7. Một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển chè trung du
7.2. Giải pháp phát triển chè trung du
- Về giống
Ứng dụng đưa tiến bộ kỹ thuật về giống mới năng suất cao, chất lượng tốt hơn và đa dạng hóa sản phẩm. Tuyển chọn phục tráng giống chè Trung du truyền thống (trồng bằng phương pháp giâm cành) (tuyển chọn nhân giống và trồng ra sản xuất). Sản xuất cây giống: Sử dụng kỹ thuật giâm cành, tiếp nhận giống ở các vườn ươm có chất lượng tốt và đã được cấp chứng chỉ chất lượng. Tiếp tục duy trì hệ thống vườn ươm giống chè tập trung để có đủ cây giống
đảm bảo chất lượng phục vụ kế hoạch trồng mới, trồng cải tạo diện tích chè địa phương đã thoái hóa, già cỗi.
- Về đất đai : Cho chuyển đổi đất không chủđộng nước, gò đồi, soi bãi
- Đào tạo, ứng dụng khoa học kỹ thuật: Hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo nâng cao kiến thức cho nông dân về kỹ thuật sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè an toàn theo hướng VietGAP.
+ Khuyến khích áp dụng quy trình sản xuất chế biến chè an toàn bằng
đầu tư công nghệ sinh học và sử dụng tôn Inox thay thế tôn sắt cho máy sao và máy vò chè với mức hỗ trợ 50% giá trị thiết bị tại thời điểm đầu tư.
+ Đây là khâu quan trọng trong sản xuất chè, nó quyết định năng suất chất lượng của chè. Do đó cần có những giải pháp cải thiện những tồn tại trong khâu này. Đặc biệt trong quá trình sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và khâu chế biến các sản phẩm chè.
+ Nhà nước cần tăng cường kiểm tra các cơ sở bán các loại thuốc trừ
sâu, phân bón trên địa bàn tránh tình trạng bán đắt, bán phân giả, kém chất lượng cho người dân.
+ Thường xuyên mở lớp tập huấn triển khai khoa học kĩ thuật trong việc chăm sóc, chế biến và bảo quản chè cho người nông dân theo quy trình chè an toàn, chè Vietgap....Bên cạnh đó, trong buổi tập huấn phải có sự tham dự của các tầng lớp trong các hộ sản xuất chè tham gia. Để biết khó khăn của người nông dân là gì? Tại sao các hộ nghèo có năng suất, chất lượng chè kém? Tại sao các hộ khá giả họ làm chè ngon bán đắt như vậy?....Để người dân học hỏi lẫn nhau.
+ Người dân thường xuyên cập nhập thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng khác nhau. Để tăng cường hiểu biết về các kĩ thuật chăm sóc chè tiên tiến để học hỏi. Đặc biệt là diễn biến thời tiết, dịch bệnh có biện phát phòng trừ trước giảm thiểu sâu bệnh cho chè.
+ Người dân cần thường xuyên thăm đồi chè của gia đình mình để kịp thời phát hiện sâu bệnh, nhu cầu phân bón của chè...
+ Xây dựng bể chứa nước trên đồi chè và hệ thống tưới tiêu ở những nơi phù hợp phục vụ tưới chè. Đặc biệt vào mùa khô hạn, cần khơi mương tránh ngập lụt cho chè vào mùa mưa.
+ Khi trồng chè cần chú ý khoảng cách, mật độ chè cho phù hợp với từng giống chè, tạo điều kiện phát triển lâu dài.
+ Khi phun bón cần chú ý thời gian cách ly để đảm bảo chất lượng của sản phẩm chè.
+ Không nên đốn chè vào thời điểm nắng hạn giảm khả năng sinh trưởng của cây chè. Cần có chè độ ngủ đông cho chè để đảm bảo qua trình sinh trưởng của chè năm sau.
+ Thường xuyên làm sạch cỏ, dấp cây tạo độẩm cho chè.
- Về thị trường tiêu thụ
+ Đảm bảo chất lượng chè tốt, chè an toàn tạo niềm tin cho người tiêu dùng.
+ Đóng gói bao bì, tạo mẫu mã đẹp tiêu thụ cho người tiêu dùng không qua trung gian. Tuy nhiên khâu này tương đối khó vì người tiêu dùng nghi ngờ xuất xứ chất lượng sản phẩm chè. Để tạo niềm tin cho người tiêu dùng thì cần có hộ sản xuất kinh doanh, hợp tác xã để người tiêu dùng khi cần thì có thể đến mua trực tiếp.
+ Vì chè mang tính thời vụ do đó cần có biện phát bảo quản sản phẩm chè để đảm bảo lượng chè tiêu thụ cho các tháng trong năm. Hạn chế tình trạng thương gia ép giá.
