- Các số liệu được tính toán trên excel và xử lý bằng IRRISTAT 5.0.
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên xã Tân Cương – TP Thái Nguyên
4.1.1. Vị trí địa lý
Tân cương là một địa danh thuộc Thành phố Thái Nguyên, nằm cách trung tâm thành phố 13 km về phía tây, xen kẽ có nhiều thung lũng hẹp bằng phẳng, có Sông Công chảy qua. Nằm gần Hồ Núi Cốc và nằm ở phía
đông của dãy núi Tam Đảo.
4.1.2. Địa hình,đất đai
4.1.2.1. Địa hình
Địa hình tại xã tân cương chủ yếu có dạng gò đồi và bát úp, độ cao trung bình 30 m – 100 m so với mực nước biển, rải rác có một số đồi tròn cao khoảng 150m.
4.1.2.2. Đất đai
Xã Tân Cương có 3 loại đất chủ yếu là:
- Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên phiến đá sét tầng dày trên 60 cm mùn nghèo, pH = 4,5 - 5,5 thích hợp cho trồng chè.
- Đất phù sa ít được bồi tụ hàng năm, loại đất này thích hợp với trồng màu, cây công nghiệp đặc biệt là cây chè.
- Đất xám Feralit trên đá cát.
4.2. Ảnh hưởng của thời tiết Thái Nguyên đến cây chè
Cây chè là cây công nghiệp có nguồn gốc nhiệt đới và á nhiệt đới nên
ưa khí hậu nóng ẩm. Cây chè cũng như những cây trồng khác, trong quá trình
sinh trưởng và phát triển chịu sự tác động rất lớn từ điều kiện thời tiết, khí hậu. Các yếu tố như: Nhiệt độ, lượng mưa, ẩm độ, ánh sáng đều tác động
mạnh đến đời sống cây chè nói chung và ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng chè nói riêng. Bảng 4.1: Bảng thời tiết, khí hậu của Thái Nguyên năm 2013 Tháng Nhiệt độ TB (0C) Độẩm KK TB (%) Số giờ nắng (giờ) Lượng mưa TB (mm) 4/2013 24,6 81 50 69,0 5/2013 27,9 81 150 298,2 6/2013 29,0 81 165 256,7 7/2013 27,9 86 140 974,1 8/2013 28,3 85 167 405,7 9/2013 26,4 85 116 352,2 10/2013 24,6 78 147 83,0 11/2013 22,2 76 98 44,8 12/2013 15,0 75 186 32,2 1/2014 16,6 73 137 3,7 2/2014 16,6 82 262 29,7 3/2014 19,4 91 96 85,9 4/2014 24,7 89 13 139,3
(Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Thái Nguyên năm, 2014)[18]
* Nhiệt độ: Để sinh trưởng phát triển tốt, cây chè yêu cầu một phạm vi độ nhiệt nhất định. Cây chè phát động sinh trưởng khi nhiệt độ trên 100C. Độ nhiệt bình quân hàng năm để cây chè sinh trưởng phát triển bình thường là 12,50C và sinh trưởng tốt trong phạm vi 15 – 230C
Cây chè yêu cầu lượng tích nhiệt hàng năm 3500 – 40000C. Độ nhiệt tối thấp tuyệt đối mà cây có thể chịu đựng được thay đổi tùy theo giống, có thể từ -50C đến -250C hoặc thấp hơn.
Qua bảng số liệu 4.1 ta thấy nhiệt độ trung bình năm ở Thái nguyên từ tháng 1 đến tháng 12 thay đổi không đều qua các tháng, biến động từ
15,00C - 29,00C. Nhiệt độ cao nhất là 29,00C (tháng 6). Nhiệt độ thấp nhất là 15,00C (tháng 12).
