Đánh giá hàm lượng đạm tổng số (N tổng số) trong chất thải chăn nuô

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng xử lý chất thải chăn nuôi bằng chế phẩm EM - Bokashi tại Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. (Trang 38 - 47)

nuôi

Đạm là nguyên tố quan trọng trong các nguyên tố cấu tạo nên sự sống. Đạm có vai trò cựu kì quan trọng trong trao đổi vật chất của các cơ quan thực vật. Thiếu đạm cây xanh giảm khả năng quang hợp, cây sinh trưởng còi cọc, lá biến vàng, năng suất cây trồng thấp[12].

Bng 4.2: Hàm lượng đạm tng s trong phân gà ti chung nuôi

(nguồn: viện khoa học sự sống tháng 4/2014)

Công thức Nito (%)

Đối chứng 0,23

Thí nghiệm 1(đệm) 0,28

Hình 4.2: Hàm lượng đạm tng s trong phân gà ti chung nuôi

Qua bảng và hình cho thấy hàm lượng đạm tổng số đã thay đổi ở các công thức khác nhau. Hàm lượng đạm tổng số cao nhất ở công thức làm đệm lót + bổ sung chế phẩm vào nước uống với tỷ lệ 3- 5‰ là 2,17% và thấp nhất ở công thức đối chứng là 0,23%, còn lại là 0,28%. Từ đây ta thấy điều kiện môi trường sống tốt (ít bị ô nhiễm) sẽ tránh được sự thất thoát Nitơ tổng số bằng con đường bay hơi. Hàm lượng Nitơ tổng số trong phân tăng lên chủ yếu là do: trong chế phẩm EM- Bokashi có sự hiện diện của các vi sinh vật cố định đạm, phần lớn chúng sống trong điều kiện hiếu khí. Khi chúng ta sử dụng EM- Bokashi rắc vào nền chuồng hoặc bổ sung thêm chế phẩm vào nước uống sẽ giúp giữ lại lượng đáng kể đạm trong phân.

4.3.2.2 Đánh giá hàm lượng lân tổng số (P tổng số) trong chất thải chăn nuôi

Lân cũng là thành phần quan trọng không kém so với đạm đối với cây trồng. Cần thiết cho sự phân chia tế bào, kích thích rễ và ra hoa. Thiếu lân không một tế bào sống nào có thể tồn tại. Biểu hiện thiếu lân (photpho) là

0.23 0.28 2.17 0 0.5 1 1.5 2 2.5 Đối chứng TN 1 TN 2 Nito (%) Nito (%)

những lá già có những mảng mầu huyết dụ (tía). Cây thiếu lân thì quá trình tổng hợp protein bị ngưng trệ và sự tích lũy đường saccaro xảy ra đồng thời. Cây thiếu lân lá bị nhỏ lại và bản lá bị hẹp và có xu hướng dựng đứng. Khi lá chưa biến sang mầu tía thì mầu lá bị tối lại so với cây có đủ lân. Thiếu lân cây sinh trưởng chậm, kéo dài thời gian chín, năng suất cây trồng thấp [12].

Bng 4.3: Hàm lượng P tng s trong phân gà ti chung nuôi

Công thức Photpho (%)

Đối chứng 0,90

Thí nghiệm 1(đệm) 1,17

Thí nghiệm 2(đệm + uống) 3,22

(nguồn: viện khoa học sự sống tháng 4/2014)

0.9 1.17 3.22 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 Đối chứng TN 1 TN 2 Photpho (%) Photpho (%)

Hình 4.3: Hàm lượng P tng s trong phân gà ti chung nuôi

Từ bảng 4.3 và hình 4.3 cho thấy hàm lượng photpho tổng số trước và sau khi sử dụng đệm lót sinh học và kết hợp bổ sung chế phẩm vào nước uống đã có sự thay đổi. Hàm lượng photpho tổng số thấp nhất khi không sử dụng chế phẩm là 0,90 %, cao nhất là ở công thức (đệm + uống 3 - 5‰) là

3,22 %, còn lại công thức chỉ làm đệm lót với hàm lượng P là 1,17 % cũng tăng hơn so với công thức đối chứng.

