Tiềm năng thế mạnh về sản xuất cây chè của Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng bảo tồn của giống chè Trung du tại một số xã phía Tây thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 27)

1. Cơ sở lí luận của đề tài

2.3.1. Tiềm năng thế mạnh về sản xuất cây chè của Thái Nguyên

Hiện nay tỉnh Thái Nguyên có diện tích chè lớn thứ 2 trong cả nước (17.660 ha), cả 9 huyện, thành thịđều có sản xuất chè. Do thiên nhiên ưu đãi về

thổ nhưỡng đất đai, nguồn nước, thời tiết khí hậu, rất phù hợp với cây chè. Vì vậy nguyên liệu chè búp tươi ở Thái Nguyên có phẩm cấp, chất lượng rất cao. Theo phân tích của Viện Khoa học Kỹ thuật NLN miền Núi phía Bắc, chất lượng nguyên liệu chè Thái Nguyên có ưu điểm khác biệt với chất lượng nguyên liệu của các vùng chè khác. Từ những đặc điểm phẩm chất trên, nguyên liệu chè Thái Nguyên có nội chất đáp ứng được yêu cầu của nguyên liệu để sản xuất chè xanh chất lượng cao.

Bên cạnh thế mạnh được thiên nhiên ưu đãi về đất đai, khí hậu thích hợp với sản xuất chè. Người làm nghề chè tỉnh Thái Nguyên có kỹ thuật chăm sóc, thu hái và chế biến chè rất tinh xảo, với đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân nghề chè, bằng những công cụ chế biến thủ công, truyền thống, đã tạo nên những sản phẩm chè cánh đẹp, thơm hương chè, hương cốm, uống “có hậu” với vị chát vừa phải, đượm ngọt, đặc trưng của chè Thái Nguyên, với chất lượng và giá trị cao; 100% sản phẩm của làng nghề chè là sản phẩm chè xanh, chè xanh cao cấp, chủ yếu tiêu thụ nội địa và có xuất khẩu.

Những hộ làm nghề chè đã hình thành lên những làng nghề truyền thống. Từ năm 2008 đến năm 2012 đã có 59 làng nghề sản xuất, chế biến chè

được UBND tỉnh quyết định công nhận trên địa bàn 5 huyện, 1 thành phố

Thái Nguyên. Những làng nghề này từ lâu đã gắn liền với văn hoá mang đậm bản sắc của các dân tộc tỉnh Thái Nguyên [6].

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng bảo tồn của giống chè Trung du tại một số xã phía Tây thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)