Phương pháp điều tra tuyển chọn cây chè Trung du ưu tú

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tuyển chọn cây đầu dòng và biện pháp kỹ thuật nhân giống chè trung du tại xã La Bằng - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên. (Trang 31)

Tiêu chuẩn cây đầu dòng (số: 67/2004/QĐ-BNN ngày 24/11/2004) của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

*Đặc điểm hình thái:

- Thân gỗ, phân cành thấp, tán rộng.

- Lá: To, dài, răng cưa sâu, đều, đầu lá nhọn mầu xanh sáng đến xanh đậm, phiến lá gồ ghề lồi lõm.

- Búp to non, mềm, phần tôm và lá non có màu xanh đậm hay tím. *Đặc điểm sinh trưởng:

- Thời gian sinh trưởng trong năm dài (ra búp sớm và ngừng sinh trưởng búp muộn).

- Khả năng sinh trưởng: Có nhiều búp trên tán, búp mọc đều, khối lượng búp lớn, tỷ lệ búp có tôm cao.

- Đặc điểm chất lượng: Chè nguyên liệu non, mềm, tỷ lệ búp có tôm cao, hàm lượng các chất chủ yếu trong nguyên liệu cao...

- Tính thích ứng cao, ít sâu bệnh hại.

- Có khả năng cho nhân giống vô tính tốt, tỷ lệ sống và tỷ lệ xuât vườn khi giâm cành cao.

*Phương pháp tuyển chọn:

- Thành lập tổ điều tra, đánh giá gồm các nhà khoa học, các cán bộ chuyên môn, các nông dân có kinh nghiệm hiểu biết về cây chè Trung Du ở địa phương. Xác định vùng điều tra tuyển chon.

- Sau khi xác định được vùng điều tra, tuyển chon thì tiến hành tuyển chọn gồm 4 giai đoạn.

Giai đoạn 1: Căn cứ vào đặc điểm hình thái như thân, cành, lá, búp, chọn ra những cây có đặc điểm đặc trưng nhất của thứ chè trung du.

Giai đoạn 2: Theo dõi đánh giá sơ bộ các chỉ tiêu về hình thái, về năng suất, loại bỏ những cây cho năng suất thấp, sâu bệnh hại nhiều.

Giai đoạn 3: Theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu hình thái, đặc điểm sinh trưởng, năng suất chất lượng, khả năng nhân giống vô tính bằng phương pháp giâm cành→chọn ra những cây ưu tú.

Giai đoạn 4: Tiếp tục đánh giá đặc điểm về chất lượng chè thành phẩm, đánh giá khả năng nhân giống vô tính của những cây ưu tú → đề nghị công nhận cây đầu dòng.

*Chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi:

- Chiều cao cây: Xác đinh chiều cao cây tính từ mặt đất đến vị trí cao nhất của tán cây.

- Chiều rộng tán: Đo theo hình chiếu vuông góc của tán cây. - Độ cao phân cành: Đo từ mặt đất đến điểm phân cành đầu tiên. - Số cành cấp 1: Đếm tất cả các cành cấp 1 trên thân cây.

- Màu sắc lá: xác định màu sắc lá theo các màu: Xanh, xanh nhạt, xanh vàng, xanh đậm, tím nhạt, tím hồng, tím xẫm.

- Phiến lá: Xác định phiến lá: Phẳng nhẵn, gồ ghề, lồi lõm. - Răng cưa của lá: Xác định theo mức độ dày, thưa, nông, sâu. - Chiều dài lá: Đo từ đầu lá đến chóp lá.

- Chiều rộng lá: Đo độ rộng nhất của phiến lá. - Diện tích lá: Theo công thức:

Diện tích lá = Chiều dài lá x Chiều rộng lá x 0,7

- Chiều dài búp chè: Đo chiều dài 30 – 50 búp lấy trị số trung bình. - Khối lượng búp 1 tôm + 2 lá (gam/búp): Trên ô thí nghiệm lấy ra 100g búp, đếm số búp trong 100g đó. Từ đó, quy ra khối lượng 1 búp theo công thức:

Khối lượng 1 búp (g) = 100 (g) Số búp

- Khả năng sinh trưởng phát triển: Xác định thời gian bắt đầu sinh trưởng và thời gian kết thúc sinh trưởng trong năm.

- Năng suất: Tính năng suất thực tế hái được của các lứa hái trong năm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tuyển chọn cây đầu dòng và biện pháp kỹ thuật nhân giống chè trung du tại xã La Bằng - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên. (Trang 31)