4.4 PHÂN HẠNG THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI ĐỐI VỚI LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG CHÈ.. Từ hiện trạng nêu trên, việc nghiên cứu tiềm năng đất đai, tìm hiểu một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp, đ
Trang 1HOÀNG THỊ THÙY
Tên đề tài:
“XÂY DỰNG BẢN ĐỒ PHÂN HẠNG THÍCH NGHI ĐẤT TRỒNG CHÈ Ở XÃ LA BẰNG HUYỆN ĐẠI TỪ TỈNH THÁI NGUYÊN”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa Chính Môi Trường Khoa : Quản lý tài nguyên Khóa : 2010 – 2014
Người hướng dẫn : Th.S Trần Thị Mai Anh
Thái Nguyên – 2014
Trang 2Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo giảng dạy trong trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh Thái Nguyên, phòng Tài Nguyên Môi Trường huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên, Ủy Ban Nhân Dân xã La Bằng cùng toàn thể các ban ngành
và nhân dân trong xã Đặc biệt là sự quan tâm giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn
Th.S Trần Thị Mai Anh đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực
hiện đề tài.Tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Quản lý tài nguyên, Khoa Môi trường, Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh Thái Nguyên, phòng Tài Nguyên Môi Trường huyện Đại Từ, toàn thể nhân dân xã La Bằng và các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp, gia đình đã động viên giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này
Do hạn chế về thời gian và điều kiện nghiên cứu nên luận văn này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của các nhà khoa học, các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để luận văn này hoàn thiện hơn
Trang 3CSDL : Cơ sở dữ liệu
D : Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ
Fa : Đất vàng đỏ trên đá macma a xit
FAO : Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc
Fe : Đất nâu tím trên đá sét màu tím
Fk : Đất nâu đỏvà nâu vàng trên đá macma bazo và trung tính
Fp : Đất nâu vàng trên phù sa cổ
Fq : Đất vàng nhạt trên đá cát
Fs : Đất đỏ vàng đá sét
GIS : Hệ thống thông tin địa lý
LMU : Land Mapping Unit (Đơn vị bản đồ đất đai)
LUM : Land Unit Map (Bản đồ đơn vị đất đai)
LUT : Land Use Type (Loại hình sử dụng đất)
LUS : Land Use System (Hệ thống sử dụng đất)
N : Hạng không thích nghi
NR : Hạng không liên quan
N1 : Không thích nghi hiện tại
N2 : Không thích nghi vĩnh viễn
Pc : Đất phù sa không được bồi chua
Trang 4Trang
Bảng 4.1: Cơ cấu lao động của xã năm 2011 23
Bảng 4.2: Hệ thống giao thông của xã năm 2011 24
Bảng 4.3: Hệ thống thủy lợi của xã năm 2011 25
Bảng 4.4: Tổng hợp năng suất, sản lượng một số cây trồng chính giai đoạn 2009 – 2011 26
Bảng 4.5: Tình hình sản xuất chăn nuôi gia súc, gia cầm của vùng nghiên cứu qua các năm 27
Bảng 4.6: Tình hình chăn nuôi thủy sản vùng nghiên cứu qua các năm 28
Bảng 4.7: Hiện trạng sử dụng đất vùng nghiên cứu năm 2011 30
Bảng 4.8: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2011 32
Bảng 4.9: Diện tích một số cây trồng chính của vùng nghiên cứu qua các năm 33
Bảng4.10: Phân loại đất của vùng nghiên cứu 34
Bảng 4.11: Phân cấp địa hình vùng nghiên cứu 36
Bảng 4.12: Phân cấp tầng dày đất của vùng nghiên cứu 37
Bảng 4.13: Phân cấp thành phần cơ giới vùng nghiên cứu 38
Bảng 4.14: phân cấp hàm lượng mùn vùng nghiên cứu 40
Bảng 4.15: Phân cấp pHKCl vùng nghiên cứu 41
Bảng 4.16: Phân cấp lượng mưa vùng nghiên cứu 42
Bảng 4.17: Phân cấp chế độ nước vùng nghiên cứu 43
Bảng 4.18: Tổng hợp chỉ tiêu phân cấp dùng để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai 45
Bảng 4.19: Đặc tính các đơn vị đất đai vùng nghiên cứu 47
Bảng 4.20: Số lượng và diện tích đơn vị bản đồ đất đai theo các chỉ tiêu phân cấp 48 Bảng 4.21: Yếu tố chẩn đoán cho loại hình sử dụng đất trồng chè 50
Bảng 4.22: Xếp hạng các yếu tố chẩn đoán đối với yêu cầu sử dụng đất của cây chè 51
Bảng 4.23: Kết quả phân hạng thích nghi hiện tại loại hình sử dụng đất trồng chè 54 Bảng 4.24: Tổng hợp mức độ thích nghi hiện tại của đất trồng chè 55
Trang 5
Trang Hình 2.1: Mô hình chồng ghép bản đồ 9
Hình 2.2: Các thành phần chính của GIS 12
Hình 4.1: Vị trí địa lý xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên 22
Hình 4.2: Biểu đồ tỷ trọng giá trị sản xuất của các ngành kinh tế năm 2011 25
Hình 4.3: Biểu đồ biến động gia súc vùng nghiên cứu qua các năm 27
Hình 4.4: Biểu đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2011 31
Hình 4.5: Biểu đồ hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2011 32
Hình 4.6: Biểu đồ diện tích một số cây trồng chính của vùng nghiên cứu qua các năm 33
Hình 4.7: Bản đồ đất xã La Bằng ………35
Hình 4.8: Bản đồ địa hình xã La Bằng ……… …… 36
Hình 4.9: Bản đồ độ dày tầng đất xã La Bằng ……….…….37
Hình 4.10: Bản đồ thành phần cơ giới xã La Bằng ……… ….39
Hình 4.11: Bản đồ hàm lư ợng mùn xã La Bằng ……… 40
Hình 4.12: Bản đồ pH đất xã La Bằng ……….….………41
Hình 4.13: Bản đồ lượng mưa xã La Bằng ……….…… 43
Hình 4.14: Bản đồ chế độ nước xã La Bằng……….……….44
Trang 6Trang
Phần I MỞ ĐẦU 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2
1.3 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 2
1.3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 2
1.3.2 Ý nghĩa trong thực tiễn 2
Phần II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 ĐÁNH GIÁ ĐẤT THEO FAO 3
2.1.1 Các khái niệm sử dụng trong đánh giá đất 3
2.1.2 Đánh giá khả năng thích nghi đất đai 3
2.1.3 Mục đích của đánh giá đất 4
2.1.4 Quy trình đánh giá đât 4
2.1.5 Các phương pháp đánh giá đất theo FAO 5
2.2 CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ ĐẤT TRÊN THẾ GIỚI 6
2.2.1 Đánh giá đất đai ở Liên Xô (cũ) 6
2.2.2 Đánh giá đất đai ở Canađa 6
2.2.3 Đánh giá đất đai ở Anh 6
2.2.4 Đánh giá đất đai ở Ấn Độ 6
2.2.5 Đánh giá đất của tổ chức FAO 7
2.3 CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ ĐẤT Ở VIỆT NAM 7
2.4 BẢN ĐỒ ĐƠN VỊ ĐẤT ĐAI, PHÂN HẠNG THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI 8 2.4.1 Bản đồ đơn vị đất đai (Land Unit Map – LUM) 8
2.4.2 Phân hạng thích nghi/hợp đất đai 9
2.5 GIỚI THIỆU PHẦN MỀM MAPPING OFFICE 11