* Ẩm độ: Chè yêu cầu độ ẩm không khí cao, trong suốt thời kỳ sinh trưởng độẩm không khí thích hợp là 85%. Qua theo dõi thời tiết khí hậu tại Thái Nguyên ta thấy ẩm độ không khí trung bình qua các tháng biến động từ là 73% - 91%. Ẩm độ cao nhất vào tháng 3/2014 là 91%. Ẩm độ thấp nhất vào tháng 12/2014 là 73%.
* Điều kiện ánh sáng: Cây chè ở vùng nguyên sản sinh sống dưới tán rừng rậm, do vậy có tính chịu bóng rất lớn, nó tiến hành quang hợp tốt nhất trong điều kiện ánh sáng tán xạ. ánh sáng trực xạ trong điều kiện độ nhiệt không khí cao, không có lợi cho quang hợp và sinh trưởng của chè.
Yêu cầu của cây chè đối với ánh sáng cũng thay đổi tùy theo tuổi cây và giống. Chè ở thời kỳ cây con yêu cầu ánh sáng ít hơn, cho nên ở vườn
ươm, người ta thường che râm để đạt tỷ lệ sống cao và cây sinh trưởng nhanh. Giống chè lá to yêu cầu ánh sáng ít hơn giống chè nhỏ.
Các điều kiện chiếu sáng khác nhau có ảnh hưởng đến cấu tạo của lá và thành phần hóa học của chúng.
Qua bảng 4.1 cho ta thấy số giờ nắng của Thái Nguyên dao động từ 13 giờ đến 186 giờ. Trong đó thấp nhất là tháng 4/2013 đạt 13 giờ, cao nhất vào tháng 12/2013 đạt 186 giờ làm cho lá chè bị khô, giảm độ
mượt của lá, cây chè có thể bị chết cháy. Vì vậy, phải đặc biệt chú ý trồng cây bóng mát cho nương chè.
* Lượng mưa: Lượng mưa là yếu tố khí hậu quan trọng quyết định đến sinh trưởng, phát triển và khả năng cho năng suất, chất lượng của cây chè.
và vấn đề cung cấp nước cho quá trình sinh trưởng của cây chè lại càng quan trọng hơn.
Yêu cầu tổng lượng nước mưa bình quân trong một năm đối với cây chè khoảng 1500 - 2000 mm và mưa phân bố đều trong các tháng. Bình
quân lượng mưa của các tháng trong thời kỳ chè sinh trưởng phải lớn hơn hoặc bằng 100 mm, nếu nhỏ hơn 100 mm chè sinh trưởng không tốt.
Qua bảng 4.1 ta thấy: Ở Thái Nguyên lượng mưa trung bình thay đổi không đều qua các tháng, biến động từ 3,7 mm - 974,1 mm, khoảng lượng mưa này không được phù hợp cho cây chè sinh trưởng và phát triển. Cao nhất là tháng 72013 đạt 974,1 mm và thấp nhất là tháng 1/2014 đạt 3,7 mm.
4.3. Kết quả tuyển chọn cây chè Trung du
Chè là cây thân gỗ nở hoa nhiều lần, cây chè sau trồng từ 1 - 3 năm
đã có khả năng ra hoa kết quả lần đầu. Mặc dù là hoa lưỡng tính nhưng tỷ
lệ tự thụ phấn của hoa chè rất thấp, do vậy đa số quả chè là kết quả của sự
thụ phấn khác hoa.
Sự thụ phấn khác nhau ở chè là nguyên nhân chính dẫn tới sự phân ly lớn về hình thái, về khả năng sinh trưởng, phát triển và khả năng cho năng suất chất lượng chè ở những nương chè trồng bằng hạt.
Thực tế những vùng trồng chè ở Việt Nam cho thấy: Ở những nương chè trồng bằng hạt, giữa các cá thể có sự khác nhau rõ rệt về đặc điểm hình thái, về khả năng sinh trưởng, khả năng cho năng suất và chất lượng chè.
