- Điều tra hiện trạng sử dụng đất của vùng nghiên cứu.
- Xác định loại hình sử dụng đất hiện tại, khoanh vẽ và xác định đặc tính đất đai.
- Đào phẫu diện để xác định độ dày tầng đất. Lấy mẫu về phân tích để xác định hàm lượng mùn, pH.
Phương pháp phân tích hàm lượng mùn và pH:
+ Phương pháp phân tích mùn: Dùng phương pháp Tiurin
Bước 1: Cân 0,1g đất đã qua rây 0,25mm cho vào bình tam giác có thể tích 100ml, cho tiếp 10ml K2Cr2O7(0,4N) lắc nhẹ cho dung dịch và đất trộn đều nhau và đậy phễu ngưng lạnh lên miệng bình tam giác.
Bước 2: Đặt trên bếp cách cát đun ở nhiệt độ 150 – 170 oC để dung dịch trong bình sôi nhẹ đúng 5 phút nhấc để nguội, cho vào 1ml H3PO4 và 8 giọt chỉ thị mầu Phenylantranin (0,2%).
Bước 3: Dùng dung dịch muối nhỏ FeSO4(NH4)SO46H2O(0,1) chuẩn độ lượng KaliBicromat dư thừa. Dung dịch chuyển từ tím mận sang xanh lá cây.
Bước 4: Tính kết quả.
Trong đó:
V1: Là thể tích muối mo (ml) dùng để chuẩn độ thí nghiệm đối chứng ( lấy 1 thể tích K2Cr2O7(0,4N) như trên + 8 giọt chỉ thị màu Phenylantranin (0,2%) lắc đều. Dùng muối chuẩn độ đến lúc dung dịch chuyển sang màu xanh.
V2: Là thể tích muối mo dùng để chuẩn độ thí nghiệm có đất. N: Là nồng độ của muối mo.
C: Số gam đất dùng để phân tích. K: Là hệ số quy về đất khô kiệt.
• Thang đánh giá hàm lượng mùn: Đất nghèo mùn: <1%
Đất hơi nghèo mùn: 1-2% Đất có mùn trung bình: 2-4% Đất giàu mùn: 4-8%
+ Phương pháp phân tích pH:
Cân 10g đất đã qua rây 1mm cho vào bình tam giác có thể tích 100ml cho vào 50ml KCl 1N, lắc 30 phút rồi đo trên máy pH meter.
- Điều tra hộ dân để xác định được trình độ kĩ thuật chăm sóc cây chè và hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường trong việc trồng chè đem lại.
- Điều tra thị trường tiêu thụ sản phẩm.