0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

xuất các giải pháp để phát triển loại hình sử dụng đất trồng chè tạ

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG BẢN ĐỒ PHÂN HẠNG THÍCH NGHI ĐẤT TRỒNG CHÈ Ở XÃ LA BẰNG - HUYỆN ĐẠI TỪ - TỈNH THÁI NGUYÊN. (Trang 66 -66 )

vùng nghiên cu

Trên cơ sở phân tích và đánh giá thích hợp đất đai cho cây chè ở trên cho thấy cây chè cần phải đạt được các tiêu chí: năng suất tốt, sản lượng nhiều, chất lượng cao, chè an toàn và đất trồng chè phải bền vững, thị trường tiêu thụ ổn định. Để đạt được mục tiêu trên việc cải tạo vườn chè cũ, thâm canh vườn chè hiện có và trồng chè mới là những nội dung cần thiết và tiến hành đồng thời.

4.4.6.1 Giải pháp về chính sách

Một trong những khó khăn trong việc sản xuất chè ở đây là thiếu vốn để đầu tư mở rộng sản xuất và đầu tư công nghệ sao sấy.

Cần có các giải pháp sau:

- Hỗ trợ vốn cho người có nhu cầu mở rộng diện tích trồng chè thông qua các kênh tín dụng như: Hợp tác xã, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Đoàn thanh niên,…Ưu tiên phân bố cho những hộ có khả năng về đất, trình độ sản xuất và lao động.

- Các Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, các tổ chức cho vay như: Hội nông dân, Hội phụ nữ,… nên tổ chức các buổi tuyên truyền về chính sách cho vay, thủ tục cho vay, hình thức cho vay,…vào buổi tối tạo điều kiện cho nhân dân tham gia, tìm hiểu, có điều kiện tiếp cận với các nguồn vốn. Cần đơn giản hóa các thủ tục cho vay, lãi suất ưu đãi. Đồng thời hướng dẫn nông dân sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, đúng mục đích.

- Phát huy hoạt động của hợp tác xã, cung cấp vật tư, dịch vụ làm đất,… với hình thức trả chậm tạo điều kiện cho các xã viên yên tâm đầu tư phát triển sản xuất.

4.4.6.2 Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm

Một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá tính bền vững của loại hình sử dụng đất chính là yếu tố thị trường. Thị trường có vai trò quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm sau khi thu hoạch.

- Nhà nước cần tích cực hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu chè phát triển mở rộng thị trường. Xuất phát từ nhu cầu thị trường, định hướng sản xuất, nhà nước tổ chức tạo điều kiện để các doanh nghiệp nắm bắt về thị trường chè của từng vùng, thực hiện chiến lược đa dạng hóa, đa phương hóa trong xuất khẩu các sản phẩm chè, song song với việc mở rộng thị trường mới.

- Tập trung quy hoạch chuyển đổi các vùng sản xuất chè chuyên canh, chất lượng cao, khuyến khích, tuyên truyền các hộ gia đình sản xuất chè theo hướng an toàn, bền vững, xây dựng giải pháp, kế hoạch phát huy tối đa tiềm năng thế mạnh cây chè, tìm thị trường đầu ra cho sản phẩm chè của xã, tăng cường quản lý chất lượng, đảm bảo sản phẩm chè đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, qua đó từng bước khẳng định thương hiệu chè La Bằng.

4.4.6.3 Giải pháp về xây dựng cơ sở hạ tầng

Việc phát triển sản xuất hàng hóa luôn gắn liền với hệ thống cơ sở hạ tầng. Trong những năm qua với các chương trình kiên cố hóa kênh mương, bê tông hóa đường giao thông thôn bản, có thể nói hệ thống giao thông đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên chỉ đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển vật tư nông sản nhỏ lẻ mà không đáp ứng được nhu cầu vận chuyển vật tư, hàng hóa lớn. Vì vậy cần có các giải pháp như sau:

- Nâng cấp tuyến đường hiện đang xuống cấp, xây dựng các tuyến đường mới đặc biệt là trên các vùng gò đồi và vùng có khả năng về đất để phát triển sản xuất. Đầu tư nâng cấp các công trình thủy lợi, trạm bơm, công trình tiêu nước chủ động để đảm bảo không thiếu nước vào mùa khô và thoát nước vào mùa mưa.