2.6 HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ 12
2.6.1 Khái niệm GIS 12
Trang 72.6.3 Cơ sở dữ liệu của GIS 13
2.6.4 Một số phần mềm ứng dụng GIS 14
2.7 YÊU CẦU SINH THÁI CỦA CÂY CHÈ 15
2.7.1 Yếu tố khí hậu 15
2.7.2 Yêu cầu về đất trồng chè 16
2.7.3 Độ cao và địa hình 18
2.8 YÊU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT CỦA CÂY CHÈ 18
Phần III ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
3.1 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 19
3.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 19
3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
3.3.1 Điều tra thu thập tài liệu 19
3.3.2 Phương pháp phân tích thống kê, xử lý số liệu 19
3.3.3 Phương pháp điều tra thực địa 19
3.3.4 Phương pháp áp dụng trong đánh giá đất 21
3.3.5 Phương pháp xây dựng các bản đồ đơn tính 21
3.3.6 Phương pháp chồng ghép bản đồ bằng công nghệ GIS 21
3.3.7 Phương pháp chuyên gia chuyên khảo 21
Phần IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 22
4.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI 22
4.1.1 Điều kiện tự nhiên 22
4.1.5 Điều kiện kinh tế - xã hội 23
4.1.3 Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã 28
4.2 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP 30
4.2.1 Hiện trạng sử dụng đất của vùng nghiên cứu 30
4.3 XÂY DỰNG BẢN ĐỒ 34
4.3.1 Xây dựng bản đồ đơn tính 34
Trang 84.4 PHÂN HẠNG THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI ĐỐI VỚI LOẠI HÌNH SỬ
DỤNG ĐẤT TRỒNG CHÈ 49
4.4.1 Khái quát tình hình phát triển cây chè trên địa bàn xã 49
4.4.2 Xác định các yếu tố chẩn đoán 49
4.4.3 Xếp hạng các yếu tố chẩn đoán 50
4.4.4 Phân hạng thích nghi hiện tại và tương lai 53
4.4.5 Đề xuất phát triển loại hình sử dụng đất trồng cây chè tại vùng nghiên cứu 57
4.4.6 Đề xuất các giải pháp để phát triển loại hình sử dụng đất trồng chè tại vùng nghiên cứu 58
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 62
1 KẾT LUẬN 62
2 KIẾN NGHỊ 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
Trang 9Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia Nó
là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, là
tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế trong sản xuất nông - lâm nghiệp Trong quá trình hoạt động sản xuất của con người, cùng với sức ép của đô thị hóa và sự gia tăng dân số, đất nông nghiệp đang đứng trước nguy cơ suy giảm về số lượng và chất lượng Con người đã và đang khai thác quá mức mà chưa có biện pháp hợp lý để bảo vệ đất đai Trong những thập niên gần đây, quan điểm phát triển nông nghiệp bền vững đã định hướng những đề tài nghiên cứu cùng những ứng dụng quan trọng và cấp bách trong sản xuất nông nghiệp của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng Việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất đai, xây dựng một nền nông nghiệp sạch, sản xuất ra nhiều sản phẩm chất lượng đảm bảo môi trường sinh thái ổn định và phát triển bền vững đang là vấn đề mang tính toàn cầu
Từ hiện trạng nêu trên, việc nghiên cứu tiềm năng đất đai, tìm hiểu một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp, đánh giá đúng mức độ thích hợp của các loại hình sử dụng đất đó làm cơ sở cho việc đề xuất sử dụng đất hợp lý, hiệu quả, đảm bảo sự phát triển bền vững là vấn đề có tính chiến lược và cấp thiết của quốc gia và từng địa phương
La Bằng là một xã của huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên nằm sát chân núi Tam Đảo Trước kia, đời sống kinh tế của người dân chủ yếu dựa vào cây lúa
và trồng màu Do đó, La Bằng vẫn luôn xếp ở vị trí xã miền núi nghèo của Đại
Từ Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nắm bắt lợi thế tiềm năng, khí hậu mát mẻ, xã La Bằng đã chọn đầu tư phát triển cây chè vốn là cây trồng
Trang 10truyền thống của xã từng bị bỏ ngỏ, hoặc phát triển manh mún, tự phát làm cây chủ lực phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo [14]
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, dưới sự hướng dẫn của Thạc sỹ: Trần Thị
Mai Anh, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Xây dựng bản đồ phân hạng thích nghi đất trồng chè ở xã La Bằng huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên”
1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Đánh giá thực trạng đất đai và khả năng thích nghi đất đai của xã La Bằng đối với loại hình sử dụng đất trồng chè
Xây dựng bản đồ phân hạng thích nghi đất trồng chè ở xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
1.3 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Làm sáng tỏ hơn đặc điểm đất nông nghiệp đồng thời góp phần hoàn thiện phân loại đất theo FAO nhằm cung cấp thông tin làm cơ sở dữ liệu cho những nghiên cứu khác về quy hoạch sử dụng đất
1.3.2 Ý nghĩa trong thực tiễn
Kết quả nghiên cứu sẽ giúp nhân dân, các nhà đầu tư, doanh nghiệp hiểu
rõ về tiềm năng đất đai để đầu tư và phát triển loại hình sử dụng đất này
Làm cơ sở cho việc sử dụng đất hiệu quả và lập quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất
Trang 11Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 ĐÁNH GIÁ ĐẤT THEO FAO
2.1.1 Các khái niệm sử dụng trong đánh giá đất
2.1.1.1 Đất đai( Land )
Đất là môi trường tự nhiên bao gồm khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng, thủy văn, thực vật, những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sử dụng đất
2.1.1.2 Đánh giá đất ( Land Evaluation – LE)
Theo FAO(năm 1976): Đánh giá đất đai là quá trình so sánh, đối chiếu những tính chất vốn có của khoanh/vạt đất cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại yêu cầu sử dụng cần phải có
2.1.1.3 Đơn vị bản đồ đất đai ( Land Mapping Unit – LMU)
Theo FAO (1983): LMU là khoanh/vạt đất được xác định cụ thể trên bản
đồ đơn vị đất đai với những đặc tính và tính chất đất đai riêng biệt thích hợp đồng nhất cho từng LUT (loại hình sử dụng đất), có cùng một điều kiện quản lý đất, cùng một khả năng sản xuất và cải tạo đất Mỗi đơn vị đất đai có chất lượng, (đặc tính và tính chất) riêng và nó thích hợp với một LUT nhất định
2.1.1.4 Loại hình sử dụng đất ( Land Use Type - LUT)
