1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Nghiên cứu, tuyển chọn cây đầu dòng và biện pháp kĩ thuật nhân giống chè Trung du tại xã Tân Cương - TP Thái Nguyên.

80 494 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 0,91 MB

Nội dung

1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LUÂN THỊ BÍCH THÙY Tên đề tài: NGHIÊN CỨU, TUYỂN CHỌN CÂY ĐẦU DÒNG VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG CHÈ TRUNG DU TẠI XÃ TÂN CƯƠNG - TP. THÁI NGUYÊN KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học cây trồng Khoa : Nông học Khoá : 2010 - 2014 Giáo viên hướng dẫn : TS. Dương Trung Dũng Thái Nguyên, 2014 2 LỜI CẢM ƠN Bước chân vào giảng đường đại học em thấy mình thật may mắn. Đặc biệt, được khoác trên mình dòng chữ “Sinh viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên”, một ngôi trường đã gắn bó với biết bao thế hệ đi trước, có trên bốn mươi năm kinh nghiệm giảng dạy và đào tạo đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực Nông – Lâm – Ngư nghiệp cho các tỉnh Trung du và Miền núi phía Bắc Việt Nam. Thực tập tốt nghiệp là khâu cuối cùng của tất cả các sinh viên trước khi ra trường, nó như là trang giấy cuối cùng tổng kết lại tất cả những gì đã viết trong một cuốn sách cũng như là bài tổng kết lại quá trình học tập, rèn luyện về đạo đức, kỹ năng và tư cách của một người sinh viên. Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Nông học, Bộ môn cây lương thực và cây công nghiệp, em đã tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu, tuyển chọn cây đầu dòng và biện pháp kĩ thuật nhân giống chè Trung du tại xã Tân Cương - TP Thái Nguyên”. Qua đây, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới toàn thể các thầy giáo, cô giáo trong nhà trường, gia đình, bạn bè đã cùng em đi suốt chặng đường vừa qua. Đặc biệt, em muốn cảm ơn tới thầy giáo TS.Dương Trung Dũng đã tận tình hướng dẫn trong suốt thời gian em thực tập tại trường. Do kiến thức và thời gian còn hạn chế nên trong khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em hy vọng rằng sẽ nhận được những ý kiến đóng góp chân thành từ các thầy, các cô và các bạn để khóa luận của em ngày một hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái nguyên, ngày 30 tháng 5 năm 2012 Sinh viên Luân Thị Bích Thùy 3 MỤC LỤC PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2 1.4. Phạm vi nghiên cứu 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4 2.2. Nguồn gốc, phân loại và sự phân bố cây chè 4 2.2.1. Nguồn gốc cây chè 4 2.2.2. Phân loại cây chè 5 2.2.3. Sự phân bố của cây chè 7 2.2.4. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây chè 8 2.3. Tình hình sản xuất, nghiên cứu chè trên Thế giới và trong nước 9 2.3.1. Tình hình sản xuất, nghiên cứu chè trên thế giới 9 2.3.1.1. Tình hình sản xuất 9 2.3.1.2. Tình hình nghiên cứu chè trên Thế giới 13 2.3.2. Tình hình sản xuất, nghiên cứu chè ở Việt Nam 14 2.3.2.1. Tình hình sản xuất chè ở Việt Nam 14 2.3.2.2. Tình hình sản xuất chè ở Thái Nguyên 16 2.3.2.3. Tình hình nghiên cứu chè ở Việt Nam 21 PHẦN 3. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29 3.1. Đối tượng, dụng cụ, địa điểm, thời gian nghiên cứu 29 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 29 3.1.2. Dụng cụ nghiên cứu 29 3.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 29 3.2. Nội dung nghiên cứu 30 3.3. Phương pháp nghiên cứu 30 3.3.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu 30 3.3.2. Phương pháp điều tra tuyển chọn cây chè Trung du đầu dòng 30 4 3.3.3. Nghiên cứu đánh giá, khả năng nhân giống vô tính bằng phương pháp giâm cành của cây chè Trung du ưu tú 32 2.3.4. Phương pháp xử lí số liệu 34 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35 4.1. Điều kiện tự nhiên xã Tân Cương – TP Thái Nguyên 35 4.1.1. Vị trí địa lý 35 4.1.2. Địa hình,đất đai 35 4.1.2.1. Địa hình 35 4.1.2.2. Đất đai 35 4.2. Ảnh hưởng của thời tiết Thái Nguyên đến cây chè 35 4.3. Kết quả tuyển chọn cây chè Trung du 38 4.4. Đặc điểm hình thái của các cây chè Trung du ưu tú 39 4.4.1. Đặc điểm thân cành 39 4.4.2. Đặc điểm lá của các cây chè Trung du ưu tú 41 4.4.3. Đặc điểm búp chè của những cây chè Trung du ưu tú 44 4.4.4. Đặc điểm sinh trưởng của các cây chè Trung du ưu tú 45 4.4.5.1. Đặc điểm sinh trưởng búp 45 4.4.5.2. Khả năng cho năng suất của các cây chè Trung du ưu tú 46 4.5. Kết quả nghiên cứu khả năng nhân giống các cây chè Trung du 48 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 57 5.1. Kết luận 57 5.2. Đề nghị 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO 58 5 DANH MỤC CÁC CỤM, TỪ VIẾT TẮT BNN : Bộ nông nghiệp C1 : Cành cấp 1 CC : Chiều cao CR : Chiều rộng ĐK : Đường kính KK : Không khí L1,L2 : Lứa hái NL : Nhắc lại TC : Tân cương TL : Tỷ lệ 6 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Diện tích chè của Thế giới và một số nước trồng chè chính năm 2008 – 2012 10 Bảng 2.2: Năng suất chè của Thế giới và một số nước trồng chè chính năm 2008 – 2012 11 Bảng 2.3: Sản lượng chè của Thế giới và một số nước trồng chè chính năm 2008 – 2012 12 Bảng 2.4: Diện tích, năng suất và sản lượng chè của Việt Nam từ năm 2002 – 2011 15 Bảng 2.5: Diện tích, năng suất và sản lượng chè của Thái Nguyên từ năm 2005 – 2011 18 Bảng 2.6: Diện tích trồng, diện tích thu hoạch, sản lượng chè của một số địa phương trong tỉnh Thái Nguyên năm 2011 20 Bảng 4.1: Bảng thời tiết, khí hậu của Thái Nguyên năm 2013 36 Bảng 4.2: Kết quả tuyển chọn cây chè trung du ưu tú 39 Bảng 4.3: Đặc điểm hình thái thân cành 40 Bảng 4.4: Đặc điểm, hình dạng màu sắc lá cây chè Trung du ưu tú 42 Bảng 4.5: Kích thước và số đôi gân chính của chè Trung du ưu tú 43 Bảng 4.6: Đặc điểm búp của các cây chè Trung du ưu tú 44 Bảng 4.7: Thời gian sinh trưởng búp và số lứa hái trong năm của các cây chè Trung du ưu tú 46 Bảng 4.8: Năng suất trung bình của các cây chè Trung du ưu tú 47 Bảng 4.9: Tỉ lệ ra mô sẹo của cây chè Trung du ưu tú 49 Bảng 4.10: Tỉ lệ ra rễ của cây chè của các cây chè Trung du ưu tú 51 Bảng 4.11: Tỷ lệ nảy mầm 53 Bảng 4.12: Tỷ lệ sống của chè Trung Du 55 7 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Loại bỏ các cá thể qua các chỉ tiêu đo đếm 23 Sơ đồ 2.2: Chọn lọc cá thể chè 25 Sơ đồ 2.3: Đợt sinh trưởng tự nhiên 27 Hình 4.1: Biểu đồ năng suất trung bình của các cây chè Trung du ưu 47 Hình 4.2: Biểu đồ tỷ lệ ra mô sẹo của cây chè trung du ưu tú 50 Hình 4.3: Biểu đồ tỷ lệ ra rễ của cây chè của các cây chè Trung du ưu tú 52 Hình 4.5: Biểu đồ tỷ lệ nảy mầm của các cây chè Trung du ưu tú 53 Hình 4.6: Biểu đồ tỷ lệ sống của các cây chè Trung du ưu tú 55 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Cây chè (Camellia sinensis (L) O. kuntze) là cây công nghiệp dài ngày có nguồn gốc nhiệt đới và á nhiệt đới, sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện khí hậu nóng ẩm, tập trung chủ yếu ở các nước châu Á, châu Phi. Ngày nay, khi khoa học kĩ thuật phát triển thì cây chè được trồng ở hơn 60 nước trên Thế giới, trong đó có Việt Nam [12]. Chè có giá trị về kinh tế, văn hóa và dinh dưỡng. Hầu hết các bộ phận của cây chè như búp, lá, nụ hoa, không những là nguyên liệu chính dùng để chế biến các loại sản phẩm trà uống giải khát, thanh nhiệt mà còn có nhiều tác dụng như là một vị thuốc trong y học. Nước chè có tác dụng bổ dưỡng, chống được lạnh, làm giảm sự mệt mỏi của cơ bắp và hệ thần kinh trung ương, kích thích vỏ đại não, làm cho tinh thần minh mẫn. Sở thích thưởng trà từ lâu đã trở thành thú vui thanh tao, quý phái và là nét đẹp văn hóa truyền thống của nhiều dân tộc trên Thế giới. Thói quen uống trà ngày càng phổ biến ở nhiều lứa tuổi và nhiều quốc gia trên thế giới [5]. Ngoài vai trò là thức uống có giá trị dinh dưỡng và dược liệu, việc trồng chè còn có khả năng khai thác tốt tiềm năng đất đai, bảo vệ môi trường sinh thái, giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, đặc biệt là nông nghiệp nông thôn miền núi [2]. Việt Nam được xem là một trong những quê hương của cây chè và sản phẩm chè từ lâu đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng của nền nông nghiệp và công nghiệp chế biến thực phẩm của nước ta. Chè Việt Nam đứng thứ 5 trên Thế Giới về diện tích và sản lượng xuất khẩu. Nước ta là một trong những nước có nhiều tiềm năng và điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất chè, nhất là ở địa bàn miền núi và trung du. Cây chè được trồng ở Việt Nam từ lâu đời (4000 năm), hiện nay đã được phát triển ở 34 tỉnh, thành phố trong cả nước. Cây chè ở Việt Nam cho năng suất, sản lượng tương đối ổn định và có giá trị kinh tế. Với ưu thế là một cây công nghiệp dễ khai thác, nguồn sản phẩm đang có nhu cầu lớn về xuất khẩu cũng 2 như tiêu dùng trong nước. Cây chè được coi là cây mũi nhọn, một thế mạnh của khu vực trung du và miền núi [2]. Thái Nguyên là một tỉnh Trung du, miền núi Bắc Bộ, được thiên nhiên ưu đãi một hệ thống đất đai và điều kiện khí hậu thời tiết khá thích hợp cho phát triển cây chè. So với các huyện trong tỉnh, thành phố Thái Nguyên có diện tích chè khá lớn được phân bố chủ yếu ở các xã phía Tây, với các vùng trọng điểm là các xã: Tân Cương, Phúc Trìu, Phúc Xuân, Thịnh Đức. Hiện nay, cây chè Thái Nguyên trở thành một trong những cây trồng mũi nhọn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân trong Tỉnh. Thực tế trong sản xuất người dân đang dần bỏ các giống chè Trung du thay thế bằng các giống chè lai hay loại cây trồng khác. Để phục tráng lại giống chè Trung du cần thực hiện chọn lọc cây đầu dòng