Phân hạng thích nghi hiện tại và tương lai

Một phần của tài liệu Xây dựng bản đồ phân hạng thích nghi đất trồng chè ở xã La Bằng - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên. (Trang 61)

- Để xác định khả năng thích nghi của các đơn vị bản đồ đất đai cho loại hình sử dụng đất trồng cây chè, chúng tôi đã sử dụng kết hợp các yếu tố hạn chế của FAO dựa theo tính thích nghi của các yếu tố trội và các yếu tố bình thường đã được lựa chọn. Các yếu tố trội là các yếu tố có ý nghĩa quyết định tới mức phân hạng thích nghi, không/ít thay đổi như loại đất, địa hình, tầng dày, thành phần cơ giới. Các yếu tố ít ảnh hưởng đến loại hình sử dụng đất là các yếu tố bình thường như hàm lượng mùn, thị trường tiêu thụ, trình độ kĩ thuật,….

- Tiêu chuẩn định hạng:

+ Nếu yếu tố trội có mức giới hạn cao nhất (yếu tố hạn chế lớn nhất) thì xếp hạng theo mức độ giới hạn của yếu tố đó.

+ Nếu có một yếu tố bình thường ở mức giới hạn cao nhất trong khi tất cả các yếu tố trội và bình thường khác ở mức giới hạn thấp hơn thì xếp hạng tăng lên một cấp. Ví dụ, có một yếu tố bình thường ở mức S3 còn tất cả các yếu tố khác ở mức S2 và S1 thì LUT được xếp hạng S2 (hoặc từ N lên S3, từ S2 lên S1).

+ Nếu có hai yếu tố bình thường ở mức S3 nhưng tất cả các yếu tố trội và yếu tố bình thường khác đều ở mức S1 thì LUT được xếp hạng lên S2 (hoặc từ N1 lên S3, hoặc từ S2 lên S1).

+ Nếu có từ ba yếu tố bình thường trở lên đều ở mức giới hạn cao nhất thì LUT được giữ nguyên hạng [11].

4.4.4.1 Phân hạng thích nghi hiện tại

Dựa vào kết quả xây dựng bản đồ đơn vị đất đai, yêu cầu điều kiện của loại hình sử dụng đất trồng chè, căn cứ vào việc xếp hạng các yếu tố chẩn đoán

chúng tôi tiến hành phân hạng thích nghi hiện tại cho các đơn vị bản đồ đất đai vùng nghiên cứu và kết quả phân hạng được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.23: Kết quả phân hạng thích nghi hiện tại loại hình sử dụng đất trồng chè

LMU Đặc tính các đơn vị đất đai

Hạng Diện tích (ha) G* E* D* P* M pH I R* 1 S1 S2 S1 S1 S2 S1 S1 S1 S2e 38,41 2 S3 S3 N S1 S3 S2 S1 S1 Nd 12,24 3 S1 S1 S1 S1 S2 S1 S2 S1 S1 30,32 4 S3 S2 S3 S1 S2 S2 S1 S1 S3g,d 5,81 5 S3 S3 N S3 S3 S2 S1 S1 Nd 242,34 6 S2 S1 S1 S2 S1 N S3 S1 NpH 1087,22 7 S1 S1 S1 S2 S2 S1 S3 S1 S2p 436,05 8 S1 S2 S1 S1 S2 S1 S3 S1 S2e 64,58 9 S1 S1 S2 S1 S2 S1 S3 S1 S2d 71,59 10 S3 S2 N S1 S2 S2 S1 S1 Nd 2,38 Tổng cộng 1990,94

Diện tích đất không đánh giá 222,94

Tổng diện tích tự nhiên 2213,88

Ghi chú: e, d, g, pH, p là các yếu tố hạn chế vềđịa hình, độ dày tầng đất, loại đất, pH, thành phần cơ giới.

Bn đồ phân hng thích nghi hin ti

Hình 4.16: Bản đồ phân hạng thích nghi cây chè xã La Bằng Bảng 4.24: Tổng hợp mức độ thích nghi hiện tại của đất trồng chè Mức độ thích hợp Số LMU LMU Diện tích (ha) Tổng diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Thích nghi (S1) S1 1 3 30,32 30,32 1,37 Thích nghi trung bình (S2) S2e 2 1;8 102,99 610,63 27,58 S2p 1 7 436,05 S2d 1 9 71,59 Ít thích nghi (S3) S3g,d 1 4 5,81 5,81 0,26 Không thích nghi (N) Nd 3 2;5;10 256,96 1344,18 60,72 NpH 1 6 1087,22 Tổng cộng 1990,94 89,93 Đất không đánh giá 222,94 10,07 Tổng diện tích tự nhiên 2213,88 100 Ghi chú: e, d, pH, g, p là các yếu tố hạn chế về địa hình, độ dày tầng đất, pH, loại đất, thành phần cơ giới.

Đánh giá phân hạng thích nghi hiện tại cho loại hình sử dụng đất trồng chè được thể hiện qua bảng 4.24. Kết quả cho thấy: Trong tổng số 1990,94ha đất đánh giá có 646,76ha đất có khả năng thích hợp cho loại hình sử dụng đất này, chiếm 29,21% trong đó:

- Thích nghi cao nhất (S1): Có 1 LMU với diện tích là 30,32ha chiếm 1,37% tổng diện tích đất vùng nghiên cứu.

- Thích hợp trung bình (S2): Có 4 LMU với diện tích là 610,63ha chiếm 27,58% tổng diện tích đất vùng nghiên cứu. Các yếu tố hạn chế mức độ thích hợp đối với loại hình sử dụng đất trồng chè của các LMU này là địa hình, độ dày tầng đất, thành phần cơ giới.

- Ít thích hợp (S3): Có 1 LMU với diện tích là 5,81ha chiếm 0,26% tổng diện tích đất vùng nghiên cứu. Các yếu tố hạn chế mức độ thích hợp đối với loại hình sử dụng đất trồng chè của các LMU này là loại đất và tầng dày.

- Không thích nghi (N): Có 4 LMU với diện tích là 1344,18ha chiếm 60,72% tổng diện tích tự nhiên vùng nghiên cứu. Các yếu tố hạn chế mức độ thích hợp đối với loại hình sử dụng đất trồng chè của các LMU là độ dày tầng đất và pH.

4.4.4.2 Phân hạng thích nghi tương lai

Từ kết quả đánh giá thích nghi hiện tại cho loại hình sử dụng đất trồng chè có thể thấy: Các yếu tố hạn chế khả năng thích nghi đất đai của các LMU cho loại hình sử dụng đất này là các yếu tố trội không khắc phục được trong tương lai như độ dày tầng đất, địa hình, thành phần cơ giới. Các yếu tố bình thường như định hướng thị trường tiêu thụ, trình độ kĩ thuật mặc dù có ảnh hưởng đến mức độ thích nghi đất đai cho loại hình sử dụng đất này nhưng dễ dàng thay đổi do nhu cầu của người sử dụng (thị trường), hoặc có thể khắc phục bằng các biện pháp kĩ thuật đối với yếu tố pH tuy nhiên để khắc phục được yếu tố này đối với một số đơn vị đất cũng gặp nhiều khó khăn. Vì vậy trong tương lai các yếu tố này được cải thiện thay đổi thì hạng thích nghi của các đơn vị đất đai cho loại hình sử dụng đất này cũng không thay đổi so với hiện tại.

Một phần của tài liệu Xây dựng bản đồ phân hạng thích nghi đất trồng chè ở xã La Bằng - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên. (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)