Phương pháp điều tra tuyển chọn cây chè Trung du đầu dòng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, tuyển chọn cây đầu dòng và biện pháp kĩ thuật nhân giống chè Trung du tại xã Tân Cương - TP Thái Nguyên. (Trang 37)

Tiêu chuẩn cây đầu dòng (số: 67/2004/QĐ-BNN ngày 24/11/2004) của Bộ Nông nghiệp & PTNT.

* Đặc điểm hình thái:

- Thân gỗ, phân cành thấp, tán rộng.

- Lá: To, dài, răng cưa sâu, đều, đầu lá nhọn màu xanh sáng đến xanh

đậm, phiến lá gồ ghề lồi lõm.

* Đặc điểm sinh trưởng:

- Thời gian sinh trưởng trong năm dài (ra búp sớm và ngừng sinh trưởng búp muộn).

+ Khả năng sinh trưởng: Có nhiều búp trên tán, búp mọc đều khối lượng búp lớn, tỷ lệ búp có tôm cao.

+ Đặc điểm chất lượng: Chè nguyên liệu non, mềm, tỷ lệ búp có tôm cao, hàm lượng các chất chủ yếu trong nguyên liệu cao…

+ Tính thích ứng cao, ít sâu bệnh hại.

+ Có khả năng cho nhân giống vô tính tốt, tỷ lệ sống và tỷ lệ xuất vườn khi giâm cành cao.

* Phương pháp tuyển chọn:

- Thành lập tổ điều tra, đánh giá gồm các nhà khoa học, các cán bộ

chuyên môn, các nông dân có kinh nghiệm hiểu biết về cây chè Trung du ở địa phương. Xác định vùng điều tra tuyển chọn.

- Sau khi xác định được vùng điều tra, tuyển chọn thì tiến hành tuyển chọn gồm 4 giai đoạn.

Giai đoạn 1: Căn cứ vào đặc điểm hình thái như thân, cành, lá, búp, chọn ra những cây có đặc điểm đặc trưng nhất của thứ chè Trung du.

Giai đoạn 2: Theo dõi đánh giá sơ bộ các chỉ tiêu về hình thái, về

năng suất, loại bỏ những cây cho năng suất thấp, sâu bệnh hại nhiều

Giai đoạn 3: Theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu hình thái, đặc điểm sinh trưởng, năng suất chất lượng, khả năng nhân giống vô tính bằng phương pháp giâm cành → chọn ra những cây ưu tú.

Giai đoạn 4: Tiếp tục đánh giá đặc điểm về chất lượng chè thành phẩm, đánh giá khả năng nhân giống vô tính của những cây ưu tú → đề

nghị công nhận cây đầu dòng.

* Chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi:

- Chiều cao cây: Xác định chiều cao cây tính từ mặt đất đến vị trí cao nhất của tán cây.

- Chiều rộng tán: Đo theo hình chiếu vuông góc của tán cây. - Độ cao phân cành: Đo từ mặt đất đến điểm phân cành đầu tiên. - Số cành cấp 1: Đếm tất cả các cành cấp 1 trên thân cây.

- Màu sắc lá: Xác định màu sắc lá theo các màu: xanh, xanh nhạt, xanh vàng, xanh đậm, tím nhạt, tím hồng, tím xẫm.

- Phiến lá: Xác định phiến lá: phẳng nhẵn, gồ ghề, lồi lõm. - Răng cưa của lá: Xác định theo mức độ dày, thưa, nông, sâu. - Chiều dài lá: Đo từđầu lá đến chóp lá.

- Chiều rộng lá: Đo chỗ rộng nhất của phiến lá.

- Diện tích lá: Theo công thức tính nhanh D x R x 0,7.

- Chiều dài búp chè 1 tôm 2 lá: Đo chiều dài 30 - 50 búp lấy trị số trung bình. - Khối lượng búp 1 tôm + 2 lá: Cân 100gr búp 1 tôm + 2 lá đếm số

búp/100gr → khối lượng búp.

- Khả năng sinh trưởng phát triển: Xác định thời gian bắt đầu sinh trưởng và thời gian kết thúc sinh trưởng trong năm.

- Năng suất: Tính năng suất thực tế hái được của các lứa hái trong năm.

3.3.3. Nghiên cu đánh giá, kh năng nhân ging vô tính bng phương pháp giâm cành ca cây chè Trung du ưu tú

- Thí nghiệm gồm 10 công thức từ công thức 2 đến công thức 10 là cây chè trung du ưu tú đã được chọn lọc, công thức 1 là công thức đối chứng là cây chè Trung du ngẫu nhiên trong vùng chè nghiên cứu.

CT1:TC-1-255 (Đ/C) CT6:TC-6-257 CT2:TC-2-493 CT7:TC-7-259 CT3:TC-3-517 CT8:TC-8-257 CT4:TC-4-515 CT9:TC-9-258 CT5:TC-5-547 CT10:TC-1-301

Thí nghiệm theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh với 3 lần nhắc lại và diện tích ô thí nghiệm là 1 m2 (100 bầu chè). * Sơđồ thí nghiệm: I CT1 (Đ/C) CT2 CT3 CT4 CT5 CT6 CT7 CT8 CT9 CT10 II CT5 CT4 CT3 CT2 CT1 (Đ/C) CT7 CT6 CT10 CT9 CT8 III CT1(Đ/C) CT5 CT9 CT8 CT4 CT10 CT2 CT6 CT3 CT7

- Thí nghiệm được bố trí tại vườn ươm giống cây trồng nhà ông Nông Xuân Trường, Thị trấn Sông Cầu – huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên.

- Thời gian tiến hành: từ tháng 12/2013 đến tháng 4/2014. * Quy trình chăm sóc:

Chăm sóc đúng kĩ thuật giâm cành đảm bảo cho vườn ươm sinh trưởng, phát triển tốt nhất và đảm bảo tính chính xác của thí nghiệm.

* Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi:

- Tỷ lệ ra mô sẹo (%): Đếm số hom ra mô sẹo/số hom theo dõi. Tỷ lệ ra mô sẹo (%) =

Tổng số hom ra mô sẹo

x 100% Tổng số hom theo dõi

- Tỷ lệ ra rễ (%): Đếm số hom ra rễ /số hom theo dõi.

Tỷ lệ ra rễ (%) = Tổng số hom ra rễ

x 100% Tổng số hom theo dõi

- Tỷ lệ bật mầm (%): Đếm số hom bật mầm/số hom theo dõi.

Tỷ lệ bật mầm (%) =

Tổng số hom bật mầm

x 100% Tổng số hom theo dõi

- Tỷ lệ sống của hom giâm (%): Đếm số hom sống/số hom theo dõi. Tỷ lệ sống (%) = T

ổng số hom sống

x 100% Tổng số hom theo dõi

Phương pháp theo dõi: Đếm 10 cây liên tiếp/1 lần nhắc.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, tuyển chọn cây đầu dòng và biện pháp kĩ thuật nhân giống chè Trung du tại xã Tân Cương - TP Thái Nguyên. (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)