4.3.2.3 Đánh giá hàm lượng Kali tổng số (K tổng số) trong chất thải chăn

nuôi

Kali có vai trò chủ yếu trong việc chuyển hoá năng lượng trong quá trình đồng hoá các chất trong cây. Kali làm tăng khả năng chống chịu của cây đối với các tac động không thuận lợi từ bên ngoài, làm cho cây ra nhiều nhánh, phân cành nhiều, lá ra nhiều. Kali làm cho cây cứng chắc, tăng cường khả năng chịu úng, chịu hạn, chịu rét, góp phần làm tăng năng suất cho cây. Kali làm tăng lượng đường trong quả làm cho màu sắc quả đẹp tươi, hương vị quả thơm và làm tăng khả năng bảo quản quả. Bón K sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng N và P.

Biểu hiện rất rõ khi thiếu K là lá hẹp, ngắn, xuất hiện các chấm đỏ, lá dễ héo rũ và khô. Cây lúa thiếu K sinh trưởng kém, trỗ sớm, chín sớm, nhiều hạt lép lửng, mép lá về phía đỉnh biến vàng. Ngô thiếu K làm đốt ngắn, mép lá nhạt dần sau chuyển màu huyết dụ, lá có gợn sóng. Điều đặc biệt là K có vai trò quan trọng trong việc tạo lập tính chống chịu của cây trồng với điều kiện bất thuận (hạn, rét) cũng như tính kháng sâu bệnh, vì vậy nếu thiếu K sẽ làm những chức năng này suy giảm đi [12].

Bng 4.4: Hàm lượng K tng s trong phân gà ti chung nuôi

Công thức Kali (%)

Đối chứng 1,12

Thí nghiệm 1 (đệm) 1,40 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thí nghiệm 2 (đệm + uống) 3,85

1.12 1.4 3.85 0 1 2 3 4 Đối chứng TN 1 TN 2 Kali (%) Kali (%)

Hình 4.4: Hàm lượng K tng s trong phân gà ti chung nuôi

Qua bảng 4.4 và hình 4.4 cho thấy hàm lượng Kali tổng số ở các công thức đã có sự thay đổi. Hàm lượng Kali tổng số cao nhất ở công thức thí nghiệm (đệm + uống) là 3,85 %, thấp nhất là ở công thức đối chứng là 1,12 %, còn lại là 1,40% ở công thức chỉ sử dụng đệm lót.

»»» Như vậy có thể thấy rằng, hàm lượng các chất dinh dưỡng trong phân không chỉ phụ thuộc vào hàm lượng và thành phần thức ăn ăn vào cơ thể mà nó còn phụ thuộc vào điều kiện môi trường sống. Môi trường ô nhiễm sẽ làm cho hàm lượng các chất dinh dưỡng N, P, K tổng số bay hơi nhiều, nhưng nếu sử dụng chế phẩm sinh học trong việc làm đệm lót và bổ sung vào nước uống thì hàm lượng các chất dinh dưỡng sẽ được giữ lại làm môi trường không ô nhiễm, tốt cho đất và cây trồng.

4.3.2.4 Đánh giá độ ẩm của chất thải chăn nuôi

Độ ẩm của lớp lót độn chuồng cũng là một yếu tố đáng quan tâm trong chăn nuôi. Nếu độ ẩm chuồng nuôi quá cao, đệm lót luôn trong trạng thái ẩm ướt làm phân lẫn chất độn bết dính lại với nhau tạo điều kiện cho vi sinh vật

gây hại phát triển, đặc biệt là sự phát triển của E.coli. Khi độ ẩm chuồng nuôi quá thấp, làm cho không khí trong chuồng trở nên khô hanh, khiến gà cảm thấy mệt mỏi hay nằm một chỗ.

Độ ẩm của phân gà và trạng thái của đệm lót có mối tương quan với nhau. Khi phân gà chứa nhiều nước thì độ ẩm đệm lót cao, và khi phân gà có độ khô ráo thì đệm lót cũng khô ráo hơn. Vì vậy việc tạo chuồng nuôi có một độ ẩm thích hợp là hết sức cần thiết.

