Đánh giá khả năng xử lý chất thải chăn nuôi bằng chế phẩm EM - Bokashi tại Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

55 694 1
Đánh giá khả năng xử lý chất thải chăn nuôi bằng chế phẩm EM - Bokashi tại Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN KHOA MÔI TRƯỜNG TRẦN VĂN CẢNH TÊN ĐỀ TÀI: “ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI BẰNG CHẾ PHẨM VI SINH VẬT E.M – BOKASHI TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Hệ đào tạo : Chính Quy Khoa : Môi trường Lớp : K42A KHMT Khóa : 2010 - 2014 Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS Nguyễn Tuấn Anh Thái Nguyên - Năm 2014 LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập và thực hiện đề tài tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các Thầy cô giáo Khoa Môi Trường, Viện Khoa học sự sống trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và sự động viên, giúp đỡ của gia đình ,bạn bè. Nhân dịp hoàn thành khóa luận, cho phép tôi được tỏ lòng biết ơn chân thành tới PGS.TS. Nguyễn Tuấn Anh đã trực tiếp hướng dẫn và cho tôi nhiều ý kiến đóng góp quý báu để tôi hoàn thành tốt khóa luận của mình. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô trong Khoa Môi Trường và Viện khoa học sự sống đã tận tình giúp đỡ. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Thầy Từ Trung Kiên đã tạo điều kiện cho tôi có được địa điểm thực tập tốt và giúp đỡ tôi rất nhiệt tình. Mặc dù đã cố gắng nhưng do hiểu biết kòn hạn hẹp vì vậy luận văn tốt nghiệp này vẫn còn thiếu sót, mong được sự giúp đỡ và ý kiến đóng góp của thầy cô cùng các bạn để luận văn này được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn…!!! Thái Nguyên, tháng 05 năm 2014 Sinh viên Trần Văn Cảnh MỤC LỤC Phần 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2 1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học: 3 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở lý luận: 4 2.1.1. Chất thải chăn nuôi 4 2.1.2. Khái quát về chế phẩm EM 6 2.1.3 Khái quát về một số bệnh của gia cầm liên quan đến vi khuẩn Ecoli. 14 2.2. Cơ sở pháp lý 16 2.3. Cơ sở thực tiễn 16 2.4. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng trong và ngoài nước 17 2.4.1. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng trên thế giới 17 2.4.2. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng trong nước 19 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 21 3.1. Đối tượng nghiên cứu 21 3.2. Phạm vi nghiên cứu 21 3.3. Nội dung nghiên cứu 21 3.4. Phương pháp nghiên cứu 22 3.4.1. Xác định lượng phân thải ra của giống gà sinh sản. 22 3.4.2. Đánh giá khả năng xử lý chất thải chăn nuôi gà bằng đệm lót sinh học. 22 3.4.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng chế phẩm trong chăn nuôi. 25 3.4.4. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu 25 Phần 4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 26 4.1. Tình hình chăn nuôi gà, mục đích sử dụng và xử lý chất thải chăn nuôi gà tại trại 26 4.1.1. Tình hình chăn nuôi gà tại trại 26 4.1.2. Ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi đến môi trường sống. 26 4.1.3. Tình hình sử dụng phân gia cầm tại trại 27 4.2. Kết quả xác định lượng phân thải ra của giống gà sinh sản trong thí nghiệm nghiên cứu. 27 4.2.1. Lượng thức ăn ăn vào và lượng phân của số gà thí nghiệm. 27 4.2.2. Lượng phân ước tính cho toàn bộ số gà sinh sản của trại 29 4.3. Đánh giá khả năng xử lý chất thải chăn nuôi gà bằng đệm lót sinh học . 30 4.3.1. Đánh giá khả năng xử lý khí độc trong chất thải chăn nuôi 30 4.3.2. Đánh giá hàm lượng đạm, photpho, kali tổng số và độ ẩm trong chất thải chăn nuôi 31 4.3.2.1 Đánh giá hàm lượng đạm tổng số (N tổng số) trong chất thải chăn nuôi 31 4.3.3. Đánh giá hàm lượng vi sinh vật trong chất thải chăn nuôi 40 4.4. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng chế phẩm trong chăn nuôi gà 42 4.4.