Nghiên cứu tuyển chọn cây đầu dòng và biện pháp kỹ thuật nhân giống chè trung du tại xã La Bằng - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên.

77 450 1
Nghiên cứu tuyển chọn cây đầu dòng và biện pháp kỹ thuật nhân giống chè trung du tại xã La Bằng - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ THU THỦY Tên đề tài: NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN CÂY ĐẦU DÒNG VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG CHÈ TRUNG DU TẠI XÃ LA BẰNG - HUYỆN ĐẠI TỪ - TỈNH THÁI NGUYÊN KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học cây trồng Khoa : Nông học Khoá : 2010 - 2014 Giáo viên hướng dẫn : TS. Dương Trung Dũng Thái Nguyên, 2014 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Cây chè (Camellia Sinensis (L) O.Kuntze) là loại cây công nghiệp dài ngày có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, là cây trồng suất hiện từ lâu đời, được trồng khá phổ biến trên thế giới. Đặc biệt là một số quốc giai khu vực Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam… Nước chè thà thứ nước uống tốt, rể tiền hơn cà phê, ca cao, có tác dụng giải khát, chống lạnh, khắc phục sự mệt mỏi của cơ thể, kích thích hoạt động của hệ thần kinh, hệ tiêu hóa và chữa được một số bệnh đường ruột. Đặc biệt chất Tanin trong chè có khả năng hút chất phóng xạ, do đó nó còn chống lại được một số bệnh do chất phóng xạ gây ra [6]. Chính vì các đặc tính ưu việt trên chè đã chở thành sản phẩm đồ uống phổ biến trên toàn thế giới. Hiện nay đã có trên 40 nước trên thế giới sản xuất chè, trong khi có trên 200 nước tiêu thụ chè. Đây chính là một lợi thế tạo điều kiện cho việc sản xuất chè ngày càng phát triển [15]. Cây chè được trồng ở Việt Nam từ lâu đời (4000 năm), hiện nay đã được phát triển ở 34 tỉnh, thành phố trong cả nước. Cây chè ở Việt Nam cho năng suất, sản lượng tương đối ổn định và có giá trị kinh tế. Với ưu thế là một cây công nghiệp dễ khai thác, nguồn sản phẩm đang có nhu cầu lớn về xuất khẩu cũng như tiêu dùng trong nước. Cây chè được coi là cây mũi nhọn, một thế mạnh của khu vực Trung Du và miền núi [2]. Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi Bắc Bộ, điều kiện đất đai và thời tiết khá thích hợp cho việc phát triển cây chè. Toàn tỉnh hiện có 18.138 ha chè, năng suất búp tươi bình quân đạt 108,73 tạ/ha, sản lượng gần 181.020 tấn (năm 2011). Hiện nay, cây chè Thái Nguyên trở thành một trong những cây 2 trồng mũi nhọn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân trong tỉnh. Thái Nguyên là một tỉnh tập trung nhiều giống chè trong đó điển hình nhất là giống chè Trung du. Giống Trung du thuộc thứ chè Trung Quốc lá to (Camellia sinensis Var. Macrophilla), đây là giống trồng hạt chiếm diện tích đa số trong các vườn chè của nông dân ở vùng Trung Du và vùng đồi thấp, chúng mang các tên giống địa phương như Trung du Phú Thọ, Trung du Thái Nguyên. Theo kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu Chè, giống Trung du chiếm tới 40% diện tích ở các điểm điều tra. Giống chè Trung du từ lâu đã được coi là khởi thủy của cây chè Việt Nam. Theo kết quả của các nhà nghiên cứu về chè thì chè Trung du được di thực từ Vân Nam (Trung Quốc) vào Việt Nam từ rất lâu, đã thích nghi, ổn định và phù hợp