để duy trì nguồn gen quý, lựa chọn cây ưu tú phục vụ cho nhân giống chè Trung du bằng cành chất lượng tốt đảm bảo đồng đều cho quần thể chè. Đây là lợi thế để nghiên cứu giống chè Trung du phát triển trong sản xuất. Trên cơ sở đó tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu, tuyển chọn cây đầu dòng và biện pháp kỹ thuật nhân giống chè Trung du tại xã Tân Cương - TP. Thái Nguyên – tỉnh Thái Nguyên”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Điều tra, tuyển chọn được những cây chè Trung du ưu tú cho năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp điều kiện ngoại cảnh tại xã Tân Cương - Thái Nguyên. - Đánh giá được khả năng sinh trưởng, phát triển và đặc điểm hình thái của cây chè trung du ưu tú. - Đánh giá được khả năng nhân giống của cây chè Trung du ưu tú. 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Chọn được các cây chè Trung du đầu dòng làm vườn ươm cây giống gốc có năng suất cao, chất lượng tốt, cung cấp hom chè giống để phát triển vùng chè. - Góp phần bảo tồn giống chè Trung du mang nhiều đặc tính quý. - Kết quả của đề tài là tài liệu tham khao có giá trị cho cán bộ khoa học kỹ thuật, cho người sản xuất kinh doanh chè, cho giáo viên, sinh viên, học viên học tập, nghiên cứu về cây chè. 3 1.4. Phạm vi nghiên cứu - Điều tra đánh giá về năng suất, chất lượng, khả năng sinh trưởng, tuyển chọn cây chè Trung du ưu tú. - Đề tài nghiên cứu được giới hạn trong xã Tân Cương- tỉnh Thái Nguyên. [...]... nghiên cứu - Cọc cắm đánh dấu cây chè đã được chọn để nghiên cứu - Thước dây đo loại 3m và cân - Túi PE để đóng bầu chè có kích thước 9 cm (nửa chu vi) x 12 cm (chiều cao) 3.1.3 Địa điểm và thời gian nghiên cứu * Địa điểm nghiên cứu: - Tuyển chọn những cây chè Trung du ưu tú được tiến hành tại vườn chè của gia đình ông Bùi Văn Tiến và Trần Văn Toán, xóm Hồng Thái II xã Tân Cương – Thành phố Thái Nguyên.. . Du thuộc thứ chè Trung Quốc lá to (Camellia sinensis Var Macrophilla), đây là giống trồng hạt chiếm diện tích đa số trong các vườn chè của nông dân ở vùng trung du và vùng đồi thấp, chúng mang các tên giống địa phương như Trung du Phú Thọ, Trung du Thái Nguyên Theo kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu Chè, giống chè Trung du chiếm tới 40% diện tích ở các điểm điều tra Đặc điểm giống Trung du thuộc loại... Nói chung những cây chè con mọc từ hạt có sự phân ly lớn so với cây mẹ Mặt khác chè là cây thân gỗ, ngoài khả năng nhân giống bằng hạt thì người ta có thể nhân giống chè bằng phương pháp nhân giống vô tính như phương pháp nuôi cấy mô tế bào, ghép cành, giâm cành… Ưu điểm của phương pháp nhân giống vô tính là hệ số nhân giống cao, cây con giữ được những đặc tính tốt của cây mẹ, vườn chè có độ đồng đều... và búp non Trong thời gian sống cây chè trải qua 2 chu kì phát triển lớn và chu kì phát triển nhỏ - Chu kỳ phát triển lớn bao gồm suốt cả đời sống của cây chè được chia làm 5 giai đoạn: Giai đoạn phôi thai, đây là giai đoạn đầu tiên của cây chè chủ yếu nằm ở vườn chè giống lấy hạt hoặc lấy cành -> giai đoạn cây con trong vườn ươm -> giai đoạn cây con -> giai đoạn cây chè trưởng thành -> giai đoạn chè. .. Davie năm 1890 - 