Tác nhân gây bệnh cầu trùng gà

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh cầu trùng ở gà và biện pháp phòng trị tại huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. (Trang 27)

Nguyễn Thị Kim Lan (1999) và cs [5] cho biết: Cho tới nay người ta đã

phát hiện được 9 loại cầu trùng thuộc giống Eimeria gây bệnh cho gà và gây thiệt hại lớn là:

Eimeria tenella Eimeria preacox

Eimeria acervulina Eimeria hagani

Eimeria maxima Eimeria brunetti

Eimeria mitis Eimeria mivati

Eimeria necastrix

Theo tác giả Phan Lục, Bạch Mã Điền (1999) [10] cho biết ở Việt Nam

có nhiễm 6 loại cầu trùng:

Eimeria tenella Eimeria maxima

Eimeria necastrix Eimeria brunetti

Eimeria mitis Eimeria acervulina

19

Eimeria tenella

Được Raullet Lucet phát hiện và mô tả lần đầu tiên năm 1891. Đây là loài phổ biến rộng rãi nhất, noãn nang hình trứng bao bọc bởi hai lớp vỏ màu xanh nhạt, ở một đầu noãn nang có hạt cực. Tỷ lệ dài/rộng của noãn nang là 1,16. Thời gian hình thành bào tử con từ 18-48 giờ. Khi nhiệt độ thấp thời gian hình thành bào tử kéo dài hơn còn khi nhiệt độ tăng trên 300C thì sự hình thành bào tử dừng lại, các nang trứng chết. Qua sinh sản bào tử, các nang trứng phát triển thành 4 bào tử kích thước 4 x 8 µm, mỗi bào tử có 2 thể bào tử.

Cu trùng Eimeria tenella phát triển trong manh tràng nhưng cũng có thể ở các phần ruột khác, thời kỳ cầu trùng phát triển trong cơ thể gà là 10 ngày tuổi, cầu trùng thải nang trứng vào ngày thứ 6 đến ngày thứ 7 sau khi nhiễm vào cơ thể. Số lượng nang trứng thải ra tối đa trong 3 - 4 ngày đầu, những ngày tiếp theo cường độ nang trứng thải ra giảm dần, tới ngày thứ 10 thì hoàn toàn không thấy nang trứng nữa.

Ở môi trường bên ngoài, nang trứng Eimeria tenella khá bền vững. Cầu trùng này giữ được khả năng gây bệnh sau khi nằm trong đất suốt năm. Nơi cư trú là manh tràng nên chúng gây tổn thương rất nặng ở đây. Các giai đoạn phát triển nội sinh, nhất là cơ thể phân lập đời 2, khi phát triển thành số lượng lớn trong thành ruột sẽ phá hủy niêm mạc ruột gây chảy máu, xoang chứa đầy các biểu bì bị phá hoại, những thành phần hữu hình của máu và những dạng cầu trùng ở các giai đoạn khác nhau.

Do tổn thương nhiều đám lớn trong ruột nên chức năng tiêu hóa bị rối loạn, màng niêm mạc bị tổn thương là cửa để các vi khuẩn, các độc tố tạo ra khi phân hủy các chất trong manh tràng xâm nhập vào cơ thể.

Eimeria acervulina

Đây là loại cầu trùng mới tìm thấy ở nước ta, chúng có độc lực không mạnh. Noãn nang hình trứng, không màu, có khối nguyên sinh chất chưa hình thành, bào tử có dạng hạt, ở đầu hẹp có một hay nhiều hạt cực, đầu to có nhân phân cực, vỏ bọc nhẵn. Giai đoạn nội sinh, loại cầu trùng này ký sinh ở tá tràng, gây ra quá trình viêm ở thể cấp tính. Tỷ lệ dài/rộng của noãn nang là 1,25.

Eimeria maxima

20

Eimeria tenella, noãn nang có màu nâu vàng, hình trứng vỏ hơi sần sùi, hạt cực

ở đầu hẹp. Trong noãn nang và trong bào tử đều không có thể cặn. Quá trình nội sinh diễn ra dọc chiều dài ruột non nhưng nhiều hơn cả là phần trước và phần giữa. Tỷ lệ dài/rộng của noãn nang là 1,47. Khối nguyên sinh chất trong những cầu trùng chưa hình thành bào tử thì có dạng hình tròn (hình hạt tròn). Quá trình sinh bào tử kéo dài từ 21-24 giờ. Thường ký sinh ở giữa ruột non.

