Tình hình sản xuất

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng bảo tồn của giống chè Trung du tại một số xã phía Tây thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 28)

1. Cơ sở lí luận của đề tài

2.3.2. Tình hình sản xuất

Sản xuất chè ở Thái Nguyên còn chủ yếu là sản xuất quy mô hộ. Tuy vậy, do đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học, tăng đầu tư thâm canh chè mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong những năm vừa qua, diện tích, năng suất, chất lượng, giá trị chè Thái Nguyên không ngừng tăng:

+ Năm 2010, diện tích chè toàn tỉnh có 17,660 ha. Năng suất chè búp tươi năm 2010 đạt 107 tạ/ha, sản lượng chè búp tươi 171,900 tấn.

+ Năm 2011: 18,199 ha, sản lượng chè búp tươi đạt 18,100 tấn.

+ Đến năm 2012 diện tích chè toàn tỉnh khoảng 18,600 ha, năng suất đạt 109 tạ/ha, sản lượng đạt 18,500 tấn chè búp tươi tăng 2,5% so với năm 2011.

+ Tỉnh Thái Nguyên đang đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu giống chè theo hướng giảm giống chè Trung du tăng các giống chè nhập nội và các giống chè trong nước chọn tạo, lai tạo:

Hình 2.1: Tỉ lệ cơ cấu giống của tỉnh Thái Nguyên năm 2010

(Theo báo cáo :Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè Thái Nguyên Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên năm 2011)

Năm 2010, cơ cấu giống mới là 34,22%. Năm 2011, cả tỉnh trồng mới và trồng thay thế 1.000 ha chè bằng các giống mới có năng suất và chất lượng cao.

Đến năm 2015, cơ cấu giống mới đạt 60%, giống chè Trung du còn 40%. - Xây dựng vùng sản xuất nguyên liệu chè búp tươi:

Vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất chè xanh, chè xanh cao cấp gồm các giống: Trung du, LDP1, TRI 777, Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên, Bát tiên, Keo Âm Tích, phân bố chủ yếu ở thành phố Thái Nguyên, huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Lương, Phổ Yên, chiếm tỷ lê 80 - 85% nguyên liệu chè chè búp tươi.

Vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất chè đen gồm các giống: Trung du, LDP2, TRI 777, chủ yếu phân bốở các huyện Định Hoá, một phần ở huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Lương, chiếm tỷ lệ 10 - 15% lượng nguyên liệu chè búp tươi.

- Sản xuất chè an toàn ở tỉnh Thái Nguyên: Hiện nay tỉnh Thái Nguyên

đang triển khai quy hoạch vùng sản xuất chè an toàn trên địa bàn toàn tỉnh làm cơ sở cho việc thu hút đầu tư sản xuất chè hàng hóa chất lượng, giá trị

cao; xây dụng vùng sản xuất nguyên liệu chè an toàn theo hướng hữu cơ, hạn chế sử dụng phân bón vô cơ, hóa chất trừ sâu; áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt GAP, từ khâu sản xuất đến khâu chế biến thành phẩm cuối cùng gắn quy trình sản xuất với việc ược chứng nhận bởi các tổ

chức chứng nhận trong nước và quốc tế (VietGAP, GlobalGAP, Uzt Certified…). Chương trình chuyển đổi giống mới và ứng dụng các biện pháp canh tác tiên tiến sản xuất chè theo hướng an toàn, đã nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị chè Thái Nguyên [6].

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng bảo tồn của giống chè Trung du tại một số xã phía Tây thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)