Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 58 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
58
Dung lượng
445,96 KB
Nội dung
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÊ VĂN CƯỜNG Tên chuyên đề: NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG TYLOSIN TRONG PHÒNG BỆNH CHRONIC RESPIRATORY DISEASE (CRD) Ở ĐÀN GÀ THẢ VƯỜN TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN - TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Chăn nuôi thú y Khoa : Chăn nuôi thú y Khóa học: : 2010 - 2014 Giảng viên hướng dẫn : TS. Ngô Nhật Thắng Thái Nguyên, năm 2014 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tận tình, tạo điều kiện và đóng góp ý kiến quý báu của các thầy cô giáo, bạn bè và người thân để xây dựng và hoàn thiện khoá luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, toàn thể các thầy cô giáo khoa Chăn nuôi thú y trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, đặc biệt là cô giáo TS. Ngô Nhật Thắng đã luôn động viên, giúp đỡ và hướng dẫn chỉ bảo tôi tận tình trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khoá luận. Để góp phần cho việc hoàn thành khoá luận đạt kết quả tốt, tôi luôn nhận được sự động viên, giúp đỡ của gia đình và bạn bè. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành trước mọi sự giúp đỡ quý báu đó. Tôi xin trân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014 Sinh viên Lê Văn Cường MỤC LỤC PHẦN 1. CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1 1.1. ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH CƠ BẢN 1 1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1 1.1.2. Tình hình kinh tế xã hội 2 1.1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp 3 1.1.4. Đánh giá chung 6 1.2. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ PHỤC VỤ SẢN XUẤT 7 1.2.1. Nội dung phục vụ sản xuất 7 1.2.2. Biện pháp thực hiện 8 1.2.3. Kết quả phục vụ sản xuất 8 1.2.4. Kết luận 14 PHẦN 2. CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 15 2.1. Đặt vấn đề 15 2.2. Tổng quan tài liệu 16 2.2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 16 2.2.2. Một số đặc điểm của hai loại thuốc Tylosin và Tetracyclin 31 2.2.3. Tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài 33 2.3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 35 2.3.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 35 2.3.2. Nội dung nghiên cứu 35 2.3.3. Các chỉ tiêu theo dõi 35 2.3.4. Phương pháp nghiên cứu 36 2.4. Kết quả và thảo luận 39 2.4.1. Kết quả về tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm 39 2.4.2. Một số bệnh thường gặp ở đàn gà thả vườn 41 2.4.3. Tình hình nhiễm CRD theo lứa tuổi ở đàn gà thả vườn 41 2.4.4. Kết quả theo dõi triệu chứng lâm sàng và mổ khám bệnh tích ở gà có biểu hiện bệnh CRD 43 2.4.5. Hiệu lực phòng bệnh CRD của Tylosin và Tetracyclin 45 2.4.6. Hiệu quả điều trị bệnh CRD của Tylosin và Tetracyclin 45 2.4.7. Kết quả về khả năng sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm 46 2.4.8. Kết quả về hiệu quả sử dụng thức ăn cho gà thí nghiệm Error! Bookmark not defined. 2.4.9. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng Tylosin và Tetracyclin trong chăn nuôi gà 48 2.5. Kết luận, tồn tại 50 2.5.1. Kết luận 50 2.5.2. Tồn tại 50 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Chế độ chiếu sáng cho đàn gà sinh sản 11 Bảng 1.2. Lịch phòng vaccine cho gà 11 Bảng 1.