Với những lý do trên, rất cần thiết phải tiến hành điều tra, nghiên cứu, tuyển chọn được những cây chè Trung du ưu tú, có khả năng sinh trưởng tốt, cho năng suất cao, chất lượng tốt làm cây đầu dòng phục vụ cho công tác nhân giống vô tính (giâm cành) cung cấp cây giống chất lượng tốt cho sản xuất.
Căn cứ vào tiêu chuẩn cây chè tốt (về hình thái thân, cành, lá, búp, về khả năng sinh trưởng, phát triển, về khả năng cho năng suất, chất lượng)
chúng tôi đã tiến hành tuyển chọn theo quy trình tuyển chọn cây chè đầu dòng tốt nhất.
Bảng 4.2: Kết quả tuyển chọn cây chè Trung du ưu tú
Địa điểm tuyển chọn
Số cây tuyển chọnđược qua các vòng tuyển chọn Vòng 1 Vòng 2 Vòng 3 Cây ưu tú
Tân Cương 25 20 10 9
- Ở vòng 1: Căn cứ vào các chỉ tiêu hình thái và khả năng sinh trưởng búp chúng tôi đã tuyển chọn được 25 cây chè Trung du tốt để tiến hành theo dõi phục vụ cho công tác tuyển chọn.
- Ở vòng 2: Tiếp tục đánh giá các chỉ tiêu hình thái, đánh giá về khả
năng sinh trưởng, khả năng cho năng suất chúng tôi loại bỏ, bổ sung chọn
được 20 cây chè ưu tú.
- Ở vòng 3: Tiếp tục đánh giá đặc điểm sinh trưởng búp, khả năng cho năng suất, chất lượng nguyên liệu, chúng tôi loại bỏ và chọn được 9 cây chè ưu tú nhất.
4.4. Đặc điểm hình thái của các cây chè Trung du ưu tú
4.4.1. Đặc điểm thân cành
Trong thực tế, căn cứ vào dạng thân của cây chè người ta chia thân cây chè thành các dạng thân bụi, thân gỗ nhỏ và thân gỗ.
Chè Trung du có dạng thân gỗ, phân cành thấp, tạo nên bộ khung tán khoẻ, vững chắc.
Bảng 4.3: Đặc điểm hình thái thân cành STT Cây chè trung du ưu tú Đ. kính gốc (cm) C.cao cây (m) Độ cao phân cành (cm) Số cành C1 (cành) Độ rộng tán (m) 1 TC-1-255 (ĐC) 2,5 0,62 8 2 0,62 2 TC-2-493 10,0 0,95 17 5 1,14 3 TC-3-517 8,5 0,80 15 4 1,13 4 TC-4-515 6,0 0,97 13 5 1,15 5 TC-5-547 6,0 0,90 10 4 0,97 6 TC-6-257 6,7 0,88 16 5 1,06 7 TC-7-259 7,5 1,02 10 3 0,92 8 TC-8-257 9,0 0,72 15 3 0,85 9 TC-9-258 7,5 0,77 10 4 0,95 10 TC-10-301 10,0 1,22 17 5 1,19
Qua bảng số liệu trên ta thấy đường kính gốc: Đường kính gốc của cây chè phụ thuộc nhiều vào tuổi cây, và điều kiện đất đai và về khả năng sinh trưởng của cây. Đường kính gốc là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh khả năng sinh trưởng, vận chuyển vận chuyển các chất được tốt. Đường kính gốc to, biểu hiện cây sinh trưởng tốt, sự vững chắc cho cây. Các cây chè Trung du ưu tú có đường kính gốc khác nhau, biến động từ 2,5cm đến 10cm.
- Chiều cao cây: Chiều cao cây là chỉ tiêu quan trọng phản ánh trung thực quá trình sinh trưởng của cây. Đồng thời chiều cao cây cũng chịu sự tác động của các yếu tố ngoại cảnh như: Chế độ nhiệt, nước, ánh sáng, dinh dưỡng,... Trong
điều kiện đốn hàng năm các cây chè ưu tú có chiều cao biến động từ 0,58 m đến 1,36 m, trong đó đa số các cây chè ưu tú có chiều cao từ 0,72 m đến 1,22 m.
