Tình hình chung của hộ nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng bảo tồn của giống chè Trung du tại một số xã phía Tây thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 48)

3. Đánh giá, so sánh hiệu quả kinh tế của cây chè cành và cây chè Trung du

3.1 Tình hình chung của hộ nghiên cứu

Để nghiên cứu tình hình sản xuất chè Trung du và chè cành của hộ dân trên địa bàn xã Phúc Trìu, tôi tiến hành điều tra khảo sát 75 hộ trồng chè trên

địa bàn 3 xóm : Hồng Thái I ( xã Tân Cương), Xóm Khuôn II (xã Phúc Trìu), Hộ sản xuất

chè

Người thu gom Người bán buôn

Người tiêu dùng

xóm Cây Thị ( xã Phúc Xuân). Và việc lựa chọn các hộ là ngẫu nhiên điều này giúp chúng ta đánh giá chung nhất, chính xác nhất tình hình sản xuất các loại chè tại địa phương. Từ đó có những so sánh cụ thể trong việc sản xuất chè cành và chè Trung du của các hộ.

Sau đây là thông tin chi tiết của các hộ được tôi tiến hành điều tra trong thời gian nghiên cứu.

3.1.1 Thông tin chung về các hộ

+ Thông tin chung về hộ

Bảng 3.2 : Một số thông tin chung về các hộ điều tra

Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Cơ cấu (%)

1. Số hộ điều tra Hộ 75 100 1.1 Số hộ trồng chè cành Hộ 20 26,7 1.2 Số hộ trồng chè Trung du Hộ 7 9,3 1.3 Số hộ trồng cả 2 Hộ 48 64 2. Tuổi BQ của chủ hộ Năm 40,65 3. Trình độ học vấn của chủ hộ Chủ hộ 75 100 - Tiểu học Chủ hộ 20 26,7 - Trung học cơ sở Chủ hộ 43 57,3 - Trung học phổ thông Chủ hộ 12 16

4. Số nhân khẩu/hộ Người 4,37

5. Số lao động bình quân/hộ L.động 2,17

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, năm 2014)

Kết quả tổng hợp cho thấy, độ tuổi bình quân của các chủ hộ là 40,65 Tuổi hầu hết ở dộ tuổi này các chủ hộ đã ổn định về cơ sở vất chất, có vốn sống và kinh nghiệm nhất định trong việc sản xuất các loại chè.

Về sản xuất chè cành và chè Trung du của hộ điều tra, thì có 20 hộ

tham gia trồng chè cành (chiếm 26,7 %). Số hộ sản xuất chè truyền thống (chè Trung du chỉ chiếm 9,3% số hộđiều tra) có 48 hộ tham gia sản xuất cả 2 loại chè tương ứng chiếm 64 %. Sản xuất chè cành đang được phát triển tại

địa phương, đặc biệt sản xuất chè cành tại địa phương chiếm 90% hộ tham gia sản xuất chè cành.

Về học vấn của chủ hộ chủ yếu là học hết cấp II (chiếm 57,3 %), cấp I (chiếm 26,7%) không có chủ hộ nào học trung cấp, cao đẳng, đại học. Trình

độ văn hóa ảnh hưởng đến sự đầu tư phát triển sản xuất chè của hộ, khả năng tiếp thu khoa học đó. Tuy nhiên, trong địa phương kinh nghiệm sản xuất chủ

yếu do “cha truyền, con nối” nông dân học hỏi lẫn nhau. Nên hiệu quả sản xuất tùy thuộc từng hộ và mức độ chú trọng của các hộđó.

Về nhân khẩu và nguồn lao động của hộ thì số nhân khẩu tham gia lao

động gia đình chiếm tỉ lệ trung bình bình quân mỗi hộ là 4,37 người/hộ. Số

lao động bình quân cuả hộ là 2,17 lao động đây là nguồn lao động ổn định

đảm bảo cho sản xuất chè.

+ Quy mô và diện tích chè của hộ

Quy mô sản xuất chè của các hộ chủ yếu là quy mô nhỏ và vừa. Sản xuất theo hình thức hộ gia đình, người nông dân vừa là người lao động vừa là người quản lý.

Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt hộ với sản xuất nông nghiệp là chính. Thì thu nhập của gia đình tùy thuộc vào việc sản xuất nông nghiệp tạo ra. Đặc biệt với địa bàn xã Tân Cương, Phúc Trìu, Phúc Xuân với 78,7 % lao động trong nông nghiệp (sản xuất chè , lúa..) thì vấn đề đất đai càng trở lên quan trọng hơn bao giờ hết. Chè là cây trồng chính của hộ, trong sản xuất chè đất đai là yếu tố quan trọng quyết định sản xuất của hộ. Trước đây, hầu hết diện tích chè được tập trung sản xuất chè Trung du là chủ yếu. Nhưng những năm trở lại đây thì cơ cấu đất trong sản xuất các giống chè có sự thay đổi cụ thể như sau:

Bảng 3.3: Diện tích chè Trung du và chè cành của các hộ điều tra

Loại chè Số hộ tham gia trồng Tổng diện tích (sào) Diện tích BQ/hộ (sào) Chè Trung du 55 145 1,93 Chè cành 68 266 3,55

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra tháng 3 năm 2014)

Bảng biểu trên cho thấy, diện tích đất cây chè bình quân trên hộ của hộ

tham gia sản xuất chè cành là 3,55 sào/hộ gấp 1,83 lần của hộ sản xuất chè Trung du (1,93 sào/hộ). Theo thông tin từ các hộ điều tra thì trước kia các hộ

sản xuất chè Trung du là chủ yếu. Tuy nhiên, trong 10 năm trở lại đây chè Trung du đang dần thay thế bởi giống các loại chè cành có năng suất chất lượng cao hơn. Để hiểu rõ hơn về sự chuyển dịch này, cần tiến hành điều tra

đánh giá và so sánh cụ thể việc sản xuất chè Trung du (chè truyền thống) và chè cành (chè giống mới) trong hộ sản xuất chè tại xã Phúc Trìu.

3.1.2. Tình hình sản xuất chè của hộ

Để đánh giá tình hình sản xuất chè của hộ và so sánh được hiệu quả

kinh tế của cây chè Trung du và cây chè cành đem lại. Thì ngoài các tiêu chí chung, còn các tiêu chí khác được nghiên cứu như: Diện tích, năng suất, sản lượng chè, giá bán chè của các hộ…cũng làm ảnh hưởng hiệu quả kinh tế mà các loại chè đó đem lại. Các tiêu chí được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.4 :Tình hình sản xuất chè cành và chè Trung du của hộ điều tra

Chỉ tiêu ĐVT Loại chè Bình quân

chung Chè Trung du Chè cành

1.Diện tích chè Sào/hộ 1,95 3,55 2

2. Năng suất Tạ/sào 1,7 2,2 1,95

3. Sản lượng Tạ/hộ 2,6 5,7 4,2

4. Giá bán bình quân 1000đ 192 219 215

5. Giá trị sản xuất 1000đ 4992 12483 7491

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra tháng 3 năm 2014)

Bảng số liệu cho thấy, diện tích trồng chè Trung du và chè cành của hộ

có sự chêch lệch đáng kể. Đối với cây chè Trung du diện tích bình quân theo hộ là 2 sào/hộ. Trong khi đó, diện tích chè cành của các hộ gấp 1,8 lần chè Trung du, diện tích chè cành bình quân theo hộ đạt mức trung bình 3,55 sào/hộ. Do chè Trung du được trồng lâu nên năng suất và chất lượng của cây chè này giảm. Việc trồng lại giống chè này lâu năm mới cho thu hoạch (do

đặc điểm gieo trồng bằng hạt). Chè cành với đặc điểm năng suất, chất lượng, thời gian cho thu hoạch ngắn nên được người dân chọn trồng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên và kinh tế của các hộ mà có sự chuyển đổi này. Do một số hộ có điều kiện đất đai, địa hình thích hợp với chè Trung du (đồi núi cao) nên các hộ chưa có sự chuyển đổi.

Về năng suất bình quân chè búp khô của các hộ, chè cành cao hơn chè Trung du. Năng suất bình quân của chè cành đạt 2,2 tạ/sào/năm. Trong khi đó năng suất của chè Trung du chỉ đạt 1,7 tạ/sào/năm. Chính sự chênh lệch khá lớn về diện tích và năng suất dẫn đến sản lượng bình quân theo hộ của chè cành cao gần gấp 2,2 lần chè Trung du.

Giá bán bình quân hộ của chè Trung du và chè cành có sự chênh lệch

đáng kể. Chè Trung du giá bán bình quân là 191,754 đồng/kg chè cành cao hơn tương ứng với 219,118 đồng/kg. Chính sự chênh lệch về giá cả này làm cho giá trị sản xuất bình quân theo hộ có sự chênh lệch lớn. Do đó giá trị sản xuất bình quân theo hộ của cây chè cành đem lại cao 1,3 chè Trung du.

Để biết vì sao có sự khác biệt lớn về diện tích, năng suất, sản lượng của chè Trung du và chè cành. Cần đánh giá, so sánh một chỉ tiêu cụ thể để

biết được hiệu quả của từng loại giống chè đem lại như thế nào? Định hướng phát triển của địa phương có đúng không? Sự chuyển đổi có đem lại hiệu quả

như người dân mong muốn không? Và tại sao có sự chuyển đổi này?

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng bảo tồn của giống chè Trung du tại một số xã phía Tây thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 48)