Đặc tính chung của bệnh cầu trùng ở gia súc, gia cầm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh cầu trùng ở gà và biện pháp phòng trị tại huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. (Trang 26)

Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [5] cho biết: Bệnh cầu trùng là bệnh do đơn bào gây ra,mầm bệnh ký sinh ở đường tiêu hóa của gia súc, gia cầm, thú rừng, bò sát, cá. Một số súc vật như: trâu, bò, ngựa, dê, cừu, lợn, chó, thỏ, gà, vịt, ngan, ngỗng… đều bị cầu trùng tác động gây bệnh.

Bệnh có thể gây chết nhiều súc vật, nhất là súc vật non. Bệnh gây tổn hại rất lớn đối với thỏ và gà (tỷ lệ chết cao nhất ở thỏ con và gà lên đến 80 - 100%).

Bệnh phổ biến khắp thế giới, bệnh cầu trùng gà được coi là bệnh thứ hai sau bệnh do vi trùng gây nên. Đặc điểm quan trọng của cầu trùng là vòng đời ngắn (5 -7 ngày) và không cần ký chủ trung gian. Tỷ lệ chết từ 50 - 70% số gà mắc bệnh.

Bệnh cầu trùng gây tổn thất lớn đối với gia cầm 1 - 3 tháng tuổi. Gà con sau khi bị bệnh thì rất còi cọc chậm lớn, trọng lượng giảm 12 - 30% rất khó phục hồi lại bình thường.

Cùng là gia cầm nhưng mỗi loài lại có một số loài cầu trùng ký sinh riêng. Cầu trùng gà không ký sinh ở ngan, ngỗng... Trên cùng cơ thể nhưng mỗi loài cầu trùng lại ký sinh trên một vị trí nhất định: Cầu trùng ký sinh ở manh tràng, không ký sinh ở ruột non và ngược lại ở gà mọi lứa tuổi đều bị nhiễm cầu trùng, nhưng ở mỗi lứa tuổi mức độ nhiễm khác nhau. Gà con bị nhiễm nặng và chết nhiều hơn ở gà lớn, gà trưởng thành phần lớn là vật mang trùng làm ảnh hưởng lớn đến sản lượng thịt và trứng.

Đặc tính chung của cầu trùng:

Cầu trùng thuộc bộ Coccidia, h Eimeridiae

Bệnh cầu trùng do động vật nguyên sinh đường ruột gia súc thuộc các

loài Eimeria và Isospora. Cầu trùng có tính chuyên biệt về vật chủ nên không lây chuyền giữa các loài gia súc khác nhau.

Khi cầu trùng mới theo phân ra ngoài được gọi là một kén hay một noãn nang (Oocyt) là những bào tử trùng hình bầu dục, hình trứng hay hình cầu, có 3 lớp vỏ, lớp ngoài cùng rất mỏng, bên trong có nguyên sinh chất lổn nhổn thành hạt, ở giữa đám nguyên sinh chất có một nhân tương đối to, có một số cầu trùng ở đầu có chỗ lõm vào gọi là lỗ noãn nang, có một số loài cầu trùng không có lỗ noãn nang hoặc không rõ. Khi ở ngoại cảnh gặp điều kiện thuận lợi (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng… thích hợp) thì nhân và nguyên sinh chất bắt đầu phân chia.

18

Nếu là cầu trùng thuộc giống Eimeria thì nhân và nguyên sinh chất sẽ hình thành 4 bào tử, mỗi bào tử lại phân chia thành 2 bào tử con. Bào tử con có hình quả lê, chính bào tử con sẽ xâm nhập vào niêm mạc ruột, tổ chức gan và gây những tổn thương bệnh lý.

Nếu cầu trùng thuộc giống Isospara thì nhân và nguyên sinh chất sẽ phân chia thành 2 bào tử, mỗi bào tử lại phân chia thành 4 bào tử con, cuối cùng hình thành 8 bào tử con giống Eimeria và cũng xâm nhập vào niêm mạc ruột. Giống Isospara ít gặp hơn và thường thấy ở chó, mèo.

Có những loại cầu trùng chỉ gây hại cho gà ở lứa tuổi nhất định như:

Eimeria tenella chủ yếu gây bệnh cho gà dưới 45 tuổi, Eimeria brunette gây

bệnh cho gà lớn.

Gà mọi lứa tuổi đều bị nhiễm cầu trùng nhưng tác hại ở mỗi lứa tuổi là khác nhau. Gà con bị bệnh nặng và chết nhiều hơn gà lớn. Gà lớn chủ yếu là vật mang trùng.

Trong chăn nuôi gia cầm, hiện tượng cầu trùng rất đa dạng nó luôn gắn liền với vệ sinh thú y kém. Gà nuôi nhốt tập trung mật độ cao, khi nuôi dưỡng kém thì bệnh phát triển mạnh và trầm trọng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh cầu trùng ở gà và biện pháp phòng trị tại huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. (Trang 26)