LUT là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của một vùng đất với những phương thức quản lý sản xuất trong các điều kiện kinh tế - xã hội và kĩ thuật được xác định
2.1.1.5 Hệ thống sử dụng đất (Land Use System – LUS)
LUS là sự kết hợp của LMU và LUT (hiện tại và tương lai), hay là loại sử dụng đất riêng biệt được thực hiện trên một vạt đất nhất định kết hợp với đầu
tư, thu nhập và khả năng cải tạo đất như: làm bằng, tưới, tiêu,…[11]
2.1.2 Đánh giá khả năng thích nghi đất đai
Đánh giá khả năng thích nghi đất đai hay còn gọi là đánh giá đất đai (Land Evaluation): Là quá trình dự đoán tiềm năng đất đai khi sử dụng cho các mục
Trang 12đích cụ thể Hay là dự đoán tác động của mỗi đơn vị đất đai đối với mỗi loại hình sử dụng đất
Theo Stewart (1968): Đánh giá khả năng thích nghi của đất đai cho việc
sử dụng đất đai của con người vào nông, lâm nghiệp, thiết kế thủy lợi, quy hoạch sản xuất [4]
Có hai phương pháp xác định khả năng thích nghi:
- Phương pháp xác định khả năng thích nghi đất đai tự nhiên (physical
suitability): Chỉ ra mức độ thích hợp của loại hình sử dụng đất đối với điều kiện
tự nhiên không tính đến các điều kiện kinh tế Nếu không thích nghi về mặt tự nhiên thì không một phân tích kinh tế nào có thể biện chứng để đề xuất tiếp tục
sử dụng
- Phương pháp đánh giá thích nghi kinh tế (Economic Land Evaluation):
Các quyết định sử dụng đất đai thường cân nhắc về mặt kinh tế, dùng để so sánh các loại hình sử dụng đất có cùng mức độ thích hợp hoặc hiệu quả của hai loại hình sử dụng đất Tính thích hợp về mặt kinh tế có thể đánh giá bởi các yếu tố: Tổng giá trị sản xuất, lãi thuần, B/C, chi phí, …[8]
2.1.3 Mục đích của đánh giá đất
Nhằm hướng dẫn phương pháp đánh giá đất trong khuôn khổ quy hoạch
sử dụng đất và phát triển nông thôn trên quan điểm tăng cường lương thực cho một số nước trên thế giới và giữ nguồn tài nguyên đất không bị thoái hóa, sử dụng đất lâu bền
Đảm bảo tính hợp lý và bền vững trong việc quy hoạch sử dụng đất đai là
cơ sở cho việc bố trí sử dụng đất hợp lý trên quan điểm sinh thái và phát triển bền vững [11]
2.1.4 Quy trình đánh giá đât
Quy trình đánh giá đất đai được tiến hành và mô tả qua các bước sau:
-Xây dựng các khoanh đơn vị bản đồ đất đai trên cơ sở kết quả điều tra khảo sát các nguồn tài nguyên đất như: khí hậu, địa hình, đất, nước, thực vật,
Trang 13nước ngầm Mỗi đơn vị bản đồ đất đai sẽ có những đặc tính đất đai riêng và khác so với những đơn vị bản đồ đất đai lân cận
-Chọn lọc và mô tả kiểu sử dụng đất đai mà nó phải phù hợp và liên quan đến mục tiêu chính sách và phát triển đã được xây dựng bởi các nhà quy hoạch cũng như phải phù hợp với những điều kiện về kinh tế, xã hội và môi trường trong khu vực đang thực hiện
-Chuyển đổi những đặc tính đất đai của mỗi đơn vị bản đồ đất đai thành các chất lượng đất đai mà những chất lượng đất đai này có ảnh hưởng trực tiếp đến các kiểu sử dụng đất đai đã được chọn lọc
-Xác định yêu cầu về đất đai cho các kiểu sử dụng đất đai đã chọn lọc, hay gọi là yêu cầu sử dụng đất đai trên cơ sở của các chất lượng đất đai
-Đối chiếu giữa yêu cầu sử dụng đất đai của các kiểu sử dụng đất đai được diễn tả dưới dạng phân cấp yếu tố với các chất lượng trong mỗi đơn vị bản đồ đất đai được diễn tả dưới dạng yếu tố chẩn đoán Kết quả cho được sự phân hạng khả năng thích nghi đất đai của mỗi đơn vị bản đồ đất đai với từng kiểu sử dụng đất đai [15]
2.1.5 Các phương pháp đánh giá đất theo FAO
Trong đánh giá đất, cả hai khâu điều tra tự nhiên và kinh tế, xã hội đều rất quan trọng Hai phương pháp sau đây sẽ phục vụ cho việc thực hiện nghiên cứu
về tự nhiên và kinh tế - xã hội
- Phương pháp hai bước: Gồm có đánh giá đất tự nhiên ( bước thứ nhất),
và tiếp theo là phân tích kinh tế - xã hội (bước thứ hai) Phương pháp tiến triển theo các trình tự rõ ràng, vì vậy có thể linh động thời gian cho các hoạt động và huy động cán bộ tham gia
- Phương pháp song song: Thực hiện bước đánh giá đất tự nhiên đồng
thời với phân tích kinh tế - xã hội Ưu điểm là nhóm cán bộ đa ngành cùng làm việc, tức là bao gồm cả các nhà khoa học tự nhiên và kinh tế xã hội Phương pháp này thường dùng để đánh giá đất chi tiết và bán chi tiết
Trang 14Trong đánh giá đất có thể kết hợp hai phương pháp này, ví dụ phương pháp hai bước cho cấp điều tra thăm dò rồi tiếp đến là phương pháp song song
ở điều tra chi tiết và bán chi tiết
Trong thực tế sự khác nhau giữa hai phương pháp không thật rõ ràng Với phương pháp hai bước, thuộc tính quan trọng là kinh tế - xã hội cần cho suốt cả bước thứ nhất khi lựa chọn các loại sử dụng đất trong quá trình đánh giá đất [11]
2.2 CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ ĐẤT TRÊN THẾ GIỚI
2.2.1 Đánh giá đất đai ở Liên Xô (cũ)
Đây là trường phái theo quan điểm phát sinh, phát triển của Docutraiep Trường phái này cho rằng đánh giá đất trước hết phải đề cập đến thổ nhưỡng và chất lượng tự nhiên của đất, là những chỉ tiêu mang tính khách quan và đáng tin cậy Ông đã đề ra các nguyên tắc trong đánh giá đất đai là xác định các yếu tố đánh giá đất phải ổn định và nhận biết được rõ ràng, phải phân biệt được các yếu tố một cách khách quan và có cơ sở khoa học, phải tìm tòi để nâng cao sức sản xuất Phải có sự đánh giá kinh tế và thống kê nông học của đất đai mới có giá trị trong việc đề ra những biện pháp sử dụng đất tối ưu
2.2.2 Đánh giá đất đai ở Canađa
Canađa đánh giá đất đai theo các tính chất tự nhiên của đất và năng suất ngũ cốc nhiều năm Trong nhóm cây ngũ cốc lấy cây lúa mì làm tiêu chuẩn và khi có nhiều loại cây thì dùng hệ số quy đổi ra lúa mì Trong đánh giá đất đai các chỉ tiêu thường được lưu ý là thành phần cơ giới, cấu trúc đất, mức độ muối độc trong đất, xói mòn và đá lẫn Phẩm chất đất đai được đánh giá bằng thang điểm 100 theo tiêu chuẩn trồng lúa mì
2.2.3 Đánh giá đất đai ở Anh
Tại Anh đang ứng dụng hai phương pháp đánh giá phân hạng đất là dựa vào thống kê sức sản xuất tiềm năng của đất và căn cứ vào thống kê sức sản xuất thực tế của đất
2.2.4 Đánh giá đất đai ở Ấn Độ