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất 14 Bảng 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 37 Bảng 3.2: Thành phần giá trị dinh dưỡng trong thức ăn của gà thí nghiệm 37 Bảng 4.1: Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (%) 40 Bảng 4.2: Một số bệnh thường gặp ở đàn gà thả vườn 41 Bảng 4.3: Tỷ lệ nhiễm CRD trên đàn gà thả vườn theo tuần tuổi (%) 42 Bảng 4.4: Triệu chứng và bệnh tích của gà nhiễm bệnh CRD 44 Bảng 4.5: Kết quả phòng bệnh của Tylosin và Tetracyclin 45 Bảng 4.6: Kết quả điều trị bệnh của Tylosin và Tetracyclin 46 Bảng 4.7: Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (g/con) 47 Bảng 4.8: Tiêu tốn TĂ/kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm (kg) 48 Bảng 4.9: Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng Tylosin và Tetracyclin trong chăn nuôi gà (đồng) 49 1 PHẦN 1 CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1.1. ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH CƠ BẢN 1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1.1.1.1. Vị trí địa lý Đồng Hỷ là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên nằm cách trung tâm thành phố 7 km, với tổng diện tích tự nhiên là 46177,34 ha - Phía Đông giáp với huyện Phú Bình - Phía Tây giáp với huyện Phú Lương - Phía Nam giáp với thành phố Thái Nguyên - Phía Bắc giáp với huyện Võ Nhai Đồng Hỷ có 17 xã và 3 thị trấn, trong đó có 2 xã vùng cao. Tuy là một huyện miền núi nhưng Đồng Hỷ có vị trí giáp với thành phố Thái Nguyên, có quốc lộ 1B và dòng sông Cầu chảy qua địa bàn, là yếu tố thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội của huyện. 1.1.1.2. Địa hình đất đai - Địa hình Huyện Đồng Hỷ có diện tích tự nhiên là 46177,34 ha, là một huyện có địa hình phức tạp gồm núi đá, núi đất và cánh đồng xen lẫn đồi núi. Toàn huyện chia làm 3 vùng rõ rệt: Vùng núi phía Bắc, vùng trung tâm và vùng phía Nam. Vùng núi phía Bắc: Gồm các xã như Văn Lăng, Hòa Bình, Tân Long, Quang Sơn, Hóa Trung, Minh Lập, Sông Cầu chủ yếu là đất đồi dốc, đất trồng lúa ít, tập trung cây lâm nghiệp, chè, ăn quả, chăn nuôi đại gia súc và trồng lúa nương rẫy. Vùng trung tâm: Gồm các xã như Chùa Hang, Cao Ngạn, Hóa Thượng là vùng có diện tích trồng lúa lớn nhất, cánh đồng tương đối bằng phẳng, ngoài ra còn trồng thêm rau màu chăn nuôi tiểu gia súc. Vùng núi phía Nam: Gồm các xã như Khe Mo, Văn Hán, Cây Thị là các xã vùng núi của huyện chủ yếu là ruộng xen lẫn đồi núi thích hợp cho việc trồng lúa và chăn nuôi đại gia súc. 2 - Đất đai Đồng Hỷ có diện tích tự nhiên là 46177,34 ha, trong đó: - Đất nông nghiệp là: 11854,64 ha. - Đất lâm nghiệp là: 21176,28 ha - Đất ở là: 864,79 ha - Đất chuyên dụng là: 21001,29 ha - Đất chưa sử dụng là 10180,33 ha 1.1.1.3. Khí hậu - thủy văn Là một huyện thuộc vùng Đông Bắc Bộ nên khí hậu cũng chịu ảnh hưởng chung của tiểu khí hậu trong vùng được chia làm 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 Lượng mưa trung bình hàng năm là 2037mm, nhiệt độ trung bình là 23 o C, mùa hè có ngày lên đến 37 - 39 o C, mùa đông có khi nhiệt độ xuống còn 8 – 9 o C, ẩm độ trung bình 82,5% 1.1.2. Tình hình kinh tế xã hội 1.1.2.1. Tình hình dân cư Huyện có hơn 100000 dân sinh sống, trong đó có nhiều đồng bào dân tộc: Kinh, Tày, Nùng, Sán Chỉ rất đa dạng và phong phú về tập quán canh tác lẫn đời sống sinh hoạt văn hóa tinh thần. Theo số liệu điều tra năm 2008, dân số cả huyện là 114.608 người (tháng 7 năm 2008), trong đó có 60130 trong độ tuổi lao động (lao động nông nghiệp là 190915 người). Tỷ lệ tăng dân số cả huyện là: 2,29%, dân số tăng nhanh nên bình quân diện tích đất nông nghiệp/ người ngày càng giảm. Do tính chất vị trí địa lý nên sự phân bố dân cư trong huyện chưa được đồng đều, các khu vực gần thị trấn, gần trục đường chính mật độ dân cư đông, sống tập trung hơn. Huyện vẫn còn nhiều hộ nghèo, năm 2007 tỷ lệ hộ nghèo trong huyện vẫn còn 21,16%. 