2.3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
- Thí nghiệm được tiến hành theo phương pháp chia lô so sánh, được chia làm 2 lô đảm bảo độ đồng đều về các yếu tố: giống, tuổi, khối lượng, thòi gian tiến hành, quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, quy trình thú y… chỉ khác nhau nhân tố thí nghiệm.
+ Lô thí nghiệm dùng thuốc Tylosin trong phòng và trị bệnh CRD. + Lô đối chứng dùng thuốc Tetracyclin phòng và điều trị bệnh CRD. Sơ đồ bố trí thí nghiệm:
Bảng 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm
STT Diễn giải ĐVT Lô thí nghiệm Lô đối chứng
1 Giống gà Gà lai trống Mía x Mái Lương Phượng
2 Số lượng Con 500 500
3 Khối lượng đầu TN Gram 36,66 ± 0,18 36,70 ± 0,16
4 Phương thức nuôi Ngày 1 – 21 ngày: nuôi nhốt
22 ngày - xuất bán: bán chăn thả
5 Thời gian nuôi Ngày 1 - 77 1 - 77
6
Thuốc Tylosin Tetracyclin
Cách dùng Pha nước uống Liều lượng g/lít nước Phòng: 0,5 Phòng: 1 Điều trị: 1 Điều trị: 2 Liệu trình phòng Ngày tuổi 1-3, 10-12, 19-21, 27-19, 38-40, 45-46, 52-53, 59-60, 66-67, 73-74 Thời gian điều trị Ngày 3 - 5
- Thức ăn và cách cho ăn: Thức ăn của gà thí nghiệm được chia làm 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: 1- 21 ngày tuổi, sử dụng thức ăn AF.Plus 3010. + Giai đoạn 2: 22 – 35 ngày tuổi, sử dụng thức ăn AF.Plus 3020. + Giai đoạn 3: 36 – xuất bán, sử dụng thức ăn AF.Plus 3030.
Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn của gà thí nghiệm được trình bày như sau:
Bảng 3.2: Thành phần giá trị dinh dưỡng trong thức ăn của gà thí nghiệm Giai đoạn
Thành phần dinh dưỡng
ĐVT Giai đoạn (ngày tuổi)
1 – 21 22 – 35 36 – xuất bán
Năng lượng (ME) tối thiểu Kcal/kg 3000 3100 3200
Đạm tối thiểu % 21,0 19,5 18,0 Xơ tối thiểu % 3,8 3,6 3,5 Canxi % 0,9-1,1 0,9-1,2 0,9-1,3 Photpho tối thiểu % 0,8 0,7 0,7 Muối % 0,3-0,5 0,3-0,5 0,3-0,5 Lyzin tối thiểu % 1,2 1,15 1,1 Độẩm tối đa % 13 13 13
2.3.4.2. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu
- Theo dõi tỷ lệ nuôi sống: Hàng ngày theo dõi ghi chép vào sổ theo dõi cá nhân những biến động về số lượng đàn gà trong các lô qua các tuần tuổi rồi tính tỷ lệ nuôi sống.
Tổng số gà cuối kỳ (con)
Tỷ lệ nuôi sống (%) = ——————————— x100 Tổng số gà đầu kỳ (con)
- Phương pháp theo dõi gà mắc bệnh: Trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng và theo dõi tình hình sức khỏe của 2 lô gà thí nghiệm. Quan sát đàn gà vào buổi sáng sớm, chú ý trạng thái đi lại, hoạt động của toàn đàn; quan sát trạng thái phân trên nền chuồng.
Ghi chép lại vào sổ theo dõi cá nhân về thời gian gà mắc bệnh, số con mắc bệnh, thời gian điều trị bệnh và hiệu quả điều trị.
- Phương pháp kiểm tra khối lượng gà: Chúng tôi tiến hành cân gà vào buổi sáng thứ 7 hàng tuần khi chưa cho ăn, cùng với một loại cân và cùng một người cân, quây ngẫu nhiên 5 – 10% số gà trong lô và cân tất cả số con trong quây với dung lượng mẫu n = 50 con/lô và tính khối lượng sống trung bình của gà. Sử dụng cân kỹ thuật và cân đồn hồ loại 1kg và 2kg, 5kg. Kiểm tra khối lượng gà ở các giai đoạn sơ sinh, 1, 2, 3… 11 tuần tuổi. Giai đoạn sơ sinh và 1 tuần tuổi được cân bằng cân kỹ thuật, giai đoạn sơ sinh được cân trước khi cho vào quây úm.
- Xác định khả năng tiêu thụ thức ăn của gà thí nghiệm: Chúng tôi theo dõi ghi chép số lượng thức ăn cho gà ăn hàng tuần vào sổ theo dõi cá nhân và khối lượng gà tăng hàng tuần rồi tính lượng TTTĂ/kg TT.
Lượng thức ăn tiêu thụ/lô/tuần (kg) TTTĂ/kg TT (kg) = ———————————————
Khối lượng gà tăng/lô/tuần (kg)
Lượng thức ăn tiêu thụ toàn kỳ TN/lô (kg) TTTĂ/kgTT cộng dồn = ——————————————————
2.3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học sử dụng trong chăn nuôi của Nguyễn Văn Thiện (2002) [17] tính toán các tham số thống kê bằng máy tính Fx500Ms và phần mềm Microsof Excel.
Một số giá trị cần tính: + Số trung bình cộng:
+ Sai số trung binh: (với n>30)
+ Độ lệch tiêu chuẩn:
Trong đó: X : Là số trung bình 1, 2, ...3 n
x x x x : Là giá trị của các biến số n: dung lượng mẫu (số gà được cân)
x ∑ : Tổng các giá trị của X x m : sai số của số trung bình X S : độ lệch tiêu chuẩn + Hệ số biến dị: (Cv%):