Tại Ấn Độ, một số bang đã tiến hành đánh giá đất đai, áp dụng các phương pháp tham biến, biểu thị mối quan hệ giữa các yếu tố dưới dạng phương trình toán học sau:
Trang 15Y = F(A).F(B).F(C).F(X) Trong đó:
Y - Biểu thị sức sản xuất của đất
2.2.5 Đánh giá đất của tổ chức FAO
Cơ sở của phương pháp đánh giá đất theo FAO là dựa trên phân hạng đất thích hợp Nền tảng của phương pháp này là so sánh, đối chiếu mức độ thích hợp giữa yêu cầu của các loại hình sử dụng đất với chất lượng đất và đặc tính vốn có của đơn vị bản đồ đất, kết hợp với việc phân tích các khía cạnh kinh tế,
xã hội và môi trường liên quan đến sử dụng đất để lựa chọn phương án sử dụng đất tốt nhất [11]
2.3 CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ ĐẤT Ở VIỆT NAM
Ở Việt Nam khái niệm đánh giá, phân hạng đất đai đã có từ lâu Trong
thời kỳ phong kiến thực dân, để thu thuế đất đã có sự phân chia “Tứ hạng điền, lục hạng thổ” Công tác đánh giá, phân hạng đất đai được nhiều cơ quan khoa
học nghiên cứu và thực hiện như: Viện Nông hóa – Thổ nhưỡng, Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, Tổng cục địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường), các trường Đại học Nông nghiệp và các tỉnh thành
Những năm gần đây công tác đánh giá đất đai ở Việt Nam đã và đang được nghiên cứu và triển khai nhằm phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất theo hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế và phát triển nông nghiệp bền vững Các nhà nghiên cứu và đào tạo về đất đai của Việt Nam đã phối hợp với nhau, đồng thời
Trang 16mở rộng mối quan hệ hợp tác với các tổ chức và nhà khoa học Quốc tế để nhanh chóng tiếp thu chương trình đánh giá phân hạng đất của FAO
Năm 1993 Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp đã chỉ đạo thực hiện công tác đánh giá đất trên cả 9 vùng sinh thái của cả nước với bản đồ tỷ lệ 1/250.000 Bước đầu đã xác định được tiềm năng đất đai của các vùng và khẳng định việc vận dụng nội dung, phương pháp đánh giá đất của FAO theo tiêu chuẩn và điều kiện cụ thể của Việt Nam là phù hợp trong hoàn cảnh hiện nay và đã kịp thời tổng kết và vận dụng các kết quả này vào chương trình đánh giá và đề xuất sử dụng tài nguyên đất phát triển nông nghiệp bền vững thời kì
1996 - 2000 và 2010 đã hoàn thành năm 1995
Việc vận dụng nội dung, phương pháp đánh giá đất theo FAO đã có kết quả ở Việt Nam, phục vụ hiệu quả cho chương trình quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới cũng như cho các dự án quy hoạch vận dụng ở các địa phương Các cơ quan nghiên cứu đất đang và sẽ tiếp tục nghiên cứu vận dụng phương pháp này cho phù hợp với điều kiện cụ thể và với các tỷ lệ bản đồ thích hợp để nhanh chóng tiến tới hoàn thiện nội dung, phương pháp và quy trình định giá phân hạng đất cho toàn lãnh thổ cũng như cho các vùng sản xuất khác nhau trên toàn quốc [11]
2.4 BẢN ĐỒ ĐƠN VỊ ĐẤT ĐAI, PHÂN HẠNG THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI
2.4.1 Bản đồ đơn vị đất đai (Land Unit Map – LUM)
2.4.1.1 Khái niệm
Bản đồ đơn vị đất đai là bản đồ tổ hợp của các bản đồ đơn tính Mỗi đơn
vị bản đồ đất đai chứa đựng đầy đủ các thông tin thể hiện trong các bản đồ đơn
lẻ và phân biệt với các đơn vị khác bởi sự khác của ít nhất một yếu tố
2.4.1.2 Quy trình xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
-Thu thập các tư liệu (bản đồ + báo cáo thuyết minh; các tài liệu, số liệu khác) có liên quan đến vùng nghiên cứu
-Lựa chọn + phân cấp các chỉ tiêu thích hợp, tiến hành kiểm tra đánh giá chất lượng các tư liệu
Trang 17-Xây dựng các bản đồ chuyên đề theo các chỉ tiêu phân cấp được lựa chọn phù hợp mục đích, yêu cầu và phạm vi nghiên cứu
-Lựa chọn bản đồ nền với tỷ lệ thích hợp
-Chồng ghép các bản đồ đơn tính
Mô hình chồng ghép bản đồ đơn tính:
Hình 2.1: Mô hình chồng ghép bản đồ
- Thống kê, mô tả các đơn vị bản đồ đất đai – LMU [3]
2.4.2 Phân hạng thích nghi/hợp đất đai
Trang 182.4.2.2 Cấu trúc phân hạng thích nghi đất đai theo FAO
Theo hướng dẫn của FAO, cấu trúc phân hạng thích nghi đất đai được phân thành 2 bậc với các hạng trong các bậc:
- Loại thích hợp (S): Có nghĩa là LUT sẽ có năng suất cao khi có đầu tư không chịu ảnh hưởng của các rủi ro hoặc gây thiệt hại đến tài nguyên đất Loại này bao gồm 3 hạng thích nghi: S1 (rất thích nghi); S2 (thích nghi trung bình); S3 (Ít thích nghi)
Ngoài ra còn có hạng Sc: thích nghi có điều kiện, chỉ áp dụng với quy mô hẹp bằng các yếu tố cải tạo đất nhỏ
- Loại không thích nghi (N): Có nghĩa là đất có các yếu tố hạn chế khắc nghiệt mà ở loại S không có, rất khó hoặc không thể khắc phục được đối với các LUT
Loại này bao gồm 2 hạng không thích nghi: N1 (không thích nghi hiện tại); N2 (không thích nghi vĩnh viễn)
Ngoài ra còn có hạng NR: không liên quan, đất đai được loại trừ vì không thuộc mục tiêu đánh giá trong sản xuất nông nghiệp: đất có rừng, đất thổ cư, đất chuyên dùng, núi đá,…
2.4.2.3 Nội dung của công tác phân hạng thích hợp đất đai
- Kiểm tra, xem xét kết quả xác định đơn vị đất đai, các loại hình sử dụng đất đai và yêu cầu sử dụng đất đai của mỗi loại hình sử dụng đất Phải trình bày đầy đủ, rõ ràng hai bảng về đặc tính các đơn vị đất đai và yêu cầu sử dụng đất đai
- Xác định quy luật yếu tố trội, yếu tố bình thường và sắp xếp theo thứ tự
- Tuần tự so sánh xác định mức độ thích nghi của từng loại hình sử dụng đất theo yếu tố và quyết định theo quy định chung
- Tổng hợp kết quả phân hạng đất của tất cả các loại hình sử dụng đất
- Tổng hợp diện tích mức độ thích nghi theo các loại sử dụng đất
- Xem xét kiểm tra trên thực tế để chỉnh sửa và quyết định hạng chuẩn thức
Trang 19- Xây dựng bản đồ phân hạng đất đai
- Trình bày kết quả phân hạng trong báo cáo
2.5 GIỚI THIỆU PHẦN MỀM MAPPING OFFICE
Microstation là phần mềm trợ giúp thiết kế đồ họa (CAD) Đây là một môi trường đồ họa rất mạnh cho phép xây dựng và quản lý các đối tượng đồ họa thể hiện các yếu tố bản đồ
Microstation còn là môi trường để chạy các phần mềm khác như: IrasB, IrasC, GEOVEC, …
Các công cụ của Microstation được sử dụng và số hóa các đối tượng trên nền ảnh bitmap (dữ liệu dạng Raster), sửa chữa, biên tập dữ liệu và trình bày bản đồ