với điều kiện đất đai thổ nhưỡng vùng Trung Du. Được mặc nhiên mang tên chè Trung du. Do vậy mà cây chè Trung du gắn liền với tập quán sinh sống của người nông dân vùng Trung Du miền núi phía Bắc. Đây là lợi thế của giống chè Trung du cần được nghiên cứu để phát triển trong sản xuất. Hiện nay hầu hết các nương chè Trung du chủ yếu do trồng bằng hạt thường không được chọn lọc nên quần thể nương chè lẫn tạp, năng suất thấp. Xuất phát từ vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu tuyển chọn cây đầu dòng và biện pháp kỹ thuật nhân giống chè trung du tại xã La Bằng - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Điều tra tuyển chọn được những cây chè Trung du ưu tú cho năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với điều kiện ngoại cảnh tỉnh Thái Nguyên. - Đánh giá được khả năng sinh trưởng, phát triển của một số cá thể chè Trung du. - Đánh giá được khả năng nhân giống của cây chè Trung du ưu tú. 3 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Qua quá trình thực hiện đề tài, sinh viên sẽ được thực hành việc nghiên cứu khoa học, biết phương pháp phân bổ thời gian hợp lý và khoa học trong công việc để đạt được hiệu quả cao trong quá trình làm việc. Đồng thời là cơ sở để củng cố những kiến thức đã học trong nhà trường và hoạt động thực tiễn - Kết quả của đề tài là tài liệu tham khảo có giá trị cho cán bộ khoa học kỹ thuật, cho người sản xuất kinh doanh chè, cho giáo viên, sinh viên, học viên học tập, nghiên cứu về cây chè. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất - Chọn được các cây chè Trung du ưu tú làm vườn ươm cây giống gốc có năng suất cao, chất lượng tốt, cung cấp hom chè giống đảm bảo đồng đều nâng cao năng suất và chất lượng nương chè. - Góp phần bảo tồn giống chè Trung du mang nhiều đặc tính quý. 1.4. Phạm vi nghiên cứu - Điều tra đánh giá về năng suất, chất lượng, khả năng sinh trưởng, tuyển chọn cây chè Trung du ưu tú. - Đề tài nghiên cứu được giới hạn trong huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài 2.1.1. Cơ sở khoa học Giống Trung du: thuộc thứ chè Trung Quốc lá to (Camellia sinensis Var. Macrophilla), đây là giống trồng hạt chiếm diện tích đa số. Đặc điểm giống Trung du thuộc loại hình thân gỗ nhỡ, có thân chính rõ rệt, chiều cao phân cành thấp. Giống Trung du có lá to trung bình, chiều dài lá từ 12-14 cm, chiều rộng lá 5-7 cm. Khối lượng của búp là 0,7- 0,78 gam/búp. Do trồng bằng hạt thường không được chọn lọc nên quần thể cây trồng rất lẫn tạp, năng suất thấp (bình quân chỉ đạt 5 – 6 tấn/ha). Chất lượng của búp thuộc loại khá, thích hợp để chế biến chè xanh, chè đen. Hàm lượng tanin của giống Trung du đạt trên 26,30%, chất hoà tan 51,40%. Giống Trung du có khả năng chống chịu sâu bệnh, hạn hán khá tốt, có tính thích ứng cao và khá rộng với các vùng chè. 2.1.2. Cơ sở thực tiễn Chè là cây lâu năm, nở hoa hàng năm. Cây chè sau trồng 2 - 3 năm đã có khả năng ra hoa. Cây chè có từ 2000 - 4000 nụ hoa/năm, nhưng tỷ lệ đậu quả rất thấp, thường chỉ đạt từ 2 - 4 %. Hoa chè là hoa lưỡng tính nhưng khả năng tự thụ của hoa chè rất thấp, hầu hết các quả chè là kết quả của sự thụ phấn khác hoa, đây là nguyên nhân quan trọng làm cho cây chè mọc từ hạt có sự phân ly lớn về hình thái, về khả