1.1.2.2. Giao thông thủy lợi - Giao thông: Đồng Hỷ có sông Cầu chảy qua và quốc lộ 1B nối liền trung tâm huyện với thành phố Thái Nguyên và một số huyện lỵ khác đã thúc 3 đẩy quá trình phát triển kinh tế, xã hội của huyện. Một số tuyến đường từ trung tâm huyện đến các xã đã được rải nhựa và bê tông hóa. Song do địa bàn phân bố rộng, một số tuyến đường giao thông vẫn chưa được tu sửa lại làm cho việc đi lại của người dân còn gặp khó khăn, đặc biệt là 2 xã vùng cao Văn Lăng và Tân Long. - Thủy Lợi: Huyện đã kiên cố hóa một số kênh mương thủy nội đồng nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tười tiêu, nông dân chủ yếu vẫn trông chờ vào nguồn nước tự nhiên nên hiệu quả sản xuất chưa cao. Nguồn nước sạch phục vụ chăn nuôi vẫn chưa đáp ứng kịp thời, chủ yếu tập trung ở một số trại chăn nuôi lớn như: Tân Thái 1.1.2.3. Trình độ dân trí Huyện đã duy trì và củng cố tốt thành quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở trong huyện. Toàn huyện có 49 trường học công lâp, trong đó: - Trường tiểu học: 27 trường. - Trường trung học cơ sở: 20 trường. - Trường THCS và PTTH: 1 trường - Trường PTTH: 1 trường. Tổng số phòng học 677 phòng 1.1.2.4. Tập quán sản xuất Đa số các hộ nông dân trong huyện vẫn sản xuất theo phương thức truyền thống, trình độ thâm canh thấp, nhất là các xã vùng cao chưa hoặc ít có điều kiện tiếp xúc với tiến bộ khoa học kỹ thuật. Bênh cạnh đó, hiện nay nhiều gia đình trong huyện đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi thâm canh quy mô nhỏ và bước đầu đạt kết quả tốt. 1.1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp 1.1.3.1. Ngành trồng trọt Trồng trọt là nghành sản xuất chính của nhân dân trong huyện do huyện có diện tích đất đai và khí hậu phong phú. Đây là những yếu tố cơ bản để huyện phát triển nghành trồng trọt. * Cây lương thực 4 - Lúa là cây lương thực chính với tổng diện tích là 6835,3 ha, năng suất đạt 43,61 tạ/ha, sản lượng năm 2007 đạt 29812 tấn. - Ngô với diện tích 2472,4 ha, năng suất đạt 41,58 tạ/ha, sản lượng đạt 10348 tấn/năm. - Khoai lang với diện tích là 629,7 ha, sản lượng đạt 2686 tấn, năng suất đạt 42,66 tạ/ha - Sắn với diện tích là 315,6 ha, sản lượng đạt 3402 tấn/năm, năng suất đạt 107,78 tạ/ha. * Rau đậu các loại Rau các loại: Tổng diện tích là 1210,8 ha, sản lượng đạt 18160 tấn/năm, năng suất đạt 150 tạ/ha. Đậu các loại: Tổng diện tích là 339,6 ha, sản lượng đạt 208 tấn/năm, năng suất đạt 6,11 tạ/ha. * Cây công nghiệp hàng năm Đỗ tương: Tổng diện tích là 220,9 ha, sản lượng đạt 275 tấn/năm, năng suất đạt 12,44 tạ/ha. Lạc: Tổng diện tích là 363,7 ha, sản lượng đạt 374 tấn/năm, năng suất đạt 10,27 tạ/ha. Mía: Tổng diện tích là 1210,8 ha, sản lượng đạt 18160 tấn/năm, năng suất đạt 150 tạ/ha. Cây chè: Thực hiện mô hình cải tạo và sản xuất chè an toàn, trồng mới được 60 ha chè cành. 1.1.3.2. Nghành lâm nghiệp Phần lớn đất tự nhiên của huyện là đất đồi núi phù hợp cho việc phát triển kinh tế Vườn – Rừng. Qua 5 năm thực hiện chương trình PAM, toàn huyện đã trồng được trên 6000 ha rừng. Rừng chủ yếu là bạch đàn, keo tai tượng, mỡ nhiều xã cơ bản đã phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Diện