- Độ cao phân cành: Độ cao phân cành có ý nghĩa quan trọng tạo lên bộ
khung tán cây chè. Trong cùng một giống nhưng trồng từ hạt, do vậy phân ly lớn. Các cây khác nhau có độ phân cành khác nhau, biến động từ 10 cm đến 17 cm.
- Số cành cấp 1 biến động từ 2 cành đến 5 cành.
- Về độ rộng tán: Độ rộng tán của cây chè phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong điều kiện ở Thái Nguyên được trồng từ hạt, trồng trên đất đồi và
đất có độ dốc, tán chè phụ thuộc chủ yếu vào tuổi cây, vào khả năng sinh trưởng và vào điều kiện đất đai.
4.4.2. Đặc điểm lá của các cây chè Trung du ưu tú
Cây chè có lá mọc cách trên cành chè, người ta chia lá chè ra làm 3 loại lá: Lá vẩy ốc, lá cá và lá thật. Các giống chè có hình thái lá, màu sắc lá khác nhau. Lá chè là chỉ tiêu quan trọng để phân biệt giống. Đặc điểm lá chè có liên quan đến khả năng sinh trưởng, khả năng cho năng suất chất lượng của giống chè.
Thông trường những giống chè có lá to, bóng, có độ gồ ghề cao thường có khả năng cho năng suất cao.
Bảng 4.4: Đặc điểm, hình dạng màu sắc lá cây chè Trung du ưu tú STT Cây chè trung du ưu tú Màu sắc Dạng lá Răng cưa Phiến lá 1 TC-1-255
(ĐC) Xanh đậm Thuôn dài Thưa nông Gồ ghề
2 TC-2-493 Tím đậm Thuôn dài Sâu dày đều Gồ ghề
3 TC-3-517 Phớt tím Bầu dục Thưa nông Gồ ghề
4 TC-4-515 Phớt tím Bầu dục Sâu đều Gồ ghề
5 TC-5-547 Tím hồng Thuôn dài Sâu đều Gồ ghề
6 TC-6-257 Phớt tím Bầu dục Sâu, không đều Gồ ghề
7 TC-7-259 Phớt tím Thuôn dài Sâu không đều Gồ ghề
8 TC-8-257 Phớt tím Bầu dục Sâu đều Gồ ghề
9 TC-9-258 Tím đậm Thuôn dài Thưa Sâu không
đều Gồ ghề
10 TC-10-301 Tím đậm Thuôn dài Sâu đều Gồ ghề
- Hình dạng và màu sắc lá chè:
Các giống chè khác nhau có hình dạng và màu sắc lá khác nhau. Kết quả nghiên cứu ở bảng trên cho thấy: Các cây chè Trung du đầu dòng khác nhau có màu sắc lá, dạng lá, răng cưa khác nhau. Tuy nhiên mặt trên phiến lá đều gồ ghề giống nhau.
- Về răng cưa của lá chè: Cây chè Trung du đầu dòng khác nhau có các dạng răng cưa khác nhau, dạng sâu đều, dạng nông không đều, dạng dày không đều, dạng thưa không đều.
- Về độ gồ ghề của phiến lá: Kết quả ở bảng 4.3 cũng cho thấy tất cả
các cây chè Trung du đầu dòng đều có phiến lá gồ ghề, đây là một trong những biểu hiện về lá của những cây chè có khả năng cho năng suất cao.
