Trong chăn nuôi bệnh cầu trùng gà dễ phát triển mạnh.
Theo Đào Trọng Đạt (1985-1989) [2], các cơ sở chăn nuôi gà công nghiệp áp dụng trộn Furazolidon, Rigecoccin, Sulfaquinoxalin vào thức ăn hàng ngày cho gà con từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 60 theo lịch trình 2.2.2 hoặc 3.3.3. kết hợp với vệ sinh chuồng trại thay đệm lót chuồng theo định kỳ. Quy trình này đã bảo vệđược 80 - 90% số con ấp nở trong 2 tháng.
Lê Văn Năm (1990) [13], cho biết nguyên tắc phòng bệnh cầu trùng bằng thuốc phải dùng từ 5 ngày tuổi đến 60 ngày tuổi đối với gà thịt, sau đó cứ một tháng phải tiếp tục dùng thuốc 3 - 4 ngày, kể cả thời gian gà đẻ. Việc dùng thuốc phải đúng theo các chỉ dẫn mới đạt kết quả.
35
Một nghiên cứu khác của Lê Văn Năm và cs (1990) [13], cho biết trong nhiều trường hợp, mặc dù đã phòng cầu trùng bằng thuốc chặt chẽ nhưng bệnh vẫn có thể xảy ra, đặc biệt là gà ỉa máu tươi hoàn toàn. Trong trường hợp này, tác giả cho rằng nguyên nhân ỉa máu tươi không chỉ do E.tenella mà
còn có sự kế phát bệnh do E. coli gây hoại huyết kết hợp.
Dương Công Thuận (1995) [17], đối với gà nội nuôi chăn thả tự do, bệnh cầu trùng ít gây tác hại hơn. Nguyên nhân gà được chăn thả ở bãi rộng, có ánh nắng trực tiếp nên nang trứng cầu trùng bị tiêu diệt một phần. Mặt khác gà được phân tán, vận động nhiều, sức đề kháng được tăng lên. Hơn nữa, gà từ nhỏ đã được tiếp xúc với một số lượng ít cầu trùng nên đã có sức miễn dịch nhất định. Tuy vậy, khi bị nhiễm liều cao gà vẫn có thể mắc. Đối với gà giống công nghiệp nuôi nhốt lồng hoặc chuồng, bệnh có khả năng xảy ra nặng hơn. Bản thân giống gà kém sức đề kháng với bệnh, lại nuôi nhốt nên bệnh dễ có điều kiện lây. Gà đã bị bệnh dù có chữa khỏi cũng ảnh hưởng nhiều đến sức lớn, do đó tốt nhất phải phòng bệnh là chính.
Theo Trần Tích Cảnh và cs (1996) [1], thời gian duy trì miễn dịch của gà với E.tenella có thể kéo dài tới 60 ngày. Đây là kết quả rất có ý nghĩa, mở ra hướng nghiên cứu và chế tạo vaccine cầu trùng.
Theo Lê Văn Năm, Nguyễn Thị Hương (1996) [12], cho biết cách sử dụng thuốc đạt hiệu quả, quy trình phòng - trị khi sử dụng thuốc như sau:
+ Giai đoạn 1 - 4 tuần tuổi nên dùng những thuốc có khả năng tiêu diệt cầu trùng khi chúng đang nằm trong giai đoạn phát triển thể phân lập. Đó là các loại thuốc: Cocci - stop - Esb3, monenzin, cocci - stop - 2000, coccibio, Biasul, Coccitrim...
+ Giai đoạn từ 28 - 60 ngày tuổi là giai đoạn gà có nhiều thay đổi về sinh lý và cũng là giai đoạn cầu trùng dễ xẩy ra nhất ta nên dùng các loại thuốc như: Sulfatyl, Anticoccid, A.S.F20, Coyden 25, Coccimed, Furaporol, A.S.Poultry, Rigecoccin, Furazolidon, Amprolium, Darvisul...
+ Giai đoạn sau 60 ngày tuổi có thể dùng Regecoccin, Furazolidon, Sulfatyl, Salinomycin...
Theo Phạm Văn Khuê và cs (1996) [4] nguồn bệnh là những gia cầm ốm hoặc những gia cầm mắc bệnh ở thể ẩn (ở gà lớn). Chính vì vậy, Lê Văn Năm
36
(2003) [11] nhấn mạnh: “Tuyệt đối không nuôi chung gà con với gà lớn”.
Nguyễn Hữu Vũ, Phạm Sỹ Lăng (1997) [20], cho biết tỉ lệ chết do
E.tenella gây bệnh ở gà đến 12 tuần tuổi là 50%.
Gà nuôi trên nền xi măng lót trấu tỷ lệ nhiễm cầu trùng như sau: Ở 21 ngày tuổi nhiễm cầu trùng với tỷ lệ 14,55%; Ở 28 ngày tuổi nhiễm cầu trùng với tỷ lệ 59,15%.
Gà nuôi trên lồng sắt: ở 42 ngày tuổi chưa phát hiện thấy noãn nang cầu trùng. Sau 42 ngày tuổi cho xuống nền xi măng là 1 tuần sau (Ở 49 ngày tuổi nhiễm cầu trùng với tỷ lệ 30%).
Hoàng Thạch (1997) [15], Phạm Sĩ Lăng và cs (2006) [7] cho biết bệnh cầu trùng xảy ra quanh năm, nhưng xảy ra tập trung vào các tháng nóng ẩm của mùa xuân và mùa thu. Thời kỳ này mưa nhiều ẩm ướt là điều kiện thuận lợi cho noãn nang cầu trùng tồn tại và phát triển ngoài tự nhiên và gây nhiễm cho đàn gà. Tuy nhiên, bệnh có thể phát ra ở bất cứ thời gian nào trong năm trong những trại gà lớn, khi nuôi nhiều, chuồng trại chật chưa kịp phân chia ô chuồng, chất thải quá nhiều chưa kịp thay đổi chất độn chuồng, độ ẩm trong chuồng nuôi tăng nhanh. Vì vậy, trong thời gian bệnh dễ bùng phát cần chú ý tập trung cao độ các khả năng phòng bệnh cầu trùng cho gà, ở các trang trại lớn phải thường xuyên sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, chăm sóc gà tốt để tăng khả năng miễn dịch cho gà.
Theo Phan Lục và Bạch Mã Điền (1999) [10], qua điều tra tỷ lệ nhiễm cầu trùng trên đàn gà nuôi tại trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương cho thấy gà, vịt, bồ câu đều bị nhiễm các loài cầu trùng từ 8 đến 56 ngày tuổi (gà mắc 90-100%, vịt mắc 60%, bồ câu mắc 100%, sau đó giảm đi. Theo tác giả có thể sử dụng vaccine cầu trùng của Trung Quốc cho gà uống lúc 3 và 6 ngày tuổi cho thấy khối lượng gà tăng, tỷ lệ chết thấp hơn, không ảnh hưởng tới năng suất thịt lúc xuất bán, chất lượng an toàn và chi phí chỉ bằng 1/3 so với biện pháp sử dụng thuốc đề phòng.
Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [5] cùng nhiều tác giả khẳng định: bệnh cầu trùng thường gây bệnh nặng ở gà con, gà lớn thường mang căn bệnh và là nguồn gieo truyền căn bệnh làm ô nhiễm môi trường. Vì vậy, biện pháp quan trọng là phòng bệnh cho gà con không bị nhiễm cầu trùng.
37
Theo Nguyễn Hữu Vũ, Nguyễn Đức Lưu (2000) [19], cho biết bệnh lây truyền chủ yếu qua phân và bệnh phân tán noãn nang ra môi trường bên ngoài và gà cảm nhiễm ăn phải. Noãn nang của cầu trùng rất bền vững ở môi trường bên ngoài, các chất sát trùng thông thường rất ít có tác dụng hoặc tác dụng rất hạn chế.
Phạm Gia Ninh, Nguyễn Đức Tâm (2000) [14], mặc dù bình thường, bệnh cầu trùng gắn liền với chăn nuôi thâm canh cải tiến trong đó một số lượng lớn gà nuôi chung với nhau. Điều quan trọng là phải biết rằng bất kỳ điều kiện nào dẫn tới việc nuôi quá đông và tích tụ ô nhiễm phân trong môi trường đều có thể là tiền đề của căn bệnh quan trọng này, vì vậy các ổ dịch bệnh cầu trùng có thể xảy ra ở thôn xóm cũng nhưở các xí nghiệp hiện đại. Nguyễn Quang Tuyên, Trần Thanh Vân (2001) [18] cho biết cầu trùng là một bệnh gây nên do ký sinh trùng đơn bào thuộc giống Eimeria và rất phổ biến ở gà. Bệnh gây tác hại chủ yếu ở gà con từ 1 - 42 ngày tuổi, đặc biệt là ở gà nuôi nhốt tập trung với mật độ cao, tỷ lệ chết cao, những con khỏi bệnh thường còi cọc, chậm lớn, lâu phục hồi sức khỏe. Thời gian nung bệnh từ 5 - 7 ngày, phụ thuộc vào sức đề kháng của gà.
Bệnh cầu trùng thường biểu hiện ở 2 thể: cấp tính và mãn tính.
Phòng bệnh: nên giữ chuồng khô ráo, định kỳ dọn phân, tiêu độc chuồng trại, nền chuồng, sàn nuôi... để diệt noãn nang cầu trùng. Dùng thuốc kháng sinh liều lượng bằng một nửa liều điều trị, định kỳ trộn vào thức ăn, nước uống để phòng bệnh cho gà vào các giai đoạn 1-3; 9-10; 23-25; 28-30 và 38-40 ngày tuổi. Khi dùng thuốc nên dùng B.complex, vitamin B1.
Theo Phạm Sĩ Lăng, Phan Địch Lân (2002) [9] cho biết ở nước ta bệnh cầu trùng trở nên phổ biến từ khi phát triển gà công nghiệp (1965) và nhập một số giống gà cao sản, hướng trứng và hướng thịt từ nước ngoài. Theo đánh giá của các chuyên gia thú y, gà con từ mới nở đến 8 tuần tuổi bị nhiễm cầu trùng và chết khoảng 5 - 10% tại các xí nghiệp nuôi gà công nghiệp. Mầm bệnh là các loài cầu trùng thuộc giống Eimeria. Hiện nay có 9 loài được xác định là tác nhân gây bệnh cho gà được xếp vào họ Eimeridae, trong đó loài gây bệnh chủ yếu là: E.tenella, E.acevulina, E.maxima, E.necastrix, E.praccox.
38
Sử dụng hóa dược phòng nhiễm. Thực hiện tốt vệ sinh thú y. Chăm sóc, nuôi dưỡng tốt.
Phạm Sỹ Lăng và Lê Thị Tài (2003) [8], Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [4] cho biết, bệnh cầu trùng gắn liền với công tác vệ sinh chuồng trại, chăm sóc nuôi dưỡng, phương thức chăn nuôi. Nhiệt độ thay đổi đột ngột là điều kiện thuận lợi cho cầu trùng phát triển.