Bng 4.5: Độm ca phân gà ti khu vc chung nuôi

Công thức Độ ẩm (%)

Đối chứng 54,83

Thí nghiệm 1 (đệm) 33,89

Thí nghiệm 2 (đệm + uống) 30,17

(nguồn: viện khoa học sự sống tháng 4/2014)

Độ ẩm (%) 34.83 33.89 30.17 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 Đối chứng TN 1 TN 2 Độ ẩm (%)

Hình 4.5: Độm ca phân gà ti khu vc chung nuôi

Qua kết quả phân tích ta có thể thấy độ ẩm của phân gà đã giảm rõ rệt trong từng công thức thí nghiệm. Độ ẩm cao nhất của phân gà là ở công thức đối chứng với độ ẩm là 34,83%, thấp nhất là 30,17% ở công thức thí nghiệm

(đệm + uống), còn lại là 33,89%. Độ ẩm giảm xuống như vậy là do sự có mặt của các vi sinh vật có mặt trong chế phẩm làm đệm lót đã đẩy nhanh tốc độ phân giải các chất hưu cơ trong phân, làm tăng khả năng bay hơi nước trong phân gà. Độ ẩm giảm xuống giúp cho chuồng nuôi luôn được khô ráo. Qua đó sẽ làm hạn chế sự phát triển của vi sinh vật có hại cùng mùi khó chịu. Hơn thế chuồng nuôi có độ ẩm thích hợp sẽ tạo môi trường sống tốt cho gà, giảm tỷ lệ mắc bệnh và khả năng bùng phát dịch bệnh.

Do đặc tính hút ẩm rất tốt nên chế phẩm E.M2 còn được ứng dụng để làm đệm lót sinh học cho chăn nuôi các loài vật nuôi mà phân thải có chứa nhiều nước như: Ngan, vịt, thỏ,...

Mặt khác chế phẩm E.M2 cũng giống như chế phẩm E.M cùng là chế phẩm sinh học đa chức năng, nên có tác dụng hiệu quả trên nhiều lĩnh vực. Như vậy việc định hướng sử dụng chế phẩm E.M2 trong tương lai cần chú ý thêm về các lợi ích khác của chế phẩm này. Dưới đây là một vài lợi ích của chế phẩm:

- Lợi ích đối với chăn nuôi

Có nhiều cách sử dụng chế phẩm E.M2 trong chăn nuôi như: cho vào thức ăn, nước uống của vât nuôi, phun xịt xung quanh chuồng trại, cho vào bồn nước phân... Liều dùng khi trộn vào thức ăn gia súc, gia cầm là 3-5ml E.M2 /kg thức ăn hoặc pha trực tiếp vào nước uống cho gia súc, gia cầm là 1- 3ml E.M2 /lít nước, dùng mỗi ngày. Nếu sử dụng để khử mùi hôi thì dùng 20- 30ml hòa tan vào 8 lít nước sạch phun trực tiếp vào chuồng trại, cách 7 ngày một lần. Hiệu quả của chế phẩm được thể hiện qua việc:

+ Cải thiện sức khỏe và giảm stress cho vật nuôi

+ Giúp phát triển hệ sinh vật tiêu hóa, tăng cường khả năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn

+ Tăng cường sức khỏe cho vật nuôi, tăng sức đề kháng và khả năng chống chịu với bệnh tật trong điều kiện ngoại cảnh khác nhau cho vật nuôi.

+ Bổ sung chế phẩm vảo thức ăn và nước uống cho vật nuôi vừa làm giảm mùi hôi thối của phân thải ra có tác dụng tốt đến hệ tiêu hóa và đường ruột của vật nuôi.

+ Làm cho gia súc, gia cầm mắn đẻ hơn, tăng chất lượng thịt, trứng, sữa, làm tăng năng suất chăn nuôi.

+ Phun trực tiếp chế phẩm đã pha loãng lên mình gia súc hay cho mèo sẽ làm mất mùi hôi, phun trực tiếp lên bầu vú con cái khi cho con bú sẽ tránh được nhiếm khuẩn [13].

- Lợi ích đối với môi trường (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

E.M2 xử lý mùi hôi rác thải sinh hoạt

Trong gia đình có 5 khẩu, lượng rác trung bình là 1,5 - 2kg/ngày.