Microstation còn cung cấp các công cụ xuất, nhập dữ liệu đồ họa từ các phần mềm khác qua các file (định dạng *.dxf, *.dwg,…)
- IrasB: Là phần mềm hiển thị và biên tập dữ liệu dưới dạng ảnh đen trắng
- Geovec: Cung cấp các công cụ số hóa bán tự động các đối tượng trên
nền ảnh đen trắng với định dạng của Intergraph Mỗi một đối tượng số hóa bằng Geovec phải được định nghĩa trước các thông số đồ họa về mầu sắc, lớp thông tin, khi đó đối tượng này được gọi là một feature Mỗi một feature có một tên gọi và mã số riêng Trong quá trình số hóa các đối tượng bản đồ, Geovec được dùng nhiều trong việc số hóa các đối tượng dạng đường
- MRFClean: Được viết bằng MDL (Microstation Development
Language) và chạy trên nền của Microstation MRFClean dùng để tự động sửa lỗi các đối tượng đồ họa trong trường hợp: những đường hoặc những điểm trùng nhau; cắt đường; tự động loại các đường thừa có độ dài nhỏ hơn tiêu chuẩn cho trước
- MRFFlag: Được thiết kế tương hợp với MRFClean, dùng để tự động
hiển thị lên màn hình lần lượt các vị trí có lỗi mà MRFClean đã đánh dấu trước
đó và người sử dụng sẽ sử dụng các công cụ của Microstation để sửa [1]
Trang 202.6 HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ
2.6.1 Khái niệm GIS
Thuật ngữ GIS được sử dụng rất thường xuyên trong nhiều chuyên ngành, lĩnh vực khác nhau như địa lý, tin học, các hệ thống tích hợp thông tin ứng dụng trong quản lý tài nguyên, môi trường, khoa học xử lý dữ liệu không gian…
Lĩnh vực GIS đặc trưng bởi sự đa dạng trong ứng dụng Khái niệm GIS được phát triển trên nền của nhiều lĩnh vực khác nhau như khoa học máy tính, khoa học trái đất, các khoa học ứng dụng (hành chính, đất đai, môi trường… )
Sự đa dạng của các lĩnh vực ứng dụng, các phương pháp và khái niệm khác nhau được áp dụng trong GIS dẫn đến có rất nhiều khái niệm khác nhau về GIS:
- Tập hợp các công cụ dùng để thu thập, lưu trữ, truy cập, biến đổi và thể hiện dữ liệu không gian ghi nhận được từ thế giới thực tiễn
- Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu trên máy tính dùng để thu thập, lưu trữ, truy cập, phân tích và thể hiện dữ liệu không gian
- Hệ thống hỗ trợ ra quyết định có chức năng tích hợp dữ liệu không gian vào giải quyết các vấn đề thực tiễn
Từ các định nghĩa nêu trên, chúng ta có một định nghĩa tổng quát về GIS
như sau: “Hệ thống các công cụ nền máy tính dùng để thu thập, lưu trữ, truy cập và biến đổi, phân tích và thể hiện dữ liệu liên quan đến các vị trí trên bề mặt trái đất và tích hợp các thông tin này vào quá trình ra quyết định” [5]
2.6.2 Các thành phần chính của GIS
[10]
Hình 2.2: Các thành phần chính của GIS
Trang 21Hệ thống thông tin địa lí GIS bao gồm 5 thành phần: Chuyên viên; Chính sách quản lý; Số liệu; Phần mềm; Thiết bị (phần cứng)
- Chuyên viên: Đây là một trong những hợp phần quan trọng của công
nghệ GIS, đòi hỏi những chuyên viên hướng dẫn sử dụng hệ thống để thực hiện các chức năng phân tích và xử lý các số liệu Đòi hỏi phải thông thạo về việc lựa chọn các công cụ GIS để sử dụng, có kiến thức về các số liệu đang được sử dụng và thông hiểu các tiến trình đang và sẽ thực hiện
- Chính sách và quản lý: Ðây là hợp phần rất quan trọng để đảm bảo khả
năng hoạt động của hệ thống, là yếu tố quyết định sự thành công của việc phát triển công nghệ GIS Hệ thống GIS cần được điều hành bởi một bộ phận quản
lý, bộ phận này phải được bổ nhiệm để tổ chức hoạt động hệ thống GIS một cách có hiệu quả để phục vụ người sử dụng thông tin
- Số liệu: Được sử dụng trong GIS không chỉ là số liệu địa lý
(geo-referenced data) riêng lẻ mà còn phải được thiết kế trong một cơ sở dữ liệu (database) Những thông tin địa lý có nghĩa là sẽ bao gồm các dữ kiện về vị trí địa lý, thuộc tính (attributes) của thông tin, mối liên hệ không gian (spatial relationships) của các thông tin, và thời gian
- Phần mềm GIS: Là tập hợp các câu lệnh, chỉ thị nhằm điều khiển phần
cứng của máy tính thực hiện một nhiệm vụ xác định, phần mềm hệ thống thông tin địa lý có thể là một hoặc tổ hợp các phần mềm máy tính
- Phần cứng máy tính: Bao gồm máy vi tính (computer), máy vẽ
(plotters), máy in (printer), bàn số hoá (digitizer), thiết bị quét ảnh (scanners),
các phương tiện lưu trữ số liệu (Floppy diskettes, CD ROM, hard disk, ) [10]
2.6.3 Cơ sở dữ liệu của GIS
Cơ sở dữ liệu là một tập hợp số liệu được lựa chọn và phân chia bởi người
sử dụng Đó là một nhóm các bản ghi và các file số liệu được lưu trữ trong một
tổ chức có cấu trúc
Cơ sở dữ liệu trong GIS gồm hai loại: Cơ sở dữ liệu không gian và cơ sở
dữ liệu thuộc tính
Trang 22a Dữ liệu không gian
Dữ liệu không gian là loại dữ liệu thể hiện chính xác vị trí trong không
gian thực của đối tượng và quan hệ giữa các đối tượng qua mô tả hình học, mô
tả bản số và mô tả topology
Các đối tượng không gian của bản đồ số: Điểm khống chế tọa độ, địa giới
hành chính, các thửa đất, các lô đất, các công trình xây dựng, hệ thống giao
thông, thủy văn và các yếu tố khác có liên quan
Các dữ liệu không gian thể hiện các đối tượng bản đồ qua ba yếu tố hình
học cơ bản là điểm, đường, vùng
b Dữ liệu thuộc tính
Dữ liệu thuộc tính còn được gọi là dữ liệu phi không gian, đó là dữ liệu
thể hiện các thông tin về đặc điểm cần có của các yếu tố bản đồ Dữ liệu thuộc
tính gồm:
- Thuộc tính định lượng: Kích thước, diện tích, độ nghiêng
- Thuộc tính định tính: Kiểu, màu sắc, tên, tính chất
Thông thường dữ liệu thuộc tính được thể hiện bằng mã và lưu trữ trong
các bảng hai chiều Tùy theo đặc điểm chuyên đề và thuộc tính của nó mà các
đối tượng được xếp vào các lớp khác nhau [19]
2.6.4 Một số phần mềm ứng dụng GIS
- ArcGIS: Là hệ thống GIS hàng đầu hiện nay, cung cấp một giải pháp
toàn diện từ thu thập/nhập số liệu, chỉnh lý, phân tích và phân phối thông tin
trên mạng Internet tới các cấp độ khác nhau như CSDL địa lý cá nhân hay
CSDL của các doanh nghiệp [18]
- ARCView: Là sản phẩm của hãng ESRI, đây là một trong những phần
mềm đứng đầu trong thế hệ GIS để bàn (Desktop) và thành lập bản đồ, nó có
thể chạy trong môi trường Window 9X, Window NT, XP… ARCView đưa đến
