Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tuyển chọn cây đầu dòng và biện pháp kỹ thuật nhân giống chè trung du tại xã La Bằng - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên. (Trang 35)

- Các thông tin thu được trong điều tra được xử lý theo phương pháp thống kê mô tả bằng phần mềm Excel trên máy tính.

- Các số liệu thí nghiệm trên đồng ruộng được xử lý bằng phần mềm xử lý thống kê sinh học IRRISAT 5.0.

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Ảnh hưởng của thời tiết khí hậu đến cây chè

Cây chè là cây công nghiệp có nguồn gốc nhiệt đới và á nhiệt đới nên ưa khí hậu nóng ẩm. Cây chè cũng như những cây trồng khác, trong quá trình sinh trưởng và phát triển chịu sự tác động rất lớn từ điều kiện thời tiết, khí hậu. Các yếu tố như: Nhiệt độ, lượng mưa, ẩm độ, ánh sáng đều tác động mạnh đến đời sống cây chè nói chung và ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng chè nói riêng. Do vậy, trong quá trình nghiên cứu tôi đã tiến hành thu thập về diễn biến thời tiết ở tỉnh Thái Nguyên năm 2013 - 2014. Số liệu được trình bày ở bảng 4.1: Bng 4.1: Bng thi tiết, khí hu ca Thái Nguyên năm 2013 – 2014 Tháng Nhiệt độ trung bình (0C) Lượng mưa trung bình (mm) Ẩm độ không khí (%) Số giờ nắng (h) 7/2013 27,9 974,1 86 140 8/2013 28,3 405,7 85 167 9/2013 26,4 352,2 85 116 10/2013 24,6 83,0 78 147 11/2013 22,2 44,8 76 98 12/2013 15,0 32,2 75 186 1/2014 16,6 3,7 73 137 2/2014 16,6 29,7 82 262 3/2014 19,4 85,9 91 96 4/2014 24,7 139,3 89 13

Các điều kiện khí hậu có ảnh hưởng lớn nhất đến sinh trưởng, phát triển của cây chè là: Nhiệt độ và độ ẩm. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy:

- Nhiệt độ bình quân thích hợp nhất cho chè: 15 – 250C - Tổng nhiệt độ hàng năm 80000C.

- Lượng mưa bình quân hàng năm 1500 – 2000 mm. - Ẩm độ không khí: 80 – 85 %

- Độẩm đất: 70 – 80 %

4.1.1. Nhit độ

Nhiệt độ là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn quyết định đến sinh trưởng, phát triển của cây chè. Nhiệt độ bình quân hàng năm để cây chè sinh trưởng phát triển bình thường là 12,50C và nhiệt độ sinh trưởng tốt cho cây chè là từ 15 - 230C. Qua bảng 4.1 cho thấy: Ở Thái Nguyên nhiệt độ trung bình từ tháng 7/2013 đến tháng 4/2014 thay đổi không đều qua các tháng, biến động từ 15,00C - 28,30C, đây là khung nhiệt độ tương đối phù hợp cho cây chè sinh trưởng và phát triển. Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 12/2013 đạt 15,00C, tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 8/2013 đạt 28,30C.

4.1.2. Lượng mưa

Lượng mưa là yếu tố khí hậu quan trọng quyết định đến sinh trưởng, phát triển và khả năng cho năng suất, chất lượng của cây chè. Chè là loại cây ưa ẩm, là cây thu hoạch búp, lá non, nên càng cần nhiều nước và vấn đề cung cấp nước cho quá trình sinh trưởng của cây chè lại càng quan trọng hơn.

Yêu cầu tổng lượng nước mưa bình quân trong một năm đối với cây chè khoảng 1500 và mưa phân bố đều trong các tháng. Bình quân lượng mưa của các tháng trong thời kỳ chè sinh trưởng phải lớn hơn hoặc bằng 100 mm, nếu nhỏ hơn 100 mm chè sinh trưởng không tốt.

Lượng mưa có quan hệ trực tiếp tới sinh trưởng và phát triển của cây chè, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng cao hay thấp. Vì vậy, bên cạnh biện pháp chống xói mòn cho chè vào mùa mưa còn cần chú ý đến

việc chống hạn giữ ẩm cho chè vào mùa khô. Thiếu nước, độ ẩm không khí và độẩm của đất không đủ thì sức sinh trưởng của cây chè sẽ yếu, làm cho cây chè có thể bị còi cọc thậm chí là chết. Ngược lại, khi cung cấp đủ nước, chè sinh trưởng tốt, lá to mềm, búp non và tỉ lệ sống cao.

Qua bảng 4.1 ta thấy: Ở Thái Nguyên lượng mưa trung bình thay đổi không đều qua các tháng, biến động từ 3,7 mm - 974,1 mm, khoảng lượng mưa này không được phù hợp cho cây chè sinh trưởng và phát triển. Cao nhất là tháng 7/2013 đạt 974,1 mm và thấp nhất là tháng 1/2014 đạt 3,7 mm.

4.1.3. m độ

Chè yêu cầu độ ẩm không khí cao, trong suốt thời kỳ sinh trưởng độ ẩm không khí thích hợp là vào khoảng 85%.

Thiếu nước, độ ẩm không khí và độ ẩm của đất không đủ thì sức sinh trưởng của búp sẽ yếu, lá trở nên dày và cứng, hình thành nhiều búp mù, phẩm chất kém.

Ngoài ra, ẩm độ thích hợp cho chè cũng tạo điều kiện thuận lợi cho một số loại sâu bệnh hại phát triển như: nhện đỏ, bọ xít muỗi chọc thủng các phần non mềm của lá, búp cây chè để hút nhựa làm ảnh hưởng đến năng suất của cây chè. Do đó, cần có các biện pháp phòng trừ và chú ý phun thuốc diệt sâu bệnh.

Qua bảng 4.1 cho ta thấy ẩm độ trung bình qua các tháng biến động từ 73 - 91 % là thích hợp cho cây chè sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao. Vào tháng 3/2014 có ẩm độ cao nhất là 91% và thấp nhất vào tháng 1/2014 là 75 %.

4.1.4. S gi nng

Cây chè ở vùng nguyên sản sinh sống dưới tán rừng rậm, do vậy cây chè có tính chịu bóng lớn, nó tiến hành quang hợp tốt nhất trong điều kiện ánh sáng tán xạ. Ánh sáng trực xạ trong điều kiện nhiệt độ không khí cao, không có lợi cho quang hợp và sinh trưởng của cây chè.

Qua bảng 4.1 cho ta thấy số giờ nắng của Thái Nguyên dao động từ 13 giờ đến 186 giờ. Trong đó thấp nhất là tháng 4/2014 đạt 13 giờ, cao nhất vào tháng 12/2013 đạt 186 giờ làm cho lá chè bị khô, giảm độ mượt của lá, cây chè có thể bị chết cháy. Vì vậy, phải đặc biệt chú ý trồng cây bóng mát cho nương chè.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tuyển chọn cây đầu dòng và biện pháp kỹ thuật nhân giống chè trung du tại xã La Bằng - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên. (Trang 35)