1892; Năm 1907 Eberhardt đã phát hiện ra cây chè dại đầu tiên ở núi Ba Vì (Hà Tây) Theo Dupasquier (1923) - dẫn theo Đỗ Ngọc Quỹ (1991) [11], thì đến năm 1923 Việt Nam đã trồng được 10.368 ha chè đầu tiên với các giống chè thuộc thứ chè Trung Quốc lá to, chè Shan và chè Ấn Độ, đã thu thập được tập đoàn gồm: 43 giống chè trong đó chủ yếu là chè Trung Quốc lá to - Từ năm 1918 - 1927 Việt... sóc trong vườn ươm Giống chè Trung du của tỉnh Thái Nguyên, hầu hết được mọc từ hạt do vậy phân ly rất lớn về sinh trưởng, phát triển và các đặc điểm hình thái Những vấn đề trên là cơ sở thực tiễn quan trọng của đề tài Nghiên cứu chọn lọc cây đầu dòng phục vụ công tác nhân giống cho vùng 2.2 Nguồn gốc, phân loại và sự phân bố cây chè 2.2.1 Nguồn gốc cây chè Nguồn gốc của cây chè là vấn đề phức tạp,... phải tiến hành chọn lọc Về chọn giống Dupasquier đã đề ra tiêu chuẩn giống chè tốt như sau: + Chọn cây khoẻ, cành mọc đều, liên tục, ít hoa quả, hình dáng cân đối, búp có tuyết, các cá thể trong giống phải giống nhau Năm 1931 Trạm nghiên cứu chè Bảo Lộc được thành lập và tiếp nhận từ Phú Hộ các giống chè Shan như Thanh Thuỷ, Bắc Hà, Tham Vè, Makomen, đã chọn được 2 dòng chè tốt là TB11 và TB14 Sau hoà... trên 1500kg chè khô/ha Kênia lần đầu tiên nhập giống chè vào năm 1903 và trồng thành công ở Limuri với diện tích ban đầu là 0,81ha, cho đến nay công tác giống được quan tâm rất nhiều ở Kênia Các giống chè chọn lọc, giâm cành cho năng suất cao hơn giống chè đại trà tới 20% Diện tích chè được trồng bằng các giống chọn lọc, giâm cành chiếm tới 67% ở khu vực tiểu nông và chiếm tới 33% diện tích chè ở các... bằng nhân giống vô Khảo sát tính tính nông học kết hợp đánh giá khả năng nhân giống So sánh dòng có triển vọng với giống tiêu chuẩn - Khảo nghiệm - Khu vực hoá Sơ đồ 2.2: Chọn lọc cá thể chè 26 Nghiên cứu khả năng giâm cành của một số giống chè ở Thái Nguyên: Tác giả Lê Tất Khương (1997) [4], cho rằng: Các giống PH1, TRI777, TH3 là những giống dễ giâm cành Tỷ lệ xuất vườn đạt từ 69,7 - 72,0%, giống. .. có các giống nổi tiếng như TRI777, TRI2043 Trong những năm 1950, 1960 Srilanca đã chọn ra các dòng chè triển vọng như TRI14, DT, DN, DP và DV Hiện nay diện tích trồng chè bằng các giống chè được nhân giống vô tính đạt trên 40% diện tích trồng chè trong cả nước Theo Satoshi Yamagushi, Jitanaka (1995), giống chè chủ yếu ở Nhật Bản là giống chè lá nhỏ, phù hợp cho chế biến chè xanh Công tác chọn dòng cũng . Nghiên cứu, tuyển chọn cây đầu dòng và biện pháp kỹ thuật nhân giống chè Trung du tại xã Tân Cương - TP. Thái Nguyên – tỉnh Thái Nguyên . 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Điều tra, tuyển. hiện đề tài: Nghiên cứu, tuyển chọn cây đầu dòng và biện pháp kĩ thuật nhân giống chè Trung du tại xã Tân Cương - TP Thái Nguyên . Qua đây, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất. THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LUÂN THỊ BÍCH THÙY Tên đề tài: NGHIÊN CỨU, TUYỂN CHỌN CÂY ĐẦU DÒNG VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG CHÈ TRUNG DU TẠI XÃ TÂN CƯƠNG -

Ngày đăng: 01/09/2020, 12:00

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w