có số gà chết là 103 con trong tổng số 250 con bị mắc chiếm (41,20% ).

Gà ở độ tuổi trên 2 tháng tuổi đến 6 tháng tuổi có số gà chết là 9 con trong tổng số 110 con bị mắc chiếm (8,18%).

Gà ở độ tuổi trên 6 tháng tuổi có số gà chết là 3 con trong tổng số 54 con bị mắc chiếm (5,55%).

Từ kết quả này chúng tôi thấy gà ở các lứa tuổi khác nhau có tỷ lệ mắc cầu trùng khác nhau.tỷ lệ mắc cao nhất và nặng nhất ở lứa tuổi còn non. Đặc biệt khi gà trưởng thành tỷ lệ nhiễm giảm thấp nhất và chỉ nhiễm ở mức độ nhẹ.

49 2.4.7. Bnh tích gà nghi mc cu trùng Để xác định bệnh tích gà nghi mắc bệnh do cầu trùng, chúng tôi tiến hành mổ khám một số Gà nghi mắc bệnh cầu trùng. kết quả về bệnh tích gà nghi mắc cầu trùng được thể hiện ở bảng 2.8. Bảng 2.8: Bệnh tích gà nghi mắc cầu trùng Số gà mổ khám (con) Bệnh tích chủ yếu Số gà có bệnh tích Tỷ lệ (%) Biểu hiện 17

5 29,41 Ruột non chứa nhiều hơi, xuất huyết

10 58,82 Manh tràng sưng to, màu đen thẫm,

chứa đầy máu

2 11,76 Niêm mạc ruột già xuất huyết thành

vệt dài

Qua bảng 2.8 cho thấy: Gà bị nhiễm cầu trùng có bệnh tích ở đường tiêu hóa chiếm tỷ lệ khá cao. Điều đó cho thấy bệnh cầu trùng gây nguy hại trực tiếp cho đường tiêu hóa của gà. Trong số 17 gà được mổ khám, có tới 58,82% gà có bệnh tích ở manh tràng với các biểu hiện như: có máu tụ đầy ở manh tràng, có những điểm xuất huyết đỏ và điểm trắng ở manh tràng. Căn cứ vào kết quả mổ khám trên, ta thấy rằng loài cầu trùng gây bệnh cho đàn gà ở ba xã thuộc huyện Trùng Khánh chủ yếu là loài Eimeria tenella, với bệnh tích đặc trưng là gây viêm, xuất huyết manh tràng.

Kết quả mổ khám của chúng tôi phù hợp với kết quả mổ khám bệnh tích đại thể và vi thểở gà nhiễm cầu trùng của Hoàng Thạch (1997) [15], theo ông: bệnh tích ở manh tràng chiếm tỷ lệ cao nhất (69,29%) và bệnh tích của ruột non chiếm tỷ lệ thấp hơn (25,45%). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.4.8. Kết quđiu tr bnh cu trùng gà

Để đánh giá kết quả điều trị bệnh cầu trùng gà tôi dùng ba loại thuốc Rigecoccin-WS, Anticoccid, HanEba 30% đểđiều trị bệnh cầu trùng cho gà. Sau đó dùng 3 loại thuốc điều trị cho 81 gà, kết quảđược trình bày tại bảng 2.9.

50

Bảng 2.9: Kết quả điều trị bệnh cầu trùng gà Phác đồ điều trị Liều lượng và

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh cầu trùng ở gà và biện pháp phòng trị tại huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. (Trang 50)