năng cho năng suất, chất lượng. Nói chung những cây chè con mọc từ hạt có sự phân ly lớn so với cây mẹ. Mặt khác chè là cây thân gỗ, ngoài khả năng nhân giống bằng hạt thì người ta có thể nhân giống chè bằng phương pháp nhân giống vô tính như phương pháp nuôi cấy mô tế bào, ghép cành, giâm cành… Ưu điểm của 5 phương pháp nhân giống vô tính là hệ số nhân giống cao, cây con giữ được những đặc tính tốt của cây mẹ, vườn chè có độ đồng đều cao, có khả năng cho năng suất cao hơn so với trồng hạt, nguyên liệu có độ đồng đều cao, dễ canh tác, thu hái và chế biến. Dựa trên cơ sở khoa học này, ngày nay ở hầu hết các cơ sở sản xuất chè trên thế giới cũng như Việt Nam, các giống chè thường được nhân giống bằng phương pháp giâm cành. Khả năng giâm cành của chè phu thuộc vào nhiều yếu tố nhưng trong đó có 3 yếu tố quan trọng đó là yếu tố hom giống. Thời vụ giâm cành (điều kiện môi trường ngoại cảnh) và các biện pháp kỹ thuật chăm sóc trong vườn ươm. Giống chè Trung du của tỉnh Thái Nguyên, hầu hết được mọc từ hạt do vậy có độ phân li rất lớn về sinh trưởng, phát triển và các đặc điểm hình thái. Những vấn đề trên là cơ sở thực tiễn quan trọng của đề tài. Nghiên cứu chọn lọc cây đầu dòng phục vụ công tác nhân giống cho vùng. 2.2. Nguồn gốc, phân loại và sự phân bố cây chè 2.2.1. Nguồn gốc cây chè Nghiên cứu về nguồn gốc của cây chè là một vấn đề phức tạp, cho đến nay còn rất nhiều quan điểm chưa được thống nhất. Trong đó một số quan điểm đáng tin cậy được nhiều người công nhận nhất là: * Cây chè có nguồn gốc từ Trung Quốc Theo Daraselia, Gruzia (1989) thì các nhà khoa học Trung Quốc như Schenpen, Jaiding … đã giải thích sự phân bố của cây chè mẹ ở Trung Quốc như sau: Tỉnh Vân Nam là nơi bắt đầu của hàng loạt con sông lớn đổ về các con sông ở Việt Nam, Lào, Campuchia, Mianma. Đầu tiên, cây chè mọc ở Vân Nam, sau đó hạt chè di chuyển trôi theo dòng nước đến các vùng nói trên và lan sang các vùng khác. Cũng theo Daraselia, dựa trên cơ sở học thuyết 6 “Trung tâm khởi nguyên cây trồng” của Vavilop thì cây chè có nguồn gốc ở Trung Quốc, phân bố ở khu vực Đông nam, men theo cao nguyên Tây Tạng [7]. * Chè có nguồn gốc từ vùng Assam (Ấn Độ) Năm 1823, R.Bruce đã phát hiện được những cây chè dại lá to ở vùng Atxam (Ấn Độ ), từ đó các học giả người Anh cho rằng: Nguyên sản của cây chè là ở vùng Atxam chứ không phải ở Vân Nam - Trung Quốc [7]. * Chè có nguồn gốc ở Việt Nam Những công trình nghiên cứu của Djemukhatze (1961 - 1976) về phức catechin của lá chè có nguồn gốc khác nhau, so sánh về thành phần các chất catechin của lá chè được trồng trọt và mọc hoang dại đã nêu lên luận điểm về sự tiến hoá sinh hoá của cây chè và trên cơ sở đó xác minh “Nguồn gốc cây chè chính là ở Việt Nam”[7]. Các quan điểm nêu trên tuy có khác nhau về địa điểm nhưng đều có điểm chung thống nhất là: Nguyên sản của cây chè là ở châu Á, nơi có điều kiện khí hậu nóng ẩm [7]. 