Hàng ngày chúng tôi đều trực tiếp chăm sóc đàn gà và quan sát những biểu hiện của chúng. Khi thấy gà có những triệu chứng nghi mắc bệnh CRD, chúng tôi tiến hành bắt riêng những con đó ra và tiến hành điều trị ngay những con gà đó. Những con có biểu hiện bệnh bắt ra ở lô TN dùng Tylosin để điều trị, những con có biểu hiện bệnh bắt ra ở lô ĐC dùng Tetracyclin để điều trị, vừa điều trị chúng tôi vừa bổ sung thêm B.complex, VTM, điện giải vào uống nước để tăng sức đề kháng cho gà; bổ sung men tăng trọng trộn vào thức ăn giúp gà hay ăn và phòng bệnh tiêu chảy kế phát. Đến khi gà không còn biểu hiện triệu chứng của bệnh, gà khỏe mạnh, ăn uống bình thường,
chúng tôi lại thả những con khỏi bệnh đó vào lô lúc trước bắt ra. Kết quả điều trị được trình bày ở bảng 4.6:
Bảng 4.6: Kết quả điều trị bệnh của Tylosin và Tetracyclin
Diễn giải ĐVT Lô TN
(Tylosin)
Lô ĐC (Tetracyclin)
Liều điều trị g/lít 1 2
Số ngày điều trị Ngày 3 - 4 4 - 5 Số lượt con được điều trị qua các tuần Con 531 620
Số lượt con khỏi Con 516 587
Tỷ lệ khỏi % 97,18 94,68
Kết quả ở bảng 4.6 cho thấy: Kết quả điều trị của hai loại thuốc Tylosin và Tetracyclin khác nhau rõ rệt (P<0,001). Lô TN dùng Tylosin điều trị tổng số 531 lượt gà có biểu hiện mắc bệnh thì 516 lượt con khỏi chiếm tỷ lệ 97,18% trong khi đó lô ĐC dùng Tetracyclin điều trị tổng số 620 lượt gà thì có 587 lượt con khỏi chiếm tỷ lệ 94,68%. Như vậy, lô TN dùng Tylosin để điều trị có tỷ lệ khỏi bệnh cao hơn lô ĐC dùng Tetracyclin.
Khi dùng Tylosin thì liệu trình điều trị là 3- 4 ngày còn dùng Tetracyclin thì liệu trình điều trị là 4- 5 ngày. Như vậy liệu trình điều trị của Tylosin ngắn hơn so với Tetracyclin.
Điều này cho thấy việc dùng Tylosin mang lại hiệu quả điều trị bệnh CRD cao hơn Tetracyclin.
2.4.7. Kết quả về khả năng sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm
Sinh trưởng tích lũy là một chỉ tiêu quan trọng được các nhà chăn nuôi quan tâm và đặt lên hàng đầu bởi nó ảnh hưởng tới sức sản xuất của gia cầm. Sinh trưởng tích lũy là khối lượng cơ thể của gà qua từng tuần tuổi, là thước đo tình trạng sức khỏe, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng và phẩm chất của dòng giống. Khả năng sinh trưởng của gà phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: thức ăn, nước uống, chăm sóc, nuôi dưỡng, thời tiết khí hậu, khả năng thích nghi của từng giống gà với điều kiện môi trường. Độ sinh trưởng tích lũy càng tăng thì càng rút ngắn thời gian nuôi, giảm được chi phí thức ăn, nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.
Hiệu quả phòng và trị bệnh CRD của mỗi thuốc có ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng sức khỏe và khả năng sinh trưởng của gà. Kết quả theo dõi về khối lượng gà được thể hiện qua bảng 4.7:
Bảng 4.7: Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (g/con) Tuần tuổi Lô TN (n=50) Lô ĐC (n=50) X ± mx Cv (%) X ±mx Cv(%) SS 36,66 ± 0,18 3,46 36,70 ± 0,16 3,02 7 90,46 ± 1,13 8,80 87,5 ± 1,02 8,22 14 187,5 ± 1,13 7,38 87,5 ± 1,02 8,89 21 281,80 ± 4,86 12,19 262,66 ± 4,17 11,24 28 441,80 ± 5,35 8,56 397,00 ± 5,69 9,42 35 683,60 ± 7,28 7,53 613,80 ± 7,10 7,68 42 869,80 ± 12,06 9,80 791,50 ± 11,24 9,68 49 1125,00 ± 14,32 9,00 991,00 ± 14,26 10,33 56 1381,80 ± 11,45 5,86 1218,10 ± 14,85 8.62 63 1592,00 ± 15,10 6,71 1442,30 ± 17,35 8,69 70 1847,70 ± 22,28 8,49 1659,20 ± 24,42 10,16 77 2040,29 ± 20,07 6,96 1877,4 ± 22.01 8,29
Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (g/con)
0 500 1000 1500 2000 2500 SS 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11Tuần tuổi Lô TN (n=50) Lô ĐC (n=50)
Bảng 4.8: Tiêu tốn TĂ/kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm (kg)
Giai đoạn
Lô thí nghiệm Lô đối chứng Cộng dồn Tăng khối lượng (g) Tiêu tốn (TA) Trong tuần Tăng khối lượng (g) Tiêu tốn (TA) Trong tuần SS – 7 ngày 5.8 72.09 1.34 5.8 70.1 1.38 8 – 14 ngày 9.4 109.6 1.39 10 143 1.43 15 – 21 ngày 16 154.6 1.64 7.4 113.9 1.53 22 – 28 ngày 24.1 265.6 1.66 13.4 221.7 1.65 29 – 35 ngày 18 403.8 1.67 21.6 372.8 1.72 36 – 42 ngày 25.5 448.7 2.41 17.7 335.8 1.89 43 – 49 ngày 25.7 586.9 2.30 19.9 412.9 2.07 50 – 56 ngày 21.1 626.5 2.44 22.7 497.3 2.19 57 – 63 ngày 25.6 710.4 3.38 22.3 559.7 2.50 64 – 70 ngày 19.3 864.3 3.38 21.6 542.2 2.50 71 – 77 ngày 23.4 722.8 4.1 21.8 558.5 2.56
Qua bảng 4.8 ta thấy: TTTĂ/kg tăng khối lượng cộng dồn của gà ở lô ĐC luôn cao hơn so với TTTĂ/kg tăng khối lượng của gà ở lô TN; kết thúc thí nghiệm ở 11 tuần tuổi, TTTĂ/kg tăng khối lượng cộng dồn là 2,52 kg – TN và 2,65 kg – ĐC, sự chênh lệch này là 0,13 kg. Như vậy lô TN có TTTĂ/kg tăng khối lượng cộng dồn thấp hơn lô ĐC chút ít. Nếu lấy TTTĂ/kg tăng khối lượng ở lô ĐC là 100% thì TTTĂ/kg tăng khối lượng ở lô TN là 95,09%, tức là thấp hơn 4,91%.
Điều này cho thấy việc sử dụng Tylosin trong phòng và trị bệnh CRD có ảnh hưởng tốt hơn tới hiệu quả chuyển hóa thức ăn dẫn tới TTTĂ/kg tăng khối lượng thấp hơn so với việc dùng Tetracyclin.
2.4.9. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng Tylosin và Tetracyclin trong chăn nuôi gà
Để có cơ sở kết luận đầy đủ về hiệu quả khả thi của việc sử dụng thuốc Tylosin và Tetracyclin trong phòng và điều trị bệnh CRD cho đàn gà thả vườn, chúng tôi tiến hành hoạch toán sơ bộ về chi phí kinh tế lúc gà ở 11 tuần tuổi. Kết quả tính toán được thể hiện ở bảng 4.9:
Bảng 4.9: Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng Tylosin và Tetracyclin trong chăn nuôi gà (đồng)
STT Diễn giải ĐVT Lô TN Lô ĐC 1 Tổng khối lượng gà cuối kỳ Kg 977,256 889,888 2 Đơn giá tại thời điểm kết thúc TN Đồng/kg 4.500 4.500 3 Tổng thu Đồng 43.976.000 40.045.000 4 Tổng chi Đồng 30.297.000 28.790.000 Chi phí giống Đồng 4.000.000 4.000.000 Chi phí vaccine Đồng 1.120.000 1.120.000 Chi phí thức ăn Đồng 17.345.000 15.980.000 Chi phí thuốc thú y Đồng 3.840.000 3.690.000
Chi phí điện nước+ chi phí khác Đồng 4.000.000 4.000.000
5 Tổng thu – tổng chi Đồng 13.679.000 11.255.000
So sánh % 121,54 100
6 Chi phí cho 1kg gà Đồng 31.010 32.340
So sánh % 95,89 100
Qua bảng 4.9 ta thấy: tổng thus au khi kết thúc thí nghiệm ở lô ĐC là 40.045.000 đồng, lô TN là 43.977.000 đồng, như vậy lô TN thu nhiều hơn lô ĐC 3.932.000 đồng.
Tổng chi bao gồm giống + thức ăn + thuốc thú y+ điện, nước và một số chi phí khác ở lô ĐC là 28.790.000 đồng, lô TN là 30.297.000 đồng, như vậy tổng chi ở lô TN cũng nhiều hơn lô ĐC 1.507.000 đồng.
Kết quả tổng thu – tổng chi ở lô ĐC la 11.255.000 đồng, ở lô TN là 13.679.000 đồng. Nếu lấy kết quả này ở lô ĐC là 100 % thì lô TN là 1221,54 % như vậy là tăng 21,54% tức là lãi thu về sau đợt thí nghiệm ở lô TN cao hơn so với lô ĐC, cụ thể là cao hơn 2.424.000 đồng.
Chi phí cho 1 kg gà ở lô ĐC là 32.340 đồng, ở lô TN là 31.010 đồng. Nếu lấy kết quả này ở lô ĐC là 100% thì lô TN là 95,89 %, như vậy là giảm 4,11% tức là chi phí cho 1kg gà ở lô TN thấp hơn lô ĐC 1.130 đồng.
Những kết quả trên cho thấy việc sử dụng Tylosin trong phòng và trị bệnh CRD mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn sử dụng thuốc Tetracyclin.