- Về chế biến
+ Giữ nét truyền thống trong chế biến, đồng thời áp dụng khoa học, máy móc thiết bị hiện đại để giảm sức lao động cho người dân làm chè.
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng thoáng mát, hiện đại để thuận tiện cho sản xuất chè.
+ Không cho thuốc bảo quản, chế phẩm gì khi sản xuất chè đểđảm bảo chè an toàn. Một lần mất niềm tin của người tiêu dùng sẽảnh hưởng lâu dài mãi về sau.
Sự chuyển dịch giống chè tại địa phương đang diễn ra nhanh chóng và trên quy mô toàn xã. Do đặc tính của cây chè cành, cần nhiều vốn hơn. Đồng thời yêu cầu về kĩ thuật hơn hẳn chè trung du. Và vòng đời chè của cây chè cành ngắn hơn so chè Trung du. Nên khi chuyển đổi người dân cũng cần chú ý, tìm hiểu giống chè gia đình lựa chọn. Để tối ưu hiệu quả sản xuất của gia
Bên cạnh những giải pháp trên chúng ta có thể kết hợp các mô hình VAC, VA để tăng thu nhập cho gia đình và hộ trợ lẫn nhau. Giảm thiểu ôi nhiểm môi trường. Vì sản xuất chè theo hộ gia đình không cần nhiều vốn, người dân có thể tự xoay vòng vốn trong gia đình. Tuy nhiên đối với một số
hộ kinh tế gia đình còn gặp nhiều khó khăn. Do đó cần có chính sách vay vốn hộ trợ cho người nông dân để họđầu tư sản xuất cho chè. Bên cạnh đó có 1 số
hộ muốn mở rộng, cải tạo diện tích chè của gia đình mình thì có thể hỗ trợ
cho họ vay vốn. Công tác khuyến nông trong công việc của mình cần linh hoạt và gần dân hơn. Để biết khó khăn thuận lợi của họ để kịp thời giúp đỡ
người dân tránh, hạn chế rủi do trong quá trình sản xuất.
Để tăng hiệu quả sản xuất chè thì trong tương lai. Cần có sự quy hoạch thành các tổ chức, cơ sở sản xuất kinh doanh theo hướng chuyên môn hóa các sản phẩm chè. Làm cho người tiêu dùng tin tưởng và dễ dàng tìm tới sản phẩm hơn. Tránh tình trạng mua phải hàng kém chất lượng không phải xuất xứ tại địa phương. Đồng thời, dễ dàng thu gom số lượng lớn tiện cho quá trình phân phối và xuất khẩu đi các nước.
Một vấn đề nữa cũng cần được quan tâm, đó là bảo vệ thương hiệu chè vốn có của địa phương. Muốn làm được vậy ngoài tăng năng suất, chất lượng. Thì bản thân mỗi người dân cũng cần có “tâm” trong sản xuất chè của gia
đình mình. Nghĩa là, đảm bảo chất lượng chè an toàn, bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng. Dùng thuốc trừ sâu, phân bón theo đúng liều lượng thời gian quy định. Để chè luôn giữ được hương vị đặc trưng của vùng mà vẫn đảm bảo an toàn. Đây cũng là cách tốt nhất để nâng giá trị của sản phẩm chè và mở
rộng thị trường tiêu thụ. Tiến tới phát triển sản xuất chè theo hướng hiện đại, bền vững, đảm bảo môi trường.
PHẦN VI: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. Kết luận
Trong những năm vừa qua cùng với sự phát triển vượt bậc của ngành nông nghiệp. Với lịch sử phát triển lâu đời của mình, cây chè đã và đang dần khẳng định vai trò của mình trong kinh tế nông nghiệp và kinh tế hộ gia đình của xã Tân Cuơng, Phúc Trìu, Phúc Xuân. Qua nghiên cứu thực tế và phân tích cho thấy:
Hiệu quả mà cây chè Trung du và cây chè cành đem lại cho người dân
ở đây là khá cao cả về kinh tế, xã hội và môi trường đặc biệt là hiệu quả về
kinh tế, nó mang lại thu nhập chính cho các hộ tại địa bàn xã. Với sự chuyển dịch giống chè từ việc sản xuất chè cành sang chè Trung du do chè Trung du
đã già cỗi, năng suất, chất lượng giảm, nếu cải tạo sẽ lâu cho thu hoạch sẽ làm giảm diện tích chè trung du truyền thống của vùng. Với những vấn đề đặt ra
đó là chè trung du là chè đặc sản của vùng chè Tân Cương đang có nguy cơ
giảm diện tích, hoặc mất dần nên cần phải có biện pháp cụ thể và chặt chẽ
hơn trong việc bảo tồn và phát triển chè Trung du.
