Tỷ lệ gà chết do cầu trùng theo độ tuổi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh cầu trùng ở gà và biện pháp phòng trị tại huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. (Trang 57)

Để xác định tỷ lệ gà chết do cầu trùng theo độ tuổi, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra số gà mắc bệnh ở 3 giai đoạn, dưới 2 tháng, trên 2 đến 6 tháng và trên 6 tháng. Kết quả về tỷ lệ gà chết do cầu trùng theo độ tuổi được thể hiện ở bảng 2.7.

Bảng 2.7: Tỷ lệ gà chết do cầu trùng theo độ tuổi Độ tuổi gà (tháng) Số gà mắc bệnh (con) Số gà chết (con) Tỷ lệ ( %) ≤ 2 250 103 41,20 < 2 - 6 110 9 8,18 > 6 54 3 5,55 Tính chung 414 115 27,77 Kết quả bảng 2.7 cho thấy: số gà mắc bệnh cầu trùng giảm dần qua các giai đoạn tuổi. Cao nhất là giai đoạn nhỏ hơn hoặc bằng 2 tháng tuổi, thấp nhất là giai đoạn 6 tháng tuổi.

Về số gà chết: gà nhỏ hơn hoặc bằng 2 tháng tuổi có số gà chết nhiều hơn ở các các lứa tuổi khác.

Cụ thể là: gà ở độ tuổi nhỏ hơn hoặc bằng 2 tháng tuổi có số gà chết là 103 con trong tổng số 250 con bị mắc chiếm (41,20% ).

Gà ở độ tuổi trên 2 tháng tuổi đến 6 tháng tuổi có số gà chết là 9 con trong tổng số 110 con bị mắc chiếm (8,18%).

Gà ở độ tuổi trên 6 tháng tuổi có số gà chết là 3 con trong tổng số 54 con bị mắc chiếm (5,55%).

Từ kết quả này chúng tôi thấy gà ở các lứa tuổi khác nhau có tỷ lệ mắc cầu trùng khác nhau.tỷ lệ mắc cao nhất và nặng nhất ở lứa tuổi còn non. Đặc biệt khi gà trưởng thành tỷ lệ nhiễm giảm thấp nhất và chỉ nhiễm ở mức độ nhẹ.

49 2.4.7. Bnh tích gà nghi mc cu trùng Để xác định bệnh tích gà nghi mắc bệnh do cầu trùng, chúng tôi tiến hành mổ khám một số Gà nghi mắc bệnh cầu trùng. kết quả về bệnh tích gà nghi mắc cầu trùng được thể hiện ở bảng 2.8. Bảng 2.8: Bệnh tích gà nghi mắc cầu trùng Số gà mổ khám (con) Bệnh tích chủ yếu Số gà có bệnh tích Tỷ lệ (%) Biểu hiện 17

5 29,41 Ruột non chứa nhiều hơi, xuất huyết

10 58,82 Manh tràng sưng to, màu đen thẫm,

chứa đầy máu

2 11,76 Niêm mạc ruột già xuất huyết thành

vệt dài

Qua bảng 2.8 cho thấy: Gà bị nhiễm cầu trùng có bệnh tích ở đường tiêu hóa chiếm tỷ lệ khá cao. Điều đó cho thấy bệnh cầu trùng gây nguy hại trực tiếp cho đường tiêu hóa của gà. Trong số 17 gà được mổ khám, có tới 58,82% gà có bệnh tích ở manh tràng với các biểu hiện như: có máu tụ đầy ở manh tràng, có những điểm xuất huyết đỏ và điểm trắng ở manh tràng. Căn cứ vào kết quả mổ khám trên, ta thấy rằng loài cầu trùng gây bệnh cho đàn gà ở ba xã thuộc huyện Trùng Khánh chủ yếu là loài Eimeria tenella, với bệnh tích đặc trưng là gây viêm, xuất huyết manh tràng.

Kết quả mổ khám của chúng tôi phù hợp với kết quả mổ khám bệnh tích đại thể và vi thểở gà nhiễm cầu trùng của Hoàng Thạch (1997) [15], theo ông: bệnh tích ở manh tràng chiếm tỷ lệ cao nhất (69,29%) và bệnh tích của ruột non chiếm tỷ lệ thấp hơn (25,45%).

2.4.8. Kết quđiu tr bnh cu trùng gà

Để đánh giá kết quả điều trị bệnh cầu trùng gà tôi dùng ba loại thuốc Rigecoccin-WS, Anticoccid, HanEba 30% đểđiều trị bệnh cầu trùng cho gà. Sau đó dùng 3 loại thuốc điều trị cho 81 gà, kết quảđược trình bày tại bảng 2.9.

