* Phòng bệnh
Phòng bệnh bằng vệ sinh: Theo Lê Văn Năm (2003) [11] để một bệnh truyền nhiễm xảy ra cần 3 yếu tố cơ bản: căn nguyên, môi trường và các yếu tố mang, truyền căn nguyên và vật cảm thụ.
Do vậy muốn bệnh không xảy ra ta phải tìm cách hạn chế tới mức tối đa hoặc triệt tiêu các yếu tố 1 và 2. Cụ thể là trước khi đưa gà vào nuôi:
Chuồng chăn nuôi phải được tiêu độc, khử trùng bằng việc quét dọn sạch sẽ, sau đó phun crezin 5%, sau một tuần phun lại bằng formol 1,5%, sau đó 2 ngày quét vôi đặc.
Mọi dụng cụ sau khi rửa sạch được ngâm trong crezin 5% trong 2 - 5 giờ và phơi thật khô.
Chất độn chuồng phải phơi khô, phun formol 1,5% mới được đưa vào chuồng.
Sau đó cả chuồng và dụng cụđều được hun sấy bằng một hỗn hợp thuốc tím + Formol với tỷ lệ ngang nhau: 10 m3 chuồng cần 10g thuốc tím pha với 10 ml formol 30 - 38%, có thể đổ thêm 10 ml nước để giảm phản ứng, giữ khói thuốc tím lâu hơn trong chuồng để khử trùng tốt hơn và hiệu quả hơn.
Cuối cùng sau 2 ngày mới đưa gà vào nuôi.
Trước cửa chuồng gà nên có chậu thuốc khử trùng, hố sát trùng, ra vào chuồng phải đi qua đó.
31
Tại chuồng và xung quanh chuồng nuôi phải có biện pháp tiêu diệt các vật cơ học hoặc sinh học có khả năng mang mầm bệnh cầu trùng như chuột, chim bồ câu, chim sẻ…
Không nuôi chung gà con với gà lớn và gà đẻ trong cùng một chuồng hay cùng một khu nuôi. Thay đổi chất độn chuồng thường xuyên, sát trùng môi trường ngoài đều đặn.
Phải cách ly triệt để những gà bị bệnh. Xác gà chết phải nhặt ngay ra khỏi chuồng rồi đốt, nếu mổ xác gà chết để khám thì phải mổ trong những khu quy định riêng. Hàng ngày tập trung phân ủ hoặc đốt.
Tăng cường khả năng kháng bệnh cho gà bằng cách chăm sóc, nuôi dưỡng tốt đảm bảo các kỹ thuật chăn nuôi. Vệ sinh thú y thường xuyên.
Phòng bệnh bằng miễn dịch hóa học:
Đó là biện pháp cho gia cầm nuốt noãn nang cầu trùng khi gia cầm được 4 - 6 ngày tuổi, sau đó cho gia cầm ăn thức ăn có trộn thuốc ức chế cầu trùng tới 20 ngày tuổi, gia cầm sẽ không nhiễm lại noãn nang cầu trùng đó nữa.
Phòng bệnh bằng vaccine:
Ở Mỹ đã phát triển vaccine sống, vaccine này là hỗn hợp Oocyst của
các loài Eimeria phổ biến nhất. Vaccine được pha vào nước uống nhưng chỉ thuần túy là khống chế việc nhiễm cầu trùng trong quá trình chăn nuôi đến một lúc nào đó vẫn phải điều trị. Sau này các vaccine sống được thay thế bằng các vaccine an toàn hơn.
Hiện nay ở Việt Nam đã có nhiều sản phẩm vaccine ngoại nhập nhưng chủ yếu được dùng cho sinh sản. Tập thể nhóm tác giả của Viện Chăn nuôi đã sản xuất được vaccine phòng bệnh cầu trùng. Kết quả kiểm tra khả năng được bảo vệ của gà sau khi phòng vaccine cho thấy, gà ở các lô thí nghiệm đều không bị chết, còn gà ở lô đối chứng tỷ lệ chết lên tới 94 - 96%. Điều này cho thấy, gà được phòng bệnh cầu trùng bằng vaccine được bảo hộ rất cao.
Phòng bệnh bằng thuốc:
Đây là phương pháp được áp dụng rộng rãi nhất hiện nay. Thuốc được trộn vào thức ăn hay pha vào nước uống với liều bằng nửa liều điều trị và nó sẽ có tác dụng ngăn chặn sự phát triển hầu hết của các loại cầu trùng.
32
Sau đây là một số loại thuốc thường dùng: + Avicoc
Liều phòng: 1g pha trong 1 lít nước cho uống liên tục trong 3 ngày liền ở tuần thứ 2, 3, 4.
+ Rigecoccin:
Liều phòng: 1g/4 lít nước.
+ Baycox: 2,5% dung dịch uống của hãng Bayer.
Liều phòng: 1 ml Baycox 2,5% pha với 1 lít nước, uống trong 48 giờ vào các ngày tuổi 9 - 10, 16 - 17, 23 - 24.
+ Anticoc:
Liều phòng: 1g/2 lít nước.
+ Cocci stop - ESB3 (thuốc dạng bột).
Liều phòng: 1 gói/20 lít nước hay 1 gói trộn với 15 - 20 kg thức ăn. Gà, chim dùng 1-3, 9-12, 18-21, 25-32, 38, 40 ngày tuổi.