Qua 3 năm từ 2011 – 2013 diện tích, năng suất của chè Trung du đã giảm mạnh, chỉ còn diện tích chè Trung du trên đồi núi cao và của một số chè vẫn cho năng suất cao. Hay của một số hộ chưa có điều kiện chuyển đổi. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy số hộ chưa có khả năng chuyển đổi diện tích chè từ chè Trung du sang chè cành chủ yếu ở hộ nghèo và cận nghèo. Lý do họ đưa ra là do chi phí chuyển đổi cao.
Đồng thời diện tích, năng suất chè cành tăng lên không ngừng. Và ngày càng đã dạng về giống.
6.2. Kiến nghị
- Ứng dụng đưa tiến bộ kỹ thuật về giống mới năng suất cao, chất lượng tốt hơn và đa dạng hóa sản phẩm. Tuyển chọn phục tráng giống chè trung du truyền thống (trồng bằng phương pháp giâm cành).
- Đề nghị UBND các xã quan tâm hơn nữa đến việc phát triển cây chè, đặc biệt cây chè Trung du trên địa bàn của toàn xã. Cần cố biện pháp cụ thể và
chặt chẽ hơn trong việc bảo tồn và phát triển số diện tích chè trung du còn cho năng suất cao.
-Đề nghị trạm khuyến nông huyện và xã cần có kế hoạch cho việc bảo tồn chè Trung du tại các xã. Và luôn khuyến khích người dân bảo tồn số chè Trung du còn giá trị sản xuất. Đặc biệt khuyến nông xã cần phải có các chính sách tích cực trong việc hõ trợ phân bón, thuốc trừ sâu... cho các hộ nghèo và cận nghèo.
- Đề nghị UBND xã cần xây dựng và nâng cấp một số cơ sở hạ tầng như: Các công trình thủy lợi, mương máng… để phục vụ nhu cầu tưới tiêu ngày càng tăng của nhân dân.
- Đối với nông dân cần:
+ Phải tự vươn lên bằng chính khả năng sẵn có của mình, không nên trông chờ nhiều vào sự giúp đỡ của bên ngoài.
+ Tích cực học hỏi, nắm bắt áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
+ Phải sử dụng có hiệu quả, hợp lý các nguồn lực sẵn có của gia đình như: Lao động, vốn, đất đai…
+ Các hộ cần có sự liên hệ giúp đỡ lẫn nhau để nâng cao hiệu quả của cây chè. Cùng nhau hợp tác về mọi mặt để phát triển sản xuất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu sách
1. Trần Xuân Đức, Lương Xuân Chính (2006), Giáo trình kinh tế vi mô, NXB
Nông nghiệp Hà Nội.
2. Bùi Thị Thanh Tâm (2006), Bài giảng Thống kê nông nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
3. Lê Tất Khương (2006), Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng , phát triển và khả năng nhân giống vô tính của một số giống chè mới tại Thái Nguyên.
4. Lê Lâm Bằng (2008), Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ nông
dân trên địa bàn huyện Văn Chấn – Yên Bái.
5. Lê Tất Khương, Đỗ Ngọc Quỹ (2000) cây chè sản xuất và chế biến, NXB
Nông nghiệp, Hà Nội.
II. Tài liệu Văn bản và Quyết định
6. Theo báo cáo :Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè Thái Nguyên của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên năm 2013
7. Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội của thành phố Thái Nguyên năm 2012- 2013.
8. Kế hoạch diện tích – năng suất- sản lượng chè năm 2014.
III. Tài liệu mạng
9. http://www.dalat.gov.vn/web/books/GTCayche/index.htm 10. http://nongdan.com.vn
11. Theo FAO Start Citation, 2013
12.http://www.vietrade.gov.vn/images/stories/Bao_cao_nghien_cuu/2013/3._ Ban_tin_che_-_Xuat_nhap_khau.pdf
13. http://www.thainguyen.gov.vn/
14. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc- tnu.edu.vn
PHIẾU ĐIỀU TRA
Tình hình sản xuất và hiệu quả kinh tế chè của các hộ trồng chè tại xã ……….. trong năm 2014
Thời gian phỏng vấn: Ngày …. tháng … năm 2013 Phiếu số:……
Người điều tra : VƯƠNG THỊ ANH
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Họ và tên chủ hộ: Nam/nữ: 2. Tuổi: Dân tộc: 3. Trình độ văn hóa: 4. Địa chỉ: xóm: Xã : ………., thành phố Thái Nguyên 5. Số nhân khẩủ: ... nhân khẩu
Số lao động chính : ... trong đó: LĐ ...nam, ... nữ. Số lao động thuê ngoài: ...
II. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CHÈ CỦA HỘ 1. Diện tích đất:
Đơn vị Số lượng
Tổng diện tích đất NN Sào Diện tích trồng Chè Sào
2. Thông tin chung về chè của hộ:
Loại chè Diện tích hiện có(sào) Diện tích cho thu hoạch (sào) Tuổi chè TB
Lứa thu hoạch
Chè Trung du Chè cành
3. Thông tin về máy móc thiết bị có trong nông hộ để sản xuất chè:
Loại máy móc,
thiết bị Số lượng
Giá mua ước tính thời điểm hiện tại (1000) Thời gian sử dụng ( năm) Tôn quay Máy vò chè Máy sao chè
Máy bơm nước
Ống bơm nước Máy khác
III: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CHÈ
1. Gia đình có được tập huấn kỹ thuật không?
Có Không
2. Sau các buổi tập huấn gia đình nắm kỹ thuật như thế nào?
Nắm chắc kỹ thuật Nắm được kỹ thuật Nắm chưa chắc Không rõ
3. Gia đình có làm theo quy trình kỹ thuật không?
Có Không
4. Nếu không làm theo quy trình thì vì sao?
5.Gia đình thường dùng các loại phân gì cho chè?
Phân đạm Phân NPK
Phân sông gianh Phân vi sinh Phân chuồng Phân khác
6. Thông tin về các loại phân sử dụng chăm sóc chè của hộ bình quân trong 1 năm của hộ. Loại phân Chè Trung du Chè cành Giá mua TB (1000đ/kg) Diện tích (sào) Liều lượng bón (kg/sào) Số lần bón Tổng lượng bón (kg) Thành tiền (1000đ) Giá mua TB (1000đ/kg) Diện tích (sào) Liều lượng bón (kg/sào) Số lần bón Tổng lượng bón (kg) Thành tiền (1000đ) Phân đạm Phân vi sinh Phân kali Phân NPK Phân lân thao Phân chuồng Phân khác:
7.Các thông tin của hộ sử dụng thuốc trừ sâu trong 1 năm: Loại chè Số bình phun/ 1sào/lứa Diện tích (sào) Số lứa Phun Giá mỗi bình (1000đ) Thành tiền (1000đ) Chè Trung du Chè cành
8. Chi phí tiền công trong sản xuất chè cuả hộ trong 1 năm:
Các loại công Chè Trung du Chè cành Số lượng Đơn giá (1000đ) Thành tiền (1000đ) Số lượng Đơn giá (1000đ) Thành tiền (1000đ) Công phun Chăm sóc Thu hoạch Chế biến Tổng
9. Tổng hợp các chi phí trong quá trình kinh doanh chè của hộ trong 1 năm .(ĐVT 1000đ)
Chi phí Chè Trung du Chè cành
I. Chi phí trung gian 1. Phân bón
2. Thuốc trừ sâu
3. Công lao động thuê ngoài
4. Chi phí khác (Điện, củi….) II. Mức khấu hao tài sản cố định
1. Khâu hao tài sản cốđịnh III. Lao động gia đình Tổng chi phí
10. Giá bán chè trong năm của hộ năm 2013
(Sản lượng và giá trị sản phẩm nông nghiệp được tính trong 1 năm)
Loại Chè Trung du Chè cành Diện tích (sào) Số lứa thu hoạch Năng suất TB (kg/sào) Sản lượng (kg) Giá bán TB (1000đ/kg) Thành tiền(1000đ)
11. Giá bán sản phẩm so với năm trước thì tăng lên hay giảm đi?
Tăng Giảm
12. Sản phẩm gia đình tiêu thụ ở đâu? 13. Hình thức tiêu thụ?
14. Trong tiêu thụ sản phẩm gia đình có gặp khó khăn gì không?
15. Gia đình thấy hiệu quả của cây chè trung du và cây chè cành như thế nào khác như thế nào?
16. Sau khi trừ các khoản chi phí gia đình còn lãi bao nhiêu/sào một năm?
17.Những khó khăn chủ yếu của ông (bà) hiện nay là gì ? (đánh dấu x vào ô thích hợp)
Khó khăn
1. Thiếu đất 2. Thiếu vốn
3. Khó tiêu thụ sản phẩm
4. Thiếu hiểu biết khoa học kỹ thuật 5. Thiếu thông tin về thị trường
6. Thiếu các dịch vụ hỗ trợ của sản xuất 7. Sâu bệnh
8. Thiếu nước - Khó khăn khác
18. Gia đình có những đề xuất gì để nâng cao hiệu quả của cây chè?
……… 19. Gia đình có tiếp tục trồng mở rộng diện tích chè không?
Có Không
20. (Nếu có) gia đình chọn loại chè nào mở rộng diện tích?
Chè Trung du Chè cành Diện tích trồng mới (sào):
Diện tích cải tạo (sào):