50

Bảng 2.9: Kết quả điều trị bệnh cầu trùng gà Phác đồ điều trị Liều lượng và

cách dùng Số gà điều trị (con) Kết quả điều trị Số con (-) Tỷ lệ (%) (Anticoccid)- vitaminc 500 1g/1lít nước uống hoặc trộn với 2kg thức ăn. Dùng 5-7 ngày liên tục. 35 32 91,42 (Rigecoccin-WS)- B.complex 1g/4-5 lít nước uống hay trộn với 2kg thức ăn.Dùng trong 5-7 ngày liên tục 26 24 92,30 (HanEba 30%) - gluco 1g/1lít nước uống hay 1g/2kg thức ăn .Dùng liên tục 5-7 ngày liên tục 20 17 85,00 Tính chung 81 73 90,12

Qua bảng 2.9 cho thấy: Dùng 3 loại thuốc trị bệnh cầu trùng cho 81 gà bị bệnh ở các mức độ khác nhau, dùng thuốc theo liệu trình từ 5-7 ngày . sau liệu trình dùng thuốc, chúng tôi tiến hành kiểm tra phân từ noãn nang cầu trùng làm cơ sở xác định hiệu quả của thuốc. Kết quả sau khi dùng thuốc: Lô I dùng thuốc Anticccid để điều trị 35 con, có 32 con khỏi (chiếm 91,42%), 3 con không khỏi. Lô II dùng thuốc Rigecoccin-WS điều trị 26 con, có 24 con khỏi (chiếm 92,30%), 2 con không khỏi. Lô III dùng thuốc HanEba 30% điều trị 20 con, có 17 con khỏi (chiếm 85%).

2.5. Kết luận, tồn tại và đề nghị

2.5.1. Kết lun

àn gà nuôi tại ba xã thuộc huyện Trùng Khánh có tỷ lệ nhiễm cầu trùng khá cao (45,39%), trong đó chủ yếu là thể nhẹ (52,17%), thể trung bình (32,85%), thể nặng (11,11%), ít nhất là thể rất nặng (3,86%).

51

- Tỷ lệ nhiễm cầu trùng ở gà giảm dần qua các tuần tuổi. Tỷ lệ nhiễm cao nhất và nặng nhất là ở lứa tuổi gà còn non (15 ngày đến 2 tháng tuổi) (48,61%). Đặc biệt, khi gà trưởng thành tỷ lệ nhiễm thấp nhất (35,55%) và chỉ nhiễm ở thể nhẹ, chủ yếu là thể mang trùng.

- Gà Ri lai tỷ lệ nhiễm cầu trùng là (54,18%) cao hơn gà Ri (34,63%). - Triệu chứng lâm sàng chủ yếu là:

+ Tỷ lệ gà có biểu hiện không rõ ràng là (6,25%).

+ Đi ỉa lỏng, chậm lớn, ăn kém, lông xù,uống nước nhiều, nằm chất đống (12,50%).

+ Bỏăn, ủ rũ, vận động khó,còi cọc,có khi ra máu (37,50%).

+ Bỏ ăn hoàn toàn, tiêu chảy lẫn máu, mắt nhắm nghiền, hai cánh xã chệt sát nền (43,75%).

- Tỷ lệ gà chết giảm dần theo độ tuổi .tỷ lệ chết cao nhất là dưới 2 tháng tuổi (42,91%), tỷ lệ chết thấp nhất là trên 6 tháng (5,55%).

- Số gà mổ khám có biểu hiện bệnh tích chủ yếu ở manh tràng (58,82%).

- Các thuốc Anticoccid, Rigecoccin-WS, HanEba 30% khi điều trị bệnh cầu trùng có hiệu lực điều trị là khá cao từ 85 - 92,30 % và an toàn đối với gà.

2.5.2. Tn ti

Do thời gian thực tập có hạn nên đề tài mới chỉ được thực hiện trong mùa Đông và mùa Xuân nên không có điều kiện tiến hành nhắc lại thí nghiệm nhiều lần để so sánh kết quả nghiên cứu.

Các trang thiết bị phục vụ thí nghiệm còn hạn chế và số mẫu còn nhỏ nên kết quả thí nghiệm có độ chính xác chưa cao.

2.5.3. Đề ngh

Cần tiếp tục nghiên cứu thêm về bệnh cầu trùng với số lượng mẫu nghiên cứu lớn hơn và ở các mùa vụ khác nhau để có số liệu đầy đủ, hoàn thiện quy trình phòng và trị bệnh đểđưa vào thực tiễn sản xuất.

Khuyến cáo các trang trại gà chăn nuôi theo quy mô lớn, nhỏ,các hộ chăn nuôi theo phương thức nuôi nhốt,bán chăn thả nên xử lý chất độn chuồng để phòng bệnh cầu trùng gà, bên cạnh các biện pháp phòng bệnh tổng hợp khác để hạn chế sự gây hại của bệnh cầu trùng trên đàn gà.

52

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu Tiếng Việt

1.Trần Tích Cảnh, Hoàng Hưng Tiến, Nguyễn Duy Hạng (1996), Nghiên cứu

sản xuất vaccine phòng chống bệnh cầu trùng gà bằng phương pháp

chiếu xạ vật lý hạt nhân, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

2.Đào Trọng Đạt (1985-1989), Kết quả nghiên cứu khoa học và kỹ thuật thú y, Nxb Nông nghiệp.

3.Nguyễn Duy Hoan, Trần Thanh Vân (1998), Giáo trình chăn nuôi gia cầm,

Nxb Nông nghiệp.

4.Phạm Văn Khuê, Phan Lục (1996), Giáo trình ký sinh trùng thú y, Nxb

Nông nghiệp.

5.Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Văn Quang, Nguyễn Quang Tuyên (1999),

Giáo trình Ký sinh trùng Thú y, Nxb Nông nghiệp.

6.Phan Địch Lân, Hoàng Thạch, Trần Đình Tứ (1999), “Một số nhận xét mới về bệnh cầu trùng ở gà công nghiệp nuôi tại khu vực thành phố Hồ Chí

Minh”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y số 3.

7.Phạm Sỹ Lăng, Tô Long Thành (2006), Bệnh đơn bào ký sinh ở vật nuôi,

Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

8.Phạm Sỹ Lăng, Lê Thị Tài (2003), Thực hành điều trị thú y, Nxb Nông nghiệp. 9.Phạm Sĩ Lăng, Phan Địch Lân (2002), Bệnh do ký sinh trùng ở gia cầm và

biện pháp phòng trị, Nxb Nông nghiệp.

10. Phan Lục, Bạch Mã Điền (1999), Tình hình nhiễm cầu trùng ở gia cầm

tại trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương và hiệu quả sử dụng

vaccine phòng cầu trùng gà, Khoa học thú y số 4.

11. Lê Văn Năm (2003), Bệnh cầu trùng ở gia súc, gia cầm, Nxb Nông

nghiệp, Hà Nội.

12. Lê Văn Năm, Nguyễn Thị Hương (1996), 60 câu hỏi và đáp dành cho

người chăn nuôi gà công nghiệp, Nxb Nông nghiệp.

13. Lê Văn Năm (1990), Hướng dẫn điều trị bệnh ghép ở gà, Nxb Nông nghiệp. 14. Phạm Gia Ninh, Nguyễn Đức Tâm (2000), Sổ tay dịch bệnh động vật (Phạm

53

15. Hoàng Thạch (1997), ‘‘Kết quả xét nghiệm bệnh tích đại thể và vi thể ở gà bị bệnh cầu trùng’’, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, (1).

16. Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn khánh Quắc, Nguyễn Duy Hoan (2002),Giáo trình phương pháp nghiên cứu trong chăn nuôi dành cho cao học, Nxb Nông nghiệp.

17. Dương Công Thuận (1995), Phòng và trị bệnh ký sinh trùng cho gà nuôi

gia đình, Nxb Nông nghiệp.

18. Nguyễn Quang Tuyên, Trần Thanh Vân (2001), Bệnh phổ biến ở gà và

biện pháp phòng trị, Nxb Văn hóa Thông tin.

19. Nguyễn Hữu Vũ, Nguyễn Đức Lưu (2000), Một số bệnh quan trọng ở gà, Nxb Nông nghiệp.

20. Nguyễn Hữu Vũ, Phạm Sỹ Lăng (1997), Một số bệnh quan trọng ở gà,

Nxb Nông nghiệp.

II. Tài liệu dịch từ tiếng nước ngoài

21. Archie Hunter (2000), Sổ tay dịch bệnh động vật (Phạm Gia Ninh và Nguyễn Đức Tâm dịch), Nxb Nông nghiệp.

22. Hondon - Smith, Beattic (1961), Ký sinh trùng, Nxb Nông Nghiệp.

23. Mathis G.F (1996), Hiệu quả điều trị cầu trùng đối với các cầu trùng khác mới phân lập gần đây, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y số 3.

24. Matrinsky, V.X.Orekop (1996), “Hiệu quả điều trị cầu trùng gà”, Tạp chí

khoa học thú y số 3.

25. Kolapxki N.A., Paskin P.I. (1980), Bệnh cầu trùng ở gia súc, gia cầm,

Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

26. Natt (1995), “Cầu trùng gia cầm và biện pháp điều trị”, Tạp chí khoa học

thú y số 5.

27. P.G.S.F.Morlow (1975), Bệnh gia cầm, Nxb Nông Ngiệp, Hà Nội.

III. Tài liệu nước ngoài

28. Horton Smith C.Brit.Vet.J (1963), Immunity to avian coccidiosis, World

poultry, p:99 - 106.

29. Rose M.E, Hammmond D.M, Long P.L (1962), Imminity in the coccidia

Eimeria, Isospora, Toxoplosma and Related generation University

Park, Press, Baltimore, P: paraditol 61.

MT S HÌNH NH MINH HA

Hình ảnh về giống gà Ri Bệnh tích cầu trùng ở manh tràng

Bệnh tích cầu trùng ở ruột non Thuốc trị cầu trùng gà

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh cầu trùng ở gà và biện pháp phòng trị tại huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)