Bảng 4.5: Kích thước và sốđôi gân chính của chè Trung du ưu tú
Số TT Cây Chè Trung du ưu tú Chiều dài lá (cm) C.rộng lá (cm) Diện tích lá (cm2)
Dài/rộng Sốđôi gân chính (đôi) 1 TC-1-255 (ĐC) 6,5 3,5 15,92 1,85 5-7 2 TC-2-493 10,1 4,6 32,52 2,19 7-9 3 TC-3-517 10,0 5,0 35,00 2,00 7-9 4 TC-4-515 9,5 4,5 29,93 2,1 6-8 5 TC-5-547 8,7 4,0 24,36 2,23 7-9 6 TC-6-257 8,0 4,0 22,40 2,00 6-8 7 TC-7-259 9,5 4,2 27,93 2,26 7-9 8 TC-8-257 8,5 4,0 23,80 2,12 7-8 9 TC-9-258 9,0 4,2 26,46 2,14 6-8 10 TC-10-301 10,5 5,5 40,42 1,90 7-9
- Kích thước lá chè: Số liệu thu được ở bảng 4.4 cho thấy chiều dài lá biến động từ 6,5 -10,5cm, chiều rộng của lá biến động từ 3,5 cm đến 5,5cm. Diện tích lá biến động từ 15,92cm2 đến 40,42cm2/lá, trong đó cây TC- 1-255 (ĐC) có diện tích lá thấp là 15,92 cm2, cây có diện tích lá lớn là cây TC-10- 301 có diện là 40,42 cm2/lá.
- Về số đôi gân chính: Khi nghiên cứu số đôi gân chính thể hiện
đặc điểm của giống chè Trung du. Số đôi gân chính đánh giá sức sống, sự tồn tại và tuổi thọ lá trên cây chè.
4.4.3. Đặc điểm búp chè của những cây chè Trung du ưu tú
Búp chè là sản phẩm thu hoạch của sản xuất chè. Từ nguyên liệu búp 1 tôm 2 lá hoặc 1 tôm 3 lá người ta chế biến ra các loại chè khác nhau. Chất lượng chè thành phẩm phụ thuộc vào kĩ thuật chế biến, kĩ thuật canh tác và
đặc biệt là phụ thuộc rất nhiều vào giống. Mỗi giống chè khác nhau có đặc
điểm hình thái và thành phần sinh hoá búp chè khác nhau.
Nghiên cứu đặc điểm búp chè của những cây chè Trung du ưu tú chúng tôi thu được kết quả ở bảng 4.6.
Bảng 4.6: Đặc điểm búp của các cây chè Trung du ưu tú STT Cây chè trung du ưu tú Chiều dài búp (cm) Khối lượng búp (g/búp) Mức độ lông tuyết 1 TC-1-255 (ĐC) 4,0 0,30 Ít tuyết 2 TC-2-493 6,2 0,57 Ít tuyết 3 TC-3-517 6,8 0,60 Ít tuyết 4 TC-4-515 5,3 0,40 Ít tuyết 5 TC-5-547 6,5 0,64 Ít tuyết 6 TC-6-257 5,7 0,55 Ít tuyết 7 TC-7-259 5,0 0,53 Ít tuyết 8 TC-8-257 6,2 0,60 Ít tuyết 9 TC-9-258 5,3 0,45 Ít tuyết 10 TC-10-301 6,2 0,65 Ít tuyết
Khi nghiên cứu kích thước và khối lượng búp cho thấy: Búp chè 1 tôm 2 lá đạt chất lượng tốt có chiều dài búp từ 4,0cm đến 6,8cm, 5 cây chè có chiều dài búp khá lớn từ 6,0 cm trở lên, khối lượng búp đạt từ 0,30 g/búp đến 0,65gr/búp, trong đó có cây TC-1-255 (ĐC) có khối lượng búp nhỏ nhất là 0,30g, cây có khối lượng búp lớn nhất là cây TC-10-301 khối lượng búp 0,65g. Búp chè nhỏ là đặc điểm, đây cũng là cơ sở khi chế biến chè xanh, sẽ tạo ra sản phẩm có mã chè thành phẩm nhỏ, xoăn đều tạo thành chè xanh chất lượng cao do búp chè nhỏ dẻo, dai nên khi vò chè không bị dập nát.
Về mức độ lông tuyết: Mức độ lông tuyết trên búp non là chỉ tiêu