cho người học khả năng hình dung, khám phá, hỏi đáp và phân tích dữ liệu
Cũng như một số phần mềm GIS, ARCView có khả năng chồng ghép bản
đồ, xử lý dữ liệu không gian, có thể ứng dụng trong một số lĩnh vực trong
Trang 23ngành quản lý đất đai như đánh giá phục vụ quy hoạch, xử lý dữ liệu ảnh, quản
lý tài nguyên đất, nước…
Hiện tại ở nước ta, ARCView đã được đưa vào sử dụng trong nhiều lĩnh vực,
các cơ quan quản lý tài nguyên, các dự án phát triển và quản lý tài nguyên [13]
- Mapinfo: Là một trong các phần mềm đang được dùng như là một hệ
GIS trong quản lý thông tin bản đồ
Mapinfo: hiển thị, in ấn, tra cứu các thông tin không gian và phi không gian trong một khu vực không gian làm việc nào đó (WORKSPACE) [16]
2.7 YÊU CẦU SINH THÁI CỦA CÂY CHÈ
Cây chè tồn tại và phát triển trong một hệ sinh thái nông nghiệp có giới hạn xác định, ngày nay con người hiểu được muốn phát triển chè một cách bền vững cần kết hợp sản xuất chè với bảo vệ thiên nhiên và liên quan đến các yếu
tố kinh tế xã hội Trong đó, yếu tố tự nhiên như khí hậu, thời tiết đất đai, địa hình, là vô cùng quan trọng
2.7.1 Yếu tố khí hậu
2.7.1.1 Lượng mưa và độ ẩm không khí
Búp chè 1 tôm 2 lá non chứa nhiều nước (từ 75 – 80%) Ở nước ta lượng
mưa trung bình ở các vùng chè là 1750 – 2500 mm/năm là phù hợp với sinh trưởng cây chè Mưa nhiều chè sinh trưởng tốt, mưa ít chè sinh trưởng kém, nếu thời tiết hạn chè tạm ngừng sinh trưởng, độ ẩm không khí cần cho chè sinh trưởng từ 80 – 85%
Trang 242.7.1.3 Ánh sáng
Chè vốn là cây rừng sinh trưởng trong điều kiện ẩm ướt dưới tán rừng vùng nhiệt đới Nhu cầu ánh sáng của cây chè là trung tính, cây con ưa bóng râm, lớn lên ưa sáng nhiều hơn Trong bóng râm lá chè có mầu xanh đậm, lóng dài, búp non lâu, quang hợp kém, sản lượng thấp Ánh sáng tán xạ vùng núi có ảnh hưởng tốt đến phẩm chất chè hơn ánh sáng trực xạ, vùng núi cao có chất lượng chè tốt hơn vùng thấp
e Đất mùn Alit trên núi cao
Ở Việt Nam kí hiệu là A (theo FAO – UNESCO là AL-Alisols) bao gồm đất mùn alit trên núi cao, đất mùn than bùn trên núi cao đều trồng chè được
2.7.2.2 Đặc tính vật lý của cây chè
a Tầng dày
Cây chè sinh trưởng cả đời trên một vị trí cố định, điều quan trọng là bộ rễ phát triển vừa ăn sâu, vừa lan rộng hút được nhiều dinh dưỡng, trên tầng đất
Trang 25dày (1-3m) cây chè cho năng suất cao, bền vững, tầng mỏng 40-60cm cây chè cho năng suất thấp chóng tàn
b Kết cấu
Kết cấu đất ở dạng viên, hạt, đất tơi xốp giữ nước nhiều, thấm nước nhanh lại dễ thoát nước, có lợi cho sự sinh trưởng của bộ rễ chè và là điều kiện tốt cho các loại vi sinh vật phát triển
c Thành phần cơ giới
Đất thịt pha cát đến thịt nặng (theo phân loại quốc tế) hay thịt nhẹ đến thịt nặng (theo phân loại của Liên Xô cũ) là phù hợp cho cây chè sinh trưởng Loại đất này có chế độ nước và không khí điều hòa, thuận lợi cho cây trồng phát triển rễ, cũng như các quá trình sinh hóa xảy ra trong đất
d Mực nước ngầm
Phải >1m vì chè không chịu ngập nước lâu, những nới đất trũng chè dễ bị chết
2.7.2.3 Đặc tính hóa học đất chè
a Độ chua pHKCl
Độ chua thích hợp cho cây chè sinh trưởng là 4 – 6 nếu đất có độ chua <4
có thể bón vôi làm tăng pH, nếu đất có độ chua >6,5 thì không nên trồng chè
b Hàm lượng mùn
Mùn là chỉ tiêu quan trọng, vừa là kho dự trữ dinh dưỡng vùa có tác dụng cải tạo thành phần cơ giới và kết cấu đất, tăng khả năng hấp phụ và giữ chất dinh dưỡng Năng suất chè tỷ lệ thuận với hàm lượng mùn trong đất Đất trồng chè
có hàm lượng mùn rất khác nhau, ở Liên Xô đất phần lớn có hàm lượng mùn là 3 – 5% thậm chí 7 – 8%, Srilanka 1 – 2%, Trung quốc 1 – 2%, Việt Nam phổ biến ở mức 1 – 2% Rất ít đất trồng chè của Việt Nam có hàm lượng mùn >4%
c Các chất dinh dưỡng
Trong lá chè qua phân tích có tới 17 nguyên tố hóa học, trong đó quan trọng nhất là đạm, lân, kali Đất càng có đủ nguyên tố cây cần thì chè càng cho năng suất cao
Trang 262.7.3 Độ cao và địa hình
- Độ cao: So với mặt nước biển ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển
của cây chè, chè vùng cao có chất lượng tốt hơn chè vùng thấp, ngược lại chè vùng thấp thường sinh trưởng mạnh và có năng suất cao hơn chừ vùng cao
- Địa hình: Có ảnh hưởng tới tiểu khí hậu vùng chè, địa hình bằng phẳng
khí hậu thường thuần nhất, địa hình phức tạp khí hậu không thuần nhất, địa hình nhiều đồi dốc gây xói mòn đất mạnh và khó sử dụng cơ giới trong canh tác chè Đất có độ dốc cao khó giữ nước dễ bị hạn không thuận lợi cho sinh trưởng
và phát triển cây chè Ở Việt Nam vùng chè công nghiệp thường trồng ở độ dốc
<25%, độ dốc >25% trồng cây lâm nghiệp hoặc trồng chè shan theo phương thức trồng rừng
Ngoài những yếu tố chính trên một số yếu tố khác cũng có ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây chè như gió, sương muối, mưa đá,… [12]
2.8 YÊU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT CỦA CÂY CHÈ
Bảng2.1: Yêu cầu sử dụng đất đối với cây chè
6,3 – 6,8 3,8 – 4,2
>6,8
<3,8
[2], [7], [9]
Trang 27Phần 3 ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Cây chè và các yêu cầu sinh thái của cây chè
- Toàn bộ quỹ đất nông nghiệp và chưa sử dụng của xã La Bằng
3.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và thực trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã La Bằng
- Xây dựng các loại bản đồ chuyên đề, bản đồ đơn vị đất đai
- Đánh giá mức độ thích nghi hiện tại và tương lai của cây chè
- Xây dựng bản đồ phân hạng thích nghi đất đai
- Đề xuất định hướng phát triển trồng cây chè và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất
3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.1 Điều tra thu thập tài liệu
- Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã
- Thu thập số liệu về hiện trạng sử dụng đất: Số liệu lấy từ báo cáo thuyết minh quy hoạch xây dựng nông thôn mới của xã
3.3.2 Phương pháp phân tích thống kê, xử lý số liệu
- Số liệu sau khi thu thập được biểu hiện dưới dạng bảng, lược đồ, biểu đồ,…
3.3.3 Phương pháp điều tra thực địa
- Điều tra hiện trạng sử dụng đất của vùng nghiên cứu
- Xác định loại hình sử dụng đất hiện tại, khoanh vẽ và xác định đặc tính đất đai