2.2.2. Phân loại cây chè Khi nghiên cứu về cây chè, năm 1753 nhà thực vật học nổi tiếng Line đã đặt tên cho cây chè là: Thea sinensis, sau lại đặt là Camellia Sinensis. Vấn đề này cũng được nhiều nhà nghiên cứu tranh luận và cũng có rất nhiều cách đặt tên. Theo Nguyễn Ngọc Kính thì cách phân loại của Cohen Stuart (1919) được các nhà thực vật học thống nhất đến nay: Cây chè thuộc: - Ngành Hạt kín Angiospermae - Lớp Song tử diệp Dicotyledonae - Bộ Chè Theales - Họ Chè Theaceae - Chi Chè Camellia (Thea) - Loài Camellia Sinensis 7 Dựa vào các đặc điểm thực vật học, đặc điểm sinh hóa, nguồn gốc phát sinh cây chè Cohen Stuart chia Camellia Sinensis ra làm bốn thứ: a) Chè Trung Quốc lá nhỏ (Camellia sinensis var. Bohea) Đặc điểm: - Cây bụi thấp phân cành nhiều. - Lá nhỏ, dày nhiều gợn sóng, màu xanh đậm, lá dài 3,5 - 6,5 cm. - Có 6 - 7 đôi gân lá không rõ, răng cưa nhỏ, không đều. - Búp nhỏ, hoa nhiều, năng suất thấp, phẩm chất bình thường. - Khả năng chịu rét ở độ nhiệt -12 0 C đến -15 0 C. Phân bố chủ yếu ở miền đông, đông nam Trung Quốc, Nhật Bản và một số vùng khác. b) Chè Trung Quốc lá to (Camellia sinensis var. macrophylla) Đặc điểm: - Thân gỗ nhỡ cao tới 5m trong điều kiện sinh trưởng tự nhiên. - Lá to trung bình chiều dài 12 - 15 cm, chiều rộng 5 - 7 cm, màu xanh nhạt, bóng, răng cưa sâu không đều, đầu lá nhọn. - Có trung bình 8 - 9 đôi, gân lá rõ. - Năng suất cao, phẩm chất tốt. - Nguyên sản ở Vân Nam, Tứ Xuyên (Trung Quốc). c) Chè Shan (Camellia sinensis var. Shan) Đặc điểm: - Thân gỗ, cao từ 6 đến 10 m. - Lá to và dài 15 - 18 cm màu xanh nhạt, đầu lá dài, răng cưa nhỏ và dày. - Tôm chè có nhiều lông tơ, trắng và mịn trông như tuyết, nên còn gọi là chè tuyết. - Có khoảng 10 đôi gân lá. 8 - Có khả năng thích ứng trong điều kiện ấm ẩm, ở địa hình cao, năng suất cao, phẩm chất thuộc loại tốt nhất. - Nguyên sản ở Vân Nam - Trung Quốc, miền Bắc của Miến Điện và Việt Nam. d) Chè Ấn Độ (Camellia sinensis var. assamica) Đặc điểm: - Thân gỗ cao tới 17 m phân cành thưa. - Lá dài tới 20 - 30 cm, mỏng, mềm, thường có màu xanh đậm, dạng lá hình bầu dục, phiến lá gợn sóng, đầu lá dài. - Có trung bình 12 - 15 đôi gân lá. - Rất ít hoa quả. - Không chịu được rét hạn. - Năng suất, phẩm chất tốt. Trồng nhiều ở Ấn Độ, Miến Điện, Vân Nam (Trung Quốc) và một số vùng khác. 2.2.3. Sự phân bố của cây chè Sự phân bố của cây chè phụ thuộc nhiều vào điều kiện khí hậu. Các kết quả nghiên cứu đều đưa đến một kết luận chung là: Vùng khí hậu nhiệt đới, á nhiệt đới thích hợp cho cây chè. Ngày nay, do trình độ khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển đã lai tạo, chọn lọc ra nhiều giống chè khác nhau và được trồng rộng rãi ở nhiều nước khác nhau trên thế giới. Theo PGS. Đỗ Ngọc Quỹ [8], thì hiện nay chè được phân bố khá rộng từ 42º vĩ Bắc Pochi (Liên Xô cũ) đến 27º Nam Coriente (Achentina). Sự phân bố của cây chè theo điều kiện khí hậu đất đai và địa hình cũng có sự khác nhau. Đất trồng chè tốt phải nhiều mùn, thoát nước tốt và có độ dốc thoải. Ảnh hưởng của độ cao đã hình thành nên các vùng chè với nhiều giống chè, chất lượng khác nhau. Các nhà khoa học cho rằng: Chè 9 trồng ở những vùng có độ cao lớn hơn so với mặt nước biển thường có chất lượng tốt hơn so với chè trồng ở vùng thấp. Về điều kiện khí hậu, chè sinh trưởng tốt ở điều kiện nhiệt độ từ 15ºC đến 20ºC, tổng nhiệt độ hàng năm vào khoảng 8.000ºC; lượng mưa trung bình hàng năm 1500 – 2000 mm; độ ẩm đất 70 - 80%. Tuy nhiên với khả năng thích nghi rộng cùng với sự tiến bộ của khoa học hiện nay chè được trồng ở những vùng khắc nghiệt hơn [7]. 2.2.4. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây chè Chè là cây công nghiệp lâu năm có chu kì kinh tế dài, sản phẩm cho thu hoạch chính là lá và búp non. Trong thời gian sống cây chè trải qua 2 chu kì phát triển lớn và chu kì phát triển nhỏ. - Chu kỳ phát triển lớn bao gồm suốt cả đời sống của cây chè được chia làm 5 giai đoạn: Giai đoạn phôi thai, đây là giai đoạn đầu tiên của cây chè chủ yếu nằm ở vườn chè giống lấy hạt hoặc lấy cành -> giai đoạn cây con trong vườn ươm -> giai đoạn cây con -> giai đoạn cây chè trưởng thành -> giai đoạn chè già cỗi. - Chu kỳ phát triển nhỏ (chu kỳ phát triển hàng năm) bao gồm giai đoạn sinh trưởng và giai đoạn tạm ngừng sinh trưởng. Giai đoạn sinh trưởng của cây chè gồm 2 quá trình hoạt động song song: Sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực. Tùy điều kiện ngoại cảnh và sinh trưởng của giống mà cây chè có những ưu thế sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực khác nhau. Những đặc điểm sinh trưởng phát triển của cây chè là kết quả phản ánh tổng hợp giữa các đặc điểm của giống (tính di truyền) với các điều kiện ngoại cảnh. Như vậy nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng phát triển của giống trong các vùng sinh thái khác nhau chúng ta sẽ đánh giá được khả năng thích ứng của giống trong từng vùng sinh thái, từ đó đề ra các biện pháp kỹ [...]... Từ - tỉnh Thái Nguyên 30 - Thí nghiệm nhân giống chè được tiến hành tại vườn ươm giống cây trồng của gia đình ông Nông Quốc Trường, Thị Trấn Sông Cầu - huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên * Thời gian nghiên cứu: Tiến hành từ tháng 12/2013 đến tháng 4/2014 3.2 Nội dung nghiên cứu - Điều tra điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình sản xuất chè tại xã La Bằng - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên - Điều... cây chè, thước đo loại 3m, cân, túi PE để đóng bầu có kích thước 9cm (nửa chu vi) x 12cm (chiều cao)… 3.1.3 Địa điểm, thời gian nghiên cứu * Địa điểm nghiên cứu: - Tuyển chọn những cây chè Trung du ưu tú được tiến hành tại vườn chè của gia đình ông Phạm Hữu Tài, xóm Chính Phú - xã Phú Xuyênhuyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên và vườn chè của gia đình bà Lê Thị Thủy, xóm La Cút - xã La Bằng - huyện Đại Từ. .. sẵn - Thu thập số liệu từ các nguồn: Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, chi cục thống kê tỉnh, báo cáo điều tra tổng kết về sản xuất - phát triển chè Trung du của xã La Bằng - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên 3.3.2 Phương pháp điều tra tuyển chọn cây chè Trung du ưu tú Tiêu chuẩn cây đầu dòng (số: 67/2004/QĐ-BNN ngày 24/11/2004) của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn *Đặc điểm hình thái: - Thân... chọn Công thức 1 (đối chứng) là cây chè 33 Trung du ngẫu nhiên trong vùng chè nghiên cứu Hom thí nghiệm là hom bánh tẻ CT1: ĐT- 1-9 29 (Đ/C) CT5: ĐT- 5-9 19 CT9: ĐT-1 2-8 80 CT2: ĐT- 2-9 29 CT6: ĐT- 9-8 53 CT10: ĐT-1 3-8 83 CT3: ĐT- 3-9 27 CT7: ĐT-1 0-8 58 CT4: ĐT- 4-9 20 CT8: ĐT-1 1-8 74 - Thí nghiệm theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, 3 lần nhắc lại, diện tích ô thí nghiệm là 1m2 (100 bầu chè) * Sơ đồ thí nghiệm: I II III... tra tuyển chọn những cây chè