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế của chế phẩm làm chất độn chuồng 42 4.4.2. Đánh giá về khả năng sinh trưởng, sinh sản. 44 Phần 5. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 45 5.1. Kết luận 45 5.2. Kiến nghị 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO 47 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Lượng phân thải ra của một số loại vật nuôi. 5 Bảng 4.1: Lượng thức ăn ăn vào và phân tươi thải ra trong ngày của gà sinh sản Error! Bookmark not defined. Bảng 4.2: Hàm lượng đạm tổng số trong phân gà tại chuồng nuôi 31 Bảng 4.3: Hàm lượng P tổng số trong phân gà tại chuồng nuôi 33 Bảng 4.4: Hàm lượng K tổng số trong phân gà tại chuồng nuôi 34 Bảng 4.5: Độ ẩm của phân gà tại khu vực chuồng nuôi 36 Bảng 4.6 Số lượng một số loại vi sinh vật có trong phân 41 Bảng 4.7 Tỷ lệ đẻ trứng 44 DANH MỤC HÌNH Hình 4.1: Lượng thức ăn ăn vào và phân tươi thải ra trong ngày 28 Hình 4.2: Hàm lượng đạm tổng số trong phân gà tại chuồng nuôi 32 Hình 4.3: Hàm lượng P tổng số trong phân gà tại chuồng nuôi 33 Hình 4.4: Hàm lượng K tổng số trong phân gà tại chuồng nuôi…………….35 Hình 4.5: Độ ẩm của phân gà tại khu vực chuồng nuôi…………………… 36 Hình 4.6: Số lượng một số loại vi sinh vật có trong phân 41 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Diễn giải 1. APNAN (asia - pacific natural agriculture network) Mạng nông nghiệp tự nhiên Á - Thái Bình Dương 2. BNN&PTNT Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn 3. CRD Bệnh hô hấp mãn tính 4. C-CRD Bệnh hô hấp mãn tính ghép với E.coli 5. ĐHNN Đại học nông nghiệp 6. EM Effective Microorganisms 7. GDP Tổng sản phẩm nội địa 8. PGS.TS Phó giáo sư tiến sỹ 9. TN Thí nghiệm 10. KHCN Khoa học công nghệ 11. CFU/g ( MPN/g) Mật độ khuẩn lạc trong 1gam 12. QCVN Quy chuẩn Việt Nam 13. N Nitơ 14. TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam 15. P Photpho 16. TN Thí nghiệm 17. K Kali - 1 - Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế ở nước ta, thì vấn đề ô nhiễm môi trường đang ngày càng trở nên phức tạp và bức thiết hơn, đặc biệt đối với những nước đang phát triển thì vấn đề này càng trở thành vấn đề nóng bỏng và nổi cộm trong mọi lĩnh vực. Nước ta là một đất nước đang trong giai đoạn phát triển, với hơn 70% dân số làm nông nghiệp. Nông nghiệp nông thôn đóng góp cho nền kinh tế quốc dân với 20% GDP, trên 25% kinh ngạch xuất khẩu. Trong đó, chăn nuôi là một trong những lĩnh vực sản xuất của nông nghiệp có hiệu quả kinh tế khá cao. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước thì nhu cầu của người tiêu dùng đối với các sản phẩm chăn nuôi ngày càng đòi hỏi về cả số lượng và chất lượng. Vấn đề song song với phát triển chăn nuôi đó chính là bảo vệ môi trường và chất độc do chăn nuôi gây ra, việc giảm thiểu những chất thải và chất độc do chăn nuôi gây ra đang là mối quan tâm chung của toàn xã hội. Ngành chăn nuôi nước ta những năm gần đây đã và đang phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, việc chăn nuôi nhỏ lẻ, thiếu quy hoạch của nông hộ nhất là tại các vùng dân cư đông đúc đã gây ra ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng. Một số hộ chăn nuôi quy mô lớn đã có những biện pháp xử lý nguồn chất thải chăn nuôi nhằm hạn chế những ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, trong khi đó, việc xử lý chất thải của một số trang trại và chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn chưa được coi trọng đặc biệt là chăn nuôi nhỏ lẻ việc xử lý chất thải gần như là không có. Một trong những nguyên nhân là do người dân chưa hiểu rõ tầm quan trọng trong việc xử lý nguồn chất thải và vấn đề sống lâu thành quen nên người dân không để ý đến những vấn đề đó. Hơn nữa, luật xử lý chất thải còn chưa đồng bộ, khó áp dụng đối với những hộ chăn nuôi - 2 - nhỏ lẻ, việc chăn nuôi của nông dân tại nông thôn đã trở thành tập quán từ bao đời, vì thế vấn đề thay đổi cần có thời gian và cần có sự quan tâm hơn nữa của các cấp, các ngành, các địa phương. Việc ứng