Tham khảo ý kiến của các cơ quan chuyên môn, cán bộ địa phương về định hướng sử dụng đất của xã.
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1 Vị trí địa lý
[6] Hình 4.1: Vị trí địa lý xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
La Bằng là xã nằm ở phía Tây huyện Đại Từ cách trung tâm huyện 10 Km; phía Đông giáp xã Bản Ngoại; phía Nam giáp xã Hoàng Nông; phía Bắc giáp xã Phú Xuyên; phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang.
4.1.1.2 Địa hình địa mạo
Là xã miền núi nằm dưới chân dãy núi Tam Đảo với địa hình chủ yếu là đồi núi. Tổng diện tích tự nhiên của xã là 2.213,88 ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp 1.345,32 ha; diện tích đất nông nghiệp 453,56ha, diện tích đất trồng chè 220ha, diện tích đất trông lúa là 195 ha.
4.1.1.3 Khí hậu
Có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, khí hậu nóng ẩm và mưa nhiều; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3, gió Đông Bắc chiếm ưu thế,
lượng mưa ít, thời tiết hanh khô. Đặc trưng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm thể hiện rõ qua các chỉ số: nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 22,90C; tổng tích ôn từ 7.000 – 8.0000C. Lượng mưa phân bố không đều có chênh lệch lớn giữa mùa mưa và mùa khô. Về mùa mưa cường độ mưa lớn, chiếm tới gần 80% tổng lượng mưa trong năm.
4.1.1.4 Thủy văn
Địa bàn xã La Bằng có 1 suối La Bằng, bắt nguồn từ dãy núi Tam Đảo, chảy dọc theo địa bàn xã với chiều dài khoảng 8km; diện tích ao, đầm của xã nằm rải rác tại các xóm với tổng diện tích mặt nước khoảng 10ha ; nhìn chung nguồn nước suối và ao, đầm trên địa bàn xã khá rồi dào, rất thuận lợi cho việc tưới tiêu trồng trọt, phát triển chăn nuôi thủy sản và cung cấp nước sinh hoạt cho người dân.
4.1.1.5 Địa chất
Khu đồi núi nền đất cấu tạo là đất đá gan trâu kết hợp đất đỏ Bazan, khu ruộng phẳng bề mặt là lớp đất màu phía dưới là lớp đất đỏ Bazan. Về cơ bản không có hiện tượng lún, sụt đất hoặc động đất xảy ra.
4.1.5. Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1 Dân số, lao động, việc làm, thu nhập và mức sống
a. Dân số và lao động, việc làm
- Dân số: Số dân của xã đến cuối năm 2013 là 3.769 người, với 981 hộ. Có 2.264 lao động.
Bảng4.1: Cơ cấu lao động của xã năm 2013
STT Lao động Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
1 Lao động nông nghiệp 2.065 91,2
2 Lao động dịch vụ thương mại 68 3,0
3 Lao động khác 131 5,8
Tổng 2.264 100,0
b. Thu nhập và mức sống
Thu nhập bình quân đầu người năm 2013 đạt 19,5 triệu đồng/người/năm. Nguồn thu nhập chính của người dân chủ yếu là từ trồng trọt, chăn nuôi, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Một số có thu nhập thêm từ lâm nghiệp, thủy sản,...
4.1.2.2 Cơ sở hạ tầng
a. Giao thông
Do nằm sát dãy Núi Tam Đảo nên giao thông đối ngoại của xã là hệ thống đường liên xã. Hệ thống này đã và đang được xây dựng đó là các tuyến đường: Đường Bản Ngoại - La Bằng, đường Hoàng Nông - La Bằng, đường Phú Xuyên - La Bằng. Tổng chiều dài hệ thống giao thông liên xã chạy qua địa bàn xã là 14,7 km.