Trung du có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất chất lượng cao làm cây ưu tú - Nghiên cứu đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển của chè Trung du trong vườn ươm - Đánh giá tỷ lệ sống trong vườn ươm 3.3 Phương pháp nghiên cứu 3.3.1 phương pháp điều tra, thu thập số liệu - Điều tra tình hình sản xuất, phát triển chè Trung du tại vùng nghiên cứu bằng phương pháp. .. lượng búp lớn) 29 PHẦN 3 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng, dụng cụ, địa điểm, thời gian nghiên cứu 3.1.1 Đối tượng nghiên cứu * Giống chè Trung Du Giống chè Trung du thuộc thứ chè Trung Quốc lá to (Camellia sinensis Var Macrophilla), đây là giống được trồng bằng hạt chiếm diện tích đa số trong các vườn chè của nông dân ở vùng Trung Du và vùng đồi núi thấp Thuộc loại hình thân... Theo Dupasquier (1923) – dẫn theo Đỗ Ngọc Quỹ (1991) thì đến năm 1923 Việt Nam đã trồng được 10.368 ha chè đầu tiên với các giống chè thuộc thứ chè Trung Quốc lá to, chè Shan và chè Ấn Độ, đã thu thập được tập đoàn gồm: 43 giống chè trong đó chủ yếu là chè Trung Quốc lá to 22 - Từ năm 1918 - 1927 Việt Nam đã nhập 13 giống chè từ Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc và Lào - Năm 1923 khi nghiên cứu tập đoàn giống. .. khả năng nhân giống vô tính bằng phương pháp giâm cành chọn ra những cây ưu tú Giai đoạn 4: Tiếp tục đánh giá đặc điểm về chất lượng chè thành phẩm, đánh giá khả năng nhân giống vô tính của những cây ưu tú → đề nghị công nhận cây đầu dòng *Chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi: - Đường kính thân cây: Theo phương pháp đo chu vi thân cây 32 - Chiều cao cây: Xác đinh chiều cao cây tính từ mặt đất... rất sớm Ngay từ đời nhà Tống, Trung Quốc đã có 7 giống chè tốt ở Vũ Di Sơn Các giống chè Thủy Tiên (1821 - 1850), Đại Bạch Trà (1850), Thiết Quan Âm đã có từ hơn 200 năm về trước đều là những giống chè chiết cành Năm 1956 Trần Khôi Dũ đưa ra phương pháp chọn giống 100 điểm, đối với cây ăn quả và phương pháp này đã được phát triển theo chiều sâu Giống chè được chọn lọc, khảo nghiệm đánh giá bằng cách xác... tác chọn dòng, kết hợp chọn dòng có sản lượng cao, có khả năng chống hạn và chống bệnh Trong những năm 1940 đã chọn ra các dòng chè TRI2020, trong đó có các giống nổi tiếng như TRI777, TRI2043 Trong những năm 1950, 1960 Srilanca đã chon ra các dòng chè triển vọng như TRI14, DT, DN, DP và DV [8] 15 Hiện nay diện tích trồng chè bằng các giống chè được nhân giống vô tính đạt thên 40% diện tích trồng chè . Nghiên cứu tuyển chọn cây đầu dòng và biện pháp kỹ thuật nhân giống chè trung du tại xã La Bằng - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên . 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Điều tra tuyển chọn. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ THU THỦY Tên đề tài: NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN CÂY ĐẦU DÒNG VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG CHÈ TRUNG DU TẠI XÃ LA BẰNG. tài. Nghiên cứu chọn lọc cây đầu dòng phục vụ công tác nhân giống cho vùng. 2.2. Nguồn gốc, phân loại và sự phân bố cây chè 2.2.1. Nguồn gốc cây chè Nghiên cứu về nguồn gốc của cây chè là

Ngày đăng: 23/07/2015, 13:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan