Đánh giá khả năng bảo tồn của giống chè Trung du tại một số xã phía Tây thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

84 419 0
Đánh giá khả năng bảo tồn của giống chè Trung du tại một số xã phía Tây thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VƯƠNG THỊ ANH Tên đề tài: “ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG BẢO TỒN CỦA GIỐNG CHÈ TRUNG DU TẠI MỘT SỐ XÃ PHÍA TÂY THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên nghành : Phát triển nông thôn Khoa : Kinh tế & PTNT Lớp : K42 - PTNT Khóa học : 2010 – 2014 Giảng viên hướng dẫn : Th.S Nguyễn Hữu Thọ Thái Nguyên, năm 2014 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập lý thuyết tại trường và thời gian thực tập tốt nghiệp tại cơ sở, nhờ sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè, tôi đã hoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp này. Được sự đồng ý của ban Giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Th.S Nguyễn Hữu Thọ tôi tiến hành nghiên cứu chuyên đề “ Đánh giá khả năng bảo tồn của giống chè Trung du tại một số xã phía Tây thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên” Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Kinh Tế & Phát triển nông thôn, cùng tất cả các thầy - cô giáo đã tận tình dìu dắt tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Đặc biệt, tôi xin cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn Th.S Nguyễn Hữu Thọ đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn để tôi hoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp. Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới ban lãnh đạo, cán bộ UBND xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên đã nhiệt tình và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong việc thu thập số liệu phục vụ cho bản khóa luận này. Do còn thiếu kinh nghiệm nên mặc dù đó cố gắng hết sức nhưng không tránh khái những thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn sinh viên để đề tài được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Ngày…tháng…năm 2014 Sinh viên Vương Thị Anh DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT BQ Bình quân BQC Bình quân chung ĐVT Đơn vị tính FAO Tổ chức nông lương liên hợp Quốc tế FAOSTAT Số liệu thống kê của Tổ chức nông lương liên hợp Quốc tế NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn HTX Hợp tác xã SL Số lượng UBND Ủy ban nhân dân BVTV Bảo vệ thực vật KHTS Khấu hao tài sản CC Chè cành CTD Chè trung du MI Thu nhập hỗn hợp TC Tổng chi phí IC Chi phí trung gian GO Tổng giá trị sản xuất VA Giá trị gia tăng MỤC LỤC PHẦN I: MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu của đề tài 2 1.2.1. Mục tiêu chung 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 3 3.1.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học 3 3.1.2. Ý nghĩa của thực tiễn của đề tài 3 1.4. Cấu trúc của khóa luận 3 PHẦN II:TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4 1. Cơ sở lí luận của đề tài 4 1.1 Một số đặc điểm chung của sản xuất chè 4 1.1.1 Ý nghĩa của việc phát triển sản xuất chè 4 1.1.2 Khái niệm một số loại giống chè 5 1.1.3 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản xuất chè 6 2. Cơ sở thực tiễn 13 2.1.Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới 13 2.1.1. Tình hình sản xuất chè trên thế giới 13 2.1.2. Tình hình tiêu thụ chè trên thế giới 15 2.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè của Việt Nam 16 2.2.1. Tình hình sản xuất chè của Việt Nam 16 2.2.2 Tình hình tiêu thụ chè của Việt Nam 18 2.3. Tình hình sản xuất chè tại tỉnh Thái Nguyên 20 2.3.1. Tiềm năng thế mạnh về sản xuất cây chè của Thái Nguyên 20 2.3.2. Tình hình sản xuất 21 2.3.3. Chế biến, tiêu thụ chè ở Thái Nguyên 22 PHẦN III : ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24 1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 24 1.1. Đối tượng nghiên cứu 24 1.2. Phạm vi nghiên cứu 24 2. Nội dung nghiên cứu 24 3. Phương pháp nghiên cứu 24 3.1. Phương pháp chọn mẫu 24 3.2. Phương pháp thu thập số liệu 24 3.3. Phương pháp xử lý số liệu 26 3.4. Phương pháp phân tích thông tin 26 4. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích 27 4.1. Các chỉ tiêu phân tích: 27 4.2. Các chỉ tiêu so sánh hiệu quả kinh tế sản xuất chè 28 PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 30 1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội của thành phố Thái Nguyên 30 1.1. Điều kiện tự nhiên của thành phố Thái Nguyên 30 1.1.1 Vị trí địa lý 30 2.1.3 Điều kiện khí hậu, thời tiết, thuỷ văn 31 2.1.4. Tình hình phân bố và sử dụng đất đai: 32 2.1.5. Tài nguyên - thiên nhiên 32 1.2. Điều kiện kinh tế xã hội của thành phố Thái Nguyên 33 1.2.1. Tình hình kinh tế của thành phố Thái Nguyên 33 1.3. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong phát triển sản xuất chè tại xã 35 1.3.1 Thuận lợi 35 1.3.2 Khó khăn 36 2.1 Tình hình sản xuất chè của vùng chè Tân Cương 38 2.2 Tình hình tiêu thụ chè của vùng chè Tân Cương 40 3. Đánh giá, so sánh hiệu quả kinh tế của cây chè cành và cây chè Trung du trên địa bàn xã Tân Cương, Phúc Xuân, Phúc Trìu 41 3.1 Tình hình chung của hộ nghiên cứu 41 3.1.1 Thông tin chung về các hộ 42 3.1.2. Tình hình sản xuất chè của hộ 44 3.2 Chi phí sản xuất của cây chè Trung du và cây chè cành của hộ điều tra 45 3.3. Chi phí lao động trong sản xuất chè của hộ 48 3.4. So sánh hiệu quả kinh tế của cây chè Trung du và cây chè cành của hộ 50 4. Hiệu quả xã hội của việc bảo tồn và phát triển chè trung du đối với xã hội 51 5. Thực trạng khó khăn thuận lợi trong phát triển sản xuất chè của hộ tại xã Tân Cương, Phúc trìu, Phúc xuân. 52 5.1 Thuận lợi 55 5.2 Khó khăn 56 6. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong quá trình bảo tồn chè trung du 57 6.1. Thuận lợi 57 6.2.Những mặt còn hạn chế 57 6.3. Nguyên nhân ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chè ở thành phố Thái Nguyên 58 7. Một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển chè trung du. 58 7.1. Phương hướng. 58 7.2. Giải pháp phát triển chè trung du 59 PHẦN VI: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63 6.1. Kết luận 63 6.2. Kiến nghị 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO 65 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Quan hệ giữa lượng mưa và sự phân bố sản lượng búp chè 8 Bảng 2.1: Diện tích, năng suất chè năm 2013 của một số nước trên thế giới 14 Bảng 2.2: Sản lượng chè thế giới qua các năm từ 2008 - 2012 15 Bảng 2.3: Diện tích, năng suất của chè Việt Nam từ năm 2008 - 2012 18 Bảng 2.4 : Kim ngạch xuất khẩu chè Việt Nam 2009 – 2013 19 Bảng 3.1: Tình hình sản xuất chè của vùng chè Tân Cương qua 3 năm 2011 – 2013 38 Bảng 3.2 : Một số thông tin chung về các hộ điều tra 42 Bảng 3.3: Diện tích chè Trung du và chè cành của các hộ điều tra 43 Bảng 3.4 :Tình hình sản xuất chè cành và chè Trung du của hộ điều tra 44 Bảng 3.5: So sánh chi phí đầu vào bình quân 1 sào chè cành so với 1 sào chè Trung du của hộ điều tra 46 Bảng 3.6 : So sánh chi phí lao động bình quân cho 1 sào chè cành với 1 sào chè Trung du của hộ điều tra 48 Bảng 3.7: So sánh kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất 1 sào chè Trung du và chè cành hộ 50 Bảng 3.8: Những thuận lợi, khó khăn trong sản xuất chè của hộ 53 DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ Hình 2.1: Tỉ lệ cơ cấu giống của tỉnh Thái Nguyên năm 2010 21 Hình 3.1: Sơ đồ các kênh tiêu thụ chè của vùng chè Tân Cương 41 1 PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Chè là cây công nghiệp