Eimeria mitis

Là loài cầu trùng có độc lực yếu. Noãn nang hình cầu, không màu. Khối nguyên sinh chất đều đặn, nang trứng có hạt cực. Cầu trùng ký sinh ở tuyến đầu ruột non. Sau khi nhiễm vào cơ thể 36 giờ trong các tế bào biểu bì nhung mao thấy những thể phân lập thành thục, thường có 6 - 12 thể phân đoạn, các giao tử được hình thành vào ngày thứ 5. Tỷ lệ dài/rộng của noãn nang là 1,09.

Eimeria necastrix

Đây là loại cầu trùng có độc lực khá cao, song mức độ phổ biến và khả năng gây bệnh của nó thấp hơn loài Eimeria tenella. Nang trứng không có màu, hình trứng hoặc hình bầu dục, không có lỗ noãn nang, ở một trong hai đầu nang trứng có hạt cực. Ở những cầu trùng chưa hình thành bào tử, nguyên sinh chất không rõ.

Thời gian sinh sản bào tử là 48 giờ. Thời gian xâm nhập trong cơ thể gà là 138 - 140h. Gà con từ 2-5 tuần tuổi cảm nhiễm mạnh với cầu trùng này. Thường ký sinh ở ruột non và cả manh tràng. Tỷ lệ dài/rộng của noãn nang là 1,19.

Eimeria preacox

Loài cầu trùng này chưa thấy ở Việt Nam, sức gây bệnh yếu. Noãn nang cầu trùng này có khối sinh chất dạng tròn và có nhân ở giữa, hạt cực không rõ. Ký sinh ở phần đầu ruột non. Tỷ lệ dài/rộng của noãn nang là 1,24. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Eimeria hagani

Noãn nang hơi tròn không màu, sức gây bệnh không mạnh. Noãn nang cầu trùng này chỉ nhìn thấy hạt cực sau sinh sản bào tử 1 - 2 ngày. Độc lực yếu và thường ký sinh ở tá tràng. Tỷ lệ dài/rộng của noãn nang là 1,08. Loài này chưa thấy ở gà nuôi của nước ta.

21

Eimeria brunetti

Loài cầu trùng này có độc lực tương đối cao nhưng không bằng

Eimeria tenella và Eimeria necastrix, các nang trứng có hình trứng, không

màu. Trong noãn nang có một hoặc một số hạt cực. Giai đoạn nội sinh diễn ra ở ruột già và phần cuối của ruột non. Tỷ lệ dài/rộng của noãn nang là 1,31.

Eimeria mivatti

Sức gây bệnh không mạnh. Noãn nang hình cầu, không màu, có hạt cực. Giai đoạn nội sinh diễn ra ở ruột non gây tổn thương tế bào nội mô nhung mao tạo ra những khe, những hốc trên suốt phần ruột non.

Bảng 2.1. Hình thái và đặc tính sinh học của 9 loại cầu trùng Loài cầu

trùng

Noãn nang Thời gian

thành bào tử con (giờ) Sức gây bệnh µm Hình thái Màu

E.acervulia 19,5x14,3 Hình trứng Không màu 21 Không

mạnh

E.brunetti 24,6x18,8 Hình trứng Không màu - Không

mạnh

E.maxima 29,3x22,6 Bầu dục Vàng nhạt 48 mạnh

E.mitis 16,2x15,5 Hình cầu Không màu 48 Yếu

E.mivati 15,6x13,4 Hình cầu Không màu - Không

mạnh

E.necatrix 16,7x14,2 Bầu dục Không màu 48 Mạnh

Không

E.praecox 21,2x17,0 Hình cầu Không màu 24 - 48 Yếu

E.tenella 22,6x19,0 Bầu dục tròn

Xanh nhạt 24 - 48 Rất mạnh

E.hagani 19,1x17,6 Hơi tròn Không màu 24 - 48 Không

mạnh

(Giáo trình ký sinh trùng thú y Nguyễn Thị Kim Lan (1999) và cs [5])

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh cầu trùng ở gà và biện pháp phòng trị tại huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. (Trang 27)