Gom rác sau 3 - 5 ngày, dùng 0,6 - 1ml E.M2 /60 - 100ml nước phun lên hố rác. Tăng lượng chế phẩm E.M2 nếu lượng rác tăng lên [13].

- E.M2 xử lý nước ao nuôi trồng thủy sản

E.M2 góp phẩn làm gia tăng hàm lượng ôxy hòa tan, ổn định độ PH; làm giảm khối lượng bùn trong ao; hạn chế các loại khí sản sinh trong ao (NH3, H2S, CH4, NO2,...); giảm sức dụng thuốc thú y, kháng sinh; cải thiện môi trường ao nuôi [13].

- Có thể sử dụng chế phẩm để xử lý chất thải hữu cơ phát sinh trong gia đình để làm giảm mùi hôi và hạn chế ruồi nhặng.

- Phun chế phẩm vào những nơi hôi thối như cống rãnh, toa let, chuồng nuôi gia súc, gia cầm có tác dụng rõ rệt và hết sức nhanh chóng.

- Làm giảm mật độ ruồi, ve, muỗi và các loại côn trùng bay.

- Chế phẩm còn có thể sử dụng để bảo quản nông sản giúp ngăn chặn quá trình gây hôi thôi mốc [13].

E.M2 có thể làm được như vậy bởi các vi sinh vật hữu hiệu có trong chế phẩm có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn gây thối trong môi trường, trong đường ruột của gia súc gia cầm, trừ khử nấm mốc gây ra H2S, SO2, NH2, CH4

bay hơi...

- Lợi ích đối với trồng trọt

+ E.M2 có tác dụng đối với nhiều loại cây trồng (bao gồm cây lương thực và cây ăn quả, cây hoa màu...) và ở mọi giai đoạn sinh trưởng ví dụ như:

+ Kích thích sự nảy mầm của hạt, kết quả và làm chín.

+ Cải thiện môi trường cơ giới lý hóa và sinh vật trong đất làm cho đất trở lên tơi xốp tự nhiên.

+ Kìm hãm sự sinh sôi và phát triển của các mầm bệnh và côn trùng có hại.

+ Tăng khả năng và công suất quang hợp của cây trồng nhờ vi khuẩn quang hợp có trong chế phẩm.

+ Tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng và hiệu quả sử dụng các chất dinh dưỡng

+ Bảo quản nông sản tươi sống, làm hoa quả tươi lâu mà không gây độc hại cho người tiêu dùng.

Tuy nhiên cần phải hiểu là:

Thứ nhất E.M2 không phải là thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt côn trùng hay bệnh hại hay thuốc bảo quản. Vì vậy nó không chứa các hóa chất độc hại. E.M2 chứa những chủng loại vi sinh vật có lợi mà chức năng của chúng được xem là biện pháp điều khiển - kiểm tra sinh học có tác dụng làm ức chế ngăn chặn và kiểm soát các loại côn trùng bệnh hại qua việc đưa vào môi trường các vi sinh vật có lợi đồng thời lôi kéo các loại vi khuẩn trung gian trở nên có ích. Vì thế mà côn trùng hay bênh hại chỉ đươc kìm hãm hay bị kiểm soát bởi quá trình tự nhiên và tăng khả năng cạnh tranh của sinh vật.

Thứ hai E.M2 không phải là phân bón hay chất kích thích sinh trưởng, nhân tố đẩy mạnh khả năng sản xuất của cây trồng là khai thác đặc tính có sẵn của hợp chất hữu cơ. Nhờ năng lượng mặt trời cùng với các vi sinh vật có ích các chất hữu cơ được phân giải, cứ như vậy hiệu quả sử dụng năng lượng mặt trời sẽ cao hơn. Vì thế sử dụng E.M2 phải kết hợp sử dụng các phân hữu cơ. Nếu chỉ áp dụng phun E.M2 mà không sử dụng phân hữu cơ hoặc giảm ngay số lượng phân hữu cơ mà đòi tăng năng suất là sai lầm.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng xử lý chất thải chăn nuôi bằng chế phẩm EM - Bokashi tại Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. (Trang 38 - 47)