- Đào phẫu diện để xác định độ dày tầng đất Lấy mẫu về phân tích để xác định hàm lượng mùn, pH
Trang 28Phương pháp phân tích hàm lượng mùn và pH:
+ Phương pháp phân tích mùn: Dùng phương pháp Tiurin
Bước 1: Cân 0,1g đất đã qua rây 0,25mm cho vào bình tam giác có thể tích 100ml, cho tiếp 10ml K2Cr2O7(0,4N) lắc nhẹ cho dung dịch và đất trộn đều nhau và đậy phễu ngưng lạnh lên miệng bình tam giác
Bước 2: Đặt trên bếp cách cát đun ở nhiệt độ 150 – 170 oC để dung dịch trong bình sôi nhẹ đúng 5 phút nhấc để nguội, cho vào 1ml H3PO4 và 8 giọt chỉ thị mầu Phenylantranin (0,2%)
Bước 3: Dùng dung dịch muối nhỏ FeSO4(NH4)SO46H2O(0,1) chuẩn độ lượng KaliBicromat dư thừa Dung dịch chuyển từ tím mận sang xanh lá cây Bước 4: Tính kết quả
Trong đó:
V1: Là thể tích muối mo (ml) dùng để chuẩn độ thí nghiệm đối chứng ( lấy 1 thể tích K2Cr2O7(0,4N) như trên + 8 giọt chỉ thị màu Phenylantranin (0,2%) lắc đều Dùng muối chuẩn độ đến lúc dung dịch chuyển sang màu xanh
V2: Là thể tích muối mo dùng để chuẩn độ thí nghiệm có đất N: Là nồng độ của muối mo
C: Số gam đất dùng để phân tích
K: Là hệ số quy về đất khô kiệt
• Thang đánh giá hàm lượng mùn:
Trang 29- Điều tra thị trường tiêu thụ sản phẩm
3.3.4 Phương pháp áp dụng trong đánh giá đất
- Đánh giá khả năng thích nghi đất đai của các loại hình sử dụng đất với đặc tính của từng đơn vị bản đồ đất đai theo FAO dựa vào yếu tố trội và yếu tố bình thường
- Phương pháp xác định thành phần cơ giới của đất: Dùng phương páp vê giun Mỗi tầng lấy 1 lượng đất bằng ngón tay cái nhào với nước cho đủ dẻo không quá ướt hoặc quá khô, dùng 2 bàn tay vê thành thỏi dài có đường kính 3mm sau đó khoanh thành đường tròn có đường kính 3cm, chiều dài thỏi đất 9,5cm:
+ Không vê được hình giun là đất cát
+ Vê thành viên rời rạc là đất cát pha
+ Vê được thành thỏi nhưng đứt đoạn là đất thịt nhẹ
+ Vê được thành thỏi nhưng uốn cong đứt đoạn là đất thịt trung bình
+ Vê được thành thỏi nhưng uốn cong có vết nứt là đất thịt nặng
+ Vê được thành thỏi nhưng uốn cong không có vết nứt là đất sét
3.3.5 Phương pháp xây dựng các bản đồ đơn tính
Ứng dụng phần mềm Microstation số hóa bản đồ nền, biên tập và hoàn thiện các bản đồ đơn tính theo các mức chỉ tiêu đã phân cấp
3.3.6 Phương pháp chồng ghép bản đồ bằng công nghệ GIS
Ứng dụng phần mềm Arcview để chồng xếp các bản đồ đơn tính
3.3.7 Phương pháp chuyên gia chuyên khảo
Tham khảo ý kiến của các cơ quan chuyên môn, cán bộ địa phương về định hướng sử dụng đất của xã
Trang 30Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1 Vị trí địa lý
[6] Hình 4.1: Vị trí địa lý xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
La Bằng là xã nằm ở phía Tây huyện Đại Từ cách trung tâm huyện 10 Km; phía Đông giáp xã Bản Ngoại; phía Nam giáp xã Hoàng Nông; phía Bắc giáp xã Phú Xuyên; phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang
4.1.1.2 Địa hình địa mạo
Là xã miền núi nằm dưới chân dãy núi Tam Đảo với địa hình chủ yếu là đồi núi Tổng diện tích tự nhiên của xã là 2.213,88 ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp 1.345,32 ha; diện tích đất nông nghiệp 453,56ha, diện tích đất trồng chè 220ha, diện tích đất trông lúa là 195 ha
4.1.1.3 Khí hậu
Có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, khí hậu nóng ẩm và mưa nhiều; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3, gió Đông Bắc chiếm ưu thế,
Trang 31lượng mưa ít, thời tiết hanh khô Đặc trưng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm thể hiện
rõ qua các chỉ số: nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 22,90C; tổng tích ôn từ 7.000 – 8.0000C Lượng mưa phân bố không đều có chênh lệch lớn giữa mùa mưa và mùa khô Về mùa mưa cường độ mưa lớn, chiếm tới gần 80% tổng lượng mưa trong năm
4.1.1.4 Thủy văn
Địa bàn xã La Bằng có 1 suối La Bằng, bắt nguồn từ dãy núi Tam Đảo, chảy dọc theo địa bàn xã với chiều dài khoảng 8km; diện tích ao, đầm của xã nằm rải rác tại các xóm với tổng diện tích mặt nước khoảng 10ha ; nhìn chung nguồn nước suối và ao, đầm trên địa bàn xã khá rồi dào, rất thuận lợi cho việc tưới tiêu trồng trọt, phát triển chăn nuôi thủy sản và cung cấp nước sinh hoạt cho người dân
4.1.1.5 Địa chất
Khu đồi núi nền đất cấu tạo là đất đá gan trâu kết hợp đất đỏ Bazan, khu ruộng phẳng bề mặt là lớp đất màu phía dưới là lớp đất đỏ Bazan Về cơ bản
không có hiện tượng lún, sụt đất hoặc động đất xảy ra
4.1.5 Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1 Dân số, lao động, việc làm, thu nhập và mức sống
a Dân số và lao động, việc làm
- Dân số: Số dân của xã đến cuối năm 2013 là 3.769 người, với 981 hộ
Có 2.264 lao động
Bảng4.1: Cơ cấu lao động của xã năm 2013
[17]
Trang 32b Thu nhập và mức sống
Thu nhập bình quân đầu người năm 2013 đạt 19,5 triệu đồng/người/năm Nguồn thu nhập chính của người dân chủ yếu là từ trồng trọt, chăn nuôi, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ Một số có thu nhập thêm từ lâm nghiệp, thủy sản,
4.1.2.2 Cơ sở hạ tầng
a Giao thông
Do nằm sát dãy Núi Tam Đảo nên giao thông đối ngoại của xã là hệ thống đường liên xã Hệ thống này đã và đang được xây dựng đó là các tuyến đường: Đường Bản Ngoại - La Bằng, đường Hoàng Nông - La Bằng, đường Phú Xuyên - La Bằng Tổng chiều dài hệ thống giao thông liên xã chạy qua địa bàn
xã là 14,7 km
Bảng 4.2: Hệ thống giao thông của xã năm 2013
1 Từ giáp xã Bản Ngoại - Trung tâm xã 2,2 Đường nhựa
2 Từ trung tâm xã – đến hết xóm Kẹm 4,0 Đường bê tông
3 Đường rẽ khu di tích - xóm Đầm Cầu
4 Cổng nhà ông Huấn (La Cút) – Cầu Đồng
5 Từ nhà ông Thắng (Non Bẹo) – đến hết
xóm Tiến Thành sang Rừng Vần 3,9 Đường đất
Trang 33xây dựng kiên cố, nhưng đang hư hỏng, xuống cấp; tổng diện tích tưới của công trình là 167 ha lúa Các công trình còn lại đều là các vai, đập tạm Hệ thống kênh mương của xã hiện nay (bao gồm cả hệ thống kênh do trạm Khai thác thuỷ lợi quản lý) có tổng chiều dài là 24,42 km, trong đó đã kiên cố hoá được 13,44 km, còn lại là 10,98 km là kênh đất Nhìn chung hệ thồng thuỷ lợi của xã mới chỉ đáp ứng được cơ bản yêu cầu về nước tưới cho cây lúa, nuôi trồng thuỷ sản và một lượng nhỏ phục vụ cho cây màu, còn lại hầu hết diện tích chè của xã là chưa có hệ thống thuỷ lợi để phục vụ tưới