dài ngày được trồng lâu đời trên đất nước ta và ngày càng có vị trí quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước. Đã từ lâu chè có vị trí không thể thay thế ở một số vùng của đất nước trong quá trình phát triển. Sản phẩm chè được tiêu dùng phổ biến ở đất nước ta bởi tác dụng của chè được kiểm chứng qua chiều dài lịch sử. Ngành chè nước ta hiện nay vừa có lợi thế vừa có khả năng to lớn để phát triển không những nội lực trong ngành được phát huy mạnh mẽ mà còn có các điều kiện bên ngoài cũng rất thuận lợi để phát triển chè. Mặt khác cây chè phát triển còn tạo công ăn việc làm cho một lượng lao động rất lớn ở các vùng nông thôn, đem lại thu nhập cho họ góp phần xoá đói giảm nghèo, giúp nông thôn rút ngắn khoảng cách về kinh tế với thành thị, thiết lập công bằng xã hội. Tỉnh Thái Nguyên có diện tích chè lớn thứ 2 trong cả nước (17.660 ha), cả 9 huyện, thành thị đều có sản xuất chè. Do thiên nhiên ưu đãi về thổ nhưỡng đất đai, nguồn nước, thời tiết khí hậu, rất phù hợp với cây chè. Vì vậy nguyên liệu chè búp tươi ở Thái Nguyên có phẩm cấp, chất lượng rất cao. Người sản xuất chè của nói riêng tại một số xã phía Tây của thành phố Thái Nguyên và người làm nghề chè tỉnh Thái Nguyên nói chung đã có những kỹ thuật chăm sóc, thu hái và chế biến chè rất tinh xảo, với đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân nghề chè, bằng những công cụ chế biến thủ công, truyền thống, đã tạo nên những sản phẩm chè cánh đẹp, thơm hương chè, hương cốm, có vị chát vừa phải, đượm ngọt, đặc trưng của chè Thái Nguyên, với chất lượng và giá trị cao; 100% sản phẩm chè là sản phẩm chè xanh, chè xanh cao cấp, chủ yếu tiêu thụ nội địa và có xuất khẩu (1). Thành phố Thái Nguyên được biết đến với danh trà Tân Cương. Vùng chè đặc sản Tân Cương cách trung tâm T.P Thái Nguyên từ 5 đến 10km về phía Tây, tập trung chủ yếu ở 3 xã Tân Cương, Phúc Xuân, Phúc Trìu, với diện tích chè trên 1.300ha. Nơi đây không những nổi tiếng vì có sản phẩm chè ngon mà còn có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, có núi, sông và 2 rất gần khu du lịch Hồ Núi Cốc. Năm 2013, ước tính có hơn 10.000 lượt du khách đến tham quan vùng chè đặc sản Tân Cương (2). Vùng chè đặc sản Tân Cương là vùng sản xuất chủ yếu dựa vào nông nghiệp. vùng chè Tân Cương đang từng bước có chính sách, kế hoạch, định hướng giúp nông dân làm giàu trên chính đất quê hương của mình. Hình thức sản xuất chủ yếu của xã là kinh tế hộ gia đình. Do đó việc tìm ra hướng đi đúng đắn cho kinh tế hộ là việc làm cần thiết. Chè Trung du là chè đặc sản của vùng chè Tân Cương nhưng trên thực tế diện tích trồng chè Trung du của vùng chè Tân Cương giờ còn rất ít (gần 40%) và đang đứng trước nguy cơ bị mất dần và được trồng thay thế bằng chè cành. Do đó, vấn đề đặt ra là bảo vệ và phát triển giống chè Trung du một cách cụ thể từ đó giúp người sản xuất chè tại xã đưa ra hướng phát triển cho mình để đem lại hiệu quả cao nhất, và phát huy được thế mạnh của địa phương. Là một sinh viên khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, tôi muốn góp một phần nhỏ kiến thức của bản thân vào trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế của vùng. Chính vì vậy tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá khả năng bảo tồn của giống chè Trung du tại một số xã phía Tây thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên” làm luận văn tốt nghiệp của mình. 1.2. Mục tiêu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá được đầy đủ, chính xác thực trạng sản xuất và phân tích, so sánh, đánh giá hiệu quả kinh tế của cây chè Trung du và cây cành tại xã Tân Cương, Phúc Trìu, Phúc Xuân thành phố Thái Nguyên. Từ kết luận để đưa ra các giải pháp bảo tồn giống chè Trung du đồng thời nâng cao hiệu quả kinh doanh và thị trường tiêu thụ chè để nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của người nông dân. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Tìm hiểu điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội và thực trạng sản xuất chè tại địa phương. - Đánh giá, so sánh hiệu quả kinh tế của việc sản xuất chè cành và chè Trung du tại xã Tân Cương, Phúc Trìu, Phúc Xuân. 3 - Đưa ra các giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển giống chè Trung du tại vùng chè Tân Cương, thành phố Thái Nguyên. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 3.1.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học - Nghiên cứu đề tài giúp sinh viên củng cố lại những kiến thức cơ bản và những kiến thức đào tạo chuyên môn trong quá trình học tập trong nhà trường, đồng thời tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội tiếp cận với những kiến thức ngoài thực tế. - Nghiên cứu đề tài là cơ sở cho sinh viên vận dụng sáng tạo những kiến thức đã học vào thực tiễn và là tiền đề quan trọng để sinh viên thấy được những kiến thức cơ bản cần bổ sung để phù hợp với thực tế công việc sau này. - Nghiên cứu đề tài nhằm phát huy cao tính tự giác, chủ động học tập, nghiên cứu của sinh viên. Nâng cao tinh thần tìm tòi, học hỏi, sáng tạo và khả năng vận dụng kiến thức vào tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình và định hướng những ý tưởng trong điều kiện thực tế. - Đây là khoảng thời gian để mỗi sinh viên có cơ hội được thực tế vân dụng kiến thức đã học vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học. 3.1.2. Ý nghĩa của thực tiễn của đề tài - So sánh hiệu quả kinh tế của loại chè này giúp cho người nông dân biết được hiệu quả của các loại chè và những khó khăn thuận lợi cũng như cơ hội và thách thức của họ khi sản xuất các loại chè này. - Góp phần phát triển cây chè tại địa phương một cách bền vững và hiệu quả nhờ việc nghiên cứu so sánh, đánh giá hiệu quả kinh tế cũng như vấn đề xoay quanh việc phát triển cây chè.Tận dụng quỹ đất hiện có và chưa khai thác hoặc thay thế một số cây trồng kém hiệu quả tại địa phương. - Kết quả của đề tài sẽ là cơ sở cho các cấp chính quyền địa phương, các nhà đầu tư đưa ra những quyết định mới, hướng đi mới để phát triển giống chè phù hợp với địa phương phát triển lâu dài và bền vững. 1.4. Cấu trúc của khóa luận - Phần I: Mở đầu - Phần II: Tổng quan đề tài nghiên cứu - Phần III: Đối tượng, nội dung, phương pháp nghiên cứu. - Phần IV: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. - Phần V: Kết luận và kiến nghị. [...]... 2014 2 Nội dung nghiên cứu - Tìm hiểu điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội và thực trạng sản xuất chè của vùng chè Tân Cương tại tại 3 xã Tân Cương, Phúc Trìu, Phúc Xuân, thành phố Thái Nguyên - Đánh giá, so sánh hiệu quả kinh tế của việc sản xuất chè cành và chè Trung du - Đánh giá và đưa ra các giải pháp nhằm bảo tồn, nâng cao giá trị và hiệu quả kinh tế của giống chè Trung du và các loại chè có hiệu... Khái niệm một số loại giống chè + Giống chè Trung du (hay còn gọi là chè ta) đây thực chất là giống chè Trung Quốc, được du nhập vào nước ta từ rất lâu đời, ở vùng Trung du Bắc Bộ Giống có khả năng thích ứng với vùng đất khô cằn, khả năng chịu sâu bệnh tốt và thích hợp ở mức trung bình cho cả sản xuất chè đen và chè xanh Hiện này, giống này chiếm khoảng 60% tổng diện tích chè của cả nước + Giống chè lai:... lượng chè búp tươi đạt 18,100 tấn + Đến năm 2012 diện tích chè toàn tỉnh khoảng 18,600 ha, năng suất đạt 109 tạ/ha, sản lượng đạt 18,500 tấn chè búp tươi tăng 2,5% so với năm 2011 + Tỉnh Thái Nguyên đang đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu giống chè theo hướng giảm giống chè Trung du tăng các giống chè nhập