- Xây dựng các cơ sở sản xuất và thu mua sản phẩm.

4.4.6.4 Giải pháp về kĩ thuật

- Về canh tác phải thực hiện theo quy trình khoa học như đốn chè bằng máy chuyên dụng, làm đất bằng máy ở nơi có điều kiện, tăng cường nguồn phân hữu cơ tại chỗ để bón cho chè, thay thế dần phân hóa học, bảo vệ thực vật theo đúng quy định của Nhà nước.

- Thu hái chè nên hái bằng máy chuyên dùng đối với sản xuất chè đen, nhưng đối với sản xuất chè xanh, chè đặc sản nên hái bằng tay.

- Lựa chọn giống phù hợp với điều kiện của địa phương.

- Tổ chức các lớp tập huấn kĩ thuật chọn giống, trồng và chăm sóc vườn chè. - Tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm tại những địa phương đã phát triển loại cây trồng này.

4.4.6.5 Giải pháp cho các vùng trồng chè

- Vùng đất thích hợp với cây chè nên xây dựng thành vùng trọng điểm thâm canh chè, đầu tư các giống chè chất lượng cao. Nơi có độ dốc bình quân <8o thiết kế trồng chè thành hàng thẳng. Đồng thời đối chiếu với mức độ thoái hóa đất để có kế hoạch duy trì chất lượng đất trồng chè, cải tạo đất và ngăn ngừa suy thoái đất.

- Vùng thích hợp trung bình hình thành khu vực trồng chè vệ tinh xung quanh khu vực trọng điểm. Khu vực này tập trung phát triển các giống chè cành trồng đại trà, trồng xen các loại cây phù hợp trong các thời kì sinh trưởng khác nhau của chè để gia tăng hiệu quả kinh tế, tận dụng diện tích đất.

- Vùng ít thích hợp vẫn nên duy trì một diện tích chè nhất định ở quy mô các hộ gia đình, xen canh với một số loại cây ăn quả và một số loại cây khác.

- Đối với vùng trồng chè cũ cần xác định vùng nào nên cải tạo nâng cấp, vùng nào cần trồng mới, vùng nào cần phát bỏ để luân canh cây trồng khác.

4.4.6.6 Xây dựng các mô hình trồng chè

- Cách thức bố trí các hàng trồng chè: Phụ thuộc vào địa hình, độ dốc của khu vực.

+ Độ dốc <8o bố trí hàng chè thẳng. + Độ dốc từ 8o

– 15o bố trí hàng chè theo đường đồng mức.

+ Trồng chè trên ruộng bậc thang đối với những khu vực có độ dốc >15o . - Trồng xen canh các loại cây khác:

+ Trồng xen cây phân xanh: Trồng muồng hoa vàng làm cây che bóng trên cao tạm thời, trồng các cây họ đậu như lạc, đỗ tương, đỗ xanh,…che phủ đât.

+ Đai chắn gió: Các loại keo lá chàm, keo tai tượng,…. Được trồng với vai trò chắn gió xung quanh vườn chè.

+ Trồng xen các cây thân gỗ che bóng ngắn và dài ngày có sức sinh trưởng mạnh, không cùng đối tượng sâu bệnh như: keo dậu, keo tây, muồng đen, hoa hòe,…

4.4.6.7 Giải pháp về giống, phân bón và thuốc trừ sâu

- Giống: Lựa chọn những giống mới có năng suất cao thay thế cho giống cũ không đạt.