Bảng 4.3: Hệ thống thủy lợi của xã năm 2013
- Cơ cấu kinh tế năm 2013 là: Nông nghiệp 79,3%; Công nghiệp dịch vụ 6,1%; Dịch vụ phi nông nghiệp 14,6% Thu nhập bình quân đầu người năm
2013 đạt 19,5 triệu đồng/người/năm
79,3%
Nông nghiệp Công nghiệp dịch vụ Dịch vụ phi nông nghiệp
[17]
Hình 4.2: Biểu đồ tỷ trọng giá trị sản xuất của các ngành kinh tế năm 2013
Trang 34- Sản lượng lương thực năm 2013 đạt 1907,5 tấn, năng suất lúa đạt 55,8 tạ/ha Đàn lợn có 600 con; đàn gia cầm có 22.286 con; đàn trâu 201 con; đàn bò 12 con
- Tổng diện tích chè năm 2013 là 219 ha, trong đó diện tích chè kinh doanh là 208 ha, năng suất chè đạt 106 tạ/ha, sản lượng chè búp tươi đạt 2.205tấn
4.1.2.4 Hiện trạng sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản
Sản lượng (tấn)
Năng suất (tạ/ha)
Sản lượng (tấn)
Năng suất (tạ/ha)
Sản lượng (tấn)
- Về sản xuất lương thực: Qua số liệu đánh giá tại bảng cho thấy trong
những năm qua diện tích, năng suất lúa và sản lượng lúa khá ổn định; trong cả giai đoạn 2011-2013 diện tích trồng lúa giảm 4,4 ha Năm 2013 năng suất lúa bình quân đạt 55,8 ta/ha, (bằng 99,6% năng suất lúa bình quân của huyện), sản lượng lúa đạt 1.873,3 tấn Trong sản xuất lương thực cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống đã có bước chuyển dịch tích cực, diện tích lúa lai, lúa thuần chất lượng cao được đưa vào sản xuất ngày càng nhiều, năm 2013 diện tích lúa lai, lúa thuần chất lượng cao đạt 50,4ha, chiếm 15% diện tích
- Về sản xuất chè: Phát huy tiềm năng, điều kiện của địa phương, xác
định sản xuất chè nhằm tạo bước phát triển mạnh về kinh tế, trong những năm qua đã tập trung triển khai đưa các giống chè mới, có năng suất, chất lượng cao
Trang 35vào sản xuất; cải tạo giống bằng cách trồng thay các giống chè trung du bằng các gống chè mới; đầu tư phát triển các vùng chè sạch, chè an toàn Do chỉ đạo, đầu tư đúng hướng, năng suất, sản lượng chè hàng năm tăng nhanh Trên địa bàn xã hiện nay có 01 nhà máy chè Thế hệ mới, 01 hợp tác xã chè La Bằng chuyên sản xuất kinh doanh chè và 10 làng nghề truyền thống
- Chăn nuôi: Theo thống kê đến cuối năm 2013: Đàn Trâu có 201 con, đàn bò có 12 con, đàn lợn có 600 con, đàn gia cầm có 22.286 con
Bảng 4.5: Tình hình sản xuất chăn nuôi gia súc, gia cầm của vùng nghiên cứu
Đàn lợn (con)
Hình 4.3: Biểu đồ biến động gia súc vùng nghiên cứu qua các năm
Qua bảng và biểu đồ cho thấy đàn gia súc, gia cầm của xã trong giai đoạn 2011-2013 có xu thế tăng từ năm 2011 đến 2012 và biến động giảm từ năm
2012 - 2013, nhất là đàn trâu, bò, đàn lợn; nguyên nhân giảm chủ yếu được
Trang 36đánh giá là do diễn biến phức tạp của dịch bệnh, trong khi giá giống, thức ăn tăng cao, giá bán sản phẩm không ổn định lại luôn chịu sức ép cạnh tranh của các sản phẩm nhập khẩu Tuy nhiên số hộ chăn nuôi theo quy mô trang trại, gia trại tăng, nhiều giống vật nuôi mới được đưa vào sản xuất như lợn hướng nạc
b Lâm nghiệp
Trên địa bàn xã tổng diện tích lâm nghiệp là 1518 ha; diện tích rừng đặc dụng (thuộc vườn Quốc gia Tam Đảo) là 1096 ha, diện tích rừng sản xuất 422ha Hàng năm diện tích trồng cây phân tán, trồng rừng tập trung đạt khoảng
10 ha; công tác quản lý bảo vệ rừng được triển khai thực hiện tốt, hàng năm xã đều kết hợp với kiểm lâm vườn quốc gia Tam Đảo, hạt kiểm lâm Đại Từ làm tốt công tác quản lý, tuyên truyền bảo vệ rừng, không để xẩy ra cháy rừng; các vụ
vi phạm lâm luật hàng năm đều giảm
c Thủy sản
Diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã có ít Tổng diện tích khoảng 10ha, chủ yếu là các ao, đầm nhỏ nằm xen kẽ, rải rác tại các xóm trên địa bàn
xã, sản lượng thủy sản năm 20113 đạt 16 tấn
Bảng 4.6: Tình hình chăn nuôi thủy sản vùng nghiên cứu qua các năm
Trang 37năng suất, nguyên liệu chè có chất lượng cao đó là lợi thế để nâng cao hiệu quả
và sức cạnh tranh trong sản xuất và phát triển chè
4.1.3.2 Khó khăn
- Chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng vật nuôi còn chậm chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của địa phương, diện tích cây mầu vụ đông hàng năm đạt thấp; đàn gia súc, gia cầm phát triển chậm; chưa có nhiều
mô hình ứng dụng khoa học công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, nhất là các mô hình trang trại; du lịch, dịch vụ phát triển chậm
- Kinh tế tăng trưởng khá, song còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng của và lợi thế của xã Mặc dù sản xuất rất được xã quan tâm nhưng do kinh tế chậm phát triển nên đầu tư hỗ trợ sản xuất còn hạn chế
- Cây chè được xác định là cây trồng mũi nhọn trong phát triển kinh tế nhưng mức đầu tư thâm canh cho chè còn thấp, chỉ bằng 50% so với yêu cầu của quy trình; thiết bị chế biến còn lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất; chế biến thủ công là chủ yếu (chiếm trên 98%), chế biến cơ giới ít (chỉ chiếm trên 2%) Diện tích trồng giống chè mới còn ít (chiếm 47,92%) Chưa đầu tư xây dựng hệ thống dịch vụ kĩ thuật và thị trường tiêu thụ chè, hiệu quả sản xuất còn hạn chế
- Hệ thống giao thông, thủy lợi tuy có bước phát triển nhưng chưa đồng
bộ, chưa hoàn chỉnh, cơ sở hạ tầng vùng chè, vùng lúa còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất
- Công tác chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất còn
chậm, thiếu đồng bộ Người sản xuất chưa được đào tạo các kĩ thuật mới một cách hệ thống và toàn diện, chưa thay đổi nếp sản xuất cũ còn lạc hậu, chưa có cách tiếp cận linh hoạt với nền kinh tế thị trường
- Địa hình chủ yếu là đồi núi, diện tích đất trồng lúa không tập trung, sản xuất chủ yếu vẫn là nhỏ lẻ, manh mún khó áp dụng cơ giới hoá vào sản xuất
- Công tác tham mưu của một số đoàn thể còn hạn chế Năng lực của một
số cán bộ còn hạn chế, tinh thần trách nhiệm với công việc được phân công chưa cao, chưa phát huy được vai trò tham mưu, đề xuất
- Tình hình thời tiết, dịch bệnh diễn biến phức tạp, giá cả biến động mạnh, suy giảm kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục tác động và ảnh hưởng nhiều đến sản xuất, đời sống của nhân dân