* Trị bệnh
Theo Lê Văn Năm (2003) [11] nguyên tắc điều trị bệnh cầu trùng phải đảm bảo:
Thời gian điều trị bệnh cầu trùng phải kéo dài ít nhất 3 - 4 ngày cho dù thực tế khi mới dùng thuốc đặc hiệu 1 - 2 ngày đã thấy nhiều đàn gia súc, gia cầm khỏi bệnh về mặt lâm sàng.
Liều dùng thuốc phải đủ để tiêu diệt căn nguyên theo chỉ dẫn sử dụng của mỗi loại thuốc riêng biệt mà các nhà sản xuất đã khuyến cáo.
Do chu trình phát triển sinh học của cầu trùng cần 3-5 ngày nên sau khi điều trị khỏi bệnh 3 - 5 ngày, phải duy trì liều phòng liên tục 3 ngày để kìm hãm sự phát triển của chúng, sau đó nghỉ 3 - 5 ngày và lặp lại cho đến khi gia súc, gia cầm đạt đến độ tuổi miễn dịch tự nhiên. Đối với gà thịt, thời gian duy trì liều phòng đến 90 ngày tuổi.
Để nâng cao hiệu lực của công tác phòng và trị bệnh cầu trùng đạt kết quả tốt nhất, khi đã dùng một loại thuốc nào vào mục đích phòng bệnh thì khi bệnh xảy ra nên dùng loại thuốc thuộc nhóm khác để điều trị sẽ mang hiệu quả tốt hơn và thời gian điều trị sẽđược rút ngắn hơn.
33
Hiện nay có rất nhiều thuốc trị bệnh cầu trùng. Sau đây là một số loại thuốc thường dùng:
+ Anticoc: Thành phần gồm có: Sulfadimenazine : 213 g
Diaveridine : 26 g
Thuốc có tác dụng đặc trị cầu trùng gà, cầu trùng bê, nghé, thỏ, lợn và phòng rối loạn tiêu hóa, ỉa chảy.
Cách dùng: Trộn vào thức ăn hay pha nước uống.
Liều dùng: Pha 1g/1 lít nước. Cho uống 3 - 5 ngày liên tục.
+ Baycoc 2,5%: Là dung dịch uống do hãng Bayer (Đức) sản xuất. Thành phần: Trong 100 ml thuốc có chứa 250 mg Toltrazunin. Liều dùng: Pha 1 ml/1 lít nước, cho uống trong 2 ngày
+ Hancoc: Dung dịch uống (do Hanvet sản xuất)
Thành phần: Sulphaquinoxalin : 5g
Pyrimethamin : 1,5g
Vitamin K : 0,02g
Tác dụng: Trị cầu trùng gà, thỏ, lợn, bê, nghé, dê, cừu. Phòng và trị bệnh bạch lỵ, thương hàn, tụ huyết trùng gia cầm, lợn.
Liều dùng: 1,5- 2 ml/1 lít nước. Dùng 4 - 5 ngày liên tục nếu bệnh nặng cho uống 5 ngày, nghỉ 3 ngày rồi sau đó lại cho uống 5 ngày.
+ Rigecoccin: ngoài tác dụng chống cầu trùng, thuốc còn có tác dụng kích thích sinh trưởng, giúp gia cầm tận dụng thức ăn tốt.
Cách dùng: Thuốc có thể trộn vào thức ăn hay hòa vào nước uống. Liều dùng: 1g/2 lít nước, dùng liên tục trong 3 - 5 ngày.
+ Rigecoccin-ws: Dạng bột do hãng Hanvet sản xuất.
Tác dụng: Đặc trị cầu trùng ký sinh ở manh tràng, ruột non và ruột già gia cầm.
Cách dùng: Pha vào nước uống hoặc trộn với thức ăn. Dùng trong 7 ngày liên tục.
Liều dùng: 1g/10 - 20 lít nước uống hay trộn 1g/8 kg thức ăn + Cocci stop - ESB3: (thuốc dạng bột)
Thành phần: Sulfaclosin : 20g
34
Trimethropin : 8g
Excipiensad : 100g
Cách dùng: trộn vào thức ăn hay pha vào nước uống.
Liều dùng: 1 gói/10 lít nước hay 1 gói trộn với 10 kg thức ăn. + ESB 30%: Đặc trị cầu trùng, ỉa chảy.
Thành phần: 100g thuốc chứa 30% Sulfachloropyridazinsodium. Liều dùng: 1g/1 lít nước hay trộn 1g/1 kg thức ăn.
+ HanEba 30%:
Liều dùng: 1g/1 lít nước uống hay 1g/2 kg thức ăn. Dùng liên tục 1 - 3 - 5 - 7 ngày liên tục.
+ Anticoccid:
Liều dùng: 1g/1 lít nước uống hoặc trộn với 2 kg thức ăn. Dùng 3 - 5 ngày liên tục.
Dùng 1 trong số các thuốc trên kết hợp với trợ sức, trợ lực cho gia cầm: cho uống điện giải (2ml/con). Trong đó bao gồm:
+ Vitamin C 500
+ Vitamin K
+ Axit amin: cho uống + Multi vitamin
+ Gluco