- Phân bón: Sự dụng phân bón hợp lý phải tuân thủ các nguyên tắc. Bón đúng liều lượng và tỷ lệ phân. Đúng loại phân quy định. Bón đúng lúc, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng theo từng thời kì của cây. Bón đúng cách, đúng kĩ thuật

- Để xử lý sâu bệnh: Bảo vệ và phát triển quần thể thiên địch tự nhiên sẵn có trên nương chè và tăng cường sử dụng các chế phẩm sinh học và thảo mộc.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN

1.1 Tình hình cơ bản của vùng nghiên cứu

1.1.1 Thun li

La Bằng là một làng nghề chè có truyền thống trồng chè ở Thái Nguyên, do đặc điểm địa lý nằm dưới chân núi Tam Đảo nên nơi đây có một khí hậu mát mẻ, nguồn nước trong lành từ núi chảy xuống, đất đai phì nhiêu, đó chính là ba đặc điểm "Thiên thời - Địa lợi - Nhân hòa" mà tự nhiên đã ban cho vùng đất này. Chính những điều đó đã tạo ra một loại đặc sản chè. Chè ở đây có màu nước đặc trưng mà không nơi nào có được, đó là màu nước sánh vàng màu như mật ong rừng, mùi thơm tự nhiên như hoa rừng, đậm nước (uống đến nước thứ 3 vẫn còn vị đặc trưng của chè), vị ngọt hậu.

1.1.2 Khó khăn

Ngoài những điều kiện thuận lợi trên La Bằng vẫn còn không ít những khó khăn về cơ sở hạ tầng, trình độ kĩ thuật chăm sóc cây trồng. Vốn đầu tư cho sản xuất còn thấp, khả năng mở rộng quy mô còn hạn chế. Ngoài ra La Bằng là xã nằm cách xa đường quốc lộ nên việc giao thương cũng hạn chế.

1.2 Kết quả xây dựng bản đồ đơn vị đất đai và mức độ thích hợp đất đai cho loại hình sử dụng đất trồng chè

Kết quả điều tra, xây dựng bản đồ đơn vị đất đai vùng nghiên cứu dựa trên các bản đồ đơn tính về loại đất, địa hình, tầng dày, thành phần cơ giới, hàm lượng mùn và bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 đã xác định được 10 LMU thuộc đất nông nghiệp với tổng diện tích là 1990,94ha.

Kết quả đánh giá phân hạng thích nghi hiện tại và tương lai cho loại hình sử dụng đất trồng chè cho thấy: Trong tổng số 1990,94ha đất đánh giá có 646,76ha đất thích hợp cho loại hình sử dụng đất trồng chè chiếm 29,21% tổng diện tích đất vùng nghiên cứu. Trong đó:

- Thích nghi cao nhất (S1): Có 1 LMU với diện tích là 30,32ha chiếm 1,37% tổng diện tích đất vùng nghiên cứu.

- Thích hợp trung bình (S2): Có 4 LMU với diện tích là 610,63ha chiếm 27,58% tổng diện tích đất vùng nghiên cứu.

- Ít thích hợp (S3): Có 1 LMU với diện tích là 5,81ha chiếm 0,26% tổng diện tích đất vùng nghiên cứu.

- Không thích nghi (N): Có 4 LMU với diện tích là 1344,18ha chiếm 60,72% tổng diện tích tự nhiên vùng nghiên cứu.

2. KIẾN NGHỊ

Trên cơ sở đánh giá khách quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất, tiềm năng đất đai và đánh giá mức độ thích nghi đất đai cho loại hình sử dụng đất trồng chè của vùng nghiên cứu chúng tôi đưa ra một số kiến nghị sau:

-Duy trì diện tích trồng chè hiện có và có biện pháp chăm sóc phù hợp, đúng kĩ thuật.

-Ưu tiên phát triển cây chè trên các LMU có mức thích ngi nhất và thích nghi trung bình.

-Tăng cường đầu tư các trang thiết bị hỗ trợ trong việc cung ứng nguồn nước giúp chủ động điều hòa nguồn nước tưới cho cây.

-Không phát triển trồng chè trên các LMU có các yếu tố hạn chế khó khắc phục như độ dày tầng đất, thành phần cơ giới.