nội và các giống chè trong nước chọn tạo, lai tạo: Hình 2.1: Tỉ lệ cơ cấu giống của tỉnh Thái Nguyên.. . Về năng suất chè của thế giới Nhật Bản là nước có năng suất chè cao nhất đạt 20,57 tạ chè khô/ha, vượt hơn năng suất bình quân của thế giới là 14,35 tạ chè khô/ha Việt Nam tính đến năm 2013 đạt năng suất 18,00 tạ chè khô/ha vượt hơn năng suất của thế giới Trung Quốc là nước có diện tích lớn nhất thế giới, tuy nhiên về năng suất chè thấp hơn năng suất chè thế giới Cụ thể: năm 2013 năng suất chè Trung. .. [12] Còn nhiều giống chè khác, nhưng trên đây là giống chè phổ biến được trồng tại Việt Nam Cách phân biệt của nông dân thì người ta thường gọi giống chè Trung du (chè ta) là giống chè truyền thống vì nó được đưa vào Việt Nam 6 khá lâu đời (trồng bằng hạt) Giống chè lai (LDP1, LDP2 ) + giống chè mới (Giống chè TRI777, Kim Tuyên, Bát Tiên, Phúc Vân Tiên, Thúy Ngọc ) người ta gọi chung là chè cành mới... thụ chè Thái Nguyên Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên năm 2011) 22 Năm 2010, cơ cấu giống mới là 34,22% Năm 2011, cả tỉnh trồng mới và trồng thay thế 1.000 ha chè bằng các giống mới có năng suất và chất lượng cao Đến năm 2015, cơ cấu giống mới đạt 60%, giống chè Trung du còn 40% - Xây dựng vùng sản xuất nguyên liệu chè búp tươi: Vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất chè xanh, chè xanh cao cấp gồm các giống: ... sở lí luận của đề tài 1.1 Một số đặc điểm chung của sản xuất chè 1.1.1 Ý nghĩa của việc phát triển sản xuất chè Chè là cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao Chè đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế- xã hội, văn hóa của con người Cây chè được trồng khắp mọi nơi trên thế giới Với nhiều giống chè khác nhau, chè mang đến cho thế giới những sản phẩm đa dạng đáp ứng nhu cầu của hầu hết... bị ép giá bởi khách hàng trung gian nước ngoài 2.3 Tình hình sản xuất chè tại tỉnh Thái Nguyên 2.3.1 Tiềm năng thế mạnh về sản xuất cây chè của Thái Nguyên Hiện nay tỉnh Thái Nguyên có diện tích chè lớn thứ 2 trong cả nước (17.660 ha), cả 9 huyện, thành thị đều có sản xuất chè Do thiên nhiên ưu đãi về thổ nhưỡng đất đai, nguồn nước, thời tiết khí hậu, rất phù hợp với cây chè Vì vậy nguyên liệu chè búp... tế của chè trung du so với chè cành tại 3 xã Tân Cương, Phúc Trìu, Phúc Xuân 1.2 Phạm vi nghiên cứu * Địa điểm nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn tại xóm Hồng Thái I, xã Tân Cương Xóm Khuôn II, xã Phúc Trìu Xóm Cây Thị, xã Phúc Xuân * Thời gian nghiên cứu: Đề tài được thực hiện từ tháng 1/ 2014 đến tháng 4/ 2014 Số liệu nghiên cứu là số liệu của 3 năm 2011- 2013, số liệu điều tra là số. .. là giống Ôlong lá to của địa phương và bố là giống Raiburi của Ấn Độ vào năm 1975 Nhập nội vào Việt Nam từ 1994 Trồng ở các tỉnh Lâm Đồng, Yên Bái, Phú Thọ, Lạng Sơn, Thái Nguyên + Giống chè Phúc Vân Tiên: Có nguồn gốc là giống vô tính của Trung Quốc, chọn lọc từ tổ hợp lai hữu tính giữa mẹ là giống chè Phúc Đỉnh Đại Bạch Trà và bố là giống chè Vân Nam lá to từ 1957-1971 bởi Viện Nghiên cứu chè tỉnh . tình của thầy giáo Th.S Nguyễn Hữu Thọ tôi tiến hành nghiên cứu chuyên đề “ Đánh giá khả năng bảo tồn của giống chè Trung du tại một số xã phía Tây thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên . LÂM THÁI NGUYÊN KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VƯƠNG THỊ ANH Tên đề tài: “ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG BẢO TỒN CỦA GIỐNG CHÈ TRUNG DU TẠI MỘT SỐ XÃ PHÍA TÂY THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN,. cây chè. Vì vậy nguyên liệu chè búp tươi ở Thái Nguyên có phẩm cấp, chất lượng rất cao. Người sản xuất chè của nói riêng tại một số xã phía Tây của thành phố Thái Nguyên và người làm nghề chè

Ngày đăng: 18/11/2020, 14:00