Bảng 4.2: Hệ thống giao thông của xã năm 2013
STT Tên tuyến đường Chiều dài
(Km) Kết cấu
1 Từ giáp xã Bản Ngoại - Trung tâm xã 2,2 Đường nhựa 2 Từ trung tâm xã – đến hết xóm Kẹm 4,0 Đường bê tông 3 Đường rẽ khu di tích - xóm Đầm Cầu
Hoàng Nông 3,0 Đường bê tông
4 Cổng nhà ông Huấn (La Cút) – Cầu Đồng
Đình 1,1 Đường bê tông
5 Từ nhà ông Thắng (Non Bẹo) – đến hết
xóm Tiến Thành sang Rừng Vần 3,9 Đường đất 6 Ngã ba cây Si - Xóm Chính Phú ( Phú
Xuyên) 0,5 Đường bê tông
Tổng cộng 14,7
[17]
b. Thủy lợi
Trên địa bàn xã có 01 công trình đập Kẹm là được xây kiên cố, hiện nay công trình này do Trạm khai thác thuỷ lợi huyện quản lý; hệ thống kênh tưới chính của đập dài 1,8 km trong đó do trạm Khai thác thuỷ lợi quản và đã được
xây dựng kiên cố, nhưng đang hư hỏng, xuống cấp; tổng diện tích tưới của công trình là 167 ha lúa. Các công trình còn lại đều là các vai, đập tạm. Hệ thống kênh mương của xã hiện nay (bao gồm cả hệ thống kênh do trạm Khai thác thuỷ lợi quản lý) có tổng chiều dài là 24,42 km, trong đó đã kiên cố hoá được 13,44 km, còn lại là 10,98 km là kênh đất. Nhìn chung hệ thồng thuỷ lợi của xã mới chỉ đáp ứng được cơ bản yêu cầu về nước tưới cho cây lúa, nuôi trồng thuỷ sản và một lượng nhỏ phục vụ cho cây màu, còn lại hầu hết diện tích chè của xã là chưa có hệ thống thuỷ lợi để phục vụ tưới.
Bảng 4.3: Hệ thống thủy lợi của xã năm 2013
STT Chỉ tiêu Số lượng
1 Đập Kẹm ( Do trạm khai thác thủy lợi huyện quản lý)
(km) 1,8
2 Tổng số kênh mương (km) 10,98
3 Kênh mương được kiên cố hóa (km) 13,44
[17] 4.1.2.3 Tình hình phát triển kinh tế
- Cơ cấu kinh tế năm 2013 là: Nông nghiệp 79,3%; Công nghiệp dịch vụ 6,1%; Dịch vụ phi nông nghiệp 14,6%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2013 đạt 19,5 triệu đồng/người/năm.
79,3% 6,1% 14,6%
Nông nghiệp
Công nghiệp dịch vụ Dịch vụ phi nông nghiệp
[17] Hình 4.2: Biểu đồ tỷ trọng giá trị sản xuất của các ngành kinh tế năm 2013
- Sản lượng lương thực năm 2013 đạt 1907,5 tấn, năng suất lúa đạt 55,8 tạ/ha. Đàn lợn có 600 con; đàn gia cầm có 22.286 con; đàn trâu 201 con; đàn bò 12 con.
- Tổng diện tích chè năm 2013 là 219 ha, trong đó diện tích chè kinh doanh là 208 ha, năng suất chè đạt 106 tạ/ha, sản lượng chè búp tươi đạt 2.205tấn.
4.1.2.4 Hiện trạng sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản
a. Nông nghiệp
Bảng 4.4: Tổng hợp năng suất, sản lượng một số cây trồng chính giai đoạn 2011 – 2013
Cây trồng
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Lúa 54,9 1865,0 54,3 1821,3 55,8 1873,3 Ngô 38,1 40,8 39,8 23,9 42,8 34,2 Lạc 19,0 7,0 16,0 11,2 17,6 9,7 Đậu tương 15,0 3,0 15,0 1,5 16,3 4,9 Sắn 155,8 46,7 76,5 23,0 77,0 30,8 Rau 143,9 528,0 151,9 577,2 144,0 1086,1 Chè KD 100,0 2200,0 106,3 2254,0 106,0 2205 [17]
- Về sản xuất lương thực: Qua số liệu đánh giá tại bảng cho thấy trong những năm qua diện tích, năng suất lúa và sản lượng lúa khá ổn định; trong cả giai đoạn 2011-2013 diện tích trồng lúa giảm 4,4 ha. Năm 2013 năng suất lúa bình quân đạt 55,8 ta/ha, (bằng 99,6% năng suất lúa bình quân của huyện), sản lượng lúa đạt 1.873,3 tấn. Trong sản xuất lương thực cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống đã có bước chuyển dịch tích cực, diện tích lúa lai, lúa thuần chất lượng cao được đưa vào sản xuất ngày càng nhiều, năm 2013 diện tích lúa lai, lúa thuần chất lượng cao đạt 50,4ha, chiếm 15% diện tích.
- Về sản xuất chè: Phát huy tiềm năng, điều kiện của địa phương, xác định sản xuất chè nhằm tạo bước phát triển mạnh về kinh tế, trong những năm qua đã tập trung triển khai đưa các giống chè mới, có năng suất, chất lượng cao
vào sản xuất; cải tạo giống bằng cách trồng thay các giống chè trung du bằng các gống chè mới; đầu tư phát triển các vùng chè sạch, chè an toàn. Do chỉ đạo, đầu tư đúng hướng, năng suất, sản lượng chè hàng năm tăng nhanh. Trên địa bàn xã hiện nay có 01 nhà máy chè Thế hệ mới, 01 hợp tác xã chè La Bằng chuyên sản xuất kinh doanh chè và 10 làng nghề truyền thống.
- Chăn nuôi: Theo thống kê đến cuối năm 2013: Đàn Trâu có 201 con, đàn bò có 12 con, đàn lợn có 600 con, đàn gia cầm có 22.286 con.
Bảng 4.5: Tình hình sản xuất chăn nuôi gia súc, gia cầm của vùng nghiên cứu qua các năm Năm Đàn trâu (con) Đàn bò (con) Đàn lợn (con) Đàn gia cầm (con) Tổng số Trong đó Gà Thủy cầm 2011 337 39 951 22.000 15.952 6.048 2012 401 40 1.000 28.000 25.071 2.929 2013 201 12 600 22.286 15.363 6.923 [17] 0 200 400 600 800 1000 1200 Trâu Bò Lợn Số lượng (con) Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Hình 4.3: Biểu đồ biến động gia súc vùng nghiên cứu qua các năm
Qua bảng và biểu đồ cho thấy đàn gia súc, gia cầm của xã trong giai đoạn 2011-2013 có xu thế tăng từ năm 2011 đến 2012 và biến động giảm từ năm 2012 - 2013, nhất là đàn trâu, bò, đàn lợn; nguyên nhân giảm chủ yếu được
đánh giá là do diễn biến phức tạp của dịch bệnh, trong khi giá giống, thức ăn tăng cao, giá bán sản phẩm không ổn định lại luôn chịu sức ép cạnh tranh của các sản phẩm nhập khẩu. Tuy nhiên số hộ chăn nuôi theo quy mô trang trại, gia trại tăng, nhiều giống vật nuôi mới được đưa vào sản xuất như lợn hướng nạc. b. Lâm nghiệp
Trên địa bàn xã tổng diện tích lâm nghiệp là 1518 ha; diện tích rừng đặc dụng (thuộc vườn Quốc gia Tam Đảo) là 1096 ha, diện tích rừng sản xuất 422ha. Hàng năm diện tích trồng cây phân tán, trồng rừng tập trung đạt khoảng 10 ha; công tác quản lý bảo vệ rừng được triển khai thực hiện tốt, hàng năm xã đều kết hợp với kiểm lâm vườn quốc gia Tam Đảo, hạt kiểm lâm Đại Từ làm tốt công tác quản lý, tuyên truyền bảo vệ rừng, không để xẩy ra cháy rừng; các vụ vi phạm lâm luật hàng năm đều giảm.
c. Thủy sản
Diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã có ít. Tổng diện tích khoảng 10ha, chủ yếu là các ao, đầm nhỏ nằm xen kẽ, rải rác tại các xóm trên địa bàn xã, sản lượng thủy sản năm 20113 đạt 16 tấn.
Bảng 4.6: Tình hình chăn nuôi thủy sản vùng nghiên cứu qua các năm
Năm Diện tích (ha) Sản lượng (tấn)
2011 10 15
2012 10 18
2013 10 16
[17]
4.1.3 Đánh giá vềđiều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã
4.1.3.1 Thuận lợi
La Bằng là vùng có điều kiện tự nhiên, sinh thái: khí hậu, đất đai, nước, nhiệt độ, độ ẩm rất thuận lợi cho sinh trưởng phát nông nghiệp, đặc biệt là phát triển cây chè. Có lực lượng lao động khá dồi dào, người dân có truyền thống lao động cần cù, là vùng sản xuất chè có truyền thống lâu đời, có tiềm năng
năng suất, nguyên liệu chè có chất lượng cao đó là lợi thế để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh trong sản xuất và phát triển chè.
4.1.3.2 Khó khăn
- Chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng vật nuôi còn chậm chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của địa phương, diện tích cây mầu vụ đông hàng năm đạt thấp; đàn gia súc, gia cầm phát triển chậm; chưa có nhiều mô hình ứng dụng khoa học công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, nhất là các mô hình trang trại; du lịch, dịch vụ phát triển chậm.
- Kinh tế tăng trưởng khá, song còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng của và lợi thế của xã. Mặc dù sản xuất rất được xã quan tâm nhưng do kinh tế chậm phát triển nên đầu tư hỗ trợ sản xuất còn hạn chế.
- Cây chè được xác định là cây trồng mũi nhọn trong phát triển kinh tế nhưng mức đầu tư thâm canh cho chè còn thấp, chỉ bằng 50% so với yêu cầu của quy trình; thiết bị chế biến còn lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất; chế biến thủ công là chủ yếu (chiếm trên 98%), chế biến cơ giới ít (chỉ chiếm trên 2%). Diện tích trồng giống chè mới còn ít (chiếm 47,92%). Chưa đầu tư xây dựng hệ thống dịch vụ kĩ thuật và thị trường tiêu thụ chè, hiệu quả sản xuất còn hạn chế.
- Hệ thống giao thông, thủy lợi tuy có bước phát triển nhưng chưa đồng bộ, chưa hoàn chỉnh, cơ sở hạ tầng vùng chè, vùng lúa còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất.
- Công tác chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất còn chậm, thiếu đồng bộ. Người sản xuất chưa được đào tạo các kĩ thuật mới một cách hệ thống và toàn diện, chưa thay đổi nếp sản xuất cũ còn lạc hậu, chưa có cách tiếp cận linh hoạt với nền kinh tế thị trường.
- Địa hình chủ yếu là đồi núi, diện tích đất trồng lúa không tập trung, sản xuất chủ yếu vẫn là nhỏ lẻ, manh mún khó áp dụng cơ giới hoá vào sản xuất.
- Công tác tham mưu của một số đoàn thể còn hạn chế. Năng lực của một số cán bộ còn hạn chế, tinh thần trách nhiệm với công việc được phân công chưa cao, chưa phát huy được vai trò tham mưu, đề xuất.
- Tình hình thời tiết, dịch bệnh diễn biến phức tạp, giá cả biến động mạnh, suy giảm kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục tác động và ảnh hưởng nhiều đến sản xuất, đời sống của nhân dân.
4.2 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP 4.2.1 Hiện trạng sử dụng đất của vùng nghiên cứu 4.2.1 Hiện trạng sử dụng đất của vùng nghiên cứu Bảng 4.7: Hiện trạng sử dụng đất vùng nghiên cứu năm 2013 STT Chỉ tiêu Mã Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 2.213,880 100,00 1 Đất nông nghiệp NNP 1.974,580 89,19 1.1 Đất lúa nước DLN 237,230 10,71
1.2 Đất trồng lúa nương LUN
1.3 Đất trồng cây hàng năm còn lại HNK 2,580 0,11 1.4 Đất trồng cây lâu năm CLN 212,250 9,65
1.5 Đất rừng phòng hộ RPH
1.6 Đất rừng đặc dụng RDD 1.096,530 49,55
Trong đó: khu bảo tồn thiên nhiên DBT
1.7 Đất rừng sản xuất RSX 422,890 19,1 1.8 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 3,100 0,14
1.9 Đất làm muối LMU
1.10 Đất nông nghiệp khác NKH
2 Đất phi nông nghiệp PNN 99,84 4,51
2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan, CTSN CTS 0,290 0,01
2.2 Đất quốc phòng CQP
2.3 Đất an ninh CAN
2.4 Đất khu công nghiệp SKK
2.5 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh SKC 1,150 0,05 2.6 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ SKX
2.7 Đất cho hoạt động khoáng sản SKS
2.8 Đất di tích danh thắng DDT 0,570 0,02 2.9 Đất xử lý, chôn lấp chất thải DRA
2.10 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 0,140 0,01
2.11 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 2,350 0,03
2.12 Đất có mặt nước chuyên dùng SMN
2.13 Đất sông, suối SON 17,150 0,79
2.14 Đất phát triển hạ tầng DHT 78,190 3,53
2.15 Đất phi nông nghiệp khác PNK
3 Đất chưa sử dụng DCS 16,430 0,74
4 Đất khu du lịch DDL
5 Đất khu dân cư nông thôn DNT 242,440 10,95
Trong đó: Đất ở tại nông thôn ONT 123,030 5,56
Đất nông nghiệp 89,19% Đất phi nông nghiệp 10,07% Đất chưa sử dụng 0,74% Hình 4.4: Biểu đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2013
Từ số liệu ở bảng tổng hợp và biểu đồ về hiện trạng sử dụng đất vùng nghiên cứu năm 2013 có thể đưa ra những nhận xét như sau:
- Trong cơ cấu sử dụng đất của vùng thì diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn (chiếm 89,19%), diện tích đất phi nông nghiệp (chiếm 10,07%) và diện tích đất chưa sử dụng (chiếm 0,74%) chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng diện tích tự nhiên.
Đât lâm nghiệp có diện tích lớn chiếm 76,95% tổng diện tích đất nông nghiệp, chiếm 68,63% tổng diện tích tự nhiên.
Đất sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 22,89% tổng diện tích đất nông nghiệp, chiếm 20,42% tổng diện tích tự nhiên phân bố tập chung. Điều này cũng góp phần tốt cho việc áp dụng khoa học kĩ thuật vào phát triển và sản xuất. Tuy nhiên diện tích đất sản xuất nông nghiệp còn ít.
Đất nghĩa trang phân bố rải rác ở các thôn nằm xen kẽ các khu dân cư, khu sản xuất nên đã ảnh hưởng đến môi trường cảnh quan và làm giảm đi khả năng khai thác cơ giới hóa sử dụng đất.