tích rừng tự nhiên được chia khoang vùng cho nhân dân chăm sóc, bảo vệ và trồng bổ sung. Năm 2007 diện tích trồng rừng tập trung (trồng mới) đạt 1096 ha. 1.1.3.3. Ngành chăn nuôi Đồng Hỷ là một huyện có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho sự phát triển nghành chăn nuôi lợn, chăn nuôi trâu bò, dê, gia cầm 5 Ngành chăn nuôi của huyện trong những năm gần đây không ngừng phát triển bởi: - Huyện có diện tích đồi núi rộng, có nguồn thức ăn phong phú. - Người dân chủ yếu sống bằng nghề làm ruộng nên sản phẩm phụ của ngành trồng trọt tương đối lớn. Đó là nguồn thức ăn bổ sung để thúc đẩy nghành chăn nuôi phát triển. * Chăn nuôi lợn Lợn là loài gia súc được nuôi chính của nhân dân trong huyện. Tổng đàn lợn thịt trong huyện là 53869 con, trong đó có 10241 lợn nái, 43628 lợn thịt, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng là 4716 tấn/năm. * Chăn nuôi trâu bò Trâu bò là loài gia súc quan trọng được nuôi chủ yếu để cung cấp sức kéo, phân bón cho trồng trọt và cung cấp thực phẩm cho con người. Trong những năm gần đây, đàn trâu bò không ngừng được gia tăng. Tổng đàn trâu trong huyện là 15789 con, trong đó có 14796 trâu cày kéo. Tổng đàn bò trong huyện là 5375 con, trong đó bò cày kéo là 1163 con. Sản lượng thịt là 33 tấn/năm. * Chăn nuôi dê Đồng Hỷ có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển đàn dê. Một số xã có núi đá vôi như: Hóa Thượng, Hóa Trung, Quang Sơn, Tân Long có diện tích chăn thả lớn, nguồn thức ăn phù hợp với đặc tính loài dê. Tuy nhiên, số lượng dê ở đây chưa nhiều (huyện mới có 1236 con dê), do ngành chăn nuôi dê chưa được chú ý đầu tư, nông dân chưa xác định được lợi ích của nghành chăn nuôi dê. Mặt khác, phương thức chăn nuôi của người dân nơi đây chủ yếu là chăn thả tự do, mang tính quảng canh. Vì vậy, tình trạng dê bị đồng huyết nhiều làm cho dê sinh con ra bị còi cọc, chậm lớn, tỷ lệ chết của dê con từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi rất cao. * Chăn nuôi ong Đồng Hỷ có diện tích đồi núi lớn, có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển đàn ong. Toàn huyện có 3404 đàn ong, cho 19882 lít mật/năm. [...]... Chronic Respiratory Disease (CRD) ở đàn gà thả vườn tại thành phố Thái Nguyên – tỉnh Thái Nguyên * Mục đích nghiên cứu - Xác định tỷ lệ nhiễm bệnh CRD trên đàn gà thả vườn theo lứa tuổi - Xác định hiệu lực của thuốc Tylosin và Tetracyclin trong phòng và trị bệnh CRD ở gà thí nghiệm Kết quả thu được là cơ sở khoa học để đưa ra các giải pháp kỹ thuật thích hợp nhằm nâng cao khả năng sản xuất của đàn gà cơ... con nông dân, hiểu được tâm tư, nguyện vọng của họ trong quá trình chăn nuôi, nắm bắt được tình hình chăn nuôi của người dân hiện nay 15 PHẦN 2 CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tên đề tài: Nghiên cứu sử dụng Tylosin trong phòng bệnh Chronic Respiratory Disease (CRD) ở đàn gà thả vườn tại thành phố Thái Nguyên – tỉnh Thái Nguyên 2.1 Đặt vấn đề Chăn nuôi gà nói riêng và chăn nuôi gia cầm nói chung là nghề... dùng, dụng cụ chăn nuôi mà kém thì đó cũng là một con đương truyền lây của bệnh Thời gian tồn tại của bệnh được quan sát ở lòng trắng trứng là 3 tuần ở 50C, 4 ngày ở tủ ấp, 6 ngày ở nhiệt độ phòng; ở lòng đỏ mầm bệnh tồn tại 18 tuần ở 370C, 6 tuần ở 200C Như vậy những quả trứng dập, vỡ trong máy ấp có thể là nguồn lây lan bệnh Điều đáng chú ý là mầm bệnh có thể tồn tại trong tóc, da của ngườ từ 1 – 2 ngày,... Chronic Respiratory Disease (CRD) ở đàn gà thả vườn tại thành phố Thái Nguyên – tỉnh Thái Nguyên 8 1.2.2 Biện pháp thực hiện Theo yêu cầu của nội dung thực tập tốt nghiệp trong thời gian thực tập tại cơ sở bản thân đề ra một số biện pháp thực hiện như sau: - Tìm hiểu tình hình sản xuất chăn nuôi ở cơ sở thực tập và khu vực vành đai - Tham gia công tác chẩn đoán, chăm sóc nuôi dưỡng đàn gia cầm - Thường... 