dụng các chế phẩm sinh học vào xử lý chất thải chăn nuôi và đặc biệt là chăn nuôi gia súc, gia cầm đang là mối quan tâm của các cấp chính quyền, các địa phương, các hộ chăn nuôi và cả toàn xã hội. Vấn đề đặt ra là phải lựa chọn và sử dụng chế phẩm như thế nào để đáp ứng được nhu cầu: chi phí đầu tư thấp, nguyên liệu dễ kiếm, cách làm đơn giản, hiệu quả giảm thiểu ô nhiễm cao, sử dụng lâu dài và làm tăng chất lượng vật nuôi. Nhận thức rõ vai trò to lớn của kinh tế chăn nuôi gia súc, gia cầm trong tiến trình xây dựng nông thôn mới và để khắc phục những hạn chế cũng như xử lý chất thải chăn nuôi một cách có hiệu quả, ngăn chặn, xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí thông qua đó từng bước nâng cao chất lượng môi trường nông thôn, góp phần phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững. Từ thực tiễn trên, được sự nhất trí của Ban chủ nhiệm Khoa Môi trường – Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên và dưới sự hướng dẫn của Thầy PGS.TS Nguyễn Tuấn Anh, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ Đánh giá khả năng xử lý chất thải chăn nuôi bằng chế phẩm EM - Bokashi tại Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên” 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài * Mục tiêu chung: - Đưa ra những nhận xét và đánh giá khách quan về hiệu quả của chế phẩm EM- Bokashi trong xử lý chất thải chăn nuôi. - Ứng dụng rộng rãi việc sử dụng chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu trong chăn nuôi và xử lý chất thải. * Mục tiêu cụ thể: - Đánh giá hiệu quả của chế phẩm thông qua việc bố trí các mô hình thí nghiệm. - 3 - - Cải thiên môi trường chăn nuôi và môi trường xung quanh. - Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng đệm lót sinh học và việc bổ sung chế phẩm EM thức ăn. 1.3. Yêu cầu của đề tài - Xác định được lượng phân thải ra của số gà thí nghiệm trong thời gian sinh sản, từ đó xác định được lượng phân thải ra của toàn bộ gà sinh sản trong trại. - Đánh giá hiệu quả môi trường, hiệu quả kinh tế của việc chăn nuôi gà an toàn sinh học. - Việc tiến hành các mô hình thí nghiệm phải tuân thủ theo quy tắc an toàn, đảm bảo vệ sinh, theo đúng tỷ lệ, thành phần. - Các số liệu thu thập, tính toán phải chính xác, khách quan, trung thực. 1.4. Ý nghĩa của đề tài 1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Rèn luyện kĩ năng thực tế, làm quen với môi trường làm việc sau này. - Củng cố và hệ thống hóa lại các kiến thức đã học. - Tạo lập thói quen, kĩ năng làm việc độc lập. 1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn - Giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi và các khu vực lân cận. - Tạo nguồn phân bón hữu cơ tại chỗ, nâng cao hiệu trong sản xuất nông nghiệp, giảm giá thành nông sản. - Là biện pháp xử lý ô nhiễm thân thiện với môi trường, giá thành thấp, sử dụng được lâu, bảo dưỡng dễ dàng, giúp cho người dân dễ dàng áp dụng. [...]... lây lan dịch bệnh - Tình hình xử lý chất thải và sử dụng phân gà tại trại 3.3.2 Xác định lượng phân thải ra của số gà thí nghiệm 3.3.3 Đánh giá khả năng xử lý chất thải trong chăn nuôi bằng đệm lót sinh học - Đánh giá khả năng xử lý khí độc H2S, NH3 trong chất thải chăn nuôi - Đánh giá hàm lượng chất dinh dưỡng N, P, K tổng số - Đánh giá độ ẩm trong chất thải chăn nuôi - 22 - - Đánh giá hàm lượng vi... 21 - Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng nghiên cứu - Chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu EM thứ cấp: EM2 , EM - Bokashi môi trường - Giống gà sinh sản 3.2 Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu hiệu quả xử lý môi trường và hiệu quả kinh tế của chế phẩm EM thứ cấp trong xử lý môi trường chăn nuôi gà tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên * Địa điểm và thời gian tiến hành - Tại. .. gà trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên - Thời gian thực hiện từ 15/1/2014 – 30/4/2014 3.3 Nội dung nghiên cứu 3.3.1 