Đánh giá hiệu quả kinh tế của chế phẩm làm chất độn chuồng

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng xử lý chất thải chăn nuôi bằng chế phẩm EM - Bokashi tại Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. (Trang 49 - 51)

- Tính toán lượng trấu sử dụng cho 50m² nền chuồng: tiến hành rải trấu 1 m² nền chuồng có độ dày khoảng 7 – 10cm cần lượng trấu 4 - 5 kg. Để rải cho toàn bộ 50m² cần khoảng 220kg trấu. Trên thực tế giá 1 tấn trấu là 400.000 đồng, vậy số tiền mua trấu cho 50 m² là 100.000 đồng.

- Tính toán lượng chế phẩm sử dụng làm đệm lót cho 50m² nền chuồng. Lượng chế phẩm sử dụng để trộn với 1kg cám (cám gạo + cám ngô) để đạt tới độ ẩm 30 – 40% thì cần 350ml EM2. Đối với 50 m² nền chuồng cần 12kg cám (cám gạo + cám ngô), vậy ta cần lượng chế phẩm EM2 để tạo thành EM Bokashi là 4 lít. Giá bán EM2 trên thực tế là 10.000 đồng/lít, cám gạo (ngô) 8.000/kg, vậy số tiền chi trả cho việc làm chế phẩm cho 2 ô chuồng là 136.000 đồng. Để đệm lót luôn khô và tiêu hủy phân tốt thì trung bình sau thời gian 20 – 25 ngày bảo dưỡng 1 lần. Trong 6 tháng tiến hành bảo dưỡng 6 đến 7 lần tùy thuộc vào khả năng phân hủy của vi sinh vật trong chế phẩm men. Chế độ bảo dưỡng có thể sử dụng bằng chế phẩm EM dạng bột hoặc dạng lỏng tùy thuộc vào độ ẩm của nền chuồng. Đối với 1 lần bảo dưỡng sử dụng khoảng 0.5 lít EM thứ cấp pha loãng theo tỷ lệ 1/100, sau đó phun vào nền chuồng (phun vào khu vực nền chuồng có hiện tượng lên mùi khó chịu và khi lượng phân quá nhiều). Tính toán xơ bộ trong 6 tháng số tiền chi trả cho việc ủ chế phẩm và bảo dưỡng hết khoảng 170.000 đồng. Như vậy, toàn bộ số tiền để làm đệm lót và bảo dưỡng là 270.000 đồng.

- Đối với 50 m² nền chuồng không sử dụng chế phẩm EM ta có thể tính toán sơ bộ như sau: việc rải trấu nền chuồng cũng tương tự như trên, tuy nhiên đối với việc không sử dụng chế phẩm thông thường người ta chỉ rải khoảng 5 đến 7cm trấu nhằm giảm lượng trấu cũng như giảm kinh phí. Trung bình 50 m² nền chuồng sử dụng khoảng 200kg trấu, tức là hết 100.000 đồng. Với việc không sử dụng chế phẩm thì trung bình 1.5 tháng phải dọn nền chuồng 1 lần. Như vậy, trong 6 tháng số tiền bỏ ra để làm nền chuồng là 400.000 đồng.

Theo sự thống kê, tính toán như vậy ta có thể thấy rõ việc sử dụng chế phẩm EM đã giúp giảm thiểu về kinh tế cho việc làm đệm lót chuồng. Hơn thế việc sử dụng chế phẩm làm đêm lót còn làm giảm bớt lượng công nhân

trong công tác dọn chuồng, và còn giúp giảm thiểu thời gian và không gian do việc sử dụng chế phẩm làm đệm lót sẽ có thể bón trực tiếp cho cây trồng mà không cần qua các khâu sử lý trung gian nào khác.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng xử lý chất thải chăn nuôi bằng chế phẩm EM - Bokashi tại Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)