17 ngày sau khi gây bệnh, bệnh kéo dài từ vài tuần đến 1 – 2 tháng hoặc nhiều hơn Khi gà mắc bệnh nhìn tổng thể thấy đàn gà xao xác, xõa cánh, gà con, gà dò, gà đẻ đều khó thở khò khè Theo dõi thấy đàn gà ăn uống giảm Quan sát kỹ thấy gà chảy nước mắt, nước nũi, lúc đầu trong nhớt sau chuyển sang hồng hồng, sau lại đặc trắng ngư mủ 26 Khi bắt gà ta thấy thở rất mạnh nhưng quan sát kỹ gà rất khỏ thở,... viêm Gà bệnh ngày càng khó thở, mào yếm tím bầm, kiệt sức rồi chết Nhiều trường hợp gà chết sớm do ngạt thở Ở đàn gà đẻ trứng mắc bệnh, làm giảm sút sản lượng trứng Trứng bệnh đem ấp tỷ lệ chết phôi tăng, số còn lại nở thành gà con bệnh Ngoài ra gà tây 27 bệnh còn có viêm khớp, viêm bao hoạt dịch Một số gà bệnh có triệu chứng thần kinh Lê Văn Năm (2003) [14] cho biết CRD thường ghép với một số bệnh. .. trưởng chậm, tăng chi phí chăn nuôi, làm giảm hiệu quả kinh tế và chất lượng sản phẩm Đây là một bệnh mắc phổ biến và gây thiệt hại kinh tế lớn nhất trong chăn nuôi gà Để chăn nuôi gia cầm có hiệu quả thì vấn đề cần thiết là phải chú ý đến công tác phòng và trị bệnh cho gà nhất là bệnh CRD Xuất phát từ thực tiến trên tôi tiến hành nghiên cứu đè tài: Nghiên cứu sử dụng Tylosin trong phòng bệnh Chronic. .. gây động tác thở ra 2.2.1.3 Bệnh hô hấp mãn tính (CRD) ở gà * Đặc điểm chung Bệnh hô hấp mãn tính ở gà do nhiều loại Mycoplasma gây ra, trong đó quan trọng nhất là Mycoplasma gallisepticum và Mycoplasma synoviae Mầm bệnh MG là nguyên nhân chính gây bệnh viêm đường hô hấp mãn tính ở gà Bệnh này chủ yếu làm cho gà chậm lớn, tiêu tốn thức ăn cao, thuốc điều trị tốn kém (Đào Thị Hảo) [4] Bệnh do Mycoplasma... nhiên gà, gà tây, gà lôi dễ mắc bệnh Bồ câu, vịt, ngan, ngỗng ít cảm thụ Gà dò và gà mái đẻ dễ mắc bệnh hoan gà con, gà nuôi theo phương thức tập trung công nghiệp dễ mắc bệnh hơn gà nuôi chăn thẻ vườn Bệnh Mycoplasmois liên quan rất chặt chẽ với sức đề kháng của cơ thể, khi các điều kiện thức ăn, chuồng trại, vận chuyển, thời tiết khí hậu… thay đổi làm phát sinh triệu chứng lâm sang của bệnh Ở gà 2 –. .. với bệnh tăng CRD là tên viết tắt của bệnh Chronic Respiratory Disease còn gọi là hen gà do một loại Mycoplasma gây ra Bệnh không gây chết nhiều nhưng làm cho gà chậm lớn, tiêu tốn thức ăn cao, thuốc điều trị tốn kém, gà mái giảm đẻ, trứng gà bệnh chết phôi Khi gà con khỏi bệnh chúng mang trùng suốt đời nên còn gọi là bệnh hô hấp mãn tính Bệnh gây viêm xoang mắt, mũi, 16 phế quản và túi khí… làm cho gà . HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÊ VĂN CƯỜNG Tên chuyên đề: NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG TYLOSIN TRONG PHÒNG BỆNH CHRONIC RESPIRATORY DISEASE (CRD) Ở ĐÀN GÀ THẢ VƯỜN TẠI THÀNH PHỐ THÁI. Thực hiện đề tài Nghiên cứu sử dụng Tylosin trong phòng bệnh Chronic Respiratory Disease (CRD) ở đàn gà thả vườn tại thành phố Thái Nguyên – tỉnh Thái Nguyên . MỤC LỤC PHẦN 1. CÔNG TÁC PHỤC. dụng Tylosin trong phòng bệnh Chronic Respiratory Disease (CRD) ở đàn gà thả vườn tại thành phố Thái Nguyên – tỉnh Thái Nguyên . 2.1. Đặt vấn đề Chăn nuôi gà nói riêng và chăn nuôi gia cầm nói