-Cần có các giải pháp về chính sách, tín dụng, thị trường, kỹ thuật và giải pháp về cơ sở hạ tầng cần được triển khai thực hiện một cách kịp thời và đồng bộ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ môn Thông tin và Quy hoạch Tài Nguyên Môi Trường, Bài giảng Ứng dụng bộ phần mềm Microstation và Mapping Office trong thành lập bản đồ, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

2. Nguyễn Hùng Cường, Tạp chí khoa học đất số 42-2013.

3. Th.S Nguyễn Du, Bài giảng Đánh giá đất, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM.

4. Th.S Lê Cảnh Định (2008), Bài giảng Quy hoạch sử dụng đất, Trường Đại học Bách khoa Tp.HCM .

5. Trần Trọng Đức (2001), GIS căn bản, Trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh.

6. Google maps.

7. Phan Thị Thanh Huyền (2012), Đánh giá chất lượng đất đai phục vụ phát triển sản xuất chè ở Thái Nguyên, Luận án tiến sĩ nông nghiệp trường Đại học nông nghiệp Hà Nội.

8. Nguyễn Thị Lý (2013), Ứng dụng GIS và phân tích đa tiêu chuẩn (MCA) trong đánh giá thích nghi đất đai phục vụ quản lý sử dụng đất bền vững,

Luận văn kĩ sư chuyên ngành Hệ thống thông tin địa lý trường Đại học Bách khoa Tp.HCM.

9. Cao Tiến Mạnh (2013), Tiểu luận Đánh giá mức độ thích nghi của cây chè trên địa bàn huyện Anh Sơn, Trường Đại học Vinh.

10. PGS.TS Võ Quang Minh (2005), Bài giảng Hệ thống thông tin địa lý,

Trường Đại học Cần Thơ.

11. PGS.TS Nguyễn Ngọc Nông, TH.S Nông Thị Thu Huyền (2011), Bài giảng Đánh giá đất, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

12.Tài liệu nông nghiệp, thuật trồng chế biến chè, http://www.tailieunongnghiep.info/load/nong_hoc/sach/ky_thuat_trong_va _che_bien_che/10-1-0-663 .

13. Phan Trọng Tiến, Bài thực hành GIS, Khoa Công nghệ thông tin trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

14. Trang thông tin điện tử huyện Đại Từ, http://daitu.thainguyen.gov.vn.

15. PGS.TS Lê Quang Trí (1997), Phương pháp đánh giá đất đai của FAO (1976), Trường Đại học Cần Thơ.

16. Trung tâm công nghệ tin học, Hướng dẫn sử dụng Mapinfor, Trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội.

17. UBND xã La Bằng, Báo cáo thuyết minh quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 – 2020.

18. Website Khoa Xây dựng, Giới thiệu chung về phần mềm Arcgis, Trường Đại học Nha Trang.

PHỤ LỤC BẢN TẢ PHẪU DIỆN: LB-03

1. Thông tin chung.

- Thời gian lấy mẫu: 18 /02/2014 - Người điều tra: Hoàng Thị Thùy - Địa điểm: xóm Rừng Vần, xã La Bằng, huyện Đại Từ. - Hiện trạng sử dụng đất: Chè - Độ cao: 110 m

- Tên đất: Đất đỏ vàng trên đá sét.

2. Mô tả phẫu diện.

- Tầng từ 0 – 30 cm: Màu hơi đỏ, xám, thịt pha sét, rất xốp, mùn trung bình, chuyển lớp từ từ về màu sắc và độ chặt.

- Tầng từ 30 – 60 cm: Màu nâu đỏ, thịt pha sét, xốp vừa, mùn khá.

- Tầng từ 60 – 90 cm: Màu nâu đỏ, thịt pha sét, xốp, ẩm, mùn trung bình.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG BẢN ĐỒ PHÂN HẠNG THÍCH NGHI ĐẤT TRỒNG CHÈ Ở XÃ LA BẰNG - HUYỆN ĐẠI TỪ - TỈNH THÁI NGUYÊN. (Trang 66 -66 )

×