Khái quát tình hình sản xuất chăn nuôi gà, mục đích sử dụng và xử lý chất thải chăn nuôi gà tại trại - Tình hình chăn nuôi tại trại, số lượng gà các loại - Ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi đến môi trường sống: ảnh hưởng đến môi trường đất, nước, không khí, sức khỏe con người và khả năng. .. BOKASHI + Chế phẩm E.M2 là dung dịch được lên men từ EM1 , rỉ đường và nước Có thể được dùng trong trồng trọt, chăn nuôi và xử lý môi trường + Chế phẩm EM – Bokashi là hỗn hợp các chất hữu cơ lên men với EM, rỉ đường, nước Bokashi là chế phẩm của EM ở trạng thái bột, được tạo ra bằng cách lên men các chất hữu cơ Bokashi có nhiều dạng phụ thuộc vào các chất hữu cơ sử dụng - EM – Bokashi dùng trong chăn nuôi: ... Đánh giá khả năng xử lý chất thải chăn nuôi gà bằng đệm lót sinh học Để đánh giá khả năng sử lý chất thải bằng đệm lót sinh học tôi tiến hành làm thí nghiệm tại 3 chuồng nuôi gà đẻ với số lượng gà 200 con/chuồng, diện tích chuồng là 25 m², gà đã đẻ được khoảng 2 tháng »» Các thí nghiệm như sau: - Ô thứ nhất: Là ô đối chứng chỉ sử dụng nền chuồng là trấu thông thường ( không sử dụng chế phẩm) - Ô thứ 2:... đệm lót sinh học lên men bằng chế phẩm EM Bokashi dạng bột - 23 - - Ô thứ 3: Làm đệm lót sinh học lên men bằng chế phẩm EM Bokashi dạng bột, kết hợp bổ sung chế phẩm cho uống ở nồng độ 3 – 5‰ * Cách làm đệm lót dạng bột như sau: Đối với 2 ô chuồng thí nghiệm với khoảng 50m² nền chuồng ta tiến hành ủ chế phẩm EM- Bokashi: - Bước 1: Cân 4kg cám ngô, 4kg cám gạo, kết hợp thêm mùn cưa (nếu có) - Bước 2: Trộn... chỉ tiêu theo dõi về hiệu quả của đệm lót sinh học: - Đánh giá khả năng xử lý khí H2S, NH3 trong chất thải chăn nuôi Do một số máy đo khí của trường không thể sử dụng và Viện Khoa học Sự sống cũng không làm về những vấn đề này, nên tôi chỉ đánh giá một cách thủ công - Đánh giá hàm lượng chất N, P, K tổng số, độ ẩm, hàm lượng vi sinh vật trong chất thải chăn nuôi + Độ ẩm (%) xác định theo TCVN 4326:2007... sinh trong chăn nuôi - Trại chăn nuôi của trường cũng chỉ là trại chăn nuôi nhỏ phục vụ cho công tác nghiên cứu của Thầy cô cùng các Sinh viên, tuy nhiên nếu không có biện pháp xử lý chất thải hợp lý thì đây cũng là nơi gây ra ô nhiễm môi trường không nhỏ Chế phẩm EM và chăn nuôi an toàn sinh học tôi đã được thầy cô nói qua rất nhiều và đã tìm hiểu trên báo, mạng, thấy việc sử dụng chế phẩm EM rất có... phân lỏng, nước tiểu, chất rửa chuồng trại) Trong đó, khoảng 50% lượng chất thải rắn (36,5 triệu tấn), 80% chất thải lỏng (2 0-2 4 triệu tấn) xả thẳng ra tự nhiên hoặc sử dụng không qua xử lý Một phần không nhỏ trong số đó là chất thải chăn nuôi gia súc, gia cầm Đây là những tác nhân gây ô nhiễm nghiêm trọng ( Lưu Anh Đoàn, 2006) [5] - Đặc tính của chất thải chăn nuôi: Chất thải chăn nuôi đặc trưng nhất... Giai đoạn 200 7-2 009 Viện Sinh học Nông nghiệp - Trường ĐHNN Hà Nội đã thực hiện dự án: “Nghiên cứu sản xuất và ứng dụng chế phẩm EMINA trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và xử lý môi - 20 - trường Sản phẩm của dự án là chế phẩm EMINA, thực chất chế phẩm này là chế phẩm EM nhưng được sản xuất từ phân lập các vi sinh vật hữu hiệu trong nước nên hoàn toàn chủ động và không gây ảnh hưởng cũng . của trại 29 4.3. Đánh giá khả năng xử lý chất thải chăn nuôi gà bằng đệm lót sinh học . 30 4.3.1. Đánh giá khả năng xử lý khí độc trong chất thải chăn nuôi 30 4.3.2. Đánh giá hàm lượng đạm,. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN KHOA MÔI TRƯỜNG TRẦN VĂN CẢNH TÊN ĐỀ TÀI: “ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI BẰNG CHẾ PHẨM VI SINH VẬT E.M – BOKASHI. Môi trường – Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên và dưới sự hướng dẫn của Thầy PGS.TS Nguyễn Tuấn Anh, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ Đánh giá khả năng xử lý chất thải chăn nuôi bằng chế phẩm

Ngày đăng: 23/07/2015, 12:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan